Chuyển đến nội dung chính

Ba Vì và “sự tích một ngày đẹp trời” Đăng ngày Thứ bảy 11/08/2012 09:36

1.          "Con cái là nỗi lo chắc chắn và là niềm an ủi không chắc chắn." Proverbe Anglais 
2.     " Nhất cao là núi Ba Vì, thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn" ST

               Ngày 12/8/12 Chúa nhật, tức 25/6/NT, VTH còn 135 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến ngồi chơi cùng 6 vệ sỹ, trời đã hửng nắng; Tiếp Linh-Vũ & lấy nước nguội nhà Xim sau nhiều ngày tự lực do ấm hỏng...


         XI PHÓ ĐỨC CHÍNH


Cửa chính phòng tôi nhìn ra Hào*
Phong cảnh Thành Cổ, với tường bao
Cây xanh đã sống, thành cổ thụ
Hiện còn hai cổng, để ra vào

Thắng cảnh nơi đây tuyệt làm sao
Không gian yên tĩnh biết nhường nào
Chim kêu, cá lượn, người qua lại
Thể dục, vui chơi, ảnh cưới nào?

Bảy năm, ngồi ngắm cảnh bờ Hào*
Học được điều hay, khoái biết bao
Nhờ vậy tự tin, yêu cuộc sống
Ba lần ra tòa, sức chẳng hao...

Đến cuối năm thôi, cũng phải chào
Đủ tuổi sáu mươi, nghỉ thôi nào
Trở về ngõ nhỏ, lo việc lớn
Hưu mà không hắt khoái nhường nào...


          * Viết tại 11 Phó Đức Chính, hồi 8:34 AM ngày 12/8/2012, tg Vũ Tản Hồng
            * Phòng đầu tầng 1/3 dãy bên trong nhìn ra cổng & đường phố PĐC, Chi cục thuế, giáp Gala Ô tô của TC-CCT 0404-00073.
            * Ngày 25/12/2005 BQL mượn phòng làm việc, do sau cháy chợ Nghệ 18/12/2005 không còn trụ sở, sau đó 02/1/2006 chuyển sang gian ngoài phố Phan Chu Trinh của nhà thi đấu...Ngày 23/10/2006 tức 8:00 AM 02/9/Bính Tuất khai trương chợ tạm Nguyễn T Học 30 ngày sau BQL chuyển ra nhà 51 NTH & Hồi 8:30AM ngày 24/6/2007 tức 10/5/Đinh Hợi khởi công xây chợ Nghệ 3 tầng cửa chính 02 PKK, Ngày 19/11/10 Vinaconecx 21 bàn giao nhà chợ Nghệ 3 tầng Ngày 11/12/2010 thứ bảy tức ngày 06/11/Canh Dần mở cửa chợ Nghệ mới ba tầng.
            * Thành Sơn Tây được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) là tòa thành cổ duy nhất được xây bằng đá ong của Việt Nam có tổng diện tích 16 ha với các kiến trúc độc đáo như: tường thành bằng đá ong, 4 cổng thành xây bằng gạch cổ. Đây là một trong số ít tòa thành dưới thời Minh Mạng còn lại đến ngày nay, thành được xây dựng kiên cố để bảo vệ vùng đất phía tây bắc Thăng Long.[1]


Ba Vì và “sự tích một ngày đẹp trời”

Đăng ngày Thứ bảy 11/08/2012 09:36
Ba Vì là một nỗi ám ảnh trong cuộc sống cá nhân tôi. Rất nhiều năm qua, biểu tượng lớn trong tâm thức Việt này luôn thôi thúc tôi tìm đến để học cách nhìn sông, ngắm núi, đi trong sương mù, ngửi mùi lá mục hay nghe tiếng một dòng nước nhỏ… 
Đó không phải một thú massage hay trò tiêu khiển tinh thần. Cũng chẳng bao giờ là đủ cơ vận để thành bậc cao nhân có thể ẩn náu, nương nhờ núi thiêng, mưu sự nghiệp. Lờ mờ hy vọng đạt tới một cảnh giới khác trong nhận thức và cảm xúc. Cũng chỉ mong đời thanh thản hơn và bớt nhạt hơn một chút thôi...
Huyền thoại
Bất cứ kênh thông tin nào cũng nói rằng Tản Viên sơn thần là đệ nhất tứ bất tử. Huyền thoại Sơn Tinh - Thủy Tinh trở thành câu chuyện cửa miệng của mọi đứa trẻ.
Người Cao Lan (còn gọi là Sán Chay, một dân tộc thiểu số) thì truyền cho con cháu rằng Ba Vì là nỗ lực của một chàng trai muốn kéo rừng núi về gần với đồng bằng. Sau cuộc quyết đấu sống còn với quái thú, chàng trai vội quảy mấy trái núi về quê. Và khi dũng sĩ ngấm độc ngã xuống, hai dãy núi trên vai văng ra thành Ba Vì và Tam Đảo.
Câu chuyện của người Mường hay nông dân xứ Đoài thì tin rằng Tản Viên được sinh ra ở ven sông Đà. Tản Viên là con thần đá, thụ thai ở núi, đẻ ra bên sông nên tụ hội được sức mạnh, khí thiêng của sông núi.
Trong sách Dư địa chí Nguyễn Trãi viết: "Núi ấy là núi tổ của nước ta đó". Khắp vùng có đến hàng trăm đền thờ Sơn thần. Nhiều nơi thờ thần như thành hoàng làng. Tại Đền Và (Đông Cung) thờ Thánh Tản Viên có đôi câu đối:
Dáng hình sừng sừng ngang trời rộng
Hạo khí mênh mang vạn thuở còn.
Hàng nghìn năm qua, chưa có vùng đất nào trên đất nước này mà hiện thực và huyễn tưởng, cổ tích, thần tích và kỳ tích lại dung hợp thành một huyễn thể văn hóa kỳ lạ nhường vậy.
Và hiện thực
Nhưng sẽ bất hạnh cho những ai có ý định tìm một sự kết nối, tiếp nối quá khứ và hiện tại, cái nhìn thấy và vô thể, tinh thần và vật chất, tiền bạc và cảm xúc...
Trong hàng loạt phát hiện tuyệt vời trên các núi cao như Sa Pa, Mẫu Sơn, Bà Nà, Bạch Mã, Đà Lạt, sai lầm nhất của người Pháp là đuổi người địa phương ra khỏi Tam Đảo và thô tục hóa Ba Vì. Có vẻ như đã có một hành vi cưỡng bức văn hóa buồn thảm. Người Pháp quên rằng Ba Vì là bàn thờ của xứ sở này, dân tộc này. Chiến tranh, đồn binh có thể đóng chiếm trên các vị trí yếu lược. Nhưng xây trại gái, nhà tù ở nơi linh thiêng là một sự thật trần trụi hoàn toàn trái ngược với tinh thần mà người ta thường nói về... khai hóa. Có tác nhân nào của thế lực siêu nhiên khiến người Pháp hơn một lần thất bại ở Đông Dương? Gần đây, có vẻ như những sai lầm trong quá khứ của người Pháp lại được tái hiện ở hình thái khác, dưới bàn tay của chính con cháu Sơn thần?
Trong hoàn cảnh phải gấp gáp tích tụ tài sản thông qua chiếm hữu đất đai, bất động sản, hàng trăm dự án rùng rùng đội đất trỗi dậy. Kẻ chiếm mặt hồ, bám bờ suối, người lấn đất đồi, cắt rừng. Các cơ quan đại diện cho Nhà nước chưa chứng tỏ được là đủ sức làm... văn hóa. Doanh nghiệp thì chạy đua chiếm cứ, cát cứ đất giàu chất sinh thái. Du lịch - văn hóa - tâm linh trở thành bánh vẽ hay tấm áo mỹ miều của các ảo thuật gia bất động sản.
Bởi thế, Làng văn hóa mười mấy năm vẫn là một công trường ngổn ngang với những hình nộm kiến trúc cẩu thả. Đầm Long phơi đầy tiên cá nhào, rồng lộn, khỉ đung đưa. Ao Vua trơ trơ nhóm hình nộm xi măng mô tả đoàn sính lễ của Sơn Tinh. Bể bơi ở cốt 400 chỉ chứng tỏ rằng chủ đầu tư đang thí nghiệm nuôi tảo ở quy mô xa xỉ. Hằng ngày, mỗi điểm du lịch trở thành chốn hoằng dương, phô bày cái sai, xấu. Những dịp nghỉ lễ, mùa hè nơi đây thành chốn chợ hỗn độn về chất lượng dịch vụ và giá cả hiện ra hình hài của máy chém thời trung cổ...
Lên đến một độ cao khác, cả chính quyền và chủ đầu tư đều... án binh bất động? Có những rào cản cứng về bảo vệ môi sinh của rừng quốc gia? Có những ngáng trở giữa bảo tồn và phát triển? Có những lợi ích chưa đạt thỏa thuận. Nhiều du kích cỡ bự cũng núp kín hay phủ phục chờ thời cơ. Và thế là sân bay, trại tù, nhà thờ, khu biệt thự cũ, nhà ông tá... tất cả dấu tích của người Pháp thì tàn hoang... và tiếp tục hoang tàn... Hạ quá thực và thượng rất hư?
Cổ tích mới hay ngụ ngôn hiện đại
Hiện thực Ba Vì hôm nay luôn nhắc đi nhắc lại với tôi một câu hỏi: vì sao, vì sao và vì sao?
Nhiều năm qua, sơ đồ, lộ trình khảo cứu núi thiêng của tôi không dừng lại ở cốt 100, 400, 600, 800 hay một kích thước vật lý cụ thể nào. Những giao thoa văn hóa Việt - Mường - Thái - H'mong có thể đưa ra bao nhiêu gợi ý thiết kế kiến trúc thích ứng với cái ẩm đáng sợ? Thử nghiệm nhọc nhằn của Sungroup trên Bà Nà đã phải trả giá nào? Người Trung Quốc ứng xử ra sao với Thái Sơn? Người Nhật tìm gì từ Phú Sĩ? Vì đâu mà ngọn đồi Sinai, Jerrusalem trở thành tâm điểm của mối quan tâm từ nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo? Tây Tạng, Everest, Hymalaya, Hoàng Liên Sơn, Yên Phụ, Yên Tử, Tam Đảo có quan hệ thế nào với Ba Vì? Giản đơn và gần gũi hơn, đến bao giờ người Việt mới tạo cho Ba Vì sức hấp dẫn như người Hongkong, Malaysia đang làm cho Đại Nhĩ, Genting - những hòn núi vô thần chẳng thánh?
Trong một đêm Everest đầy sao, bên dòng sông cạn Bumchu, bất chợt tôi nhớ đến nhà văn Hòa Vang và câu chuyện "Sự tích những ngày đẹp trời" rất nổi tiếng của anh. Lần đầu tiên trong lịch sử, có một gã cuồng ngông đứng lên dùng dăm ba con chữ, cảm xúc và những trải nghiệm thế tục để bào chữa, minh oan cho Thủy Tinh.
Trong truyện ngắn kỳ lạ này, Thủy thần không phải là giặc giã. Đó là một nhân thần không chút duyên may và vẫn đang sở hữu một tình yêu đầy trắc ẩn với Mỵ Nương. Câu chuyện giải thích cho rõ hơn cái tình ngay lý gian của những thảm họa lũ lụt vốn là quy luật hiển nhiên của muôn đời. Câu chuyện có luận giải sâu sắc về sự thiên vị của vua Hùng nhưng cũng ngầm nhắc những người có quyền lực đừng bao giờ hành động theo cảm tính. Truyện cũng chỉ dẫn hậu sinh và dạy các nhà đầu tư đừng bất cẩn như Thủy Tinh để trở thành người đầu tiên trong lịch sử làm... hàng giả (thủy cung lấy đâu ra voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao). Dẫu có thất bại, đau khổ, ghen tuông, hãy học Thủy Tinh ở cách luôn nhận thấy Sơn Tinh "quả thật, thâm trầm, điềm đạm như núi và khôn ngoan vững vàng như đất".
Xét cho cùng thì sổ đỏ, chủ sở hữu đích thực của mọi dự án chung quanh Ba Vì luôn ở trong tay và thuộc về Sơn thần. Những ai có cơ duyên với đất này, được Thần cho ăn lộc thì đừng vội quay lưng hay vô ơn, đừng cấu véo, chôm chỉa, giành giật lợi ích vật chất trước mắt cho riêng mình. Giống như một lẽ trời, cố mà giữ Thủy Tinh ở lại, sống chung hiền hòa cùng Sơn Tinh, Mỵ Nương giữa một phối cảnh sông Đà - núi Tản. Nếu làm được như vậy thì may chăng mới hy vọng về những ngày đẹp trời.
Đừng quên: giữ Nước, thờ Núi thì ăn Oản.
Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Hà Nội không cho tách thửa đất dưới 30m2

Từ ngày 18/8/2012, thành phố Hà Nội sẽ áp dụng quy định mới về hạn mức giao đất ở; hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất trong khu dân cư có đất ở và đất vườn, ao liền kề; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố.

Hạn mức đất ở tối đa tại các phường là 90m2

UBND thành phố Hà Nội cho biết: hạn mức giao đất ở mới làm căn cứ để giao đất ở tái định cư, giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn, giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã được quy định rất cụ thể. Tại các phường mức tối thiểu là 40 m2, tối đa 90 m2; các xã giáp ranh các quận và các thị trấn tối thiểu 60m2, tối đa 120m2; các xã vùng đồng bằng tối thiểu 80m2, tối đa 180m2; các xã vùng trung du tối thiểu 120m2, tối đa 240m2; các xã vùng miền núi tối thiểu 150m2, tối đa 300m2.

Hạn mức đất ở tại các phường có mức tối thiểu là 40 m2, tối đa là 90 m2. Ảnh minh họa.

Đối với thửa đất có vườn, ao được sử dụng trước ngày 18/12/1980 và có các loại giấy tờ về quyền sử dụng (QSD) đất quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003. Chẳng hạn như trường hợp trong hồ sơ địa chính hoặc trên giấy tờ về quyền sử dụng đất có ghi nhận rõ ranh giới thửa đất ở (hoặc đất thổ cư) thì toàn bộ diện tích đó được xác định là đất ở. Hay trường hợp ranh giới thửa đất chưa được xác định trong hồ sơ địa chính hoặc trên giấy tờ về QSD đất thì diện tích đất ở được xác định không quá 5 lần hạn mức giao đất ở mới (xác định theo mức tối đa), nhưng tổng diện tích đất được công nhận đất ở không vượt quá diện tích của hộ gia đình đang sử dụng; phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định đất ở thì được xác định theo hiện trạng sử dụng đất.

Trường hợp thửa đất có vườn, ao được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 1/7/2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003 mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn ao được xác định theo giấy tờ đó. Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 1/7/2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003 mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau: các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên là 120m2; quận Hà Đông 180m2; Thị xã Sơn Tây, tại các phường 180m2, các thị trấn 300m2; các xã giáp ranh các quận và thị trấn 200m2; các xã đồng bằng 300m2; trung du 400m2; miền núi 500m2.

Thành phố lưu ý, trường hợp hộ gia đình có 05 nhân khẩu trở lên (số nhân khẩu chỉ tính trong hộ gia đình có cùng một hộ khẩu đang ở trên thửa đất tại thời điểm đề nghị cấp giấy chứng nhận) và chỉ có 01 thửa đất tại nơi thường trú thì từ nhân khẩu thứ 5 trở lên, mỗi nhân khẩu được cộng thêm bằng 0,2 lần hạn mức quy định trên, nhưng tổng diện tích đất ở cũng không vượt quá diện tích thửa đất của hộ gia đình đang sử dụng; phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định đất ở thì được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Trường hợp không có giấy tờ về QSD đất quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003 thì hạn mức công nhận đất ở được xác định theo hạn mức giao đất ở mới (theo mức tối đa). Trường hợp thửa đất lớn hơn hạn mức giao đất ở thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở; phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định đất ở thì được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Nêu diện tích vượt hạn mức mà các hộ gia đình, cá nhân đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống thì được xem xét công nhận là đất ở và phải nộp tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận (GCN). Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.

Không cho phép tách thửa đối với thửa đất dưới 30m2

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, các thửa đất hình thành từ việc tách thửa phải có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên, có diện tích không nhỏ hơn 30m2. Đối với đất ở khu dân cư nông thôn khi chia tách thửa mà có hình thành đường giao thông sử dụng chung thì đường giao thông đó phải có mặt cắt ngang lớn hơn hoặc bằng 2m.

Cùng với đó, thành phố không cho tách thửa đối với các thửa đất nằm trong các dự án phát triển nhà ở, các dự án đấu giá QSD đất, đất gắn với nhà đang thuê theo Nghị định 61/CP, các thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất, các thửa đất không đủ điều kiện cấp GCN....Tuy nhiên, điều này sẽ không áp dụng cho các trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất; đất hiến tặng cho Nhà nước, đất tặng cho hộ gia đình, cá nhân để xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa; thửa đất đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở tái định cư, làm nhà ở nông thôn trước ngày 10/4/2009.

Cũng theo quy định mới của thành phố, nếu người sử dụng đất xin tách thửa đất được hình thành từ việc tách thửa đất không đảm bảo các điều kiện quy định để hợp với thửa đất ở khác liền kề tạo thành thửa đất mới thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa đất và được cấp GCN cho thửa đất mới. Trường hợp thửa đất đang sử dụng hình thành từ trước ngày 10/4/2009 có diện tích, kích thước nhỏ hơn mức tối thiểu mới nhưng đủ điều kiện cấp GCN thì người đang sử dụng đất được cấp GCN.

Thành phố không cấp GCN, không làm thủ tục thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê QSD đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSD đất đối với trường hợp tự tách thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất trong đó có không đảm bảo các điều kiện quy định mới. Cơ quan công chứng và UBND cấp xã cũng không được làm thủ tục công chứng, chứng thực đối với các trường hợp này.

Đối với các trường hợp đang sử dụng đất đã được cấp GCN theo mức quy định cũ, thành phố sẽ điều chỉnh lại diện tích khi hộ gia đình, cá nhân đề nghị; trường hợp GCN cấp trước ngày Nghị định 18/2004/NĐ-CP có hiệu lực mà trong đó chưa xác định rõ diện tích đất ở, đất vườn ao liền kề thì diện tích được xác định lại theo quy định mới; trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm nhà tái định cư, làm nhà ở nông thôn trước ngày 10/4/2009 nếu đảm bảo các điều kiện quy định mới thì được phép tách thửa và cấp GCN.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện trong quá trình thực hiện quy định mới nếu phát sinh vướng mắc, có trách nhiệm tổng hợp, phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.


Minh Nghĩa

Ngất ngây với hòn ngọc biển Đông

Chủ nhật 12/08/2012 00:36
ANTĐ - Biển xanh, cát trắng, nắng vàng... Nha Trang xứng danh hòn ngọc biển Đông, một trong những vịnh đẹp nhất thế giới.
Bên cạnh là một trong những nền kinh tế phát triển nhất nhì miền Trung, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) còn được biết đến với tiềm năng du lịch biển đảo phong phú, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.


Toàn cảnh thành phố Nha Trang nhìn từ trên cao


Bãi tắm nằm dài khoảng 5km chạy dọc ven thành phố,
mỗi ngày thu hút hàng ngàn lượt người dân bản địa, du khách


Bãi biển Nha Trang đẹp và rất sạch


Hòn Chồng - một trong những danh lam nổi tiếng của Nha Trang


Mênh mông biển trời


Tuyến cáp treo nối thành phố Nha Trang với khu du lịch giải trí Vinpearl Land.
Với chiều dài 3.320m, đây là tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới


Một góc Vinpearl Land


Đến với Vinpearl Land, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều trò chơi mạo hiểm thú vị


...đắm mình trong không gian thiên nhiên tuyệt đẹp


...và thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc


Bên cạnh tiềm năng khai thác du lịch, biển còn ban tặng cho Nha Trang nguồn hải sản dồi dào


...mang lại cuộc sống sung túc cho nhiều gia đình


Nha Trang thanh bình và thơ mộng
Phượng Hoàng

Chrome 21 trình làng "bịt" thêm nhiều lỗ hổng bảo mật

A- A A+
Google đã tiếp tục phát hành phiên bản mới nhất trình duyệt web Chrome của mình, với nhiều lỗ hổng bảo mật được vá lại cùng một vài tính năng mới, nhưng vẫn được giữ nguyên phong độ về hiệu suất và sức mạnh.

Chrome 21 đã tương thích hoàn toàn với giao diện Metro của Windows 8
Chrome 21 đã tương thích hoàn toàn với giao diện Metro của Windows 8
Download Chrome phiên bản 21 chính thức tại đây hoặc tại đây.
Về mặt tốc độ và hiệu suất, Chrome 21 vẫn thể hiện ưu điểm tuyệt đối của mình trong tốc độ duyệt và xử lý trang web. Ngay từ những lần sử dụng đầu tiên bạn hẳn sẽ cảm nhận được tốc độ ấn tượng của phiên bản trình duyệt web này.
Tuy nhiên một nhược điểm của Chrome (mà hầu hết các phiên bản trình duyệt web khác đều gặp phải) đó là chiếm dụng bộ nhớ khá lớn sau thời gian dài sử dụng, đặc biệt nếu truy cập vào các trang web có chứa nội dung Flash. Tuy nhiên mức độ chiếm dụng này vẫn còn ít và gây ra tình trạng ì ạch cho hệ thống ít hơn so với các phiên bản Chrome trước đây (và ngay cả so với đối thủ chính Firefox).
Một trong những cải tiến nổi bật và đáng chú ý nhất trong phiên bản mới này đó là Chrome 21 đã hỗ trợ API (giao diện lập trình ứng dụng) mới dành cho video và âm thanh chất lượng cao. Cụ thể, API có tên gọi getUserMedia đã được cập nhật vào Chrome 21, cho phép các ứng dụng web có thể truy cập và sử dụng webcam hay microsoft trên máy tính mà không cần phải cài đặt thêm plugin.
Điều này cho phép các nhà phát triển ứng dụng dễ dàng xây dựng các ứng dụng trực tuyến để hoạt động trên Chrome mà có thể sử dụng các thiết bị như webcam hay microphone trên máy tính người dùng được thuận tiện hơn.
Dĩ nhiên để các ứng dụng có thể sử dụng webcam hay microphone từ máy tính của người dùng cần phải có được sự cho phép của họ. Người dùng cũng có thể chọn thiết bị để sử dụng cho âm thanh và video, chẳng hạn có thể sử dụng chính loa ngoài trên laptop hay tai phone gắn thêm trên máy cho các ứng dụng…
Một trong những tính năng đáng chú ý khác trên Chrome 21 đó là tích hợp thêm dịch vụ Cloud Print, cho phép người dùng gửi các tài liệu hay các trang web cần in trực tiếp từ trình duyệt Chrome lên dịch vụ đám mây của Google, sau đó sử dụng các máy in hỗ trợ kết nối Internet để có thể in các nội dung này.
Tuy nhiên tính năng không thực sự hữu dụng với phần lớn người dùng tại Việt Nam với những hạn chế về công cụ và thiết bị.
Một cải tiến khác trên Chrome 21 đó là trình duyệt web này đã hỗ trợ màn hình độ phân giải siêu nét Retina sử dụng trên MacBook Pro thế hệ mới, giúp nội dung trang web hiển thị mượt mà và phù hợp với độ phân giải cực cao của loại máy tính này.
Thêm một điểm cải tiến khác trên Chrome 21 đó là phiên bản này đã hỗ trợ Windows 8 dưới dạng ứng dụng trên giao diện Metro. Người dùng có thể kích hoạt và sử dụng Chrome 21 trực tiếp từ giao diện Metro trên Windows 8, song song với phiên bản truyền thống trên giao diện Desktop.
Về mặt bảo mật, Chrome cũng đã khắc phục đến 26 lỗi bảo mật trên phiên bản trình duyệt web mới của mình, đáng chú ý trong đó có đến 6 lỗi cực kỳ nguy hiểm. Điều này đã giúp Chrome 21 trở thành trình duyệt web an toàn và ổn định nhất hiện nay của Google.
Được biết, Google đã chi ra số tiền 2.000 USD để trả các chuyên gia bảo mật quốc tế, những người đã phát hiện ra các lỗi bảo mật gặp phải trên trình duyệt Chrome. Tuy nhiên Google cũng cho biết phần lớn các lỗi trong tổng số 26 lỗi vừa được vá đều được tìm thấy bởi nhóm bảo mật của chính Google.
Với những gì mà Google đã và đang làm được với Chrome 21, việc trình duyệt web này vượt qua Internet Explorer của Microsoft là điều hoàn toàn xứng đáng.
Tìm hiểu Phần mềm, App, New tech với Videos Bình Luận mới nhất
Bạn đang dùng Iphone, Ipad, Android hãy Cài Ứng dụng đọc tin đỉnh nhấ
'Hoa linh thiêng' xuất hiện tại Huế?
TP - Tại ngôi nhà số 1 - kiệt 59 đường Nhất Đông, phường An Đông (thành phố Huế) trong vài ngày bỗng xuất hiện những bông hoa lạ, toàn thân có màu trắng tinh khiết, nhỏ li ti, mọc lên từ một khung cửa sắt chắn gió.
Khóm hoa lạ có tất cả 8 bông, chiều cao gần 1cm, mọc hướng vào nhà. Thân hoa mảnh nhưng bám rất chặt vào thanh sắt. Hoa rất giống với hình ảnh và các mô tả chi tiết được đăng tải trên báo chí, mạng internet thời gian gần đây về một loài hoa có tên là Ưu Đàm Bà La.
Theo kinh Phật, hoa Ưu Đàm Bà La (Udumbara, gọi tắt là hoa Ưu Đàm) trong tiếng Phạn có nghĩa là loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ trời.
Ngọc Văn

Dựa vào gì để cân nhắc bỏ hay giữ “học lễ”?

 - Nếu không trở về nội hàm gốc của “lễ”, cuộc thảo luận tiếp tục hay đình chỉ học “lễ” sẽ vô tận, vô bổ. Bởi vì, mỗi vị sẽ mở đầu bằng: “Theo ý kiến riêng của tôi, thì “lễ” là…” (!).

Thống nhất nghĩa gốc của “lễ” để khỏi bàn cãi vô bổ
Cứ làm như chúng ta có quyền đưa ra khái niệm “lễ” cho thời hiện đại. Không đâu! Chữ “lễ” (trong “tiên học lễ”) là di sản ngàn năm, sửa đổi tuỳ tiện là mắc tội. Sửa đổi đến mất cả nghĩa gốc thì tội nặng lắm. Với di sản vật thể cũng vậy. 
Ngày xưa, tổ tiên ta học “Lễ” đúng với nghĩa gốc của Lễ; và học “Văn” cũng đúng nghĩa của Văn (để làm quan văn). Ngày nay, vẫn y nguyên “tiên học lễ, hậu học văn” nhưng cách giải thích thì đủ kiểu. Ngoài ra, nhiếu ý kiến khăng khăng “phải học lễ”, nhưng học gì, thì bỏ lửng… Chỉ khổ các cháu: bị thúc “học đi” mà chẳng biết học gì, ở đâu, ai dạy...
Trước năm 1945, “lễ” được dạy ngay từ bậc tiểu học, trong môn Luân Lý (gọi tắt của Luân Thường và Đạo Lý). Học sinh dưới 10 tuổi phải học ứng xử trong nhiều mối quan hệ - chủ yếu là quan hệ với người “bậc trên” - gồm tới mấy chục bài. Dẫu vậy, cái quy tắc cốt lõi toát ra từ các bài vẫn thể hiện trung thành nghĩa gốc của khái niệm “lễ”.
Ngày nay, hô hào học sinh cả nước học “lễ” mà không có nội dung học , không có sách giáo khoa, và bói không ra thầy dạy “lễ”.    
Khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám
Cái quy tắc cốt lõi
Phương châm “tiên học lễ, hậu học văn” thâm nhập nước ta rất sớm: trước khi ta có Văn Miếu. Không thể thay đổi bất cứ chữ nào trong cụm từ 6 chữ này mà không làm biến dạng (kể cả làm méo mó, xuyên tạc) nghĩa gốc của cụm từ.
Bởi vậy, không thể tuỳ tiện giải thích chữ “lễ” khi nó nằm ở phương châm trên.
“Lễ” đưa quy tắc ứng xử (giao tiếp), trước hết là với bậc trên, rồi đến bậc ngang hàng và bậc dưới. Trẻ em chủ yếu ứng xử với bậc trên.
Vậy thì quy tắc thép khi ứng xử với “bậc trên” là: Kính cẩn (khúm núm) và Tuân phục (cấm cãi). Thay đổi quy tắc này thì chữ “lễ” của đức Khổng Tử sẽ thành chữ “lễ” mà cá nhân ông A hay bà B nào đó, đang tuỳ tiện sử dụng ở thời nay.
Bởi vậy làm rõ khái niệm mà “lễ” vốn có, chúng ta sẽ dễ thống nhất:
1)    được phép thay đổi “lễ” tới mức nào (để nghĩa gốc vẫn còn);
2)    Cần duy trì nó, hay cần thay thế nó. 
Té ra, một đứa trẻ có vô thiên lủng “bậc trên”
- Với người lớn, “bậc trên” cũng đủ nhiều.
Không chỉ có thần linh và Quân - Sư - Phụ... Mà ngay trong những quan hệ tưởng như bình đẳng, vẫn có trên - dưới: Anh là bậc trên của em (quyền huynh thế phụ), chồng bậc trên của vợ (xuất giá tòng phu). Vẫn phải áp dụng quy tắc kính cẩn và tuân phục.
- Với đứa trẻ, số “bậc trên” còn nhiều kinh khủng.
Đứa trẻ vừa sinh ra (khóc oe oe) đã thấy quanh mình toàn là bậc trên: anh chị, cha mẹ, ông bà… Bước chân vào mẫu giáo cũng vẫn vậy: Bạn ngang tuổi thì ít (chỉ 1-2 triệu), nhưng các anh chị lớp trên rất nhiều (20 triệu) và người lớn càng nhiều (60-70 triệu)…
Một đất nước này bắt trẻ em học “lễ” (đúng nghĩa gốc), nó chỉ được phép duy nhất có một thái độ (kính cẩn, kể cả… khúm núm) và một cách cư xử (tuân phục… chết thôi)(!). Điều tâm niệm của đứa trẻ: Cố nhẫn nại đợi tới ngày mình trở thành “bậc trên”.  

Ngoài “lễ”, còn có vô số cách “ứng xử có văn hoá” khác
Đức thánh Khổng đưa ra “Lễ”, thịnh hành tới mấy ngàn năm ở phương Đông. Nhưng dẫu cao siêu đến đâu thì “Lễ” của Khổng Tử vẫn chỉ là một cách ứng xử trong muôn ngàn cách khác nhau mà con người sáng tạo ra.
Xin đưa ra 4 trường hợp làm ví dụ:
- Trước khi kinh Lễ ra đời, xã hội Trung Quốc (Việt Nam, Cao Ly, Nhật Bản…)  đã hình thành những cách giao tiếp đầy văn hoá rồi, chứ đâu phải là những xã hội hỗn loạn, dã man? Nói khác, xã hội sinh ra được đức thánh Khổng phải là xã hội văn minh tới mức nào đó, rồi chứ?  
- Những nước châu Á không du nhập đạo Khổng (Thái Lan, Singapore, Philippines, Indonesia…) vẫn tự sáng tạo được một nền văn hoá giao tiếp không thể nói là không tốt đẹp. Chưa phải lúc bàn: Các nước đó ngày nay hơn hay kém Việt Nam.
- Những nước từng du nhập đạo Khổng (từng “tiên học lễ”), nhưng về sau phế bỏ chúng thì… nay ra sao? Khỏi cần dẫn chứng Nhật (bỏ Nho giáo sớm nhất), chỉ cần nêu Đài Loan và Nam Hàn, để chúng ta dễ so sánh với Trung Quốc (lục địa) và Bắc Hàn.
- Phương Tây không dính dáng gì tới đạo Nho, nhưng không vì thế mà thiếu những chuẩn mực ứng xử đẹp đẽ, tới mức lan sang nhiều nước Á Đông. Đã có người cho rằng, tổ chức sinh nhật vui vẻ (cho người đang sống) vẫn “hay” hơn là làm cỗ lớn để cúng giỗ (người đã khuất). Bắt tay (khi gặp mặt hoặc từ biệt) dường như đã thông dụng hơn vái chào… 

Đừng quơ tất cả mọi giá trị cho “Lễ”
1) Muốn đề cao “lễ”, người ta sáng tạo nhiều cách lập luận - kể cả loại bỏ nghĩa gốc.
Ví dụ: Biết rằng thời nào trường học cũng dạy học sinh Đức và Tài. Thế thì chỉ việc quơ Đức thay chỗ “lễ” (và “văn” biến thành Tài). Có người coi “lễ” là lập trường cách mạng (Hồng), Thế thì phải học rồi. Thiếu “hồng” làm sao sống nổi dưới chế độ XHCN?
2)Ngày nay, “lễ” được nhiều người hiểu rất lơ mơ, thế thì cứ thay “lễ” bằng khái niệm lơ mơ hơn: Học “làm người”. Không học “lễ” sẽ thành… con vật chăng? Thế là phải học. 
Tóm lại, mọi cách lập luận cao siêu chỉ nhằm để đưa đến… đương nhiên trẻ em phải học “lễ” (theo nghĩa mới – mà người lớn tuỳ tiện sáng tạo ra). Thế là môn Chính Trị, Đạo Đức và môn Giáo Dục Công Dân kiêm nhiệm cả chức năng môn Luân Lý thuở xưa.
3)    Tuy nhiên, hầu hết quý vị khăng khăng quan điểm “phải học lễ” đã tự ý quơ mọi cách ứng xử cao đẹp (mà nhân loại sáng tạo được cho tới nay) gán cho khái niệm “lễ” – là khái niệm ra đời từ nhiều ngàn năm trước. Làm sao sức nó chứa nổi? Làm sao nó tiêu hoá được khái niệm nam - nữ bình đẳng?
4)    Nếu cứ gán cho “lễ” những giá trị toàn diện mà quả thật nó không có, tất nhiên sẽ nảy ra nỗi lo: Không học “lễ” xã hội sẽ… loạn, cá nhân sẽ thành những vectơ vô hướng (!).
Trẻ Việt Nam học “lễ” 30 năm nay nên không sợ xã hội sẽ loạn; không lo mỗi cá nhân thiếu định hướng… Chứ gần 200 nước hiện không cho trẻ học “lễ” - nếu vì thế mà loạn, thì cái loạn này mới kinh. Loạn tứ bề sẽ lan sang ta như thứ vạ lây, chứ chẳng chơi.
Thực tế, các nước đó không loạn, vì không dạy “lễ” họ dạy thứ khác. Do vậy, chúng ta chưa cần lo cho tương lai các nước đó, mà nên coi thử họ dạy cái gì thay cho “lễ”. Ít nhất là tham khảo các nước có thứ hạng trên ta về giáo dục và kinh tế.

Chưa nên xoá các khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”

Đó là ý kiến riêng tôi. Bởi vì, xoá được hết ở khắp nước cũng tốn kém bạc tỷ (trăm hay ngản tỷ) chứ không ít. Trong khi đó, chúng ta chưa có khẩu hiệu nào thay thế.

Lãnh Nguyên

Lá đơn xin phép nghỉ học làm "rúng động" ngành giáo dục

Thứ bảy 11/08/2012 06:27
(GDVN) - Lá đơn xin phép nghỉ học của một học sinh lớp 10 đã khiến dư luận xôn xao trong nhiều ngay qua. Nhiều người cho rằng là đơn phản ánh thực trạng nền giáo dục của nước nhà, đáng phải suy ngẫm.
Người viết đơn là Trần Văn M., học sinh lớp 10. Lá đơn có đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ, tiêu đề, ngày tháng và nội dung đơn. Nguyên văn nội dung đơn, M viết: “Hôm lay, em viết cái Đơn lày mong cô và nhà trường cho em ngỉ học vì chong lúc Học em quá đùa nghích  và Học Hành còn yếu và làm cho lớp 10H xa xút và không thể vươn lên Được, và làm cho nhiều thầy cô gia phải nhác nhở lên em ngĩ em không xứng Đáng làm học sinh của chường…”.

Hình ảnh lá đơn xin nghỉ học của T.V.M

Hãy khoan bàn về mặt hình thức, những lời bạn học sinh viết trong đơn đáng để chúng ta suy ngẫm. M đã dám nói thẳng, nói thật những khuyết điểm của mình: đùa nghịch, học hành còn yếu làm ảnh hưởng đến bạn bè, thầy cô, đến lớp, đến trường. Để rồi, bạn xin được nghỉ học với một lời cảm ơn. Thiết nghĩ, những điều trên không phải là hiếm, nhưng để thẳng thắn thừa nhận và nói ra không phải ai cũng làm được. Lòng tự trọng đã không cho phép M tiếp tục “ngồi nhầm chỗ”… hay M không thể chịu được những sức ép?

Qua lá đơn của T.V.M, cũng làm nóng lên những vấn đề về công tác giáo dục. Tại sao một học sinh lớp 10 lại viết sai lỗi chính tả khủng khiếp đến như thế? Đọc một câu mười chữ thì có đến năm sáu chữ là sai lỗi chính tả. Lời văn thì lủng củng, một câu có đến ba bốn chữ “và”… Buồn hơn là những điều đó lẽ ra không được phép sai, vì ngay khi học hết lớp 1 thì học sinh đã phải đọc thông, viết thạo. Đây là hiện tượng ngồi nhầm lớp. Và đáng ngại hơn là ngồi nhầm nhiều lớp. Không hiểu các lãnh đạo của ngành giáo dục nghĩ gì khi đọc được lá thư của T.V.M?
                   
Năm học 2006-2007, Bộ GD&ĐT phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, thì khi đó tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp” đã trở thành một vấn nạn nhức nhối được đề cập nhiều nhất. Nhiều học sinh dù không đủ trình độ để tiếp nhận kiến thức của lớp đang theo học nhưng vẫn lên lớp đều, vẫn đậu tốt nghiệp THPT. Lúc đó, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT trên cả nước đều “đẹp như mơ” với xấp xỉ 100%.

Hiện nay, tỷ lệ đổ tốt nghiệp THPT chẳng thua kém gì con số “đẹp như mơ” ấy, nhưng, tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp” vẫn còn là một vấn đề nhức nhối mà nhiều người vẫn đang cố che đi.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT
ĐIỂM NÓNG
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy