Ông Tập Cận Bình "tái xuất" Thứ Năm, 13/09/2012 15:04


Sáng 13/9/12 thứ năm, tức 28/7/NT.VTH còn 103 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến ngồi chơi cùng 3 vệ sỹ, trang bị đồ ấm cho bầm hôm nay hơi lạnh, theo KTTV dự báo là mưa trên diện rộng, đã xảy ra như dự báo vào 11.00 AM. Cám ơn Nhường MTĐT hỏi thăm...
1.                            Mặc dù không phải lúc nào chúng ta cũng hiểu thấu đáo hết tất cả những điều, nhưng mọi việc xẩy ra đều có lý do của nó. Và cho đến khi chúng ta hiểu được lý do đừng vội phán xét một điều gì cả. AUTHOR UNKNOWN.
2.                            " Hãy tin một nửa những gì anh thấy tận mắt & đừng tin những gì anh nghe được-D. Crai"
3.                            "Tiểu thuyết ra. Đàn bà cần phải có duyên. Nếu có duyên thật chẳng còn gì đáng quý hơn. Nếu không có duyên thì chẳng còn gì đáng chán hơn" Barrie.


 Ông Tập Cận Bình "tái xuất"
Thứ Năm, 13/09/2012 15:04

(NLĐO) – Thông tin về Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã xuất hiện trên mặt báo sau nhiều ngày “mất tích” khó hiểu, song không hề có một tấm ảnh mới nào.

Nhật báo Quảng Tây và Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ngày 13-9 đưa tin phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cùng chủ tịch Hồ Cẩm Đào, cựu thủ tướng Chu Dung Cơ và các lãnh đạo khác gửi lời chia buồn đến gia đình ông Hoàng Vinh, 102 tuổi, một quan chức về hưu ở tỉnh Quảng Tây qua đời hôm 6-9.
 
"Các quan chức cấp cao gồm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã bày tỏ sự đau buồn và cảm thông chân thành đến người thân đồng chí Hoàng Vinh qua các hình thức khác nhau” - các báo này viết. 
 

Ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 29-8 (Ảnh: REUTERS)

Đây là thông tin đầu tiên từ truyền thông nhà nước Trung Quốc về hoạt động của ông Tập kể từ ngày 1-9. Tuy nhiên, các báo không trích dẫn trực tiếp lời của ông Tập cũng như đăng tải hình ảnh mới về ông. 
 
Trong khi đó, một quan chức cấp cao khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng bị đặt dấu hỏi về sự biến mất trong những ngày qua nhưng hiện trở lại vào ngày 12-9. Đó là ông Hạ Quốc Cường, ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương Đảng.
 
Bản tin lúc 7 giờ tối 12-9 của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã phát hình ảnh ông Hạ đang đi thăm một tạp chí của Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương và một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên ông Hạ Quốc Cường xuất hiện công khai kể từ hôm 31-8.
H.Bình (Theo Reuters, Bloomberg)

Mở cửa Sông Tranh 2: Thấy nhiều nhưng... khó nói ra

Cái điều "bí mật" khó nói của ông Phong cũng như các quan chức đầu ngành Quảng Nam cuối cùng cũng được "bật mí" - đó là nước phun trào trong lòng thân đập và chảy như suối.
Cảm giác bất an vẫn còn... nguyên
Hơn 6 tháng kể từ khi sự cố phun trào nước đập chính thủy điện Sông Tranh 2, cửa hầm chính giữa thân con đập mang nhiều nổi ám ảnh với người dân vùng rừng Trà My mới chính thức được mở cửa, vào lúc 9 giờ sáng hôm 9/9 để cho một số phóng viên "mắc mùng" tại đây vào tham quan trong vòng gần 1 giờ đồng hồ...
Động thái mở cửa hầm trong thân đập chính cho báo chí (dù là hạn chế) vào quan sát những "bí mật" phía trong đường hầm thu gom nước của con đập chính này, sau khi công tác khắc phục hậu quả được cho là hoàn thành, dù muộn, nhưng đã cho thấy chủ đầu tư bắt đầu có động thái "minh bạch" thông tin về con đập mang lại cho người dân nhiều nỗi ám ảnh này.
Trong vòng hơn 1 năm qua, hơn 40 trận động đất lớn nhỏ xảy ra, mà tâm chấn đã được các nhà khoa học xác định là tại khu vực hồ chứa đập thủy điện Sông Tranh 2.
Nguyên nhân động đất, theo các nhà khoa học, được xác định là do hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 tích nước gây nên động đất kích thích.
Kết luận đã rõ ràng. Thế nhưng với người dân và lãnh đạo chính quyền địa phương, cùng một số nhà chuyên gia độc lập, vẫn còn nhiều câu hỏi về sự an toàn của hồ chứa lớn nơi đầu nguồn sông Thu Bồn vẫn chưa được trả lời. Cảm giác bất an vẫn còn nguyên đó.
Không phải đến bây giờ người dân nơi miền rừng này mới lo lắng hoang mang vì những tai biến thiên nhiên thường xảy ra nơi vùng rừng Trà My. Sạt lở núi, lũ quét kinh hoàng đã chôn vùi nhà cửa và hàng trăm sinh mạng trong lịch sử đã là quá đủ để thử lòng người dân nơi đây.
Nhưng đến khi hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào vận hành cách đây hơn 1 năm, thì nỗi lo âu đã "tràn đập".
Những bí ẩn trong lòng đường hầm đập thủy điện Sông Tranh 2 đã dần hé lộ. Ảnh: Vũ Trung
"Thấy nhiều lắm nhưng khó nói ra!"?
Có 1 câu hỏi là tại sao khi đập bị nứt, nước phun trào, báo chí lại bị cấm cửa? Những người có trách nhiệm tất nhiên có lý do của mình, nhất là liên quan đến "việc quy trách nhiệm".
Nhưng họ quên rằng chính sự thiếu công khai về thông tin đó cũng lại dấy lên những suy luận, rồi tin đồn thất thiệt, khiến người dân càng hoang mang.
Nguyên nhân động đất, theo các nhà khoa học, được xác định là do hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 tích nước gây nên động đất kích thích.
Kết luận đã rõ ràng. Thế nhưng với người dân và lãnh đạo chính quyền địa phương, cùng một số nhà chuyên gia độc lập, vẫn còn nhiều câu hỏi về sự an toàn của hồ chứa lớn nơi đầu nguồn sông Thu Bồn vẫn chưa được trả lời. Cảm giác bất an vẫn còn nguyên đó.
Rất may là "tuy muộn còn hơn không", cửa rồi cũng mở.
Người viết vẫn còn nhớ như in lời của ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My rằng, có gì mà chủ đầu tư bí mật không cho báo chí vào trong đường hầm của con đập này.
Người viết có hỏi ông Phong rằng ông đã vào đường hầm này chưa, và nhận được câu trả lời rằng đã 2 lần ông đi theo các đoàn công tác của tỉnh và trung ương vào. Lại hỏi ông thấy những gì, và ông lắc đầu bảo, thấy nhiều lắm, nhưng khó nói ra.
Cái điều "bí mật" khó nói của ông Phong cũng như các quan chức đầu ngành Quảng Nam cuối cùng cũng được "bật mí" - đó là nước phun trào trong lòng thân đập và chảy như mọi người đã nhìn thấy, đã biết.
Với nhiều công văn, văn bản kiến nghị và hàng chục cuộc họp của các đoàn công tác từ trung ương tới địa phương, cộng bao nhiêu cuộc hội thảo khoa học, cuối cùng Ban quản lý Dự án thủy điện này đã phải móc hầu bao ra hơn... 40 tỷ đồng để khắc phục sự cố.
"Vừng ơi, mở ra", người viết tự dưng chợt nhớ lại câu chuyện cổ tích xứ Ba Tư, mặc dù không có ý liên tưởng cái kho báu ngày xưa với bốn chục tỷ đồng nói trên.
* Xin bạn vui lòng gõ tiếng

Nợ công và vấn đề tái cơ cấu kinh tế

Một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế quốc dân của nước ta chính là thực hiện với hiệu quả tối ưu việc sung dụng các nguồn lực chủ yếu, bao gồm nguồn nhân lực, đồng vốn, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên…, huy động được từ trong nước lẫn ngoài nước.
Ai cũng có thể thấy rằng, trong điều kiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn năng lượng hóa thạch, đang ngày càng trở nên hiếm hoi, cạn kiệt, mỗi quốc gia trên hành tinh xanh trong nỗ lực phấn đấu để trở nên giàu mạnh hơn cần có chiến lược đúng đắn sử dụng các nguồn lực hợp lý hơn, tiết kiệm hơn và trên hết, hiệu quả hơn.
Hiệu quả hơn có nghĩa là vừa phải tiết kiệm nguồn lực, vừa đạt được kết quả năng suất tối ưu, chất lượng tốt nhất. Tiết kiệm nguồn lực không những mang ý nghĩa là sử dụng chúng một cách dè sẻn cả về số lượng và không lãng phí thời gian mà còn phải bảo vệ, tái tạo được chúng trong một môi trường sống tốt hơn cho một tương lai lâu dài. Đây không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của mỗi quốc gia đối với cộng đồng dân tộc của chính mình và đối với nhân loại. Đặc biệt, đồng vốn mà mỗi quốc gia huy động để đầu tư cho việc phát triển lực lượng sản xuất kinh doanh trong nước và tăng trưởng kinh tế dù là đồng tiền được thu từ thuế, vay từ trong nước hay vay từ nước ngoài cũng rất cần được sử dụng đúng đắn, không lãng phí, có hiệu quả cao và bảo toàn được nguồn vốn vì về bản chất đó cũng là những đồng tiền đã và sẽ phải tiết kiệm của người dân.
Như vậy, trong bối cảnh chúng ta đang tích cực thực hiện kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế quốc dân, vấn đề nợ công - nguồn vốn được huy động cho đầu tư công - cần được đặt ra và giải quyết một cách sáng suốt và thỏa đáng, vì tương lai phát triển của nền kinh tế quốc dân và của đất nước. Phân tích tình hình ngân sách của Việt Nam trong nhiều năm, chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam đã và đang theo đuổi một cách bền bỉ chính sách khiếm hụt ngân sách với mục tiêu được cho là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phải thừa nhận rằng trong thập niên cuối thế kỷ XX, khiếm hụt ngân sách nhà nước và con đẻ của nó là đầu tư công đã có một vai trò rất quyết định trong việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bên cạnh sự đóng góp lớn lao của khu vực kinh tế tư doanh đang trên đà phát triển nhờ quốc sách Đổi mới và Mở cửa. Thế giới bắt đầu nói đến sự xuất hiện của một con hổ mới ở Đông Nam Á.
Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, khiếm hụt ngân sách tiếp tục diễn ra thường xuyên và có xu hướng ngày càng gia tăng nhiều hơn. Từ năm 2009 đến năm 2011, theo ước tính của IMF và ADB, khiếm hụt ngân sách của Việt Nam nằm trong khoảng 6 - 8% GDP. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mặc dù khiếm hụt ngân sách gia tăng và đầu tư công vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng đầu tư toàn xã hội (39%), tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm dần và những bất ổn vĩ mô trở nên nghiêm trọng: lạm phát tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp tăng và khiếm hụt cán cân thương mại kéo dài. Điều này là lý do chính khiến nhiều nhà phân tích kinh tế vội vã nhận định rằng Việt Nam đang chạy theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà quên đi các mục tiêu ổn định vĩ mô. Thật ra, xét cho cùng, chính sách khiếm hụt ngân sách cùng với chiến lược phân bố các nguồn lực quốc gia chủ yếu trong thời gian qua đều hướng đến việc tăng trưởng quy mô của khu vực kinh tế nhà nước và cuối cùng chính sự kém hiệu quả của khu vực này đã làm giảm tốc độ tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tế quốc dân, đồng thời gây ra những bất ổn vĩ mô.
Tình trạng khiếm hụt ngân sách kéo dài trong nhiều năm đã kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ của nợ công. Tổng nợ công của Việt Nam đã tăng từ 40% GDP vào cuối năm 2007 lên đến 58,7% GDP vào thời điểm cuối năm 2011, trong đó nợ công đối với nước ngoài chiếm tỷ lệ 41,1% GDP. Thật ra, tỷ lệ nợ công hiện nay của Việt Nam (58,7% GDP) không phải đến mức độ đáng báo động, xét về cả số tuyệt đối lẫn tương đối. Quốc hội vừa rồi cũng đã thông qua dự luật cho phép Chính phủ nâng hạn mức tỷ lệ nợ công trên GDP còn cao hơn (65% GDP). Tuy nhiên, điều đáng quan ngại chính là ở chỗ hiệu quả của đầu tư công, đầu ra của các khoản nợ công, đã giảm thấp một cách khó tưởng tượng so với khu vực kinh tế dân doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh Việt Nam của Viện Cạnh tranh châu Á, hệ số ICOR của Việt Nam, chỉ số đo lường số đơn vị vốn cần tăng thêm để tạo thêm ra một đơn vị sản lượng, trong giai đoạn 2000-2006 và 2006-2008 lần lượt là 4,8 và 5,4. Con số này cao hơn rất nhiều so với con số tương ứng của các nước công nghiệp mới (NICs) trong thời kỳ đầu của tăng trưởng kinh tế 1961-1980. Ví dụ, trong giai đoạn này hệ số ICOR của Đài Loan là 2,7 và của Hàn Quốc là 3. Hệ số ICOR của Thái Lan trong giai đoạn cất cánh 1981-1995 là 4,1. Điều đáng lưu ý là khi tính toán hệ số ICOR của từng khu vực kinh tế, người ta nhận thấy rằng hệ số này của khu vực kinh tế nhà nước ước tính cao gấp 1,5 lần con số trung bình của toàn nền kinh tế và gấp đôi hệ số ICOR của khu vực kinh tế dân doanh. Đáng lo ngại hơn, hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước lại có xu thế càng ngày càng giảm thấp.
Trong những năm 2011 và 2012, ước tính hệ số ICOR của đầu tư công đã lên đến con số đáng lo ngại là 7,5 có nghĩa là để tạo ra một đồng sản phẩm, khu vực kinh tế nhà nước phải sử dụng đến 7,5 đồng vốn đầu tư. Sự kém hiệu quả của đầu tư công, đặc biệt là đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, đã kéo mức độ hiệu quả của đầu tư toàn xã hội xuống thấp. Theo một tính toán mới đây, hệ số ICOR của đầu tư tại Việt Nam lên đến con số 6, cao hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn nhỏ trong khu vực, khiến cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam giảm mạnh. Bên cạnh hiệu quả đầu tư thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR cao, khu vực kinh tế nhà nước, trong khi sử dụng nhiều đồng vốn hơn, lại tạo ra được ít việc làm hơn so với khu vực dân doanh. Thống kê cho thấy đầu tư công chiếm xấp xỉ 40% tổng đầu tư toàn nền kinh tế nhưng khu vực nhà nước chỉ tạo ra khoảng 10% số công ăn việc làm cho toàn xã hội. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư doanh chiếm 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng lại tạo ra tới 87% công ăn việc làm cho toàn nền kinh tế.
Chúng ta có thể cho rằng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước mang tính chất thâm dụng vốn (capital intensive) do đó ít tạo ra công ăn việc làm so với đầu tư tư nhân mang tính chất thâm dụng lao động (labor intensive). Tuy nhiên, sẽ khó giải thích được vì sao năng suất và hiệu quả của đầu tư công lại thấp hơn trong khi chi phí đầu tư cho máy móc, trang thiết bị hiện đại tốn kém hơn nhiều lần so với đầu tư tư doanh chưa kể các ưu đãi khác từ Nhà nước như được hưởng chính sách bảo hộ, chiếm vị trí độc quyền sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động, được thỏa mãn đầy đủ nhu cầu nguồn vốn đầu tư với chi phí thấp hơn... Không thể phủ nhận rằng các doanh nghiệp nhà nước đã có những đóng góp nhất định trong quá trình công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong những năm đầu của thời kỳ Đổi mới.
Tuy nhiên, do mở rộng quá nhanh không kiểm soát được về quy mô hoạt động, đầu tư dàn trải tràn lan trong mọi ngành nghề, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và bất động sản, cùng với tình trạng tiêu cực và tham nhũng trong quản lý điều hành và việc thiếu một cơ chế giám sát chặt chẽ, minh bạch đã khiến cho hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm sút, nguồn vốn đầu tư lớn đã bỏ ra không thu hồi được, khiến cho gánh nặng nợ công trong và ngoài nước ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa, sự kém hiệu quả này không chỉ ảnh hưởng đối với chất lượng tăng trưởng của khu vực kinh tế nhà nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực dân doanh, nạn nhân của môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng, đồng thời là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát và sút giảm công ăn việc làm trong nền kinh tế.
Đã đến lúc cần phải có một quốc sách phân bố nguồn lực quốc gia năng động và hiệu quả, trong đó có kế hoạch cắt giảm đầu tư công nhằm làm giảm nợ công, từ đó làm giảm áp lực khiếm hụt ngân sách, đồng thời đẩy nhanh chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm cải thiện sớm hiệu quả của đầu tư công.
Nhiều phân tích cho thấy chỉ cần giảm 1/3 đầu tư công từ ngân sách nhà nước, chúng ta đã có thể đạt đến mức cân đối ngân sách. Điều này có nghĩa là, nếu chỉ tập trung đầu tư công cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, giảm bớt đầu tư công cho các doanh nghiệp nhà nước, tập trung các nguồn lực quốc gia cho các khu vực kinh tế có hiệu quả cao là khu vực dân doanh và khu vực đầu tư nước ngoài, chúng ta có thể đạt một công đôi ba việc: tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tăng, chất lượng tăng trưởng tốt hơn, lạm phát giảm và nền kinh tế có cơ may tiến đến thăng bằng toàn dụng. Đây chính là thành quả đang được mọi người mong đợi từ kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế quốc dân.
  • Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Phong thủy: Cách bài trí phòng khách mang lại vận tốt

13/09/2012 15:25:54
 - Phong thủy phòng khách được coi là nòng cốt trong phong thủy nhà ở, ảnh hưởng đến hung cát trong tổng thể vận nhà, từ sự thăng trầm của sự nghiệp đến tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình...
1. Phương hướng:
Vị trí tốt nhất của phòng khách là vị trí nằm ở phần nửa trước của căn nhà, dựa gần vào cửa chính, để thuận tiện cho việc thu nạp nguồn khí từ cửa chính. Nếu cần qua một đoạn hành lang mới đến được phòng khách, thì hành lang phải sạch sẽ, chiếu sáng đầy đủ để tránh cản trở không khí phòng khách. Nếu là thiết kế nhà tầng, thì phòng khách nên nằm ở tầng 1.
2. Bố cục:
Bố cục phòng khách tốt nhất là hình vuông hoặc hình chữ nhật. Khu ghế ngồi không được xung sát đến góc nhà, ghế sô pha không bị đà cột bên trên áp xuống. Nếu phòng khách hình chữ L, có thể dùng đồ nội thất tách thành hai khu vực hình vuông, xem như là hai gian phòng độc lập.
Phòng khách nên có hình vuông hoặc hình chữ nhật
Phòng khách nên có hình vuông hoặc hình chữ nhật
3. Trang trí:
Vật phẩm có góc sắc nhọn (như dao kiếm), súng, bằng khen, tiêu bản động vật đều không nên treo trên tường. Vì những vật dụng này đều sinh âm khí, dẫn đến cãi vã hay hành vi bạo lực.
4. Bài trí phong thủy:
Bất cứ việc bài trí vật cát tường phong thủy đều căn cứ vào 8 ham muốn lớn của đời người (gia đình, tiền tài, danh vọng, hôn nhân, con cái, quý nhân, công việc, tri thức) và phương vị quẻ mệnh cá nhân, tốt nhất là nên mời thầy có chuyên môn về xem kỹ càng.
5. Tám phương vị:
Vẽ trước mặt bằng phòng khách, đánh dấu tỉ mỉ vị trí cửa ra vào và cửa sổ, chia phòng khách thành 9 phần bằng nhau, đánh dấu phương vị đối ứng với 8 ham muốn lớn của đời người. Vẽ ra trung tâm của phòng khách, sau đó dùng la bàn định hướng phương vị của phòng khách, đặc biệt là vị trí cửa chính. Cuối cùng dùng nguyên lý ngũ hành tương sinh tương khắc xúc tác cho 8 ham muốn lớn của đời người.
6. Hướng chính Bắc:
Vận sự nghiệp, chủ màu đen và màu xanh da trời. Hướng này thuộc hành Thủy. Đặt các vật phẩm thuộc hành Thủy ở hướng này có tác dụng hỗ trợ cho vận sự nghiệp của người ở. Ví dụ như bể cá cảnh, tranh sơn thủy… hoặc dùng các đồ trang trí thuộc hành Kim màu đen cũng được. Vì Kim có thể sinh Thủy.
7. Hướng chính Nam:
Vận danh tiếng, chủ màu đỏ. Hướng chính Nam nếu bài trí phong thủy tốt sẽ đem lại danh tiếng cho gia đình, đặc biệt là người phụ trách làm ăn buôn bán. Hướng chính Nam thuộc hành Hỏa, thích hợp cho việc treo các tranh phượng hoàng, Mặt Trời mọc... Thảm màu đỏ hoặc các vật phẩm trang trí đồ gỗ màu đỏ (vì Mộc sinh Hỏa) cũng rất thích hợp. Đặt đèn chiếu sáng ở hướng này cũng có thể tăng cường vận danh tiếng. Nếu đặt gương ở vị trí này thì cần đặt gương nhỏ một chút, vì gương thuộc hành Thủy, mà Thủy sẽ diệt Hỏa, không tốt cho vận thế danh tiếng.
Phòng khách hướng chính Nam, chủ màu đỏ
Hướng chính Nam, chủ màu đỏ
8. Hướng chính Đông:
Vận sức khỏe, màu lục. Đặt các cây cảnh ở khu vực này có thể tăng sức khỏe và trường thọ cho gia đình bạn. Các vật phẩm thuộc hành Thủy hay tranh sơn thủy cũng có tác dụng hỗ trợ, vì Thủy có thể nuôi Mộc.
9. Hướng Tây Bắc:
Vận quý nhân, chủ màu trắng. Tăng cường năng lượng cho hướng này có tác dụng tăng thêm vận quý nhân và quan hệ xã hội. Khu vực này thuộc hành Kim, nên thích hợp cho việc đặt các đồ trang trí thuộc hành Kim màu trắng, màu vàng và màu bạc, ví dụ như các vật phẩm điêu khắc kim loại hay đèn bàn chụp hình trụ tròn màu trắng đế kim loại. Dùng xâu tiền cổ dây đỏ hoặc treo chuông gió bằng kim loại cũng có thể thu hút vận quý nhân.
10. Hướng Đông Bắc:
Vận văn xương, chủ màu vàng. Nếu bạn có trẻ nhỏ sắp tham gia thi cử, tốt nhất cần chú ý đến bố cục phong thủy của hướng này. Khu vực này thuộc hành Thổ, ưa dùng màu vàng và màu đất. Các vật phẩm hành Thổ như bình hoa bằng gốm sứ cũng thích hợp cho việc tăng cường năng lượng ở khu vực này. Thủy tinh tự nhiên cũng có hiệu quả.
Hướng Đông Bắc chủ màu vàng
Hướng Đông Bắc chủ màu vàng
11. Hướng Tây Nam:
Vận đào hoa, chủ màu vàng. Nếu bạn muốn tăng thêm vận thế hôn nhân hay tình yêu, thì hướng này của phòng khách là cực kỳ quan trọng. Hướng Tây Nam thuộc hành Thổ. Cách xúc tác cũng giống như hướng Đông Bắc.
12. Màu sắc:
Nên căn cứ vào phương hướng của phòng khách so với tổng thể ngôi nhà để chọn màu sắc chính xác, có thể tăng thêm hiệu quả phong thủy. Ví dụ, nếu phòng khách nằm ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc của ngôi nhà thì nên dùng gam màu vàng. Nếu nó nằm ở hướng Đông Nam hay hướng Chính Đông của ngôi nhà nên dùng màu lục. Phòng khách nằm ở hướng Bắc thì nên dùng màu xanh da trời. Còn nếu nó nằm ở hướng Nam thì nên dùng gam màu đỏ. Nằm ở hướng Tây Bắc hoặc hướng Tây thì nên dùng màu trắng, màu bạc hoặc màu vàng kim.
13. Đồ dùng gia đình:
Tạo hình đồ dùng gia đình cần chắc chắn, sử dụng ghế ngồi và ghế sô pha lưng tựa cao, vì không những đem lại cảm giác thoải mái mà còn tượng trưng cho việc đời sống gia đình có chỗ dựa vững.
14. Cửa nên mở từ bên trái
Cái gọi là Tả thanh long, Hữu bạch hổ. Thanh long thì ở bên trái, nên động, bạch hổ thì ở bên phải, nên tĩnh. Do vậy toàn bộ cửa mở từ bên trái là cát, cũng chính là từ trong ra ngoài, cửa đặt đều hay về bên trái. Lúc mở cửa nếu có sự đảo lộn trái phải dễ dẫn đến cãi cọ trong gia đình.
15. Nên lắp tấm ngăn giữa cửa chính với phòng khách
Phong thủy cần “Hỉ hồi huyền, kỵ trực xung”, nghĩa là ưa chuyển hồi, kỵ trực xung. Giữa cửa chính với phòng khách nên có một tấm ngăn hay tủ thấp che chắn, giúp trong ngoài bớt xung sát, lý khí được chuyển vận và lưu tụ ở phòng khách. Phần trong chỗ ở kín đáo, bên ngoài không dễ nhìn vào, điều này tượng trưng nối dài phúc khí.
Lắp tấm ngăn giữa cửa chính và phòng khách
Lắp tấm ngăn giữa cửa chính và phòng khách
Tuấn Ngọc (Theo ifeng)
Khán giả mất niềm tin vào truyền hình thực tế ở Việt Nam
SGTT.VN - Top Model lộ kết quả, The Voice lùm xùm nghi án dàn xếp... là những tai tiếng làm khán giả không còn hứng thú với các sô truyền hình thực tế.
Phương Uyên (giữa) đã xin từ chức Giám đốc âm nhạc của The Voice phiên bản Việt. Tuy vậy, lời xin lỗi của chị vẫn không giúp khán giả lấy lại được niềm tin với chương trình truyền hình thực tế này. Ảnh: giaoduc.net
Thông tin dồn dập những ngày qua về việc giám đốc âm nhạc chương trình Giọng hát Việt - Phương Uyên - bị tố dàn xếp kết quả, hay Vietnam's Next Top Model 2012 bị nghi lộ kết quả top 6 chung cuộc là những giọt nước tràn ly, khuấy đục mặt hồ (vốn dậy sóng từ lâu) của "reality show" phiên bản Việt.
Các thông tin về buổi họp báo giải trình vụ việc của nhà sản xuất The Voice và nhạc sĩ Phương Uyên thu hút hàng trăm comment gửi về VnExpress.net. Độc giả Nguyễn Thanh Hải cho rằng, ban tổ chức đang bưng bít sự thật, còn độc giả Quang Ninh than thở "khán giả đang bị chơi một cú thật đau".
"Thấy bị lừa dối, bị mất niềm tin" là cảm giác chung của nhiều người. Trên các diễn đàn mạng hoặc mạng xã hội, nhiều khán giả đang bày tỏ sự ngán ngẩm, dị ứng với các chương trình ngoại được du nhập về và chế biến lại bằng "gia vị" nội.
Các chương trình như: Thần tượng Việt Nam (Vietnam Idol), Tài năng Việt Nam (Vietnam's got talent), Bước nhảy Hoàn vũ (Dancing with the stars), Hợp ca tranh tài (Clash of the Choirs), Cặp đôi hoàn hảo (Just the two of us), Tìm kiếm người mẫu Việt (Vietnam's Next Top Model) chiếm lĩnh màn ảnh nhỏ trong nước nhiều năm qua. Đó chỉ là một phần trong số rất nhiều chương trình truyền hình thực tế trong nước. Nhưng dễ nhận thấy, chỉ có những chương trình dính tai tiếng, vướng scandal mới được nhớ lâu và hút khán giả. Xâu chuỗi hàng loạt scandal, người ta lại nhận ra bóng dáng của những công thức, những chiêu trò không mới được lặp đi lặp lại, đủ làm nhức nhối dư luận.
Lùm xùm của chương trình Giọng hát Việt bắt đầu từ việc một clip dài 8 phút tố nhạc sĩ Phương Uyên dàn xếp kết quả. Scandal lộ clip từng xuất hiện tại cuộc thi Vietnam Idol 2010 khi băng ghi âm thí sinh Đức Anh "văng tục, chửi thề" được tung ra gây xôn xao dư luận.
Năm 2011, chương trình Cặp đôi hoàn hảo - cuộc thi hát dành cho ca sĩ chuyên nghiệp và người bán chuyên nghiệp lần đầu tiên về Việt Nam thu hút sự quan tâm của khán giả. Thế nhưng ngay trong vòng đấu loại trực tiếp đêm bán kết, một clip được tung lên mạng vang lên giọng nói của giám khảo Siu Black: "Chọn áo đỏ đúng không". Điều này làm dấy lên nghi vấn có sự dàn xếp kết quả.
Sự cố của mẹ con Quỳnh Anh ở Vietnam's Got Talent là một điều đau lòng, bởi một cô gái trẻ đã phải hứng chịu búa rìu dư luận không đáng có chỉ từ một cuộc chơi. 
Tương tự, chương trình Vietnam's Got Talent 2011 cũng dính lùm xùm khi mẹ của thí sinh Quỳnh Anh lên tiếng tố cáo nhà sản xuất đã cắt xén, dàn dựng kịch bản nhằm mục đích thương mại, câu khách. Theo bà, ngay từ đầu, chương trình đã cho đạo diễn sắp xếp, yêu cầu con gái và gia đình bà nói gì, mặc gì. Sự việc không ngừng lại đó, mẹ của thí sinh này tiếp tục gửi đơn lên Quốc hội, tố cáo chương trình đã lợi dụng con bà và làm tổn thương tinh thần gia đình bà khi bị dư luận "ném đá".
Còn chuyện lộ kết quả, Vietnam's Next Top Model đã vấp phải vào mùa giải 2011. Khi cuộc thi mới đi đến tập 8 với 9 thí sinh còn lại, danh sách 4 gương mặt cuối cùng đã rò rỉ ra ngoài. Kết quả nhất - nhì - ba còn bị nghi ngờ là đã có sẵn, không phụ thuộc vào màn trình diễn trong đêm chung kết, khi cư dân mạng phân tích các bức ảnh ở phần thi photoshoot và phát hiện ra cùng một tốp vũ công phân thân diễn cùng lúc với cả Hoàng Thùy và Trà My. Những tưởng ban tổ chức, nhà sản xuất sẽ rút được kinh nghiệm. Nhưng không, Vietnam's Next Top Model 2012 tiếp tục gây hụt hẫng khi top 6 thí sinh được cho đã lộ diện khi mùa giải năm nay mới ở chặng đầu.
Trước những dấu hỏi về tính bảo mật của chương trình, mới đây, ban tổ chức chỉ phát đi một thông cáo với lời giải thích: "Những ngày qua chúng tôi có nghe một số thông tin kết quả của chương trình. Thay mặt ban tổ chức Vietnam's Next Top Model 2012, chúng tôi không đưa ra bất cứ bình luận gì vì tất cả dự đoán trên đều không có căn cứ. Vì vậy muốn biết kết quả của sự việc này như thế nào xin mời các anh, chị tiếp tục đón xem chương trình. Chắc chắn Vietnam's Next Top Model 2012 sẽ còn mang tới nhiều bất ngờ thú vị".
Cho rằng khán giả, báo chí suy đoán top 6 không căn cứ, rõ ràng ban tổ chức đang mâu thuẫn với chính những thông tin họ cung cấp. Bởi ngay từ buổi họp báo ngày 8/8, chính ban tổ chức phát đi thông tin top 5 của cuộc thi năm nay sẽ có cơ hội sang kinh đô thời trang New York để chụp ảnh thời trang và ảnh bìa cho một tạp chí danh tiếng.
Khán giả sẽ tiếp tục chờ xem kết quả của Vietnam's Next Top Model 2012 sẽ như thế nào. Nhưng yếu tố "bất ngờ thú vị" như ban tổ chức đang cố gắng thuyết phục được người xem sẽ khó xảy ra khi ấn tượng về một kịch bản được dàn dựng công phu vẫn còn in đậm.
Liệu khán giả có còn háo hức với Vietnam's Next Top Model 2012 khi nghi án về việc lộ kết quả vẫn chưa được nhà sản xuất giải đáp thỏa đáng? 
Nhiều sô thực tế ở Việt Nam khoác chiếc áo là chương trình thiên về các lĩnh vực nghệ thuật: khiêu vũ, âm nhạc, thời trang... Nhưng thực tế, xem chúng, người ta vẫn thấy thiếu bóng dáng của sự chuyên nghiệp, sáng tạo, hóm hỉnh, hài hước và trí tuệ. Thay vào đó là đầy rẫy chiêu trò tố cáo, bôi xấu, vạch mặt nhau, đan xen các tình huống bi kịch đẫm nước mắt... Những điều này khiến cho khán giả từ chỗ ban đầu háo hức đón xem vì rung cảm thực sự, sau đó vỡ lẽ mình đang đặt niềm tin vào những cuộc chơi không "thực tế" như tên gọi.
Thực ra, ngay cả American Next Top Model phiên bản gốc cũng có những lùm xùm và bị chỉ trích vì trò xấu. Janice Dickinson, cựu giám khảo của chương trình, từng chia sẻ với báo chí, cuộc chơi này không phải ban giám khảo có quyền quyết định người chiến thắng mà chính nhà quảng cáo mới toàn quyền. Vì không chấp nhận sự lũng đoạn này, bà đã rời bỏ cuộc chơi. Janice Dickinson cho rằng, những phiên bản của Next Top Model trên khắp thế giới cũng chịu cảnh tương tự.
Truyền hình thực tế trước hết vẫn chỉ là một sân chơi, một sô giải trí. Một khi đã cuộc chơi, điều quan trọng nhất vẫn là niềm vui. Thế nhưng, với cách thức hoạt động của một vài chương trình truyền hình thực tế trong nước gần đây, có thể thấy, chuyện chơi bị đẩy lên với những cách thực hiện, nhìn nhận quá nghiêm trọng, cuốn theo vòng xoáy của: Thí sinh khóc, ức chế, giám khảo căng thẳng, khán giả hụt hẫng.
Một khi đã đẩy cảm xúc của người xem lên cao độ thì việc nhà sản xuất phải chấp nhận phản ứng dữ dội, khốc liệt khi có xảy ra nghi vấn dàn xếp kết quả là đương nhiên. Hậu quả là niềm tin của khán giả vào các chương trình vơi đi khá nhiều.
THEO VNEXPRESS

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy