13/09/2012 - 03:10 Xét xử lại vụ án cháy chợ Lớn Quy Nhơn: Tất cả bị cáo đều hưởng án treo


Sáng 14/9/12 thứ sáu, tức 29/7/NT NGÀY NÀY NĂM 1985 ĐỔI ĐỒNG TIỀN HIỆN HÀNH, mình làm CT - NQ....VTH còn 102 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến ngồi chơi cùng 3 vệ sỹ, trang bị đồ ấm cho bầm hôm nay hơi lạnh.
         Dẫu sao thì chợ Lớn Quy Nhơn cũng đã mở ra một phần của sự thật vụ án...Thời gian sẽ phán xét, & chúng tôi đang chờ đến lượt mình đòi lại sự thật của công lý trọng vụ CCN 18/12/05...
12/09/2012 17:17

Xét xử lại vụ án cháy chợ Lớn Quy Nhơn

TTO - Ngày 12-9, Tòa án nhân dân TP Quy Nhơn đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm, xét xử lại vụ án cháy chợ Lớn Quy Nhơn sau gần 4 năm kể từ khi tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng tuyên hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định.
Vụ án chuyển lại cho cấp sơ thẩm tiến hành lại tố tụng từ giai đoạn điều tra vào cuối tháng 10-2008.
Các bị cáo trước vành móng ngựa - Ảnh: Xuân Nguyên
Vụ cháy chợ Lớn Quy Nhơn xảy ra chiều tối 16-12-2006, gây thiệt hại tài sản hơn 134 tỉ đồng, trong đó có hơn 124 tỉ đồng của 805 hộ tiểu thương kinh doanh 38 ngành hàng tại chợ.
Trong lần xét xử sơ thẩm trở lại này, có 5 bị cáo gồm: Đỗ Thanh Tâm, 56 tuổi, nguyên trưởng ban quản lý chợ; Đỗ Thanh Tân, 64 tuổi, nguyên phó ban quản lý chợ, kiêm đội trưởng đội phòng cháy chữa cháy chợ; Phạm Viết Ngò, 52 tuổi, nguyên đội phó đội bảo vệ chợ và Nguyễn Thành Hải, 60 tuổi, Đoàn Bình, 58 tuổi, nguyên là nhân viên bảo vệ chợ bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" với tình tiết phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Trước đó, tháng 5-2008, vụ án đã được Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định đưa ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Đoàn Đình Tri 11 năm tù, Võ Thị Thúy Vân 8 năm tù về tội "Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy". Các bị cáo Đỗ Thanh Tâm 3 năm tù; Đỗ Thanh Tân 30 tháng tù; Phạm Viết Ngò 8 năm tù; Nguyễn Thành Hải và Đoàn Bình có cùng mức án 5 năm tù. Đến cuối tháng 10-2008, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định đối với các bị cáo và chuyển hồ sơ vụ án cho cấp sơ thẩm tiến hành lại tố tụng từ giai đoạn điều tra.
Riêng đối với bà Võ Thị Thúy Vân, tiểu thương buôn bán tạp hóa tại sạp hàng số 4, theo kết luận lần hai của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an ngày 19-11-2009 đã loại trừ nguyên nhân gây cháy chợ Lớn Quy Nhơn là do động cơ quạt điện xuất phát từ sạp hàng của bà Vân và không đủ điều kiện để đưa ra kết luận nguyên nhân gây cháy chợ nên ngày 12-12-2009, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Bình Định đã đình chỉ điều tra đối với bà Vân.
Đối với ông Đoàn Đình Tri, 48 tuổi, nguyên nhân viên đội bảo vệ chợ, có hành vi phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", nhưng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định thấy không cần thiết truy tố nên đã đình chỉ điều tra miễn nhiệm trách nhiệm hình sự vào ngày 15-9-2010.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định, các bị cáo Đỗ Thanh Tâm và Đỗ Thanh Tân đã không thực hiện đầy đủ những công việc được giao theo quy chế làm việc của ban quản lý chợ như: không xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy; không tổ chức phân công lãnh đạo trực ngoài giờ để thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ chợ cũng như phòng cháy chữa cháy, không tổ chức cho các nhân viên phòng cháy chữa cháy thao tác vận hành máy bơm chữa cháy… khiến họ xử lý lúng túng khi chợ cháy.
Còn các bị cáo Phạm Viết Ngò, Nguyễn Thành Hải, Đoàn Bình là nhân viên đội bảo vệ kiêm phòng cháy chữa cháy chợ Lớn Quy Nhơn nhưng đã không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao, không kịp thời phát hiện ra đám cháy tại sạp hàng của bà Võ Thị Thúy Vân để dập tắt đám cháy ngay từ đầu.
Tòa án nhân dân TP Quy Nhơn đã tuyên phạt: Phạm Viết Ngò 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Đỗ Thanh Tâm 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, 3 bị cáo: Đỗ Thanh Tân, Nguyễn Thành Hải và Đoàn Bình, cùng mức án 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Riêng phần dân sự, quá trình điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra chưa xác định thiệt hại chính xác đối với từng hộ tiểu thương nên Hội đồng xét xử đã quyết định tách toàn bộ phần thiệt hại về tài sản do cháy chợ Lớn Quy Nhơn gây ra để giải quyết bằng một vụ án dân sự khi các đương sự có yêu cầu.
XUÂN NGUYÊNThứ Hai, 12/05/2008, 18:46 (GMT+7)
Cháy chợ Lớn Quy Nhơn: Hai bị cáo bồi thường hơn trăm tỷ đồng!
Các bị cáo đang nghe tuyên án
TTO - Sáng 12-5, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định đã tuyên án với 7 bị cáo trong vụ cháy chợ Lớn Quy Nhơn. 
Căn cứ vào kết quả điều tra, lời khai các nhân chứng, kết quả khám nghiệm hiện trường, kết luận giám định của Viện khoa học hình sự - Bộ công an, Hôi đồng xét xử khẳng định: nguyên nhân gây cháy chợ Lớn Quy Nhơn vào chiều tối ngày 16-12-2006 là do Đoàn Đình Tri, nguyên nhân viên đội bảo vệ chợ không cắt cầu dao điện khu vực kinh doanh tầng trệt đường Tăng Bạt Hổ; còn Võ Thị Thúy Vân, tiểu thương buôn bán tại tạp hóa tại sạp hàng số 4 trước khi rời chơ đã không tắt các thiết bị sử dụng điện tại sạp hàng của mình, để quạt điện hoạt động dẫn đến cháy quạt, phát lửa làm cháy toàn bộ chợ.
Vụ cháy này đã làm thiệt hại tài sản của 872 tiểu thương và 6 cơ quan, doanh nghiệp với tổng giá trị hơn 134 tỷ đồng.
Tòa tuyên phạt: Đoàn Đình Tri 11 năm tù và Võ Thị Thúy Vân 8 năm tù về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy”. 5 bị cáo bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” có mức án như sau: Đỗ Thanh Tâm, nguyên trưởng ban quản lý chợ Lớn Quy Nhơn 3 năm tù; Đỗ Thanh Tân, nguyên phó ban quản lý chợ 30 tháng tù; Phạm Viết Ngò, nguyên đội phó đội bảo vệ chợ 8 năm tù; 2 nhân viên bảo vệ chợ là Nguyễn Thành Hải và Đoàn Bình có cùng mức án 5 năm tù.
Về dân sự, Tòa án nhân dân tỉnh buộc các bị cáo có trách nhiệm bồi thường cho các tiểu thương và một số cơ quan, doanh nghiệp bị thiệt hại tài sản do cháy chợ tổng số tiền hơn 122,4 tỷ đồng. Trong đó, hai bị cáo Đoàn Đình Tri và Võ Thị Thúy Vân chịu trách nhiệm bồi thường 3/4 giá trị tài sản với tổng số tiền hơn gần 92 tỷ đồng (mỗi bị cáo gần 46 tỷ đồng). 5 bị cáo bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” bồi thường 1/4 còn lại với tổng số tiền hơn 30,6 tỷ đồng (mỗi bị cáo hơn 6 tỷ đồng) và cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý 1 năm.
Sau khi nghe tuyên án, bị cáo Nguyễn Thành Hải do có tiền sử bị bệnh tai biến đã ngất xỉu tại phiên tòa, Võ Thị Thúy Vân và người nhà liên tục khóc kêu oan.
Một số tiểu thương cũng phản ứng khi cho rằng việc HĐXX buộc các bị cáo có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản do cháy của các tiểu thương và các cơ quan, doanh nghiệp là chưa thỏa đáng mà phải là Ban quản lý chợ Lớn Quy Nhơn bồi thường. 
Thứ Tư, 12/09/2012 - 22:20
Bình Định:

Vụ cháy chợ Lớn Quy Nhơn: người vào tù, nguyên nhân vẫn là ẩn số

(Dân trí) - Ngày 12/9, Tòa án nhân dân Quy Nhơn đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm các bị cáo liên quan trong vụ cháy chợ Lớn Quy Nhơn xảy ra vào tối 16/12/2006 . Vụ án kéo dài hơn 5 năm nhưng vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân đám cháy.

Theo hồ sơ vụ án, 5 bị cáo bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 2 Điều 285 Bộ luật hình sự, gồm: Đỗ Thanh Tâm (SN 1956), nguyên Trưởng ban quản lý; Đỗ Thanh Tân (SN 1948), nguyên Phó ban quản lý; Phạm Viết Ngò (SN 1960), nguyên Đội phó Đội bảo vệ; Nguyễn Thành Hải (SN 1952), nguyên nhân viên bảo vệ; Đoàn Bình (SN 1954), nguyên nhân viên bảo vệ chợ Lớn Quy Nhơn.
Căn cứ vào kết quả điều tra, kết luận giám định của Viện khoa học hình sự - Bộ công an, Hôi đồng xét xử khẳng định: nguyên nhân gây cháy chợ Lớn Quy Nhơlà do Đoàn Đình Tri, nguyên nhân viên đội bảo vệ chợ không cắt cầu dao điện khu vực kinh doanh tầng trệt đường Tăng Bạt Hổ;bị cáo Võ Thị Thúy Vân, tiểu thương buôn bán tại tạp hóa tại sạp hàng số 4 trước khi rời chơ đã không tắt các thiết bị sử dụng điện tại sạp hàng của mình, để quạt điện hoạt động dẫn đến cháy quạt, phát lửa làm cháy toàn bộ chợ.
Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: Doãn Công
Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: Doãn Công
Tuy nhiên, đến ngày 19/11/2009, Viện khoa học hình sự - Bộ công an kết luận lại lần 2 đã kết luận loại trừ nguyên nhân gây cháy là do động cơ quạt điện của bà Võ Thị Thúy Vân và không đủ điều kiện đưa ra kết luận nguyên nhân cháy chợ Quy Nhơn.
Vụ cháy chợ kinh hoàng này đã làm gần hơn 800 hộ tiểu thương và 6 cơ quan, doanh nghiệp với tổng thiệt hại hơn 134 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại Nhà nước hơn 6 tỷ đồng và hơn 124 tỷ đồng của các hộ tiểu thương trong chợ.
Nguyên nhân dẫn đến hậu quả thiệt hại nghiêm trọng này phần lớn lỗi do các nhân viên ban quản lý, bảo vệ chợ Lớn Quy Nhơn mà cụ thể: bị cáo Đỗ Thanh Tâm (Trưởng ban) và Đỗ Thanh Tân (Phó Ban quản lý kiêm đội trưởng đội phòng cháy chữa cháy chợ Quy Nhơn) không thực hiện được những công việc được giao như: không xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy chợ Quy Nhơn; không tổ chức lãnh đạo trực phân công ngoài giờ để thường xuyên kiểm tra để bảo vệ chợ cũng như công tác PCCC; không tổ chức cho các nhân viên đội PCCC thao tác vận hành máy bơm chữa cháy….
Đối với các bị cáo Ngò, Hải và Bình là nhân viên đội bảo vệ kiêm nhân viên PCCC chợ Quy Nhơn đã không thực hiện được các nhiệm vụ được giao như trong lúc làm nhiệm vụ lại ngồi uống trà, xem tivi, không tuần tra trong ngoài chợ nên không phát hiện kịp thời phát hiện đám cháy. Khi phát hiện cháy lại lúng túng không biết xử lý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Căn cứ vào các tình tiết trên và các chứng cứ, TAND TP Quy Nhơn tuyên phạt các bị cáo: Đỗ Thanh Tâm 12 tháng tù; Đỗ Thanh Tân 9 tháng tù; Phạm Viết Ngò 18 tháng tù; Nguyễn Thành Hải  Đoàn Bình 9 tháng tù, các bị cáo đều được hưởng án treo.
AN NINH - TRẬT TỰ
Xét xử sơ thẩm lại vụ án cháy chợ Lớn Quy Nhơn: 
Các bị cáo đều được hưởng án treo 
20:30', 12/9/ 2012 (GMT+7) 

Sau một ngày xét xử, chiều qua (12.9), TAND TP Quy Nhơn đã tuyên phạt 5 bị cáo liên quan đến vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” dẫn đến vụ cháy chợ Lớn Quy Nhơn (gọi tắt là Chợ) vào ngày 16.12.2006, bị tù từ 9 đến 18 tháng nhưng đều cho hưởng án treo…. 

Cụ thể, bị cáo Đỗ Thanh Tâm (SN 1956), nguyên Trưởng Ban Quản lý (BQL) Chợ 12 tháng tù; Đỗ Thanh Tân (SN 1948), nguyên Phó BQL kiêm đội trưởng Đội PCCC Chợ 9 tháng tù; Phạm Viết Ngò (SN 1960), nguyên Đội phó Đội bảo vệ Chợ 18 tháng tù; Nguyễn Thành Hải (SN 1952) và Đoàn Bình (SN 1954), nguyên là nhân viên bảo vệ Chợ, cùng chịu mức án 9 tháng tù. Kết thúc phiên tòa, các bị cáo lẫn người thân trong gia đình họ hớn hở ra về. Vụ cháy Chợ xảy ra vào chiều tối 16.12.2006, ước tính thiệt hại ban đầu trên 134 tỉ đồng.
  

Các bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm xử lại tại TAND TP Quy Nhơn. Trong lúc xét hỏi, bị cáo Nguyễn Văn Hải (bìa trái) và Đoàn Bình (bìa phải) được Tòa cho phép ngồi vì lý do sức khỏe. Ảnh: THU HÀ


Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh, các bị cáo Đỗ Thanh Tâm và Đỗ Thanh Tân đã không thực hiện đầy đủ những công việc được giao theo Quy chế làm việc của BQL Chợ (các Điều 2, 5, 6) như: Không xây dựng phương án PCCC; không tổ chức phân công lãnh đạo trực ngoài giờ để thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ chợ cũng như PCCC, không tổ chức cho các nhân viên PCCC thao tác vận hành máy bơm chữa cháy… khiến họ xử lý lúng túng khi chợ cháy.

Còn các bị cáo Phạm Viết Ngò, Nguyễn Thành Hải, Đoàn Bình là nhân viên đội bảo vệ kiêm PCCC Chợ nhưng đã không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao (Điều 11 của Quy chế), không kịp thời phát hiện ra đám cháy tại sạp hàng của bà Võ Thị Thúy Vân để dập tắt ngay từ đầu.

Cáo trạng cũng nêu, kết luận lần hai của Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an (ngày 19.11.2009) đã loại trừ nguyên nhân gây cháy là do động cơ quạt điện xuất phát từ sạp hàng của tiểu thương Võ Thị Thúy Vân và không đủ điều kiện để đưa ra kết luận nguyên nhân gây cháy Chợ. Kết luận này hoàn toàn trái ngược với kết luận ban đầu cũng của cơ quan trên (xác định nguyên nhân cháy Chợ là do Đoàn Đình Tri, nguyên nhân viên đội bảo vệ Chợ không cắt cầu dao điện khu vực kinh doanh tầng trệt đường Tăng Bạt Hổ; còn tiểu thương Võ Thị Thúy Vân trước khi rời chợ đã không tắt các thiết bị sử dụng điện tại sạp hàng của mình, để quạt điện hoạt động dẫn đến cháy quạt, phát lửa làm cháy toàn bộ chợ). Vì vậy, ngày 12.12.2009, Cơ quan CSĐT CA tỉnh đã đình chỉ điều tra đối với bà Võ Thị Thúy Vân. Riêng ông Đoàn Đình Tri có hành vi phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng quan điểm của Viện KSND tỉnh là không cần thiết truy tố nên ngày 15.9.2010 đã ra quyết định đình chỉ điều tra miễn trách nhiệm hình sự. 

Tại phiên tòa, ngoài bị cáo Đỗ Thanh Tâm “kiên quyết” không nhận trách nhiệm vì “đã làm hết trách nhiệm”, các bị cáo Tân, Ngò, Hải, Bình tuy đều nhận lỗi, nhưng cho rằng “lực bất tòng tâm”(!). 

Về tài sản bị thiệt hại, Hội đồng định giá tài sản (năm 2007 và 2008) có kết luận tổng giá trị tài sản thiệt hại trong vụ cháy Chợ là trên 134 tỉ đồng, trong đó Cơ quan CSĐT CA tỉnh thu thập chứng minh xác định tài sản thiệt hại của Nhà nước, 4 DN và BQL Chợ là trên 10 tỉ đồng. Nhưng theo quan điểm của HĐXX, số tiền hơn 124 tỉ đồng còn lại của 805 hộ tiểu thương, ngoài lời tự khai của các hộ, thì không có nguồn tài liệu nào khác để chứng minh nên chưa có đủ cơ sở để xác định thiệt hại. Do vậy, về trách nhiệm dân sự, HĐXX quyết định tách toàn bộ phần thiệt hại về tài sản do cháy Chợ gây ra để giải quyết bằng các vụ án dân sự khác khi đương sự có yêu cầu.

Trước đó, tháng 5.2008, vụ án này đã được TAND tỉnh đưa ra xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Đoàn Đình Tri 11 năm tù, Võ Thị Thúy Vân 8 năm tù về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy”. Các bị cáo Đỗ Thanh Tâm 3 năm tù; Đỗ Thanh Tân 30 tháng tù; Phạm Viết Ngò 8 năm tù; Nguyễn Thành Hải và Đoàn Bình có cùng mức án 5 năm tù. Tháng 10.2008, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên hủy kết quả bản án sơ thẩm trên để điều tra xét xử lại từ đầu. 

THU HÀ

Người lật tẩy sự thật những chiếc bàn tự quay thần bí

(VTC News) - Trong những năm gần đây, báo chí liên tục có những bài viết về hiện tượng chiếc bàn tự quay kỳ lạ ở miền Trung và Tây Nguyên. Những chiếc bàn quay này khiến nhiều người nửa tin, nửa ngờ, thực hư chưa rõ ràng

>> Loài trai tự chuyển giới ở Nam Cực
>> Rắn 'không chồng mà chửa'

Thế nhưng, TS. Vũ Thế Khanh (Liên hiệp UIA), đã từng nghiên cứu và lý giải rất rõ ràng về hiện tượng này.


Theo ông Khanh, những chiếc bàn quay xuất hiện ở các tỉnh như Bình Định, Lâm Đồng, Đà Nẵng… từ hàng trăm năm nay. Đây là trò chơi dân gian được lưu truyền ở một số tỉnh phía Nam. 

Những chiếc bàn có tuổi thọ cả trăm năm, chuyên dùng để biểu diễn khiến khán giả kinh ngạc. Bàn quay có cấu tạo hình tròn, được làm bằng gỗ, đồng, nhôm hoặc thủy tinh. Mặt bàn được đặt trên một ổ trục để giảm tối đa lực ma sát khi quay.

Những người tham gia cuộc chơi đứng quanh bàn, đặt tay lên mặt bàn và "ra lệnh" liên tục trong đầu: "quay, quay, quay…". Mặt bàn quay thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ là do quy ước với nhau khi tham gia. 

Mặt chiếc bàn quay. Ảnh Khắc Lịch 

Khi người chơi đọc liên tục thì mặt bàn bắt đầu quay theo chiều đã quy ước. Mọi người chỉ còn biết chạy theo chiều bàn quay đến lúc mệt. Khi muốn dừng thì tất cả lại cùng đọc: "hãy dừng lại, hãy dừng lại…". Đọc như vậy một lúc thì bàn cũng dừng hẳn. 

Cứ theo lời đồn, từ cả trăm năm nay, các nhà khoa học - những người tỉnh táo nhất đều đã thử nghiệm, song bàn đều quay tít mù. Ai cũng tin chiếc bàn tự quay được.

Ông Khanh đã nghe nói đến chuyện bàn quay từ 35 năm trước, khi lần đầu tiên báo chí đưa tin, khiến cả nước sửng sốt. Từ ngày biết tin, ông đã rất sốt sắng tìm ra sự thật. Với ông, những chuyện bí hiểm, kỳ lạ luôn có sức lôi cuốn đặc biệt. 

Để nghiên cứu về chiếc bàn quay, ông đã kỳ công lập một hội đồng khoa học, có cả các nhà ngoại cảm để xem xét khía cạnh tâm linh. Đoàn nghiên cứu đã vào tận Đà Lạt, nơi có chiếc bàn quay mà báo giới nhắc đến ròng rã trong nhiều năm qua. Chiếc bàn quay thuộc sở hữu của chị Phong Lan, chủ một nhà nghỉ nằm ngay cạnh chùa Tàu.

Theo phân tích của các nhà khoa học, bàn chỉ có thể quay khi có lực tác động vào bàn tạo ra mô-men quay, lực này nằm trong mặt phẳng của bàn, có phương vuông góc với bán kính quay, tức là tiếp tuyến với đường tròn quay. 

Mặc dưới bàn quay. Ảnh Khắc Lịch 

Đoàn nghiên cứu đã nhận định, những loại tác động có thể gây ra mô-men quay được xác định gồm: Tác động của điện từ trường, tác động của lực sinh học và tác động của lực cơ học. Các nhà ngoại cảm đưa ra nguyên nhân nữa là do năng lượng, điện từ trường đặc biệt. Hầu hết người dân cũng như chủ nhân của những chiếc bàn quay đều khẳng định do cõi giới tâm linh vô hình.

Chiếc bàn quay của chị Lan được đặt trong một căn phòng 20 m2. Chiếc bàn làm bằng gỗ, đặt trên một ổ trục quay được thiết kế khá công phu. 

Chị bảo rằng, chiếc bàn đã rất lâu đời vì ông nội chị cũng không xác định được từ đời nào để lại. Chị Lan mang cho ông Khanh xem 10 cuốn sổ, mỗi cuốn dày cả trăm trang ghi cảm tưởng của khách thập phương nói về sự kỳ diệu của bàn quay. 

Căn cứ vào các trang cảm tưởng thì thấy nhiều tầng lớp xã hội đã từng thí nghiệm tại đây: học sinh, sinh viên, kỹ sư, tiến sỹ, các cán bộ nghiên cứu khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, ở khắp các địa phương trên toàn quốc, thậm chí có cả người ngoại quốc. 

Chiếc bàn tự quay? Ảnh Khắc Lịch 

Tất cả các ý kiến đều ca ngợi sự kỳ lạ của bàn quay, thậm chí còn thần thánh hóa về chiếc bàn quay, chẳng hạn như: “Thật tuyệt vời, chuyện khó tin mà là sự thật. Đề nghị các nhà khoa học hãy vào cuộc, không nên võ đoán, đừng vội phủ định nếu chưa tự mình làm thí nghiệm…”.

Có người còn viết: “Đây là sự thật 100%, đề nghị các cơ quan khoa học Nhà nước kiểm định và công nhận đây là di sản văn hóa quốc gia”.

Rồi thì: “Bàn quay được là do siêu năng lượng, cần nghiên cứu và khai thác dạng siêu nặng lượng này để phục vụ cho khoa học…”.

Có nhà nghiên cứu còn thốt lên thế này: “Đây là hiện tượng cộng hưởng của "thần giao cách cảm", dù bạn có phủ nhận thì nó vẫn hiện hữu. Thế giới này quả là kỳ diệu…! Nếu tìm được bản chất của hiện tượng quay này thì đó là phát minh thế kỷ!”.

Ông Khanh lật mặt bàn ra khỏi ổ trục quay, xem trong đó có cài các thiết bị có thể bị ảnh hưởng của sóng điện từ điều khiển từ xa hay không. Nhưng phương án này cũng nhanh chóng bị loại bỏ vì chẳng tìm được gì, hơn nữa, từ xa xưa chiếc mâm đã được biểu diễn như vậy, mà lúc đó cũng chưa thể có thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng điện từ như bây giờ. 

Khi mọi người đặt tay lên bàn, đọc "thần chú" thì chiếc bàn tự quay. Ảnh Vũ Thế Khanh 

Để tiến hành thí nghiệm, trước hết ông Khanh cũng làm theo đúng quy trình như các nhóm khác đã làm trước đây. Mọi người đứng xung quanh, đặt tay trực tiếp lên mặt bàn và đọc cho bàn "quay". 

Lần đầu ra lệnh cho bàn quay theo chiều kim đồng hồ. Sau hơn 4 phút đọc "thần chú", bàn từ từ quay, càng lúc càng nhanh. Khoảng 10 phút sau, ông Khanh yêu cầu mọi người cùng đọc "hãy dừng lại". Sau hơn 2 phút, bàn đã dừng lại hẳn. 

Lần hai, đoàn khảo nghiệm lại làm đúng như đợt đầu, nhưng "ra lệnh" cho bàn quay ngược chiều kim đồng hồ. Lần này, chỉ khoảng 3 phút bàn đã quay và khi muốn dừng lại thì cũng chỉ mất hơn một phút. Điều này hết sức kỳ lạ, bởi những người tham gia thí nghiệm đều là cán bộ của Liên hiệp UIA. 

Cuộc thí nghiệm lần ba, ông Khanh đưa cho mỗi người tham gia thí nghiệm một quả cầu mà ông mang theo từ trước, cỡ xấp xỉ bằng quả bóng bàn. Lần thí nghiệm này mọi người không đặt tay trực tiếp lên mặt bàn mà đặt tay thông qua quả cầu trên mặt bàn.

Ngăn cách mặt bàn và bàn tay bằng quả cầu, thì mặt bàn không quay được nữa. Ảnh Vũ Thế Khanh 

Các quá trình đọc "thần chú" vẫn thực hiện như các thí nghiệm trước đây. Nhưng lạ thay, mọi người đọc đến 30 phút mà bàn vẫn không nhúc nhích.

Dù đổi "thần chú" đọc cho bàn quay ngược lại, nhưng bàn vẫn trơ trơ bất động. Người chủ nhà thốt lên: “Từ trước tới nay, chưa có vụ nào bàn không quay. Các bác là nhóm đầu tiên đọc "thần chú" mà bàn không chịu nghe lời".

Sau khi tổng kết, đánh giá các thí nghiệm, ông Khanh phát biểu trước đông đảo các nhà khoa học và những người dân kéo đến chứng kiến:

“Khi tay người chơi không tiếp xúc với mặt bàn, mà phải gián tiếp thông qua quả cầu, thì người chơi chỉ có thể tác dụng lực vuông góc với mặt bàn (mà phương này thì không gây ra mô-men quay cho bàn).

Quan sát kỹ các lần làm thí nghiệm, thấy rõ người chơi dù vô tình hay cố ý đẩy tay đi thì quả cầu lập tức lăn ngay, không truyền lực đẩy ngang xuống bàn được nữa. Phương pháp này đã triệt tiêu ma sát tạo mô-men quay và làm cho bàn hết "phép lạ".

Như vậy, có thể khẳng định không hề có tác động của lực từ trường, lực sinh học, điện từ trường hay lực lượng tâm linh siêu hình nào đó như mọi người vẫn từng nghĩ. Bàn chỉ quay khi có lực cơ học do tay người chơi đặt trực tiếp vào mặt bàn tạo mômen quay. Nếu lực này bị khử mất do quả cầu lăn thì bàn không thể quay được nữa”.

Ông Vũ Thế Khanh đã làm sáng tỏ sự thật về chiếc bàn quay 

Nhưng lực cơ học gây ra mô-men quay do đâu mà có? Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học cũng như những người chứng kiến hoặc đã khảo nghiệm đều muốn có câu trả lời.

Ông Khanh nói rõ: “Khi người chơi đặt tay trực tiếp lên mặt bàn, liên tục đọc khẩu lệnh cho bàn quay, thì tâm lý phát sinh tự kỷ ám thị, dần dần bị rơi vào ảo giác: hình như đang có lực vô hình nào đó làm cho bàn quay, và cảm thấy bàn "chuẩn bị quay", nên người chơi có xu hướng nương theo chiều quay quy ước trong đầu. 

Khi nương theo, vô tình hay hữu ý đã gia tăng lực vào mặt bàn. Cứ như vậy bàn sẽ quay càng lúc càng nhanh hơn. Đấy là chưa kể đến trường hợp trong số đó có một người cố tình đẩy cho bàn quay. Quá trình dừng bàn lại cũng theo nguyên tắc ấy để phát sinh tâm lý tương ứng. 

Như vậy, thực chất của hiện tượng "bàn quay" là do tay người chơi đã tác động lực cơ học vào mặt bàn tạo mô-men quay. Người chơi cũng vô tình không hề nghĩ rằng chính mình bị tự kỷ ám thị, đã tưởng tượng ra bàn đang quay (hoặc sắp quay), nên đã gia tăng lực vào khiến bàn quay nhanh hơn". 

Theo ông Khanh, những người tập thiền, luyện yoga, hiểu biết về lĩnh vực thôi miên đều hiểu rất rõ hiện tượng tự kỷ ám thị.

Như vậy, câu hỏi tồn tại hàng thế kỷ nay về chiếc bàn quay đã được nhà khoa học Vũ Thế Khanh làm sáng tỏ bằng một thí nghiệm hết sức đơn giản.

Thông Tuệ


Doãn Công


XUÂN NGUYÊN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy