SANG TÂN ĐỨC ngày 17/9/12 thứ hai


          Sáng 17/9/12 thứ hai, tức 02/8/NT VTH còn 99 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến ngồi chơi cùng 3 vệ sỹ,  13:30 PM mình lên TÂN ĐỨC, còn Hải Hạnh đi từ sáng sớm sau khi về xin phép Công ty nghỉ làm, ông bà Sui gia ĐL bị rơi xe xuống sông Hồng...vào thăm cụ Tu-Chúc, vào BING lấy tin, email...
1.                            "Có người vợ dù hiền dù dữ bạn đều có lợi. Nếu có vợ hiền bạn là người đàn ông sung sướng. Nếu bạn có vợ dữ bạn sẽ thành một triết gia." Bergson  
2.                            " Những con người vĩ đại không bao giờ làm nửa vời-Cvilan"
3.                            Địa ngục là đã mất hết hy vọng.(A.J.CRONIN)


Việc hot ở HN: Dắt chó đi dạo, lương hơn 6 triệu/tháng

17/09/2012 14:50:55
(Kienthuc.net.vn) - "Dắt chó đi dạo không vất vả lắm mà thu nhập tốt hơn trước đây nhiều”, chị Nguyễn Thị Vinh tâm sự với Kienthuc.net.vn về công việc đem lại thu nhập 300 USD/tháng.

Chị Vinh cho biết hiện chị đang giúp việc cho một bà chủ người Mỹ tại Quảng An, Tây Hồ. “Việc chủ yếu mà tôi phải làm là dậy từ 5h sáng để kịp giờ đến nhà bà chủ dắt 4 chú chó đi dạo”.

“Ban đầu khi tiếp nhận công việc này tôi còn thấy ngại ngùng nhưng giờ tôi lại thấy rất vui với công việc. Nghề này không có gì xấu mà thu nhập lại ổn định. Tôi nghĩ rằng lao động chân chính, nuôi được gia đình là đáng tự hào”.
"Công việc này vừa sức mình mà thu nhập lại tốt và ổn định"
Công việc “vừa sức” này khiến chị Vinh rất vui. Nhất là khi yêu cầu của bà chủ “không khắt khe lắm”. Bà chủ chỉ yêu cầu chị hàng ngày đến dắt 4 con chó đi dạo, đi vệ sinh 3 lần/ngày vào sáng, trưa, chiều và cho chúng ăn. Ngoài ra là dọn dẹp một ít việc nhà.

“Họ trả công tôi 300USD/tháng, tính ra tương đương hơn 6 triệu/tháng. Quan trọng hơn nữa là bà chủ tạo điều kiện cho tôi làm thêm ở các chỗ khác. Ở đây tôi chỉ làm từ 6h sáng đến 1h30 chiều, sau đó là đi làm ca ở chỗ khác từ 2h đến 6h chiều. Tính ra tổng thu nhập của tôi cũng được hơn 9triệu/tháng mà thuận lợi, ổn định”.

“Nhà thì 4 tầng nhưng vắng người, bao gồm 1 bà chủ và 3 người nhân viên. 4 tầng nhà bao gồm 2 tầng là trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ chỉ phải dọn 1 tuần/lần. Việc dọn nhà chủ yếu là dọn phòng cho bà chủ và phòng khách”.
A
 
Chị Vinh cho biết “nuôi 4 con chó này tốn kém lắm, xấp xỉ 3-4 triệu/tháng vì thức ăn cho chúng là thức ăn riêng: thịt bò khô, cá khô, thịt khô… cô lại”.

“Mỗi lần đưa chúng đi dạo trung bình tôi đi xấp xỉ 2 vòng hồ, tương đương khoảng hơn 1km. Đi như thế này về là phải lau chân cho chúng mới được vào nhà. Chúng có riêng một cái khăn để lau chân. Sau khi lau chân vào nhà thì chúng phải lên một cái chăn, vùng vẫy trong cái chăn đó một lúc để bớt bụi bẩn, lông rụng rồi mới được lên giường bà chủ. Bốn chú chó này có cả quần áo riêng, đi ra ngoài mưa là có áo mưa để mặc. Chúng sử dụng chăn đệm riêng, ngày nào cũng phải thay. Tắm rửa bằng sữa tắm của người 3-4 tuần/ lần. Bát đĩa đựng đồ ăn thức uống của chúng cũng phải thay rửa đều đặn để tránh bị bệnh”.

“Mấy chú chó này đến từ 4 nước khác nhau: Trung Quốc, Mỹ, Úc, Nhật Bản. Tôi không biết giá cụ thể nhưng thấy bà chủ rất cưng chiều chúng, cho chúng ngủ cùng nên tôi có thể khẳng định rằng chúng rất đắt”.

Điều lý thú rằng trước đây chị Nguyễn Thị Vinh là người rất ghét chó nhưng công việc hiện nay đã khiến chị thay đổi suy nghĩ này. “Trước đây tôi chưa làm công việc này bao giờ. Trước đây mới chỉ đi giúp việc cho các gia đình chứ chưa bao giờ nuôi chó. Thật sự là tôi còn rất ghét chó nhưng chỉ vì công việc, vì kiếm tiền mình phải chấp nhận”.

“Lúc đầu tôi còn định không nhận nhưng nghĩ đến 8h/ngày với mức lương như thế thì mình phải làm. Rồi dần dần quen đi và giờ thì thấy rất vui. Nhìn thấy 4 con chó này hớn hở mừng khi mình đến mình thấy rất vui vẻ giờ tôi lại thấy yêu quý chó”.


TIN BÀI KHÁC
 
 Lương “khủng” của các ông chủ Việt 5 nghề lương khủng nhưng mặt mày lấm lem

Vũ Chương

Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh:

Quân đội Việt-Trung tuyệt đối không dùng vũ lực

Quân đội Việt-Trung khẳng định trong bất kỳ tình huống nào cũng không sử dụng lực lượng quân sự để trấn áp, ngăn cản hoặc đe dọa các hoạt động hòa bình trên biển như nghiên cứu khoa học, lưu thông hàng hải, khai thác tài nguyên…, tuyệt đối không sử dụng vũ lực để đối phó với nhau khi có vấn đề phát sinh - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Trong cuộc trao đổi với báo Quân đội Nhân dân cuối tuần qua, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề cập những nội dung liên quan tranh chấp Biển Đông tại đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ ba Việt - Trung diễn ra trước đó. Cuộc đối thoại do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đồng chủ trì với Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Ông cho biết: Chủ đề nội dung thứ hai của cuộc đối thoại là cách ứng xử của hai quân đội trong vấn đề Biển Đông. Đây là lần đầu tiên chủ đề này được chính thức đưa vào chương trình Đối thoại và hai bên đã trao đổi kỹ lưỡng, thẳng thắn, không né tránh. Về phần mình, Việt Nam khẳng định rõ quan điểm chủ quyền trước sau như một về Hoàng Sa, Trường Sa, về thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
"Khi nêu vấn đề Biển Đông quan điểm của hai bên khác nhau, song chúng tôi nhất trí rằng tuy vấn đề do lịch sử để lại nhưng lịch sử đó phải phù hợp với luật pháp quốc tế đương đại mà chúng ta cần phải nghiêm túc tuân thủ" - Thượng tướng cho hay.
Không sử dụng quân sự để trấn áp
Ông cho biết hai bên cũng đã trao đổi cách ứng xử của quân đội hai nước khi Việt Nam và Trung Quốc còn tồn tại những khác biệt, bất đồng về chủ quyền. Liên quan tới vấn đề này, một sự kiện quan trọng đối với hai nước là cuối năm 2011, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Trung Quốc đã ký Thỏa thuận về những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.
Phía Việt Nam đối thoại đã khẳng định lại, trước hết, vấn đề chủ quyền của mỗi nước là rất thiêng liêng và chủ quyền ấy phải dựa trên luật pháp quốc tế, được thế giới thừa nhận, không ai có thể đưa ra đòi hỏi vô lý, không tôn trọng luật pháp quốc tế về chủ quyền. Khi còn tranh chấp về chủ quyền, mọi vấn đề liên quan đến Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982, và các điều ước khu vực như DOC. 
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh:  Chủ quyền, lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và không thể đánh đổi. Ảnh: Minh Thăng

Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn ASEAN cùng Trung Quốc tiến tới COC. Bên cạnh đó, các tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, tranh chấp nào song phương thì giải quyết song phương, tranh chấp đa phương thì giải quyết đa phương, nhưng cần phải công khai minh bạch và tôn trọng quyền lợi chính đáng của tất cả các quốc gia có lợi ích ở Biển Đông.

"Đối với quân đội, hai bên khẳng định trong bất kỳ tình huống nào cũng không sử dụng lực lượng quân sự để trấn áp, ngăn cản hoặc đe dọa các hoạt động hòa bình trên biển như nghiên cứu khoa học, lưu thông hàng hải, khai thác tài nguyên… Quân đội hai nước tuyệt đối không sử dụng vũ lực để đối phó với nhau khi có vấn đề phát sinh".
Đặc biệt, phía Việt Nam cũng đề xuất, trên cơ sở nguyên tắc hai Đảng, hai Nhà nước đã ký, quân đội Việt Nam và quân đội Trung Quốc xây dựng cam kết trong bất kỳ tình huống nào cũng không được sử dụng lực lượng quân sự để xử lý vấn đề dân sự, cũng như tuyệt đối không sử dụng vũ lực đối đầu. Thượng tướng Mã Hiểu Thiên đã ghi nhận tích cực đề xuất của Việt Nam và hai bên đang nghiên cứu triển khai.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng cho hay: những điểm còn khác biệt đã được nêu ra thẳng thắn, ý kiến của mỗi bên được tôn trọng. Hai bên thống nhất giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng XHCN được thể hiện đầy đủ trong Thỏa thuận về những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.
Tại cuộc đối thoại, những sự việc phức tạp trên Biển Đông do quốc phòng không trực tiếp tham gia và xử lý nên không nêu cụ thể. Tuy nhiên, với trách nhiệm của lực lượng quốc phòng, những vụ việc đó cũng được điểm qua.
"Hai bên khẳng định, lực lượng quốc phòng không tham gia giải quyết xung đột. Bên cạnh đó, quân đội phải đóng góp ý kiến tham mưu để hai Đảng, hai Nhà nước giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Quan hệ quốc phòng cần phải được tăng cường nhằm xây dựng lòng tin giữa hai Đảng, hai Nhà nước để từng bước giải quyết những bất đồng. Vấn đề Biển Đông là đại sự trong quan hệ hai nước. Không thể nói quan hệ Việt - Trung là tốt đẹp nếu Biển Đông vẫn còn tồn tại những bất đồng có nguy cơ trở thành xung đột".
Không đánh đổi chủ quyền, lãnh thổ
Thượng tướng có thể cho biết, tại sao tình hình Biển Đông lại diễn biến phức tạp trong thời gian qua?
Những năm qua, không chỉ Việt Nam, Trung Quốc hay các nước trong khu vực mà hầu như cả thế giới đều quan tâm tới vấn đề Biển Đông. Theo tôi, phải nhìn vấn đề này một cách toàn cục. 
Trước hết, vị trí chiến lược và sự can dự của các nước lớn khiến giá trị lợi ích tại các khu vực trên Biển Đông trở nên rất lớn về cả khía cạnh kinh tế, địa chính trị lẫn quốc phòng -an ninh... Sự can dự của các nước lớn đem tới cả những lợi ích lẫn thách thức như đã nói ở trên. Bên cạnh đó, một số nước đưa ra những tuyên bố mang tính chất đơn phương, không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Chỉ riêng những tuyên bố đó đã gây ra mất ổn định, gây ra lo ngại chung trên Biển Đông. Không chỉ vậy, có nước còn có những hành động không tôn trọng luật pháp quốc tế, không tôn trọng DOC với một nội dung quan trọng là giữ nguyên hiện trạng cho đến khi tìm được giải pháp để giải quyết tranh chấp.

Một phần nguyên nhân khác, thực ra không nằm trên biển mà ở trên đất liền. Những nước không ở gần Biển Đông, thậm chí ở tận châu Âu, châu Mỹ, cũng bàn về vấn đề Biển Đông khiến dư luận quan tâm hơn. Bản chất của sự việc này là do Biển Đông không còn là vấn đề của riêng một vài nước tranh chấp chủ quyền mà là vấn đề của tất cả các quốc gia trên thế giới có lợi ích ở khu vực.
Nói cách khác, Biển Đông đã trở thành vấn đề chung của cộng đồng quốc tế. Hiển nhiên, khi một khu vực quan trọng với tương lai thế giới mất ổn định, mọi người đều có quyền bày tỏ quan ngại. Mọi quốc gia đều có quyền, và có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến và bằng các hành động thiện chí để giải quyết vấn đề này bằng biện pháp hòa bình, đúng theo luật pháp quốc tế.

Trước bối cảnh như vậy, quan điểm của Bộ Quốc phòng Việt Nam trong công tác bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ như thế nào thưa Thượng tướng?
Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần khẳng định rất rõ quan điểm về chủ quyền lãnh thổ. Tôi nhấn mạnh rằng, chủ quyền, lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và không thể đánh đổi. Đất đai, sông núi, biển đảo Việt Nam không chỉ là sở hữu của hơn 80 triệu người dân ngày hôm nay, mà quan trọng hơn, bờ cõi ấy đã được cha ông ta hàng nghìn năm qua gìn giữ để lại.
Bờ cõi này cũng sẽ là sở hữu của các thế hệ người Việt Nam mai sau, là không gian sinh tồn của con cháu chúng ta. Không ai được phép nhân nhượng một tấc chủ quyền trên đất, trên trời, trên biển của Tổ quốc, và cũng là không gian sinh tồn và phát triển của muôn đời con cháu chúng ta mai sau.

Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, chúng ta phải giữ được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Do vậy, không thể manh động trong việc giải quyết tranh chấp để đánh mất hòa bình và ổn định. Có người sẽ đặt câu hỏi: Liệu như vậy có giữ được chủ quyền, lãnh thổ không?
Tôi tin là hoàn toàn được khi chúng ta giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, lấy luật pháp quốc tế làm cơ sở để đòi và bảo vệ chủ quyền, cũng như tăng cường hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.
Xu thế chung trên thế giới hiện nay, các quốc gia đều đang cần môi trường hòa bình và ổn định để phát triển. Thế giới đương đại cũng đã có hệ thống pháp luật rõ ràng, tuy chưa đủ nhưng cũng quy định mỗi quốc gia có quyền gì trên đất, trên biển của mình. 
Một hành động phi nghĩa, bất chấp luật pháp quốc tế, đi ngược lại trào lưu chung của cả nhân loại của bất kỳ quốc gia nào sẽ không bao giờ nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và của chính nhân dân mình, sẽ tạo nên làn sóng phản đối quốc tế và sự bất ổn nội tại khôn lường. 
Tôi khẳng định rằng, để có thể bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, điều tối quan trọng là phải giữ vững ổn định chính trị trong nước. 
Chúng ta luôn phải nhớ nằm lòng kim chỉ nam “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” mà Đảng ta và Bác Hồ đã chỉ ra, bảo vệ vững chắc chế độ XHCN mới giữ được độc lập chủ quyền. Xử lý vấn đề Biển Đông là đại sự của đất nước, là việc của tất cả nhân dân Việt Nam. 
Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cần đoàn kết, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc, phát huy trí tuệ để tìm ra kế sách, nghiên cứu làm rõ các vấn đề pháp luật, xây dựng lòng tin với các nước tranh chấp để từng bước giải quyết vấn đề.
Theo Bảo Trung (Quân đội nhân dân) 
16/09/2012 - 03:20
Cho mượn hồ sơ, coi chừng đòi không được!
Chuyện VKS làm công văn (có khi bằng miệng) mượn lại hồ sơ, rút hồ sơ sau khi VKS chuyển hồ sơ vụ án sang tòa diễn ra hà rầm.

Có nhiều lý do để VKS mượn lại như: để nghiên cứu thêm, để hoàn tất bản luận tội, để báo cáo cấp trên, để xem xét lại tội danh, để xem xét lại diện truy tố… Ngoài ra, cũng có trường hợp vụ án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật bị tòa án cấp giám đốc thẩm hủy để xét xử sơ thẩm lại, VKS cũng xin rút hồ sơ.

Thường khi có đề nghị rút hồ sơ của VKS, các tòa đều đồng ý, có tòa xóa sổ thụ lý, có tòa không xóa sổ thụ lý. Nếu việc này “đầu xuôi đuôi lọt” thì được xem là “phối hợp” tốt. Tuy nhiên, cũng lắm rắc rối, phiền phức từ chuyện tòa cho mượn lại hồ sơ này: Không ít trường hợp sau khi lấy hồ sơ về, VKS làm lại cáo trạng, thay đổi diện truy tố, đình chỉ bị can hoặc đình chỉ vụ án; có trường hợp do việc giao nhận hồ sơ không cẩn thận nên bị thất lạc nhiều tài liệu quan trọng; thậm chí có trường hợp bỏ quên, đến khi tòa án nhắc, VKS mới nhớ hồ sơ vụ án đang ở bên mình. Cũng có trường hợp VKS đã truy tố nhưng “sợ” tòa tuyên bị cáo không phạm tội nên xin rút hồ sơ để ra quyết định “miễn trách nhiệm hình sự”! Lại có trường hợp, tòa án cấp giám đốc thẩm hủy án để xét xử lại sơ thẩm, VKS thấy khả năng tòa án sẽ tuyên bố bị cáo không phạm tội thì VKS phải bồi thường oan nên xin rút hồ sơ rồi ra quyết định đình chỉ vụ án để tòa án phải bồi thường oan…

Những rắc rối và hậu quả từ việc VKS rút hồ sơ vụ án, về lý thì tòa án phải hoàn toàn chịu trách nhiệm vì đã đồng ý cho rút hồ sơ trong khi chẳng căn cứ vào quy định nào cả.

Sở dĩ nói chưa có quy định nào vì theo Bộ luật Tố tụng hình sự, trong mọi trường hợp khi hồ sơ vụ án đang do tòa án thụ lý để chuẩn bị xét xử sơ thẩm, VKS không có quyền rút hồ sơ, nếu như tòa án không quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung. Chỉ sau khi tuyên án, VKS mới có quyền yêu cầu tòa án chuyển hồ sơ vụ án để xem xét, quyết định việc kháng nghị. Việc xin rút hoặc mượn hồ sơ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm và tòa án đồng ý là không đúng pháp luật.

Theo quy định, VKS chỉ có quyền rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa, nếu sau khi đã truy tố, hồ sơ vụ án đã chuyển sang tòa án mà xét thấy: “Không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự….” (Điều 19, Điều 69 Bộ luật Hình sự; Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự) thì VKS có thể rút toàn bộ cáo trạng nhưng cũng có thể rút một phần cáo trạng đối với một hoặc một số bị can và đề nghị tòa án đình chỉ vụ án đối với bị can. Như vậy, ngay cả trong trường hợp VKS rút quyết định truy tố thì hồ sơ vụ án vẫn do tòa án quản lý. Rất tiếc những quy định này từ trước đến nay không được thực hiện.

Trường hợp tòa án cấp giám đốc thẩm chỉ hủy bản án để xét xử sơ thẩm lại, nếu tòa án cấp sơ thẩm không quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung thì không có lý do gì để VKS rút hồ sơ vụ án. Tuy nhiên, sau khi thụ lý lại vụ án, nếu tòa án cấp sơ thẩm thấy cần phải trả hồ sơ vụ án cho VKS điều tra bổ sung thì tòa án có quyền trả hồ sơ vụ án cho VKS. Chỉ khi nào tòa án quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung thì hồ sơ vụ án mới trở lại VKS, đồng thời tòa án xóa sổ thụ lý. Lúc này VKS có toàn quyền với hồ sơ theo thẩm quyền của mình.

Đã đến lúc các tòa nên xem lại việc dễ dãi của mình trong quản lý hồ sơ vụ án sau khi đã thụ lý để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra khi cho VKS rút hồ sơ.

ĐINH VĂN QUẾ, nguyên Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao
 Bắc Trà My lại rung chuyển vì hai trận động đất
TPO - Sáng nay (17 - 9), ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết, vừa xuất hiện thêm hai trận động đất với cường độ mạnh ở địa phương này.
Nhà dân ở Bắc Trà My bị nứt nẻ do động đất
Nhà dân ở Bắc Trà My bị nứt nẻ do động đất. Ảnh: Nguyễn Thành
Theo ông Phong, trận động đất đầu tiên xuất hiện khoảng 0 giờ 37 phút với cường độ nhẹ. Tiếp đó, khoảng 5 giờ, thị trấn Trà My và các xã lân cận như Trà Đốc, Trà Bui, Trà Tân… rung chuyển vì trận động đất có cường độ mạnh, kéo dài trong khoảng năm giây.
Người dân các huyện Tiên Phước, Nam Trà My, Hiệp Đức… cũng cảm nhận rõ những rung lắc do trận động đất này.
Ảnh: Nguyễn Thành
Ảnh: Nguyễn Thành.
Các nhà khoa học kết luận những trận động đất xảy ra từ đầu tháng chín đến nay do động đất kích thích của việc tích nước thủy điện. Điều làm người dân huyện Bắc Trà My, cũng như các huyện bị ảnh hưởng rung chấn lo ngại là cường độ và tần suất động đất không giảm.
Theo các chuyên gia của Viện Vật lý địa cầu, tính đến ngày 7-9, tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 có 15 trận động đất lớn nhỏ được ghi nhận. Như vậy, tính đến nay, người dân huyện Bắc Trà My phải hứng chịu tổng cộng 17 trận động đất.
Sơ đồ đới đứt gãy địa chấn ở Bắc Trà My nơi có công trình thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Nguyễn Thành
Sơ đồ đới đứt gãy địa chấn ở Bắc Trà My nơi có công trình thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Nguyễn Thành.
Tại cuộc họp ngày 12-9 tại TP Tam Kỳ, các chuyên gia thuộc Viện Vật lý địa cầu cho rằng, động đất không ảnh hưởng đến đập Sông Tranh 2 và không vượt quá ngưỡng 5.5 độ richter (ngưỡng chịu động đất của đập thủy điện Sông Tranh 2).
Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, huyện Bắc Trà My và các huyện lân cận nằm dưới hạ du đập Sông Tranh 2 không tin vào kết luận này.
Nguyễn Thành

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy