08:22 | 11/09/2012 Xin tích nước thủy điện Sông Tranh 2 trở lại

          Sáng 11/9/12 thứ ba, tức 26/7/NT.VTH còn 105 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến ngồi chơi cùng 3 vệ sỹ, hôm nay trời nắng gắt, tranh thủ tổng vệ sinh cho bầm, đã lâu lại thấy 1 chú thằn lằn trong ngõ nhà lại xuất hiện...Trong nhà ông Lê Mai Ngọc Thọ Hòa Thọ xuân bị ảnh hưởng: Tuyến đê bao ở xã Quảng Phú bị vỡ 3 đoạn với tổng chiều dài 150m; nhiều đoạn đê, cầu cống, đường sá bị hư hỏng nặng...
08:22 | 11/09/2012
Xin tích nước thủy điện Sông Tranh 2 trở lại
TP - Trả lời câu hỏi của PV Tiền Phong ngày 10-9, ông Nguyễn Văn Thanh, Cục phó Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, (Bộ Công Thương) cho biết, đến nay thủy điện Sông Tranh 2 đã kết thúc việc xử lý chống thấm.
Ngày 6-9 vừa qua, Bộ Công Thương có văn bản trình Thủ tướng báo cáo tình hình xử lý thân đập và xin được tích nước thủy điện Sông Tranh 2 để vận hành trở lại.
Trước đó, ngày 4-9, Bộ Xây dựng đã họp nghe 2 đơn vị tư vấn thi công chống thấm và giám sát báo cáo lại việc xử lý chống thấm. Kết quả báo cáo cho thấy mức độ thấm ở các khe nhiệt và các điểm thấm đã giảm tốt hơn dự kiến ban đầu do nhà thầu đưa ra.
Dự kiến ban đầu là phấn đấu giảm 80% lượng thấm nhưng hiện nay, qua quan trắc lại có điểm giảm thấm được 99,9%. Đa số các điểm thấm nước đã giảm tới 89%.
Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước và Bộ Công Thương đã vào kiểm tra kết quả chống thấm nói trên. Đoàn kiểm tra của Viện Vật lý địa cầu cũng đang tiến hành quan trắc, đánh giá lại tác động của các đợt động đất kích thích xảy ra vừa qua, dự kiến ngày 12-9 tới sẽ có báo cáo kết quả cuối cùng, trên cơ sở đó Bộ Xây dựng sẽ báo cáo Chính phủ để quyết định tích nước hay không.
“Theo kết quả đánh giá sơ bộ ban đầu, tác động của đợt động đất kích thích vừa qua tới thủy điện Sông Tranh 2 là chưa có. Hiện thủy điện Sông Tranh 2 đã có các điểm quan trắc. Theo yêu cầu của Chính phủ sẽ tiếp tục đầu tư thêm các điểm cần quan trắc ở đáy đập, thân đập và những điểm cần quan trắc”- Ông Thanh cho biết.
Cũng theo ông Thanh, hằng năm Bộ đều có đoàn đi kiểm tra an toàn đập theo quy định của Chính phủ. Tới đây sẽ có đoàn liên ngành kiểm tra an toàn đập liên quan đến phòng chống lụt bão ở các địa phương và sẽ có báo cáo trước 15-9.
Cho thông quan lô thiết bị quan trắc động đất có điều kiện
Theo nguồn tin của Tiền Phong, Bộ Tài chính đã có văn bản trả lời Bộ Công Thương và EVN cho phép thông quan lô thiết bị quan trắc động đất lắp đặt bên trong thân đập thủy điện Sông Tranh 2, bị kẹt tại cảng hàng không Nội Bài từ tháng 6, do đơn vị nhập khẩu là Cty TNHH Techcom Life Technologies Việt Nam nợ thuế một lô hàng trước đó.
Tuy nhiên, doanh nghiệp trên chỉ được thông quan lô hàng với điều kiện phải nộp thuế nhập khẩu cho lô hàng khi nhận hàng (được nợ thuế của lô hàng trước) hoặc phải có bảo lãnh của ngân hàng về số tiền thuế phải nộp.
Chiều tối qua, trao đổi với Tiền Phong, ông Đào Văn Liên, chi cục trưởng Hải quan Nội Bài cho biết, đơn vị chưa nhận được văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính.
“Khi nào nhận được văn bản chỉ đạo, Bộ chỉ đạo thế nào chúng tôi sẽ chấp hành”, ông Liên nói.
Phạm Tuyên-Thu Hằng

Bài thơ thể hiện bản lĩnh của người Việt

25/03/2012 08:46:36
 - Bài thơ của vua Trần Nhân Tông tặng sứ giả nhà Nguyên chỉ là một trong những hành động không chỉ thể hiện tính nhân văn mà còn cả bản lĩnh của người Việt. Chính điều đó đã khiến cho sứ giả không thể coi thường nước ta.
TIN LIÊN QUAN
 
Sau những động thái trong cuộc tiếp sứ của vua tôi nhà Trần, Nguyên sứ Trương Hiển Khanh đã không thể tuyên dụ được những chỉ dụ của vua Nguyên trong cuộc đối thoại mà đành viết lại thành văn bản trao sau. Và lúc đó thì "thiên sứ" đã lên đường về nước.

Quả là sau khi tiếp xúc với Trần Nhân Tông, Trương Hiển Khanh đã có một cách nhìn, cách nghĩ khác về An Nam.
 
Tượng Vua phật Trần Nhân Tông tại Yên Tử, Quảng Ninh.
Tượng Vua phật Trần Nhân Tông tại Yên Tử, Quảng Ninh.
Khi về, ông đã viết trong một bài ký: "Vua An Nam tiếp chuyện vui vẻ luôn luôn làm thơ tặng thiên sứ. Lập Đạo tức thì làm thơ đáp lại. Tiệc gần xong, mời Lập Đạo vào trong trướng, đều ngồi trên đất". Với quan sát của Lập Đạo bây giờ "An Nam là nước nhỏ, nhưng có văn chương, không thể nói bừa họ là ếch ngồi đáy giếng".
 
Và ông thể hiện suy nghĩ đó trong một bài thơ với nhiều cảm tình: "Dao vọng thương yên toả mộ hà/Thị triều nhân viễn cách yên hoa/Cô hư đình viện vô đa sở/Thịnh mậu viên lâm chỉ nhất gia/Nam chú hùng tân Thiên Hán thủy/Đông khai cao thụ mộc miên hoa/An Nam tuy tiểu văn chương tại/Vị khả khinh đàm tỉnh để oa". Bản dịch An Nam chí lược: "Ngắm cảnh chiều hôm khói mịt mờ/Xa nơi thành thị đỡ huyên hoa/Quạnh hiu đình viện không nhiều sở/Tươi tốt vườn cây chỉ một nhà/Thiên Hán bến Nam tuôn mạch nước/Mộc miên cây lớn trổ cành hoa/An Nam tuy nhỏ văn chương thịnh/"Ếch giếng", khuyên đừng chế giễu ngoa".
 
Thực ra những ngày Tết, lễ, những phong tục tốt đẹp được hình thành là sáng tạo văn hóa của nhân loại. Nếu người ta thấy hay, thấy đẹp thì học theo, cũng chẳng có điều gì phải ngần ngại. Cũng như giới trẻ ngày nay đã rất thích ngày Tết tình yêu 14/2, hay mọi người đều rất thích tục tặng quà cho con trẻ trong Đêm Chúa giáng sinh 25/12...
 
Có điều tìm đến gốc gác một phong tục để biết thêm vẻ đẹp nhân văn của nó cũng là một việc rất nên biết. Huống nữa trả lại cái ý nghĩa sâu xa vui vẻ và đầy sức sống như thế cho ngày Tết mồng 3 tháng ba cổ truyền của người Việt lại càng là một việc rất nên làm.   
 
Những tư liệu viết bài này lấy từ các sách: Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học xã hội in năm 1985 và An Nam chí lược, bản dịch, Tài liệu tham khảo của Thư viện văn học và Bản dịch, NXB Thuận Hóa - Trung tâm Văn hó Ngôn ngữ Đông Tây, in năm 2002, Từ nguyên, Thương vụ ấn thư quán (Trung Quốc) xuất bản năm 1947.
 
Băng Thanh


THO) - Chiều ngày 10-9, đồng chí Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra tại huyện Thọ Xuân và Yên Định.
Tin liên quan:
Cùng đi có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ: Lô Thị Luân, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.
 
Đến xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác đã ân cần gặp gỡ, thăm hỏi các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ gây ra. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy động viên nhân dân cố gắng khắc phục khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống. Do ảnh hưởng của đợt mưa lũ trong những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã bị nước lũ làm vỡ đê bao sông Cầu Chày. Toàn huyện có 1.065 ngôi nhà, 2.590 ha lúa, 426 ha ngô, 1.224 ha mía, 450 ha rau màu và 193 ha ao hồ bị ngập. Tuyến đê bao ở xã Quảng Phú bị vỡ 3 đoạn với tổng chiều dài 150m; nhiều đoạn đê, cầu cống, đường sá bị hư hỏng nặng. Ngay sau khi nước rút, huyện Thọ Xuân đã bố trí 3 đoàn công tác thường trực tại các xã ngập lụt để hỗ trợ chính quyền và nhân dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.
 
Tại xã Yên Giang, huyện Yên Định, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và các thành viên đoàn công tác đã đi khảo sát nắm bắt tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Do sự cố vỡ đê bao sông Cầu Chày, nước lũ đã làm cho 674 hộ dân, 300 ha lúa mùa sắp cho thu hoạch, 200 ha mía và cây màu các loại ở xã Yên Giang bị chìm trong nước. Theo thống kê của huyện Yên Định, mưa lớn đã làm ngập úng 1.500 ha lúa mùa đang trong giai đoạn cuối vụ, 255 ha ngô, 170 ha đậu tương, 275 ha mía, 150 ha dâu, hơn 300 ha rau màu các loại và 720 ha nuôi thủy sản...
 
Làm việc với lãnh đạo hai huyện Thọ Xuân, Yên Định và hai xã Quảng Phú, Yên Giang, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã biểu dương và đánh giá cao công tác chủ động của huyện Thọ Xuân và Yên Định trong việc sơ tán dân kịp thời khi mưa lũ xảy ra. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền huyện Thọ Xuân và Yên Định cần huy động mọi nguồn lực, vận động nhân dân tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết những thiệt hại do mưa lũ gây ra. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành ngay công tác vệ sinh môi trường, khảo sát và hỗ trợ kịp thời để học sinh trong vùng lũ nhanh chóng đến trường tiếp tục học tập. Đối với những đoạn đê bị vỡ, các ngành chức năng và huyện Thọ Xuân, cần tiến hành ngay việc hàn khẩu, lập các phương án đắp đê cao hơn cao trình lũ vừa qua. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, trước mắt, đảng bộ, chính quyền phải đặc biệt quan tâm, chăm lo đến đời sống của nhân dân bị thiệt hại do mưa lũ. Các ngành chức năng cần khẩn trương đánh giá đầy đủ tình hình thiệt hại do mưa lũ gây ra tại các địa phương để có biện pháp hỗ trợ kịp thời; trong đó, cần quan tâm hỗ trợ ngay đối với các hộ bị cuốn trôi nhà cửa. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và cấp ủy, chính quyền địa phương cần khảo sát, đánh giá và hỗ trợ ngay các loại giống cây trồng theo quy định để nhân dân chuẩn bị tiến hành sản xuất vụ đông. Ngành giáo dục và đào tạo khẩn trương cung cấp trang thiết bị học tập cho các em học sinh vùng lũ để nhanh chóng ổn định học tập.  
 
Trong chuyến công tác cùng đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, đại diện Ủy ban MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể và Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã trao hiện vật, tiền hỗ trợ cho nhân dân các địa phương bị thiệt hại do mưa lũ gây ra.
 
 Ngày 10-9, UBND tỉnh đã họp triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân vùng ngập úng. Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị.
 
Theo báo cáo của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đợt mưa lũ vừa qua đã làm 9 người chết, 2 người mất tích, 12 người bị thương. Về tài sản: 135 nhà bị sập, cuốn trôi, 5.989 nhà bị ngập, 18.615 ha lúa bị ngập (trong đó có 9.645 ha có khả năng mất trắng), 3.284 ha mía bị ngập, đổ gãy, hơn 5.000 ha ngô và cây màu bị ngập, hư hỏng, 1.192 ha nuôi thủy sản bị ngập, 62 hồ đập nhỏ bị vỡ, nhiều đoạn đê bao, đê bối bị vỡ, 3 km đê bao, đê bối bị tràn, hàng trăm m đê sông Chu bị nứt. Nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên xã, liên huyện bị ngập, sạt lở, ách tắc giao thông, vv... tổng thiệt hại ước tính khoảng 637 tỷ đồng.
 
Ngay trong mưa lũ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các ngành, đơn vị liên quan đã chia thành nhiều đoàn về cơ sở kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân vùng ngập lụt. Để sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống và sản xuất tại các vùng ngập úng, UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, cụ thể, tiếp tục tiêu thoát lũ để cứu lúa; tập trung hỗ trợ có hiệu quả các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản; tập trung khắc phục nhanh nhất các hậu quả về môi trường; sớm khắc phục hư hỏng về hạ tầng giao thông thủy lợi; tập trung chỉ đạo khôi phục sản xuất, đẩy mạnh sản xuất vụ đông.
 
Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, giao nhiệm vụ cho ngành NN&PTNT phối hợp với các huyện chỉ đạo tập trung tiêu úng bảo vệ cây trồng, bảo đảm đồng ruộng khô ráo cho bà con vùng thiên tai sản xuất vụ đông. Trước mắt, các ngành, đoàn thể, Ủy ban MTTQ tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các huyện tiếp tục tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình có người bị chết, người bị thương do mưa lũ đang phải điều trị tại bệnh viện và gia đình có nhà bị sập, nhà và cây trồng, tài sản bị lũ cuốn trôi. Ngành Giáo dục và Đào tạo sử dụng nguồn hỗ trợ thiên tai và vận động trong ngành hỗ trợ các trường học khắc phục sớm hậu quả thiên tai. Ngành y tế phối hợp với các huyện và các đoàn thể tiếp tục xử lý môi trường và phòng, trừ dịch bệnh. Sở Giao thông - Vận tải tham mưu cho UBND tỉnh trong xử lý các điểm sạt lở trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; UBND các huyện chịu trách nhiệm xử lý các điểm sạt lở đường liên huyện và chỉ đạo các xã tu bổ đường liên xã, giao thông nông thôn bị hư hỏng nhẹ, bảo đảm giao thông thuận lợi và an toàn công trình. Các huyện huy động lực lượng, vật tư theo phương châm “4 tại chỗ”, xử lý sự cố đê và hồ đập bị sạt lở. Một số đoạn đê bị tràn, vỡ, UBND tỉnh cho chủ trương lập dự án đầu tư bảo đảm công trình bền vững lâu dài. Về sản xuất vụ đông, UBND tỉnh sẽ sớm ban hành cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng lũ đẩy mạnh sản xuất vụ đông bù vào thất thiệt do mưa, lũ gây ra.
.Nguyễn Minh và Thùy Dương



Ảnh màu sinh động về trẻ em thời chiến

- Những bức ảnh về đời sống sinh hoạt, học tập của trẻ em miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước hơn 40 năm về trước dưới cái nhìn của các phóng viên hãng tin truyền hình Nihon Denpa News (Nhật Bản).

Nhân sự kiện 40 năm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, chiều 7/9, tại Hà Nội đã diễn ra triển lãm ảnh “Trẻ em thời chiến” do các phóng viên của TTXVN, báo Thiếu niên tiền phong và đặc biệt là những hình ảnh do các phóng viên của hãng tin truyền hình Nihon Denpa News (NDN), Nhật Bản ghi lại.

Những bức ảnh phản ánh vô cùng sinh động và chân thực cuộc sống của trẻ em miền Bắc Việt Nam trong suốt thời gian chiến tranh của Mỹ leo thang ra miền Bắc.

VietNamNet giới thiệu một số bức ảnh màu do các phóng viên của NDN ghi lại (Ảnh chụp lại từ ảnh trưng bày tại triển lãm):
Những hầm cá nhân được đào khắp nơi để có thể trú ẩn bất cứ lúc nào có báo động.
Nhiều nhà trẻ được sơ tán vào các hang đá để tránh bom đạn.
Nhiều phong trào thi đua học tập, lao động sản xuất của các em học sinh vẫn được tổ chức.
Thiếu nhi thôn Phú Mẫn, xã Hàm Sơn, huyện Yên Phong, Hà Bắc (nay là Bắc Ninh) lập ra Hợp tác xã Măng non nhận nuôi trâu bò béo khỏe. Việc làm đầy ý nghĩa này của các em đã được Bác Hồ gửi thư khen ngợi, tháng 5 năm 1969.

Học sinh thời chiến.
Bên những hầm tránh máy bay được đúc sẵn.
Các nữ sinh trường Múa với bữa cơm đạm bạc.
Dù trong bom đạn, những tiếng đàn vẫn cất lên ở nơi sơ tán. Nhiều tài năng âm nhạc đã trưởng thành từ đây.
Những lớp năng khiếu hội họa vẫn được mở dưới tiếng bom rền.

Học làm bánh mì để tự lo cho cuộc sống hàng ngày.
Hành trang của trẻ em thời chiến khi đến trường, ngoài sách vở, còn có túi cứu thương và cả những chiếc cáng bằng tre như thế này.
Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi vẫn được tổ chức ở khắp nơi trong thời chiến.
Niềm vui đón thành quả thi đua học tập sau một năm học.
Học sinh luôn nêu cao tinh thần quyết tâm học tập tốt, lao động tốt để góp phần cùng nhân dân cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Ngày quốc tế Thiếu nhi 1/6/1969. Bác Hồ dù bận muôn vàn việc nước vẫn dành tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đến các cháu thiếu nhi.
  • Văn Chung (giới thiệu)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy