Honda Việt Nam đồng loạt "hạ giá" xe 16/09/2012 11:38:59


Sáng 16/9/12 Chúa Nhật, tức 01/8/NT VTH còn 100 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến ngồi chơi cùng 3 vệ sỹ, trang bị đồ ấm cho bầm hôm nay nóng & hanh. Sáng ăn cháo lòng cùng Thành PCCC(điện bị cắt 5-17h), ông Tuyên thông báo bố đẻ mất 11:30 AM Hải Hạnh đã lên TÂN ĐỨC, sáng mai mình cùng hai đứa lên chia buồn...
1.                            Thời gian là vàng bạc, để thời gian đi tức là tự hủy mình. DEMOTHENE
2.                            Tỏ ra mình hơn người khác là chưa phải cái hay, cái chân giá trị tự nó có thể tỏ ra rằng hôm nay mình đã hơn mình ngày hôm qua. TN Ấn độ.
3.                            Kẻ nào ham mê xa hoa vật chất, vật dục, thường là kẻ có trí óc nghèo nàn, tinh thần suy nhược. Belastar

Cảnh báo nạn cán bộ ngân hàng lừa đảo

Chủ nhật, 16/09/2012, 17:11
Cơ quan công an vừa lên tiếng cảnh báo về những vụ vỡ nợ, chiếm đoạt tài sản hàng trăm tỉ đồng mà thủ phạm là cán bộ ngân hàng.
 
Cảnh báo nạn cán bộ ngân hàng lừa đảo

Nhiều nạn nhân bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đến cơ quan điều tra trình báo - Ảnh: do công an cung cấp
 
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã xảy ra nhiều vụ vỡ nợ, chiếm đoạt tài sản hàng trăm tỉ đồng; trong đó cán bộ ngân hàng thực hiện nhiều vụ.
 
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012, cơ quan điều tra đã khởi tố 17 vụ, 25 bị can với tổng thiệt hại gần 150 tỉ đồng; cơ quan này cũng đang tiếp tục củng cố hồ sơ để khởi tố 5 vụ khác, gây thiệt hại khoảng 40 tỉ đồng. 
 
Lãnh đạo Công an tỉnh Đồng Tháp nhận định từ đầu năm 2011 đã xuất hiện tình trạng cán bộ ngân hàng lợi dụng việc vay vốn đáo hạn, móc nối với những người có tài sản thế chấp, nâng giá trị tài sản cho vay cao hơn giá trị thực tế, lập hồ sơ khống vay vốn ngân hàng để cho vay lại với lãi suất cao hơn.

Sau đó chiếm đoạt tài sản của ngân hàng và người dân rồi bỏ trốn; một số chiếm dụng vốn hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

 
Điển hình như vụ bắt giữ Nguyễn Tấn Bửu (35 tuổi, cán bộ Ngân hàng NN-PTNT Đồng Tháp, chi nhánh H.Hồng Ngự) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản gần 6,5 tỉ đồng. 
 
Cảnh báo nạn cán bộ ngân hàng lừa đảo
 
Nguyễn Hữu Quang
Để chiếm đoạt tiền của khách hàng, Bửu lập hồ sơ khống, giả chữ ký khách hàng để vay vốn, ghi số tiền lớn hơn số tiền khách hàng có nhu cầu vay.

Cơ quan điều tra cũng bắt giữ Nguyễn Hữu Quang (36 tuổi, Giám đốc Phòng Giao dịch Lấp Vò thuộc Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, chi nhánh Đồng Tháp) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm các quy định cho vay và tham ô tài sản.

Quang đã dùng thủ đoạn gian dối vay tiền của 32 cá nhân, chiếm đoạt 65 tỉ đồng.

Ngoài ra, Quang đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới làm đề nghị cho mượn tài sản, xuất tài sản thế chấp 10 hồ sơ vay, nâng khống 5 hồ sơ vay của khách hàng, chiếm đoạt trên 6,9 tỉ đồng...

 
Một cán bộ điều tra cho biết nhiều cá nhân lợi dụng danh nghĩa là cán bộ ngân hàng, dùng nhiều thủ đoạn huy động tiền vay của khách hàng, với số lượng lớn để cho người khác vay lại hưởng phần chênh lệch,.

Nhưng do lãi suất quá cao, từ 9% đến 30% (thậm chí là 60 - 70%) nên các đối tượng vay lại chỉ trả lãi được một thời gian, sau đó mất khả năng trả nợ, dẫn đến chiếm đoạt lẫn nhau. 

 
Khởi tố cựu phó phòng Habubank
 
Ngày 14/9, Cơ quan CSĐT Công an TX.Đồng Xoài (Bình Phước) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 tháng đối với Phạm Xuân Lâm (32 tuổi, ngụ xã Đồng Tâm, H.Đồng Phú, Bình Phước), nguyên Phó trưởng phòng Kinh doanh Ngân hàng Habubank - chi nhánh Bình Phước, về hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
 
Như Thanh Niên đã đưa tin, ngày 9.9, Công an TX.Đồng Xoài đã bắt được Lâm khi đang lẩn trốn tại H.Lệ Thủy (Quảng Bình). 
 
Cảnh báo nạn cán bộ ngân hàng lừa đảo
 
Phạm Xuân Lâm
Theo hồ sơ của công an, sau khi tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc Dân Hà Nội (năm 2002), Lâm được nhận vào làm cán bộ rồi Phó phòng Tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội H.Lệ Thủy.

Sau đó, Lâm cưới vợ là con của một lãnh đạo của huyện này và chuyển qua làm Trưởng phòng Giao dịch khách hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam - chi nhánh Lệ Thủy (năm 2007).

Trong thời gian này, Lâm vay mượn tiền khắp nơi để chơi chứng khoán dẫn đến thua lỗ nên lâm vào cảnh nợ nần (khoảng 5 tỉ đồng). 


Không trả nổi nợ, Lâm dẫn vợ con bỏ trốn vào Bình Phước.
 
Tại đây, Lâm được ông L.N.S - một cán bộ công an đã bị sa thải - giúp nhập hộ khẩu và làm CMND, hộ chiếu.
 
Có giấy tờ tùy thân, Lâm được nhận vào làm Phó phòng Kinh doanh của Ngân hàng Habubank - chi nhánh Bình Phước.

Trong quá trình làm việc, Lâm nghiện cá độ bóng đá nên bị thua hàng tỉ đồng. Với vị trí công việc của mình, Lâm thuyết phục được nhiều khách hàng cho mình vay tiền để đáo nợ ngân hàng. Đã có nhiều nạn nhân đến tố cáo hành vi lừa tiền của Lâm, với số tiền khoảng 10 tỉ đồng.

 
Hiện Cơ quan CSĐT Công an TX.Đồng Xoài đang mở rộng điều tra về đường dây làm lý lịch giả của ông L.N.S.

 
Theo Thanhnien
Nỗi lo động đất Quảng Nam - Kỳ 2:
Lo ngại Sông Tranh 2
TP - Rất nhiều điều để giật mình về thủy điện ở Việt Nam nói chung và thủy điện Sông Tranh 2 nói riêng. Động đất tại Bắc Trà My sẽ tiếp tục diễn ra. Những cuộc tranh cãi suông và đổ lỗi cho nhau cũng vậy.
Lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Nam thị sát hầm thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Nguyễn Thành
Lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Nam thị sát hầm thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Nguyễn Thành.
Động đất nhỏ, dữ liệu quý
Theo Quy chế Báo tin Động đất&Cảnh báo Sóng thần, ban hành kèm Quyết định Số 264/2006/QĐ-TTg, Viện VLĐC chỉ có chức năng thông báo “các trận động đất có cường độ bằng hoặc lớn hơn 3,5 độ richter xảy ra trên đất liền và vùng Biển Đông gần bờ”.
Chỉ khi có chuỗi số liệu quan trắc động đất trực tiếp, mới có thể khẳng định các suy đoán nguyên nhân động đất nào đúng hay sai và tổ chức kế hoạch phòng chống thảm họa sát với thực tế. Chỉ khi đó mới có cơ sở giải thích cho dân các nguyên nhân động đất. Việc trước mắt là khẩn trương lên kế hoạch ứng phó với thảm họa.
GS.TSKH Vũ Cao Minh
Trong số 25 trạm quốc gia, chỉ có trạm ở tỉnh Bình Định ghi nhận được các trận động đất dưới 3,5 độ richter ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 mà thôi. Với các trận dưới 2 độ richter tại vùng Sông Tranh 2, trạm ở Bình Định gần như mù.
Một trạm đặt ở Huế không thuộc mạng 25 trạm quốc gia cũng có thể ghi nhận được các trận động đất dưới 3,5 độ richter ở vùng Sông Tranh 2.
Thực tiễn là như thế. Vậy mà những lúc có biến, Viện VLĐC vẫn thông báo các con số rất cụ thể về số lượng các trận động đất dưới 3,5 độ richter tại vùng thủy điện Sông Tranh 2.
Họ lấy đâu ra các số liệu ấy? Dựa vào các máy đo gia tốc nền của Ban Quản lý Dự án Thủy điện 3 đặt tại đập thủy điện Sông Tranh 2 chăng?
“Tôi khẳng định các máy đo gia tốc nền đó không thể đo được độ lớn tại chấn tiêu các trận động đất nhỏ do chúng có độ khuếch đại rất nhỏ”, GS.TS Nguyễn Đình Xuyên nhận định.
Ghi nhận các trận động đất nhỏ cho phép bám sát diễn biến của các cấu trúc địa tầng từ đó đi đến nhận định gần thực tiễn nhất khả năng thức giấc của các đứt gãy địa chất hoặc khả năng xuất hiện động đất kích thích lớn.
Các trận động đất nhỏ còn đem đến các thông tin quý giá về cấu trúc và trạng thái các tầng địa chất gần mặt đất.
Theo TS Vũ Bằng, Giám đốc Cty Cổ phần Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ Sức khỏe, một bộ số liệu quan trắc liên tục các trận động đất nhỏ là cơ sở để theo dõi và đánh giá nguy cơ trượt, sạt lở núi, đồi trên bề mặt đất khu vực được quan trắc.
Với ý nghĩa ấy, GS.TS Nguyễn Đình Xuyên nhiều năm liền kiên trì đề xuất các dự án lập trạm quan trắc động đất thường xuyên tại các vùng trọng điểm nhưng đều không thành.
Năm 2010, ông từng kiến nghị một đề án trị giá 10 tỷ đồng quan sát nghiên cứu dự báo động đất cho Thủ đô Hà Nội và các công trình trọng điểm như thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La, và nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Nhưng không ai để ý.
Gửi lên Vụ Quản lý Khoa học Tự nhiên & Khoa học Xã hội Nhân văn, Bộ Khoa học&Công nghệ, ông không thấy phản hồi. Viện VLĐC, đơn vị duy nhất có tư cách pháp nhân nghiên cứu động đất trên lãnh thổ VN và cũng là nơi ông từng phụ trách, cũng không mặn mà.
Tại Viện VLĐC, các đồng nghiệp hậu sinh của ông bác đề án với lý do nó đã được một nhà khoa học VN ở hải ngoại làm rồi.
Nhà khoa học hải ngoại ấy là TS Phạm Văn Ngọc, Viện Vật lý Địa cầu Paris, Pháp. Ông nghiên cứu tìm các dấu hiệu dự báo động đất, chẳng hạn tìm dấu hiệu thay đổi điện trở của đất. Hướng này, thế giới làm từ lâu, nhất là ở Mỹ, Nga, Nhật Bản.
Nhưng đề án của GS.TS Nguyễn Đình Xuyên đi theo hướng khác. “Tôi không đi tìm các dấu hiệu dự báo động đất, không tìm cách đo điện trở đất như nghiên cứu của TS Phạm Văn Ngọc.
Tạm thời, tôi thống kê được cả thảy 11 dấu hiệu tiền động đất để nghiên cứu dự báo động đất ở một số vùng trọng điểm”, GS.TS Nguyễn Đình Xuyên nói.
Trục trặc từ tổng hành dinh
Viện Vật lý Địa cầu (VLĐC), tổng hành dinh của hệ thống nghiên cứu động đất VN, quản 25 trạm quốc gia. Nhưng mạng lưới ấy bị đánh giá là chắp vá, số liệu thu nhận được xử lý phập phù. Kể cả được ưu tiên đường truyền, nhiều khi cũng bó tay nếu địa phương mất điện. Thiếu kinh phí nên chỉ đại bản doanh ở Hà Nội có một máy phát điện dự phòng.
Tại Trung tâm Báo tin Động đất&Cảnh báo Sóng thần, sau năm năm thành lập, đơn vị này chỉ có ba cán bộ biên chế, trong khi phải đảm trách nhiệm vụ nặng nề do Chính phủ giao cho.
Thiếu cán bộ, hiện tại Trung tâm phải mượn cán bộ không có chuyên môn địa chấn đi trực động đất – sóng thần, khiến không ít lần dẫn đến sai sót.
Một trong những điển hình là việc thông báo sai nghiêm trọng thông số trận động đất ngày 25-8-2011 trên Biển Đông.
Trận động đất này được thông báo gần như sai tất cả các thông số cơ bản như tọa độ xảy ra động đất, cấp động đất, và độ sâu chấn tiêu của động đất.
Chẳng hạn, độ sâu chấn tiêu - vị trí nguồn trong lớp vỏ Trái Đất phát sinh ra trận động đất, được thông báo lên tới 250 km.
Theo GS.TSKH Vũ Cao Minh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Địa chất, Viện Khoa học&Công nghệ VN, các trận động đất dù là mạnh nhất cũng chỉ xảy ra dọc theo ranh giới của các mảng kiến tạo của lớp vỏ ngoài của Trái Đất dầy khoảng 80 km rắn và chắc. Lớp này được gọi là thạch quyển.
Hầu như chưa có trận động đất nào trên thế giới được thông báo có độ sâu chấn tiêu đạt đến 100 km. Vậy mà ở VN, độ sâu chấn tiêu 250 km đã được phát đi toàn thế giới cho đến khi một nhà khoa học không thuộc Viện VLĐC phát hiện.
Lo ngại Sông Tranh 2
Một đơn vị nghiên cứu hàng đầu thiếu thốn nhiều thứ như thế liệu có đảm bảo hoàn thành tốt chức trách ở thủy điện Sông Tranh 2 không?
Do không có máy quan trắc động đất đặt tại chỗ, Viện VLĐC thường xuyên lấy số liệu ghi được bởi các máy gia tốc mà chủ đầu tư đặt ở thân đập để về đánh giá tình hình động đất và các rung chấn mặt đập.
Xử lý bộ số liệu ghi bởi máy gia tốc từ ngày 24-12-2011 đến 15-4-2012, các chuyên gia Viện VLĐC đã cho ra kết quả 37 lần rung chấn khác nhau.
Trong số đó, có ba lần rung chấn mặt đập đạt cường độ cấp VII, chỉ thấp hơn một cấp so với giới hạn tối đa mà đập chịu đựng được.
Thủy điện Sông Tranh 2
Thủy điện Sông Tranh 2.
Ba lần rung chấn khủng ấy trùng với thời gian ba trận động đất duy nhất mà mạng trạm động đất của Viện VLĐC ghi nhận được trong khoảng thời gian nói trên. Điều đáng nói là cả ba trận động đất này đều rất bình thường, chỉ mạnh 2,8; 2,9; và 3,1 độ richter.
Trong khi đó, với hai trận động đất mạnh 4,2 độ richter ngày 3-9 và 7-9 vừa qua, cán bộ Viện VLĐC cũng mang dữ liệu ghi được bởi máy gia tốc về xử lý. Kết quả, rung động mặt đập do hai trận này gây ra lại ở cấp VI, thấp hơn một cấp so với ba trận động đất nhỏ ở trên.
Tại sao lại có chênh lệch cường độ ngược chiều rung động mặt đập gây bởi hai nhóm trận động đất chênh nhau tới một thang độ richter như vậy? Xin lưu ý, độ sâu chấn tiêu – tức khoảng cách từ mặt đất đến vị trí nguồn phát sinh động đất, của hai trận động đất lớn nhất ngày 3-9 và 7-9 lần lượt là 7,5 km và 10 km.
“Như vậy, chấn tiêu hai trận động đất nằm rất gần mặt đất, có thể gây rung chấn lớn”, TS Địa chất Vũ Bằng nói. Có hay không sai sót trong xử lý số liệu tại Viện VLĐC?
Hàng loạt câu hỏi quan trọng khác lẽ ra cần được trả lời tại cuộc họp tất cả các bên liên quan hôm 12-9 ở tỉnh Quảng Nam.
Chẳng hạn, chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực VN (EVN) có đặt hàng Viện VLĐC nghiên cứu xác định giới hạn động đất cực đại ở thủy điện Sông Tranh 2 để thiết kế khả thi và thiết kế kỹ thuật công trình không? Viện VLĐC có được mời nghiên cứu vi phân vùng động đất trong vùng xây dựng để đánh giá các thông số, xác định cấp động đất phông, xác định gia tốc dao động nền không? Trước khi thiết kế cụ thể, có xác định xem công trình đặt trên nền đá gốc nào, nền đá granite hay đá magma, không?
Lãnh thổ VN được chia thành ba miền kiến tạo gồm miền kiến tạo Việt Bắc, Tây Bắc, và Lào-Thái. Với miền kiến tạo Lào Thái, vùng nằm trên lãnh thổ VN gọi là miền uốn nếp Lào-Việt. Vùng còn lại, bên ngoài lãnh thổ VN gọi là miền uốn nếp Thailand-Malay, cắt qua Nam Bộ nước ta.
Các miền kiến tạo này được phân cách nhau bởi các đứt gãy bậc 1, tức là các đứt gãy có tiềm năng động đất lớn nhất. Chẳng hạn các đứt gãy bậc 1 Sông Hồng, Sông Chảy phân chia các miền kiến tạo Việt Bắc với Tây Bắc; đứt gãy Lai Châu-Điện Biên phân chia hai miền kiến tạo Tây Bắc và Lào Thái.
Trong quá trình vận động, các miền kiến tạo được chia thành các khối nhỏ hơn gọi là các địa khối bậc 2. Các địa khối này được ngăn cách bởi các đứt gãy bậc 2, tức có tiềm năng gây động đất cao thứ hai.
Cả nước có cả thảy 30 đứt gãy bậc 2 và chúng đều có khả năng sinh chấn hoặc phát sinh động đất. Độ lớn cực đại của các trận động đất tại các đứt gãy bậc 2 này được xác định là 5,0-5,5 độ richter. Thủy điện Sông Tranh nằm gần ba đứt gãy đều thuộc nhóm đứt gãy bậc 2.
Ở nhiều nước, để xây dựng các nhà máy thủy điện, ngay từ khi lập dự án, chủ đầu tư phải bố trí kinh phí đưa hệ thống quan trắc động đất vào như một thành phần của nhà máy thủy điện. Hệ thống đó phải được xây dựng trước khi xây dựng đập và hoạt động suốt quá trình vận hành nhà máy.
Các nhà khoa học từng kiến nghị điều này khi xây dựng thủy điện Hòa Bình nhưng không ai làm. Với thủy điện Sơn La lớn nhất nước, cũng không ai làm dù có kiến nghị.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, khoảng hai năm lại đây, có các đới đứt gãy ở Thanh Hóa và Nghệ An hoạt động khá mạnh. Gần đây nhất, chính là các đới đứt gãy ở thủy điện Sông Tranh 2.
Chả nhẽ vẫn không chịu cho lắp đặt các trạm quan trắc khi nhiều thứ ở đây còn rất mù mờ và khi cả dân và chính quyền ngày đêm lòng như lửa đốt?
  Quốc Dũng

Tin sốc: Tân Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc đột tử

16/09/2012 17:31:29
Đại sứ mới được bổ nhiệm của Nhật Bản tại Trung Quốc – ông Shinichi Nishimiya sáng sớm nay (16/9) đã bất ngờ qua đời tại một bệnh viện ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, hãng tin Kyodo đưa tin.
 
Ông Nishimiya, 60 tuổi đã đột nhiên ngất xỉu trên một con phố ở thủ đô Tokyo và được đưa tới bệnh viện cách đây 3 ngày, tức là vào ngày 13/9 vừa qua.

Theo hãng tin Kyodo, hiện nguyên nhân cái chết của ông Nishimiya chưa được tiết lộ nhưng cảnh sát cho rằng không ngoại trừ khả năng ông bị sát hại.

Ông Nishimiya vừa chính thức được chính phủ Nhật Bản bổ nhiệm làm Đại sứ mới tại Trung Quốc để thay thế vị đại sứ đầy tai tiếng là ông Uichiro Niwa hôm 11/9, đúng thời điểm mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc bùng phát căng thẳng xung quanh tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên Biển Hoa Đông.

Ông Nishimiya, 60 tuổi, hiện đang giữ chức Thứ trưởng phụ trách vấn đề kinh tế của Nhật Bản. Ông cũng đã từng làm Công sứ Nhật Bản tại Trung Quốc và cựu Tổng lãnh sự Nhật Bản tại New York.

Gần đây, ông Nishimiya đã tham gia chuẩn bị cho phái đoàn Nhật Bản tham gia Diễn đàn APEC 2012 tại Vladivostok (Nga) với tư cách thứ trưởng ngoại giao phụ trách kinh tế.

Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc vừa bị bãi nhiệm – ông Uichiro Niwa đã gây tranh cãi vào tháng 6 vừa qua khi cảnh báo kế hoạch mua lại quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku từ tay tư nhân của chính quyền Tokyo có thể gây ra "một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng" giữa hai cường quốc châu Á.

Kể từ đó, ông Niwa đã gánh chịu nhiều áp lực từ chức từ cả phía đảng cầm quyền và các đảng đối lập vì đã thể hiện sai quan điểm của Tokyo về quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư này. Ông chính thức bị bãi nhiệm hôm 21/8 vừa qua.

Theo chính sách của Nhật Bản, một đại sứ mới thường sẽ chính thức bắt tay vào công việc ở một quốc gia trong vòng 40 ngày kể từ khi chính thức được bổ nhiệm sau khi được người tiền nhiệm bàn giao công việc.

(Theo Vnmedia)

Honda Việt Nam đồng loạt "hạ giá" xe

16/09/2012 11:38:59
Không chỉ giảm giá hầu hết các dòng xe máy, Honda Việt Nam cũng tiến hành “hạ giá” ô tô để kích cầu.

Chỉ vài ngày sau khi kéo dài chương trình ưu đãi phí trước bạ cho xe Airblade với trị giá tới gần 2 triệu đồng từ nay đến hết tháng 10/2012, Honda lại tung chiêu cho một loạt sản phẩm khác.

Wave 110S, Wave 110RSX và Vision là các dòng xe máy được Honda VN giảm giá gián tiếp dưới dạng tặng phiếu quà tặng trị giá 888 nghìn đồng.
Sau Airblade đến lượt Wave 110S, Wave 110RSX và Vision cùng giảm giá.
Sau Airblade đến lượt Wave 110S, Wave 110RSX và Vision cùng giảm giá.
Chiêu giảm giá bằng quà tặng này đã từng được áp dụng và nay lại có giá trị từ ngày 15/9 đến hết ngày 15/10/2012. Phiếu quà tặng này có thể dùng mua xe, phụ kiện. Riêng khách hàng sinh viên được tặng thêm 1 mũ bảo hiểm nửa đầu.

Không những giảm giá cho xe máy, Honda còn phải tiếp sức cho ô tô khi giảm giá CR-V tới 55 triệu đồng. Dòng SUV này được hỗ trợ giá trực tiếp hoặc gián tiếp qua lãi suất vay ngân hàng từ ngày 15/09/2012 đến 31/10/2012.

Những con đường độc đáo nhất thế giới

(Dân trí) - Bạn sẽ không khỏi trầm trồ khi lướt trên đường Đại Tây Dương ở Na Uy, một trong những con đường đẹp nhất thế giới. Bạn cũng dễ dàng lạc lối ở “con đường ma thuật” tại Anh hay nếm trải cảm giác “rùng mình” khi đi qua con đường “tử thần” ở Bolivia...

1. Đường Lombard St (Mỹ) - Con đường quanh co nhất thế giới

Những con đường độc đáo nhất thế giới
Nằm tại khu Russian Hill của Mỹ, con đường này được xây dựng với mục đích ban đầu là để giải tỏa ách tắc giao thông.

Những con đường độc đáo nhất thế giới
 Tuy nhiên, với đặc điểm nhỏ hẹp và liên tục “thử tài” các lái xe với 8 khúc ngoặt gấp, nó được coi là con đường quanh co nhất thế giới và là địa điểm thu hút rất đông du khách.

 
2. Spreuerhofstrae (Đức) - Con đường hẹp nhất thế giới

Những con đường độc đáo nhất thế giới
Spreuerhofstrae thực chất là một ngõ hẹp tại thành phố Reutlingen (Đức), thậm chí còn hẹp hơn cả nhiều con ngõ bình thường, với nơi rộng nhất chỉ có 50 cm và hẹp nhất là 31 cm, được xây dựng từ năm 1727.

 Spreuerhofstrae đã được gắn biển và công nhận là con đường hẹp nhất thế giới.
 Spreuerhofstrae đã được gắn biển và công nhận là con đường hẹp nhất thế giới.

 
3. Đường Ebenezer (Scotland) - con đường ngắn nhất thế giới

 Spreuerhofstrae đã được gắn biển và công nhận là con đường hẹp nhất thế giới.
Con đường này chỉ có chiều dài… 2,06 mét, được xây dựng từ năm 1833, đến năm 1887 chính thức được đặt tên thành đường và cũng đã góp mặt trong sách kỉ lục Guinness vào năm 2006. Điểm độc đáo là đường Ebenezer chỉ có duy nhất một địa chỉ, nhà số 1 Bistro, vốn là một phần của khách sạn Mackays.

4. Yonge St (Canada) - con phố dài nhất thế giới
 
 Spreuerhofstrae đã được gắn biển và công nhận là con đường hẹp nhất thế giới.
Yonge St được ghi danh trong sách kỷ lục thế giới Guinness là Con phố dài nhất thế giới với chiều dài… 1.896 km, tức là còn dài hơn đường bộ từ Hà Nội vào TP.HCM.

Con phố kéo dài từ hồ
 Con phố kéo dài từ hồ Ontario ở Toronto đến hồ Simcoe ở Ontario tiếp giáp với bang Minnesota của Mỹ.

 
5. Con đường tuyết ở Nhật Bản
 
Con phố kéo dài từ hồ
Mùa đông ở Nhật Bản thường kéo dài từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau với những lớp tuyết phủ nhiều nơi lên tới 20m.
 
 Chính điều này đã góp phần làm lên con đường tuyết độc đáo và ấn tượng nhất trên thế giới.
 Chính điều này đã góp phần làm lên con đường tuyết độc đáo và ấn tượng nhất trên thế giới.
 

6. Baldwin Street (New Zealand) - con đường dốc nhất thế giới

Con đường chỉ dài 350m này nằm ở
Con đường chỉ dài 350m này nằm ở Dunedin, phía nam New Zealand và dốc thẳng lên một ngọn núi. Độ dốc đo được ở nơi cao nhất của Baldwin Streetlên tới 19 độ hay 35%.

7. The Magic Roundabout (Anh) - Con đường “ma thuật”

Con đường chỉ dài 350m này nằm ở
Được mệnh danh là con đường ma thuật tại Anh bởi với tổng cộng 5 đường vành đai thông với nhau theo chiều kim đồng hồ, “vòng quay ngựa gỗ” này khiến không ít tài xế cừ khôi ở Anh phải bối rối, còn khách du lịch lần đầu đến đây có cảm giác như lạc vào “mê cung”.

 
8. North Yungas (Bolivia) - Con đường “tử thần”

North Yungas dài gần 70 km, nối
North Yungas dài gần 70 km, nối La Paz và Coroico. Dân địa phương thường gọi đây là “Con đường tử thần” bởi nó chỉ có một làn đường, rất hẹp, nhiều góc ngoặt, và không có hàng rào bảo vệ. Năm 1995, North Yungas được coi là con đường nguy hiểm nhất thế giới. Mỗi năm thường có từ 200-300 người thiệt mạng ở cung đường này.

9. Atlantic Ocean Road (Na Uy) - Một trong những con đường đẹp nhất thế giới

North Yungas dài gần 70 km, nối
Dài 8,3 km, đây là con đường nối đảo và đô thị Averoy với đô thị Eide, nằm ở bờ Tây của Na Uy, khánh thành vào năm 1989. Con đường gồm 8 cây cầu nhỏ bắc qua 8 hòn đảo, các cây cầu đều được thiết kế với dáng cong độc đáo, có khả năng chịu được tác động của bão. Atlantic Ocean Road được bầu chọn là “Công trình thế kỷ của Na Uy” vào năm 2005, và là một trong những con đường đẹp nhất thế giới.
 
 
 
H.P
Tổng hợp


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy