Hà Nội chính thức áp dụng mức học phí mới 01/09/2012 06:53


Sáng 01/9/12 thứ bảy, tức 16/7/NT, VTH còn 115 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến ngồi chơi cùng 3 vệ sỹ, trời nắng ngay từ sáng sớm, Hải-Hạnh vào Ao Vua chơi ngày lễ Quốc khánh. Bầm ăn bánh cuốn nhân buổi bà bánh tẻ nghỉ rằm, hôm qua lại đao Gooogle chrome về dùng chơi Game NTC...các cháu dùng Game đến 11:00 AM trời mưa rào nhẹ rồi lại nắng ngay kiểu SÀI GÒN
1.                            
              "Không thể đắc nhân tâm nếu không làm cái gì có ích lợi chung cho đoàn thể.(DOUGLAS BURTON)
2.                             " Phải cần hai năm để học nói và cả cuộc đời để học im lặng" Proverbe Chinois

Mến dòng sông Gianh biết danh Lũy Thầy

01/09/2012 07:15:42
 - Lũy Thầy là hệ thống chiến luỹ được xây dựng từ năm 1630. Người có công đầu trong việc khởi xướng, thiết kế và chỉ đạo thi công là nhà quân sự, nhà thơ và là cụ tổ ngành tuồng bội Việt Nam Đào Duy Từ (1572 - 1634).

Chân dung người khởi xướng, thiết kế và chỉ đạo thi công

Ông vốn quê ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn (nay là huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá). Ông xuất thân trong một gia đình làm nghề ca hát, cha là Đào Tá Hán làm quản giáp nghề xướng ca nên Đào Duy Từ không được lấy đậu trong kỳ thi Hương.
 
Phẫn chí vì có tài mà không được trọng dụng, phản ứng trước luật lệ khắt khe trong thi cử đương thời, ông bỏ đất Bắc vào Nam lập nghiệp. Được chúa Nguyễn trọng dụng, những năm làm quan ở Đàng Trong, với trọng trách của một quan nội tán, tước hầu, Đào Duy Từ đã đem hết tài năng và tâm trí phục vụ chủ mới. Ông còn là người truyền dạy cho dân địa phương nghệ thuật hát bội và khởi thảo vở tuồng Sơn Hậu.

Sự ra đời của Lũy Thầy bắt đầu từ ý đồ của chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1634) sau trận kịch chiến giữa quân Lê - Trịnh và quân Nguyễn trên bờ sông Nhật Lệ năm Đinh Mão (1627).
 
Theo Đại Nam nhất thống chí: Sau trận đánh này, mặc dù giành được thắng lợi, chúa Nguyễn vẫn rất lo lắng, băn khoăn, trăn trở trong việc tìm kế sách để phòng ngừa và chống lại quân Lê - Trịnh, vì chúa biết quân Lê Trịnh do Trịnh Tráng (1623 - 1657) rất mạnh và chúa Trịnh phải vâng lệnh vua Lê vào đòi chúa Nguyễn phải nộp cống theo lệ.

Giữa lúc Sãi vương đang cầu người hiến kế thì mùa xuân năm Canh Ngọ (1630), Đào Duy Từ đệ trình kế hoạch xây dựng lũy Trường Dục để ngăn chặn quân Trịnh.

Lũy Trường Dục dài 2.500 trượng (khoảng 2km), khởi đầu từ chân núi Thần Đinh (chùa Non) chạy dọc theo hữu ngạn sông Rào Đá, đến ngã ba sông Nhật Lệ, men theo bờ Nam qua các làng Xuân Dục, Cổ Hiền, Trường Dục, Quảng Xá đến vùng động cát của phá Hạc Hải.
 
Tại Lũy Trường Dục, theo Đại Nam nhất thống chí, năm Mậu Tý (1648), tướng Trương Phước Phấn cùng con là Hoàng đánh thắng quân Lê - Trịnh giữ yên phiên trấn.

Quảng Bình Quan là một trong những cửa ải của hệ thống Lũy Thầy.
Quảng Bình Quan là một trong những cửa ải của hệ thống Lũy Thầy.
Dấu ấn của một thời phân chia đất nước dưới chế độ phong kiến

Mặc dù đã xây dựng được một chiến lũy bề thế, vững chắc, nhưng chúa Nguyễn vẫn chưa yên lòng. Năm Tân Mùi (1631), chúa Nguyễn Phúc Nguyên cử Đào Duy Từ và danh tướng Nguyễn Hữu Dật ra Quảng Bình khảo sát hình thế sông núi vùng Động Hải để xây thêm thành lũy. Sau chuyến công cán thị sát, các tướng nhà Nguyễn đã tiến hành xây thêm lũy mới gọi là Lũy Đầu Mâu.

Lũy được bắt đầu từ động Ông Hồi (dưới chân núi Đầu Mâu) chạy dọc theo nam sông Lệ Kỳ ra đến cầu Dài (phía Nam thị xã Đồng Hới).
 
Lũy cao một trượng năm thước, phía ngoài đóng cọc tre, đổ đất lên 5 tầng cấp, cứ cách 3 - 5 trượng xây một pháo đài để đặt súng thần công và cứ cách 1 trượng thì đặt một súng phóng đá. Chiều dài của lũy là 3.000 trượng.

Cũng cùng thời gian đó (1631) chúa Nguyễn lại cho xây tiếp một luỹ mới, tiếp nối với Lũy Đầu Mâu, chạy từ cầu Dài vòng sang phía Tây thành Đồng Hới, bọc lấy làng Đồng Phú (Phú Ninh) ra đến cửa sông Nhật Lệ.
 
Ngoài lũy đào hào bao quanh, Lũy Đầu Mâu cùng với luỹ Nhật Lệ gọi là Lũy Trấn Ninh (chính luỹ). Lũy Trường Dục, lũy Trấn Ninh có một chiều dài lớn và xây đắp hết sức bề thế, nhưng chúa Nguyễn vẫn chưa an tâm vì mặt đông của vùng đất này vẫn còn trống trải, quân Lê - Trịnh có thể lợi dụng các động cát mà tràn vào.
 
Do vậy, năm Giáp Tuất (1634) chúa Nguyễn lại sai Nguyễn Hữu Dật tổ chức đắp Lũy Trường Sa với chiều dài 7km, chạy từ Sa động đến Huân Cát, thuộc địa phận xã Bảo Ninh (hữu ngạn sông Nhật Lệ).

Như vậy, trong khoảng thời gian hơn 3 năm, chúa Nguyễn với sự giúp sức của Đào Duy Từ và các tướng lĩnh khác đã dồn bao sức người, sức của tạo nên một thệ thóng chiến lũy dài gần 34km. Đây là một hệ thống thành lũy liên hoàn, có nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều tuyến.

Lũy Thầy ra đời cách đây hơn 350 năm, trải theo dòng thời gian nó đã trở thành một di tích lịch sử, văn hoá của đất nước, là dấu ấn của một thời phân chia đất nước dưới chế độ phong kiến. Lũy Thầy đã được ghi trong nhiều bộ sách lịch sử, văn hoá của triều Nguyễn.
 
Năm Nhâm Dần (1842), vua Thiệu Trị trên đường tuần du ra Bắc qua Lũy Trấn Ninh đã đổi tên lũy cũ thành Lũy Định Bắc trường thành và cho dựng bia để ghi nhớ. Sau này nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương viết "Ai đã qua Đèo Ngang, đã sang Ba Rền, mến dòng sông Gianh biết danh Lũy Thầy".

Trịnh Dương

Thú hoang châu Phi “vượt cạn” ở Bình Dương

18 phút trước24h
(Tin tuc) - Khoảng 5 giờ ngày 31/8, ngựa vằn và linh dương sừng xoắn (nhập từ Châu Phi) đồng loạt “vượt cạn” và sinh con thành công trong Vườn thú Khu du lịch Đại Nam, tỉnh Bình Dương.
Ông Đỗ Thành Phi, Giám đốc Vườn thú Đại Nam, cho hay ngựa vằn và linh dương đều âm thầm sinh nở trong môi trường bán hoang dã của vườn thú mà không cần sự can thiệp của nhân viên thú y.

Cả ngựa vằn và linh dương con đều là con đực. Vài giờ sau khi ra đời, chúng đã chạy nhảy và tự tìm đến mẹ để bú.
Thú hoang châu Phi “vượt cạn” ở Bình Dương, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, dong vat, linh duong, ngua van, ban hoang da, vuon thu, nhan vien thu y, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn
Cặp mẹ con linh dương ở Vườn thú Đại Nam. Khu du lịch Đại Nam cung cấp.
Tại Vườn thú Đại Nam, loài thú nào cũng nuôi có cặp để tạo cơ hội sinh sản. Việc hai loài thú nhập khẩu từ Châu Phi sinh sản thành công ở Bình Dương cho thấy chúng thích nghi được với khí hậu mới và mở ra cơ hội nhân giống giúp tăng số lượng những loài thú quý này.

Mới đây, một loài thú khác nằm trong sách đỏ thế giới là hà mã (nhập khẩu từ Isarel) cũng đã sinh ra một con trong hồ nuôi của vườn thú này.
Theo N. Phú (Người lao động)
 

Ngắm “trăng xanh” đẹp kỳ ảo đêm Rằm tháng Bảy

(Dân trí) - Vào khoảng 21h đến 21h45’ tối qua 31/8, nhằm ngày Rằm tháng Bảy âm lịch, hiện tượng “trăng xanh” đã xuất hiện kỳ ảo, mang vẻ đẹp tròn trịa và ý nghĩa.

“Trăng xanh” là hiện tượng thiên văn 2-3 năm mới diễn ra 1 lần. "Blue moon" (trăng xanh) là thuật ngữ tiếng Anh dùng để gọi hiện tượng trăng tròn hai lần trong tháng. Gọi trăng xanh không phải vì mặt trăng phát ra ánh sáng màu xanh mà bởi một số tài liệu đã ghi nhận lần trăng tròn thứ hai trong tháng vào năm 1980 và 1991 có ánh sáng xah do ô nhiễm không khí (các hạt bụi làm phân tán tia sáng xanh khiến chúng ta thấy mặt trăng có màu xanh).
Theo dự đoán, hiện tượng "trăng xanh" tối qua sẽ diễn ra vào lúc 13h58 GMT ngày 31/8 (nhằm 20h58 giờ Hà Nội). Đây là lần trăng tròn thứ hai trong tháng 8/2012 (trước đó trăng đã tròn vào ngày 1/8). Sau ngày 31/8, chúng ta sẽ phải chờ đến tận tháng 7/2015 để có thể ngắm “trăng xanh”.
Trăng xanh soi sáng ở TP Huế sau cơn mưa lớn
"Trăng xanh" soi sáng ở TP Huế sau cơn mưa lớn
Tại TP Huế tối qua, PV quan sát khoảng thời gian “trăng xanh” kéo dài từ 21h đến 21h45’. Đêm Rằm tháng Bảy, lễ Vu Lan báo hiếu, ngày xá tội vong nhân, ánh trăng xanh dịu sáng vằng vặc, tròn vành vạnh như đẹp và ý nghĩa hơn trong mắt người ngắm.
Mặt trăng xanh tròn vành vạnh, không tì vết
Mặt "trăng xanh" tròn vành vạnh, "không tì vết"

C
Cận cảnh "trăng xanh" đẹp mãn nhãn (PV chụp bằng máy Canon 350D, ống kính Tamron 18-250)
Trăng sáng vằng vặc
Trăng sáng vằng vặc
Trăng sáng vằng vặc
Gần 3 năm nữa chúng ta mới có dịp chứng kiến hiện tượng thiên nhiên này.
Gần 3 năm nữa chúng ta mới có dịp chứng kiến hiện tượng thiên nhiên này.
Đại Dương


Hà Nội chính thức áp dụng mức học phí mới 
01/09/2012 06:53

(HNM) - Ngày 31-8, theo tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc đã ký quyết định ban hành quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của thành phố. 

Mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục hướng nghiệp công lập ở địa bàn thành thị (các phường, thị trấn) là 40.000 đồng/HS/tháng và ở nông thôn (các xã) là 20.000 đồng/HS/tháng. Đối với HS theo học nghề THPT, học nghề THCS tại các cơ sở giáo dục công lập ở địa bàn thành thị là 40.000 đồng/HS/năm học, ở nông thôn là 20.000 đồng/HS/năm học.
 
Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được tự quyết định mức thu học phí trên cơ sở tính toán các khoản chi phí đủ đáp ứng cho việc dạy và học; phải thông báo công khai mức học phí cho từng năm học. Đây là mức thu thấp nhất trong khung học phí quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP.
 
Văn bản cũng quy định rõ việc miễn học phí đối với HS, sinh viên ở 13 xã miền núi khó khăn; đối tượng được miễn học phí và hỗ trợ chi phí học tập. Quyết định này được áp dụng từ năm học 2012-2013.

Hồng Hạnh 



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy