Ông Trần Xuân Giá: 'Tôi có bảo bối để bảo vệ mình' ngày 28/9/12 thứ sáu



Sáng 28/9/12 thứ sáu, tức 13/8/NT VTH còn 88 ngày đến U 60; Bầm ngồi chơi cùng 3 Capi đón trung thu. Hôm nay trời HN nắng đẹp...Hôm qua kỵ nhật cụ Vũ Đình Nhượng tại nhà Đào Sơn 84 QT được bình thường, các cháu dự kiến sang năm mới sang cát cho bà Đào Thị Viển.
1.                             "Ở trong con người có nhiều điều đáng phục hơn là những điều đáng kính." Camus  
2.                             "Hãy làm cho cuộc đời bạn tràn đầy sự ngọt ngào. Hãy nói những lời nói thân thương khi bạn còn nghe được & khi tim bạn còn rung động- Henry Becher"
Ông Trần Xuân Giá: 'Tôi có bảo bối để bảo vệ mình'
TP - Trước khi bị khởi tố, ông Trần Xuân Giá nói với PV Tiền Phong ngày 21-9 rằng ông có bảo bối để bảo vệ mình.
  
Ông nói: Bảo bối của tôi hiện nay là cái mà pháp luật không có quy định, không cấm thì doanh nghiệp và người dân được làm.
Tôi là “cha đẻ” của Luật Doanh nghiệp nên tôi có thể nói đấy là quy định tiến bộ nhất, là “đứa con” sung sướng nhất cả cuộc đời làm việc, tuy nó chưa hoàn chỉnh, còn phải hoàn thiện.
Trước năm 1989 khi Luật Doanh nghiệp chưa ra đời, người dân làm bất kỳ việc gì miễn là nhà nước cho phép, còn sau đó, thì được phép làm bất kỳ việc gì mà pháp luật không cấm.
Trong khi đó, Cơ quan CSĐT giải thích lý do một số cựu lãnh đạo ACB, trong đó có ông Giá, bị khởi tố như báo Tiền Phong đã đăng.
P.C
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị:
Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong giải quyết khiếu nại, tố cáo 
Cập nhật lúc: 28/09/2012-08:29:18
KTĐT - Sáng qua (27/9), dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND Thành phố đã tổ chức Hội nghị giao ban quận, huyện, thị xã và các sở, ngành về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (KN - TC) liên quan đến quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn TP.
 
 
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị phát biểu kết luận Hội nghị. Ảnh: Thanh Hải 
 
 
Theo đánh giá của Ban Cán sự Đảng UBND TP, 9 tháng đầu năm, tình hình KN - TC có chiều hướng gia tăng về số lượng và số đoàn đông người. Tính chất các vụ khiếu nại diễn biến phức tạp như: Khiếu kiện gay gắt, tổ chức theo đoàn; kích động, lôi kéo làm mất trật tự công cộng; trong đó, khiếu nại về đất đai, GPMB chiếm tỷ lệ cao (75%). Các cơ quan TP đã tiếp hơn 15.000 lượt công dân đến KN - TC (3.370 lượt về quản lý đất đai, 4.654 lượt về GPMB, 2.064 lượt về tranh chấp đất đai), riêng lãnh đạo TP đã tiếp 449 lượt người, thông qua đó đã kịp thời chỉ đạo các địa phương và các ngành chức năng giải quyết dứt điểm các vụ KN - TC, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân. Nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng, đã được xử lý dứt điểm như tại khu xử lý rác thải ở Sóc Sơn và Sơn Tây, tranh chấp đất ở Phú Túc (huyện Phú Xuyên), dự án Cung Hữu nghị Việt - Trung, dự án đường 2,5 ở quận Hoàng Mai…
 

Từ đầu năm đến nay, toàn TP đã tiếp nhận, thụ lý 1.225 vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai và GPMB, đã giải quyết theo thẩm quyền gồm 785 vụ khiếu nại, 161 vụ tố cáo. Qua giải quyết đã kiến nghị thu hồi 2.737 triệu đồng, trên 6,7ha đất, thu hồi 7 giấy chứng nhận, trả lại cho công dân 25.649 triệu đồng và 634m2 đất.

 Mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng vẫn còn tình trạng các đơn vị chưa gắn việc tiếp công dân với giải quyết KN - TC, phòng chống tham nhũng và cải cách hành chính. Một số vụ việc chậm giải quyết, gây bức xúc cho người dân và phát sinh khiếu kiện vượt cấp. Thậm chí có nơi, có chỗ còn biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết KN - TC còn hạn chế làm giảm lòng tin của người dân vào bộ máy chính quyền các cấp. Ngoài yếu tố khách quan về cơ chế chính sách, có nguyên nhân do quản lý đất đai còn lỏng lẻo, nhận thức, trách nhiệm một bộ phận cán bộ còn thấp, công tác tuyên truyền, vận động chưa quan tâm đúng mức là những lý do chính dẫn đến tình trạng KN - TC phức tạp như hiện nay.

Tham gia ý kiến tại Hội nghị, lãnh đạo các quận, huyện đều cho rằng hiện một số cơ chế chính sách chưa đồng bộ chính là "rào cản" lớn nhất trong công tác GPMB, dẫn đến KN - TC. Tuy nhiên, nếu chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu phải giải quyết, tình trạng này sẽ được hạn chế. Giám đốc Sở TN&MT Vũ Văn Hậu thừa nhận, hiện một số chính sách pháp luật quy định về thu hồi đất còn bất cập. Ví dụ, năng lực tài chính chủ đầu tư được quy định trong Luật Đầu tư, Luật Xây dựng chưa rõ, tạo kẽ hở cho doanh nghiệp vi phạm, nhất là trong chuyển nhượng đất đai, nhà xưởng. Khi cơ quan chức năng vào cuộc thậm chí bị kiện ngược với lý do làm khó doanh nghiệp.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý quy hoạch; kiên quyết thu hồi và không phê duyệt với những dự án không hiệu quả, không cần thiết và chưa có điều kiện thực thi; tiếp tục thu hồi những dự án không hiệu quả để giảm thiểu bức xúc của nhân dân.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đánh giá cao sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm của hệ thống chính trị để giải quyết tốt nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp trên địa bàn. Đồng chí cho rằng, đây là công việc khó, nhưng không vì thế mà các cấp, các ngành không tập trung thực hiện, bởi nếu làm hiệu quả thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của TP. Tán thành với các nguyên nhân dẫn đến KN - TC còn phức tạp, Bí thư Thành ủy yêu cầu mỗi cán bộ làm công tác liên quan đến đất đai, GPMB phải đặt mình vào vị trí người dân để có suy xét thấu đáo, từ đó đưa ra hướng giải quyết hài hòa, đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, nhà đầu tư và nhân dân.
   
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị yêu cầu các cấp, các ngành phải quán triệt quan điểm chỉ đạo giải quyết KN - TC là nhiệm vụ quan trọng, gắn với đấu tranh phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính. Trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Các sở, ngành cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách về giải quyết KN - TC; phối hợp tốt với chính quyền các cấp thực hiện công khai, dân chủ, công bằng để xử lý linh hoạt các vụ việc, đảm bảo quyền lợi tối đa cho lợi ích người dân, giảm bớt khiếu kiện. Tuy nhiên, với những trường hợp cố tình lợi dụng để lôi kéo, kích động người khác tham gia khiếu kiện, cần kiên quyết xử lý thích đáng.

Theo đồng chí Bí thư Thành ủy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết KN - TC thì các cơ quan chức năng phải vào cuộc ngay khi vụ việc mới xảy ra và tổ chức đối thoại kịp thời. Giải quyết phải dứt điểm, tránh tình trạng chỉ dừng ở việc chuyển đơn, nhận đơn theo đúng thẩm quyền, đúng thủ tục. Cùng với đó là tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực thi công vụ; phát huy vai trò giám sát của HĐND, MTTQ; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật; chủ động cung cấp thông tin cho báo chí để tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
 
 
 
Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên  Trương Thế Cầu:  Nên quy định giá đất ổn định thời gian dài hơn

Giá đất cần sửa đổi theo thời gian dài hơn chứ không phải một năm như hiện nay,  tránh gây tâm lý chờ đợi của người dân  để giá đất cao hơn, quyền lợi tốt hơn. Tôi cho rằng, ít nhất phải xây dựng bảng giá đất có thời hạn 3 - 5 năm để tạo sự ổn định.

Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm Lê Văn Thư: Đền bù tái định cư nên tính giá trị cụ thể 

Có một số bất cập trong thực hiện bồi thường, GPMB. Ví như có hộ mất 10m2 đất được tái định cư 30m2, trong khi mất 35m2 cũng chỉ được 80m2. Đề nghị cần xây dựng phương án đơn giản, đảm bảo công bằng hơn như tính giá trị cụ thể  theo từng mét vuông để lên phương án đền bù tái định cư, không nên đưa ra các hạn mức như hiện nay.

Chủ tịch UBND quận Long Biên  Đỗ Mạnh Hải: Sớm hoàn thiện các chính sách liên quan đến GPMB

TP cần sớm hoàn thiện các chính sách liên quan đến GPMB, bởi hiện một số dự án vẫn cần cơ chế đặc thù. Ví như thủ tục GPMB về đất ở, thường kéo dài 2 năm, nhất là những dự án lớn, trong khi giá ban hành thấp, chỉ bằng 30% giá thị trường, nhưng vẫn phải làm đúng thủ tục này, rồi lại xin điều chỉnh, rất mất thời gian.

Quốc Toản


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH 2

Bánh trung thu giá 12 triệu đồng

Năm nay, hộp bánh trung thu đắt nhất có giá gần gấp đôi sản phẩm cao nhất năm ngoái. Đại diện các thương hiệu cho biết, sản phẩm đi kèm là điểm nhấn tạo khác biệt và dẫn tới chênh lệch về giá cả.
Bánh trung thu làm từ vàng ròng
Bánh trung thu 'ăn theo' trào lưu Angry Birds

Nếu như năm ngoái hộp bánh trung thu cao cấp của khách sạn Daewo (Hà Nội) giành vị trí đắt nhất thị trường với giá 6,06 triệu đồng thì năm nay, khách sạn Hà Nội tung ra sản phẩm Vương Kim Tri Ngộ có giá niêm yết tới 11.998.000 đồng. Sản phẩm này gồm 4 bánh cỡ lớn nhân sen trắng, hai lòng đỏ trứng mặn, một chai rượu và 3 chiếc ly.
Dòng sản phẩm này còn có 2 loại niêm yết giá lần lượt là 6.798.000 đồng, 4.398.000 đồng một hộp 4 bánh cỡ lớn cùng sản phẩm đi kèm đa số là các loại rượu. Trong số 18 sản phẩm của khách sạn Hà Nội vào mùa trung thu năm nay, 5 loại bánh có giá trên 4 triệu đồng và 2 loại khác gần 4 triệu đồng mỗi hộp.
Hộp bánh đắt nhất của mùa trung thu năm nay. Ảnh: Anh Quân
Cũng như những năm trước, các hộp bánh trung thu tiền triệu của các hãng đều có sản phẩm đi kèm là rượu ngoại. Kim Long kết nguyệt năm, loại bánh cao cấp nhất của khách sạn Deawoo năm nay, cũng có giá niêm yết hơn 6 triệu đồng, đi kèm là một chai rượu được bán trên thị trường với giá 2,4 triệu đồng. Các loại bánh khác của dòng này cũng dao động từ 2,4 đến 4 triệu đồng một hộp 4 chiếc.
Đắt nhất của thương hiệu bánh trung thu Long Đình năm nay là dòng An Quý với mức giá dao động từ 2 triệu đến 4,28 triệu đồng một hộp. Đặc trưng của dòng này ngoài rượu kèm theo còn có một hộp chè trang trí khá bắt mắt.
Hộp bánh VIP bạch kim đắt giá nhất năm nay của khách sạn Hilton có giá 3,8 triệu đồng. Ngoài ra khách sạn này còn có hộp bánh VIP vàng giá 2,8 triệu đồng.
Sản phẩm đắt nhất của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội năm nay có giá mềm hơn, niêm yết là 2,1 triệu đồng. Các thương hiệu bánh trung thu như Thu Hương, Maison Gâteaux, Kinh Đô, Bảo Ngọc... cũng đều có những sản phẩm cao cấp, giá dao động từ 1 triệu đến 2 triệu đồng một hộp 4 đến 6 bánh.
Ảnh
Các thương hiệu bánh trung thu Kinh Đô, Bảo Ngọc... cũng đều có những sản phẩm cao cấp, giá dao động từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Ảnh: Anh Quân
Đại diện của khách sạn Hà Nội cho biết, năm nay, tuy có nhiều sản phẩm cao cấp nhưng dòng bánh truyền thống giá dao động trên dưới 700.000 đồng vẫn được khách hàng ưa chuộng nhất. “Các dòng bánh này có giá bình dân, kích thước tầm trung nên có nhiều đơn hàng hơn. Cũng như những năm trước, khách hàng của chúng tôi năm nay chủ yếu những khách hàng doanh nghiệp", vị này nói.
Anh Phạm Huy – Đại diện truyền thông thương hiệu bánh Long Đình cũng cho hay, hai dòng sản phẩm bán chạy nhất năm nay có giá 758.000 đồng và 980.000 đồng. "Đây cũng là 2 loại bánh chủ lực của nhà hàng Long Đình trong mùa trung thu năm 2012 bởi vì mặt hàng này có mức giá bình dân, phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng", anh Huy nói.
Đại diện của hai thương hiệu bánh trung thu cao cấp đều cho biết, hiện các mặt hàng đã được tiêu thụ gần hết bởi vì các hãng chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng. "Chúng tôi còn chủ yếu là các sản phẩm giá bình dân, dự định bán từ nay đến trung thu sẽ hết", anh Huy cho hay.
Về sự khác biệt giữa các sản phẩm có giá bình dân và cao cấp, anh Huy cho biết, chất lượng bánh của các dòng về cơ bản đều giống nhau. "Điểm khác biệt dẫn tới sự chênh lệch về giá cả là do các sản phẩm đi kèm, thiết kế bao bì", vị này giải thích.
Đồng quan điểm với anh Huy, đại diện của khách sạn Hà Nội cũng cho hay, chất lượng bánh cơ bản giữa các dòng sản phẩm là giống nhau. "Các hộp bánh giá cao thường là những hộp có kích thước lớn hơn một chút. Các loại rượu đi kèm càng sang thì giá lại càng đắt", vị này nói.
Trên thị trường, chai rượu đi kèm trong hộp bánh có giá gần 12 triệu đồng được bán với giá trên 5 triệu đồng. Như vậy thì 4 chiếc bánh cùng 3 chiếc ly thực tế lại được tính giá khá cao. Với phép tính tương tự đối với những hộp bánh của các thương hiệu khác cũng cho thấy thực tế tương tự.
>> Ngắm những hộp bánh trung thu tiền triệu

Ngọc Tuyên

"EVN liều thật!"

Thứ sáu 28/09/2012 06:00
“EVN liều thật. Họ đã hợp pháp hóa tài liệu của hội thảo thành nghiên cứu khoa học về động đất kích thích tại thủy điện Sông Tranh 2 (TĐST2). Thậm chí họ liều đến mức còn “bịa” rằng trong báo cáo phân tích... của tôi đánh giá về TĐST2”.
Đập thuỷ điện Sông Tranh 2 thấm nước và sạt lở.
TS Địa lý, Sinh vật Lê Trần Chấn ngỡ ngàng thốt lên như vậy khi thấy tên mình bỗng dưng có trong báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình TĐST2 của Tập đoàn Điện lực VN lập vào tháng 12.2006, được đăng trên báo Lao Động ngày 26.9.

Bí ẩn những cơn rung chấn

Báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình TĐST 2 của EVN, tại mục IV.2.1.5: Đánh giá động đất kích thích khi xây dựng dự án có nêu: “Theo tác giả Lê Trần Chấn - Viện Địa lý thuộc TTKHTN&CN quốc gia trong “Phân tích các hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các dự án thuỷ điện” năm 2002 thì: Điều kiện để hồ chứa TĐST2 có khả năng gây động đất kích thích là: Dung tích của hồ chứa phải đạt trên 109m3; vùng hồ chứa có chiều cao cột nước tối thiểu là 100m và trong điều kiện đất đá vùng hồ và khu vực lân cận bị chia cắt bởi các đứt gãy kiến tạo và phân dị mạnh”.
Và cùng với “Kết quả của báo cáo đánh giá độ nguy hiểm động đất ở khu vực công trình TĐST2 do Viện Vật lý địa cầu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam lập tháng 8.2005. Chủ đầu tư đã kết luận: Như vậy, trong điều kiện trên và so sánh với các thông số hồ chứa và đập dâng, điều kiện đứt gãy địa chất và hiện tượng khả năng cực đại xuất hiện động đất vùng dự án có thể đánh giá hồ TĐST2 khi tích nước sẽ không có khả năng gây động đất kích thích, không gây rủi ro môi trường”(!).
Tiến sĩ Lê Trần Chấn.
“Cơn thịnh nộ” trong lòng đất lại không “chiều lòng” EVN. Chủ đầu tư vừa mới hàn vá xong những vết nứt tại thân đập, vừa mới tuyên bố là thân đập đã an toàn (mặc dù trong hồ chứa nước ở mực chết nên chưa có điều kiện để kiểm chứng kết quả hàn vá) thì lại xảy ra liên tiếp với mật độ dày đặc những cơn rung chấn, khiến người dân Bắc Trà My sống trong sợ hãi. Còn chủ đầu tư dù lo ngay ngáy vẫn phải hùng hồn tuyên bố: An toàn và trấn an người dân “yên tâm sống”.
Động đất ở Bắc Trà My chỉ là động đất kích thích do tác động của hồ chứa nước, sẽ dần dần ổn định trong thời gian nhất định. Nhưng với kết luận động đất kích thích đó đã mâu thuẫn với chính báo cáo mà EVN đã lập và được Bộ Tài nguyên - Môi trường thẩm định, phê duyệt.
Xử lý sự cố thấm nước đập thuỷ điện Sông Tranh 2.
EVN rơi vào tình thế “khó ăn khó nói” không chỉ với dư luận mà với cả Bộ TNMT về độ chuẩn xác của nghiên cứu khoa học trong “Báo cáo đánh giá tác động môi trường TĐST2” của EVN. Vì hồ chứa nước ở mực nước chết chưa đạt ngưỡng cực đại như kết quả đánh giá độ nguy hiểm động đất ở khu vực công trình TĐST 2.
Trong báo cáo quan trọng có tính quyết định cho đơn vị thiết kế công trình TĐST 2, chủ đầu tư cũng không hề có kết quả nghiên cứu về động đất tự nhiên (do kiến tạo) trong khi các nhà khoa học về địa chất, kiến tạo đã lập được bản đồ đứt gãy kiến tạo khu vực Bắc Trà My..
Đập thuỷ điện Sông Tranh 2 thấm nước và sạt lở.
“Bí ẩn” những cơn rung chấn ở Bắc Trà My là do tác động kích thích kiến tạo hay là sự “cộng hưởng” của cả hai? là vấn đề mà các nhà khoa học cần phải tìm ra để đảm bảo an toàn cho tính mạng hơn 1,4 triệu người dân Quảng Nam mà trên đầu đang treo lơ lửng... quả bom nước.

TS sinh học... “nghiên cứu” động đất?

Tiếp PV tại nhà riêng, TS Lê Trần Chấn cười buồn: “Tôi không biết EVN đã lấy tài liệu ở đâu để đưa vào báo cáo trình Bộ TNMT thẩm định, phê duyệt về công trình TĐST2”. Về “lai lịch” bản “phân tích các hướng dẫn...”, mà EVN đã đưa vào bản báo cáo: TS Chấn cho biết, vào khoảng năm 1996, Viện Địa lý được sự tài trợ của Châu Âu thực hiện dự án “Báo cáo xây dựng năng lực quản lý môi trường VN”, trong đó có phần “Hướng dẫn đánh giá môi trưởng thủy điện”.
Tôi được viện giao phụ trách nhóm thực hiện. Chủ yếu trong báo cáo “hướng dẫn” này là sưu tầm tài liệu từ nước ngoài mang tính tham khảo, phục vụ cho hội thảo lần thứ nhất. Sau đó “vấn đề môi trường các công trình thủy điện” nhóm tôi không thực hiện nữa. Lãnh đạo viện nói phía Canada thực hiện.
“Từ đó đến nay, tôi đã quên tài liệu mang tính tham khảo này, không biết EVN đã lấy từ đâu để đưa vào báo cáo của mình “gắn” vào công trình TĐST 2. Câu trả lời thuộc về EVN” - TS Chấn nhấn mạnh.
“Trong báo cáo hướng dẫn đánh giá môi trường thủy điện mà chúng tôi thực hiện không nêu cụ thể về một công trình thủy điện nào cả, mà chỉ mang tính tham khảo phục vụ hội thảo. Thế nhưng trong báo cáo của mình, EVN đã “bịa” thêm số liệu năm (2002) và câu “Điều kiện để hồ chứa TĐST2 có khả năng gây động đất kích thích” - TS Lê Trần Chấn bức xúc.
Linh Trần

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy