Tạ Đình Đề: Người cận vệ huyền thoại của Bác Hồ 03/06/2009 08:12:07
Sáng 20/9/12 thứ năm, tức 05/8/NT VTH còn 96 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến
ngồi chơi cùng 3 vệ sỹ, trời mát; Hôm qua Hải lên Tiên Phong nghỉ đêm sáng cùng
Hạnh đi làm...Mừng Dương Nam Hòa
làm lại nhà trong ngõ Vườn Hoa, Yến CCT vào chia sẻ...Gửi Trường chương trình
04/10/12 & nhận thông tin Capi đội 7 không còn...MK: sẵn sàng nỗ lực hết
sức mình để đạt tới một thành quả giá trị nào đó mà bạn mơ ước. Nhưng ngày hôm
nay hoàn toàn không thích hợp nếu như bạn muốn xúc tiến kế hoạch mới. Chờ đợi,
rồi cơ hội sẽ sớm gõ cửa mà thôi. Phải thật khéo léo, mềm mỏng để tránh sự xung đột gây rạn nứt trong gia
đình. Nghề nghiệp vẫn tiến triển thuận lợi. Có may mắn nhỏ về tài chánh
1.
"Hạnh
phúc là cái cảm giác thú vị mà chúng ta cảm thấy trước một cảnh đau khổ của kẻ
khác." Bierce
2.
"Những
câu chuyện tình yêu thật không bao giờ có kết thúc Richard Bach"
3.
Trong
trường hợp bạn cảm thấy sợ sệt hay nóng giận, sau khi hít một hơi thật là dài
vào phổi, bạn hãy giữ lại hơi thở trong mười giây đồng hồ. Kế đó, bạn để không
khí thoát ra từ từ. Nếu bạn lập lại phép thở này ít nhất là ba lần, quả tim bạn
sẽ đập chậm hơn và bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh trở lại. Ai cũng có thể tập phép
thở này một cách an toàn, vô hại.
Thứ Năm, 20/09/2012, 05:34 (GMT+7)
Chia sẻ miễn phí báo Phong Hóa - Ngày Nay
TT - Bản số hóa toàn bộ báo Phong Hóa và Ngày Nay của Tự Lực Văn Ðoàn từ những năm 1930-1940 sẽ được công bố và cho down load miễn phí tại website của khoa văn học và ngôn ngữ Ðại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, Ðại học Hoa Sen, khoa ngữ văn Ðại học Sư phạm Hà Nội, bắt đầu từ ngày 22-9-2012.
Báo Phong Hóa số xuân 1935 - Ảnh: L.Điền
|
Ðây là công trình được bà Phạm Thảo Nguyên (định cư ở Hoa Kỳ, con dâu của nhà văn Thế Lữ) cùng các cộng sự thực hiện từ đầu năm 2011.
Trong đó, phần lớn báo Phong Hóa, Ngày Nay được bà Nguyên mua lại từ cách nay 20 năm, cùng với sưu tập của Martina Nguyễn Thục Nhi và sự giúp sức của Nguyễn Tường Thiết, Vu Gia, Ðỗ Tuấn Khanh, mới có được bộ Phong Hóa(190 số) và Ngày Nay (224 số).
Công tác kỹ thuật do Nguyễn Trọng Hiền, Lê Thành Tôn, Ðỗ Thị Kim Dung, Lê Huyền Thanh đảm nhiệm.
Toàn bộ các số báo được số hóa bằng cách chụp lại nguyên trang, định dạng file theo chuẩn pdf và sẽ công bố với mật độ khoảng 10 số/ tuần tại trang web của ba trường đại học nói trên.
Phía Ðại học Hoa Sen cho biết trước ngày 22-9 sẽ công bố 13 số đầu của báo Phong Hóa. Ðây là 13 số báo do Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai làm, trước khi chuyển lại cho Nhất Linh và nhóm Tự Lực Văn Ðoàn. Báo Phong Hóa số 14 ra ngày 22-9-1932 do Nhất Linh làm giám đốc, sau này trở thành một tiếng nói của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn (tôn chỉ mục đích của nhóm công bố trong số 87, 2-3-1934).
Kỷ niệm 80 năm sự kiện này, ngoài trang web của ba đại học trên, một số trang web trong và ngoài nước cũng lần lượt công bố toàn bộ bản số hóa của Phong Hóa và Ngày Nay.
Bà Phạm Thảo Nguyên (bìa trái) đang giới thiệu với khoa văn học và ngôn ngữ Đại học KHXH&NV TP.HCM bộ Phong Hóa - Ngày Nay bản số hóa - Ảnh: VHT
|
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 18-9, bà Phạm Thảo Nguyên cho biết sau khi công trình số hóa báo Phong Hóa - Ngày Nayhoàn thành, bà muốn phổ biến trước hết tại các đại học khoa học xã hội và nhân văn trong nước.
"Hơn đâu hết, sinh viên và thầy cô giáo những nơi này cần các tư liệu văn học từ Phong Hóa, Ngày Nay. Chúng tôi trân trọng sự nghiệp của các cụ thế hệ trước, qua Phong Hóa, Ngày Nay thấy rõ tấm lòng yêu nước Việt, yêu dân Việt, học được cách sử dụng chữ quốc ngữ, đặc biệt là tinh thần xiển dương cái đẹp bình dân trong đời sống của dân tộc... điều này có trong tôn chỉ Tự Lực Văn Ðoàn", bà Thảo Nguyên nói.
Hai tờ báo Phong Hóa (số cuối ra ngày 5-6-1936) và Ngày Nay (số đầu ra ngày 30-1-1935, số cuối ra ngày 7-9-1940) là những tờ báo trào phúng đầu tiên của nước ta. Mục đích của báo được quảng bá lần đầu trong Phong Hóa số 13 là: Bàn một cách vui vẻ các vấn đề cần thiết: xã hội, chính trị, kinh tế - nói rõ về hiện tình trong nước... Ðó chính là tinh thần dân chủ và bình đẳng trong tư tưởng, văn chương, báo chí. Sau này tờ báo thật sự đã nổi bật ở tính thời sự và giọng châm biếm.
Năm 1934, những người làm báo Phong Hóa đã thành lập nhóm Tự Lực Văn Ðoàn với sáu thành viên: Nhất Linh, Hoàng Ðạo, Thạch Lam, Khái Hưng, Tú Mỡ và Thế Lữ; sau này có thêm thành viên thứ bảy là thi sĩ Xuân Diệu. Giải thưởng Tự Lực Văn Ðoàn trao có ba lần (1935, 1937, 1939) nhưng đã là một giải thưởng uy tín, một bảo chứng danh giá cho sự nghiệp văn chương của những người đoạt giải: Ðỗ Ðức Thu, Phan Văn Dật, Vi Huyền Ðắc, Nguyên Hồng, Anh Thơ, Tế Hanh...
|
LAM ÐIỀN
Tạ Đình Đề: Người cận vệ huyền thoại của Bác Hồ
03/06/2009 08:12:07
- Từng làm gián điệp rồi bảo vệ Bác Hồ, từng bị tù oan rồi được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. Cuộc đời ông là một câu chuyện đầy bí ẩn.
Kỳ 1: “Dí súng vào người bóp cò, gì mà chẳng trúng”!
Ông Tạ Đình Đề |
Xung quanh Tạ Đình Đề có rất nhiều mẩu chuyện vừa giai thoại, vừa mang tính huyền thoại. Xin được dẫn một số chuyện vẫn được lưu truyền trong dân gian và bạn bè ông.
Người ta kể rằng, Tạ Đình Đề là tình báo địch, từng nhận nhiệm vụ theo dõi bác Hồ. Vào một bữa trưa, Bác Hồ nói với cần vụ lấy thêm bát đũa rồi nói to: "Xin mời anh Tạ Đình Đề vào ăn cơm trưa với tôi".
Biết đã bị lộ, một thanh niên nhảy vọt ra đứng ngay trước mặt Bác Hồ. Không hiểu hai người nói chuyện gì mà Tạ Đình Đề thay đổi mục đích chuyến "viếng thăm" này và nói "Vậy tôi quyết định chấm dứt nhiệm vụ của địch giao cho, và xin đặt mình dưới quyền sử dụng của Bác". Từ đó Tạ Đình Đề trở thành cận vệ thân tín của Bác Hồ. Và nhiều lần ông đã chứng tỏ tài năng xuất chúng của mình.
Nhà văn Mai Ngữ trong "Lãng đãng chiều sương" kể một câu chuyện đặc biệt ly kỳ: “Tôi nhớ lại hồi Hà Nội xử vụ án Tạ Đình Đề, thiên hạ hiếu kỳ cả người lớn cả trẻ em đến ngồi đầy trong sân toà án. Tôi nghe trong đám trẻ chừng mười bốn, mười lăm tuổi đang ngồi xúm quanh một đứa lớn hơn đang liến láu kể chuyện, mắt mũi trợn trạo: "Thế này nhé, hồi Bác Hồ sang Trung Quốc, có người mời Bác hút thuốc lá.
Bác vừa ngậm điếu thuốc trên môi thì ông Tạ Đình Đề đứng bảo vệ Bác rút súng lục bắn "oành" một phát trúng điếu thuốc rơi xuống, ghê không? Chẳng là người ta đã tẩm thuốc độc vào điếu thuốc lá mà... Lũ trẻ ngồi ngẩn mặt nghe"...
Tài bắn súng như trong phim
Dân gian cũng nói nhiều đến tài nghệ bắn súng "bách phát bách trúng" của Tạ Đình Đề. Ông Vi Hải, nguyên là Thành đội trưởng Hà Nội, thời kỳ ông Đề làm đội trưởng biệt động Hà Nội kể với các nhà báo: Tạ Đình Đề chuyên dùng Broning, hai khẩu hai tay, cứ vẩy một cái là trúng. Có lần trước mặt bá quan và hoa khôi ở Hà Đông, viên sỹ quan Tàu tuyên bố dân Việt Nam không ai biết bắn súng.
Ông Đề nóng mặt nhưng vẫn nhỏ nhẹ: Nếu ông thích thì tôi xin hầu, có gì ông dạy bảo. Viên sỹ quan Tàu lớn giọng: Ai thua thì phải đãi chư vị đây một chầu trong nhà hàng ASIA (như khách sạn 5 sao hiện nay - PV).
Chiếc xe máy của Tạ Đình Đề. |
Dù trong túi không có một cắc nhưng ông Đề vẫn nhận lời thách đấu. Viên sỹ quan Tàu hăm hở cầm súng ngắm cẩn thận, bắn 5 viên, chỉ trúng 3. Ông Đề lặng lẽ cầm súng, vẩy tay 5 cái, trúng cả 5. Thế là tất cả mọi người được ăn một chầu ở ASIA.
Một giai thoại khác không kém phần "gay cấn" là vụ nổ súng ngay tại sân khấu khiến cho khán trường ngơ ngác. Số là có lần đi dự một buổi trình diễn sân khấu, khi ca sỹ chưa kịp nói lời chào khán giả thì Tạ Đình Đề đứng dậy, rút súng bắn diễn viên chết ngay. Khi khám xét tử thi, người ta phát hiện ra một cục thạch anh và một khẩu súng nhỏ xíu được cất giấu trong người. Hoá ra, đó là một nữ điệp viên muốn nhân cơ hội ám sát lãnh tụ...
Người ta cũng kể lại rằng, hồi những năm 1976, người dân Hà Nội thấy một người đàn ông oai vệ cưỡi một chiếc xe máy diễu trên đường phố. Đó là Tạ Đình Đề. Một hôm, ông đang chạy trên đường thì gặp tai nạn với một chiếc ô tô.
Tiếng va quệt mạnh, cộng thêm tiếng sắt thép, kính vỡ khiến cho người đi đường tá hoả nghĩ ông Đề "chết là cái chắc". Khi lại gần, chẳng ai thấy ông Đề đâu. Một lát sau, có một người đàn ông từ trên cành cây xuống và... cười, không mảy may bị làm sao cả.
Đại tá Quách Hải Lượng người từng gặp ông Tạ Đình Đề ở chiến khu Việt Bắc thì kể rằng: Tôi hỏi "Người ta nói anh bắn súng giỏi lắm phải không?", anh Đề nói luôn: "Chúng mày chẳng biết gì về tình báo cả, thằng tình báo nào mà chẳng bắn trúng, khi cần bắn người ta thì nó... dí súng vào người ta mà bóp cò, làm gì mà chả trúng. Chúng mày đừng nghĩ như tiểu thuyết và xi-nê".
Còn nhà báo Lê Xuân Kỳ kể: khi hỏi Tạ Đình Đề về những giai thoại trên, ông cười ngặt nghẽo và nói: Làm gì có chuyện đó. Chuyện về tớ cũng như chuyện về Bút Tre.
(Còn nữa)
Đ.A-V.D
Chú chó đoàn tụ với gia đình chủ sau gần 4 năm thất lạc
Minh Nguyệt - theo TTVN | 20/09/2012 - 06:30
Gia đình Metcalf đến từ Releigh, phía Bắc Carolina mới đây đã tìm lại được chú chó của mình sau gần 4 năm bị thất lạc. Chú chó 9 tuổi Cassie đã biến mất sau khi đi lang thang trong lúc được gia đình gửi lại tại nhà một người họ hàng vào 4 năm trước.
Xúc động khi đoàn tụ với gia đình
Mặc dù gia đình đã không hề biết được chú chó đã đi đâu trong suốt những năm qua, thậm chí họ còn từ bỏ cả hi vọng được nhìn thấy con vật cưng đáng yêu của mình nữa. Tất cả những gì họ biết được cho đến bây giờ đó là Cassie đã tìm về được tới gia đình cô Cheryl Smith từ 2 tuần trước.
Cô Cheryl sống ở quận Gaston, cách Releigh khoảng 190 dặm, kể lại rằng chú chó lúc đó không hề có một chiếc vòng cổ hay đặc điểm nhận dạng nào cả, tuy vậy cô vẫn quyết định không đưa nó đến trung tâm chăm sóc thú hoang. Thay vào đó, Cheryl đã mang Cassie đến gặp rất nhiều bác sĩ thú y với hi vọng môt trong số họ có lưu trữ thông tin gì đó hữu ích giúp cho việc tìm kiếm người chủ của chú chó này.
Cô chủ đã khóc khi gặp lại chú chó
Dù các bác sĩ không giúp đỡ được nhiều trong quá trình tìm kiếm nhưng rất may họ cuối cùng cũng phát hiện ra việc Cassie đã được gắn chip, qua đó thông tin về gia đình Metcalf được tìm thấy. Cuối cùng nhóm cũng tìm ra được nơi ở của gia đình Metcalf hiện nay và nhờ đó chú chó đã có được một cuộc đoàn tụ đầy cảm động với gia đình của mình sau gần 4 năm thất lạc
Nhận xét
Đăng nhận xét