2/9/2012 QUỐC KHÁNH LẦN 67 VIỆT NAM


Sáng 02/9/12 Chúa Nhật, Quốc khánh lần 67 nước Việt, tức 17/7/NT; phở nhà Phương Xim đắt hàng..., VTH còn 114 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến ngồi chơi cùng 3 vệ sỹ, trời mưa bóng mây ngay từ sáng sớm, Hải-Hạnh ở trên Tiên Phong,  trưa nay Hạnh về trông nhà cho bố mẹ sang Tân Đức chăm ông nội; 21:00 PM tối hôm qua, bà Tháp đã tóm được chú Tý chuyên quậy phá bếp vào buổi tối bằng bẫy nông dân Hà Nam...
1.                             "Rắc tình yêu ở khắp mọi nơi bạn đi: đầu tiên của tất cả trong nhà riêng của bạn trao tặng tình yêu cho con cái, cho người vợ người chồng, một người hàng xóm tiếp theo cửa - Mẹ Teresa."
2.                             "Tin vui thì đi, tin buồn thì chạy." Proverbe Suédois  
Phục chức cho Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phú Yên
08:30:00 02/09/2012
Ngày 1/9, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên cho biết, vùa công bố Quyết định 1320/QĐ-UB ngày 30/8 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên về việc phục hồi chức danh Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh này đối với bác sĩ Bùi Trần Ngọc.
Trước đó vào ngày 11/7, ông Bùi Trần Ngọc phải thôi điều hành bệnh viện theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên để kiểm điểm, xử lý sai phạm tự ý liên kết với doanh nghiệp tư nhân lắp đặt máy tán sỏi ngoài cơ thể không đúng quy định của Bộ Y tế và việc đưa người nước ngoài đến bệnh viện để làm việc, tham gia hội thảo khi chưa được cơ quan chức trách cho phép.
Tuy nhiên, theo quy định tại điều 7, Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ về xử lý kỷ luật đối với công chức thì thời hạn xử lý kỷ luật đã hết. Mặt khác, hành vi sai phạm đã được chấm dứt nên UBND tỉnh Phú Yên thống nhất kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với ông Bùi Trần Ngọc

Học Bác từ những điều giản dị 
02/09/2012, 07:50 (GMT+7)

(HNM) - Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang), có dịp vào thăm TP mang tên Bác. Cả hai lần vào đây, địa điểm ông chọn đến đầu tiên là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng, nơi khởi đầu cho hành trình lịch sử tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dừng lại quan sát rất kỹ chiếc micro Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945; cuốn sách đã ngả màu thời gian "Tuyên ngôn Độc lập", ông An xúc động: "Những lúc như thế này, những lời Tuyên ngôn Độc lập đanh thép mà Bác đọc cách đây 67 năm lại hiện về trong tâm trí tôi. Bác Hồ từng nói: Ở đời ai cũng là con người, không có ai là thánh thần. Bác vĩ đại vì Bác là con người bằng xương bằng thịt, sống cuộc sống bình thường chứ không phải là siêu nhân thoát tục".
 
Bến Nhà Rồng, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.

Quãng thời gian giữ cương vị Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (từ năm 1985 đến 1995) ông An luôn ghi lòng, tạc dạ lời căn dặn của Bác: "Một tấm gương tốt còn quý hơn hằng trăm bài diễn văn. Nhìn vào con người không chỉ nhìn vào nhận thức trí tuệ mà là ngay trong cách xử sự lối sống hằng ngày, thái độ với công việc. Bác dặn cán bộ đảng viên nói ít, làm nhiều, chủ yếu là hành động, đã nói thì phải làm. Có thế dân mới tin, mới yêu quý, giúp đỡ, bảo vệ".

Trong dòng người đến thăm Bảo tàng, chúng tôi gặp một nhóm bạn trẻ đến từ Trường Cao đẳng Nghề công nghệ cao Đồng Nai. Sinh viên năm thứ ba Khoa Cơ khí - Cắt gọt Đỗ Văn Tặng quê ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) thổ lộ: "Năm năm qua, cứ mỗi dịp Quốc khánh 2-9 là nhóm bạn chúng em lại rủ nhau đến Bến Nhà Rồng. Năm nay, may mắn được xem trưng bày chuyên đề "Bác Hồ với thiếu nhi", chúng em cảm nhận được những tình cảm sâu sắc, trìu mến mà Bác đã dành cho thế hệ trẻ". Tặng cho biết, em đã học được ở Bác tính tự lập, tiết kiệm. Vì thế, ngoài giờ đi học, Tặng còn đi làm thêm để trang trải chi phí học tập, sinh hoạt của mình.

"Em nghĩ, học theo Bác có thể học từ những việc nhỏ nhất, những điều bình thường nhất. Nghĩa là thấy việc gì tốt thì làm, việc gì xấu thì tránh xa"- Sinh viên Ngô Thị Thu Hoài, lớp trưởng lớp chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh tâm sự. Hoài đến với ngành học Tư tưởng Hồ Chí Minh từ tấm lòng kính yêu Bác Hồ được nuôi dưỡng từ tấm bé. Khi mới lớn lên, em được nghe nhiều hơn về những việc làm hết sức bình dị của Bác. Say mê môn lịch sử, khi thi đại học Hoài chọn khối C khoa Sử và đã đạt điểm thủ khoa (24 điểm) năm 2009. Hoài tự tin nói: "Ban đầu cũng băn khoăn khi chọn ngành khoa học xã hội vì nghe nói sẽ khó khăn trong xin việc làm, thu nhập không hấp dẫn… Nhưng em suy nghĩ, học ngành nào cũng vậy, cái cốt yếu là phải có lòng đam mê, nếu có năng lực thực sự thì ngành nào cũng có thể đứng vững!". Hoài có thành tích học tập đáng nể với điểm số trung bình rất cao (đạt gần 9.0). Nhiều sinh viên khoa Lịch sử đã cho biết, để đạt được điểm số cao ở bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là rất khó, nhất là đối với giới trẻ bởi đòi hỏi phải có sự đầu tư thời gian, nghiêm túc trong suy nghĩ và cách đặt vấn đề. Ba năm ở giảng đường đại học được học tập, nghiên cứu về tư tưởng của Bác đã mang lại cho Hoài nhiều cảm xúc, vốn sống và bài học quý giá để rồi hiện thực hóa thành hành động như 6 lần hiến máu tình nguyện; cả 3 năm học đều tham gia tiếp sức mùa thi; tham gia làm các công trình thanh niên để gây quỹ hỗ trợ trẻ em nghèo... 

"Có những điều Bác nói, Bác viết đã hơn nửa thế kỷ nhưng hôm nay đọc lại vẫn thấy rõ tính thời đại, thấy được tầm nhìn chiến lược. Tư tưởng của Bác không phải là những điều khô khan, khó tiếp cận. Chúng ta hãy đọc và cảm nhận ở đó tính giản dị, sự lạc quan và kiên định, rất cần cho hành động của giới trẻ". Thu Hoài tâm niệm!

Am Phong 

Người làm dép cao su duy nhất ở Hà thành

Chủ nhật, 02/09/2012, 10:02 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Trong số những người thợ làm dép cao su ở Hà Nội từ thời kháng chiến chống Mỹ, có lẽ chỉ còn mỗi cụ Xuân vẫn giữ được nghề.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Một lẽ bởi những người làm dép cao su cùng thời với cụ Xuân hầu như chẳng mấy người còn sống. Phần bởi ngày nay dép cao su chẳng còn được mấy ai ưa chuộng, có chăng chỉ là mấy ông khách Tây đi du lịch, hay một vài người muốn giữ chút kỷ niệm xưa tìm mua.
Chuyện đôi dép Bác Hồ
Cụ Phạm Quang Xuân năm nay đã bước qua tuổi cổ lai hy nhưng đôi mắt còn tinh tường, tay còn bạo lắm. Đôi tay của nghệ nhân hơn 70 tuổi cứ thoăn thoắt xén những viền, rãnh trên chiếc đế dép cao su.
Cụ Xuân bảo làm dép cao su phải thế, loại dép vốn đặc trưng của người Việt, phải làm thủ công mới thể hiện hết tinh hoa của người thợ.
Người làm dép cao su duy nhất ở Hà thành, Tin tức trong ngày, dep cao su, dep bac ho, bo doi, nguoi lam dep cao su, dep lam tu lop xe, dep cao su in hinh ban do VN, bao tang Ho Chi Minh, xuong dep cao su, tin tuc, vn
Dép cao su thì phải làm thủ công mới thể hiện hết tinh hoa của người thợ
Cụ vẫn tự hào bởi mấy đôi dép cao su trưng bày trong Bảo tàng Hồ Chí Minh ngày nay chính là do cụ cùng mấy người thợ làm ra. Cụ còn nhớ, đó là năm 1970. Cụ và 4 người thợ tay nghề cao nhất trong xưởng sản xuất dép được lãnh đạo công ty gọi lên, giao cho làm 10 đôi dép cao su để lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
10 đôi dép được dặt theo mẫu một đôi dép đã cũ. Người ta bảo đây là đôi dép Bác Hồ từng đi. Cụ Xuân cũng không dám chắc có đúng vậy không? Nghe người ta nói thì biết thế. Nhưng hình thức thì đúng là loại dép cao su mà Bác Hồ thường đi. Còn cỡ chân cũng phù hợp với vóc người của Bác.
Cụ Xuân cho biết: "Chỉ cần nhìn vóc người, có thể đoán cỡ chân bao nhiêu!"
Cụ còn nhớ như in, đôi dép đó đã mòn vẹt ở đế, được dán thêm một miếng cao su khác vào. Đó là dép cao su con hổ, loại dép đặc trưng của một xưởng tư nhân có tên "Cao su con hổ" có từ thời Pháp. Loại dép này có hai quai to bắt chéo đằng trước và một quai vòng phía sau. Làm độ 3-4 hôm thì cụ và nhóm thợ hoàn thành.
Cụ Xuân bảo: "Dép cao su loại nào đối với tôi cũng đều dễ làm cả. Cứ yêu cầu là tôi làm được hết".
Cụ còn nhớ, cách đây mấy năm, có ông diễn viên gì đó đóng vai Bác Hồ cần tìm dép cao su. Ông ta đi khắp nơi, vào tận Thanh Hóa chẳng tìm được đôi nào vừa ý. Cuối cùng người ta chỉ đến gặp cụ Xuân. Cụ cũng đóng giúp ông ta một đôi.
Người làm dép cao su duy nhất ở Hà thành, Tin tức trong ngày, dep cao su, dep bac ho, bo doi, nguoi lam dep cao su, dep lam tu lop xe, dep cao su in hinh ban do VN, bao tang Ho Chi Minh, xuong dep cao su, tin tuc, vn
Cụ Xuân từng làm dép cao su để trưng bày ở bảo tàng Hồ Chí Minh và làm dép cho diễn viên vào vai Bác Hồ
Nghệ nhân già duy nhất còn làm dép lốp
Ngày nay, nhiều nơi vẫn sản xuất dép cao su bán trên thị trường phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Nhưng so với dép cụ Xuân làm thủ công thì khác hẳn.
Cụ phải cất công tìm mua lốp cao su có đủ độ dày cần thiết rồi mang về xén thành từng phần, từng đoạn. Lốp cao su đã qua sử dụng thường hay có vết lồi lõm, sứt mẻ. Để chọn được những phần lốp dày đều nhau không phải dễ. Dép cao su nguyên thủy đều thế cả. Đâu phải cao su đúc như ngày nay.
Cụ Xuân không biết dép cao su xuất hiện từ bao giờ. Cụ chỉ nhớ mình bắt đầu làm dép cao su từ khoảng năm 1965. Hồi đó, loại dép này đã khá phổ biến, nghe nói do các anh bộ đội đi kháng chiến tự nghĩ ra để băng rừng lội suối. Đơn giản vì nó rất bền.
Hồi đó, cụ Xuân xin vào làm ở xưởng sản xuất dép cao su ở công ty Bách Hóa Cấp 2 nằm ở 45 phố Hàng Bồ (Hà Nội). Dép cao su làm từ lốp xe khi đó được ưa chuộng lắm. Bộ đội vào chiến trường dùng nhiều mà người dân khi đó cũng thích. Mỗi ngày xưởng sản xuất được tầm 300-400 đôi. Cứ làm xong là hết.
Người làm dép cao su duy nhất ở Hà thành, Tin tức trong ngày, dep cao su, dep bac ho, bo doi, nguoi lam dep cao su, dep lam tu lop xe, dep cao su in hinh ban do VN, bao tang Ho Chi Minh, xuong dep cao su, tin tuc, vn
Sau những công đoạn tỉ mỉ chọn lốp, xén, gọt...
Người làm dép cao su duy nhất ở Hà thành, Tin tức trong ngày, dep cao su, dep bac ho, bo doi, nguoi lam dep cao su, dep lam tu lop xe, dep cao su in hinh ban do VN, bao tang Ho Chi Minh, xuong dep cao su, tin tuc, vn
...cụ Xuân cho ra sản phẩm là những đôi dép cao su như thế này. Dép cụ làm có giá không hề rẻ chút nào, có đôi lên đến tiền triệu.
Nhưng rồi cái gì cũng chỉ được một thời. Sau giải phóng, dép nhựa trong miền Nam tràn ra Bắc nhiều, dép cao su gần như bị xóa sổ. Xưởng dép cùng công ty giải tán. Cụ Xuân chuyển qua làm nghề cơ khí. Đến năm 1982, cụ lại tham gia vào hợp tác xã sản xuất các mặt hàng cao su như: gầu, chậu, đế giày... Mãi tận năm 1995, cụ xin nghỉ, về nhà làm dép. Mấy năm sau, hợp tác xã cũng giải tán.
Suốt từ hồi đó, cụ Xuân cứ túc tắc, cặm cụi làm dép cao su. "Xưởng" dép của cụ chính là góc ngõ phố Nguyễn Biểu. Hôm nào làm nhiều thì được dăm bảy đôi. Ngày làm ít thì một hai đôi. Nhiều lần cụ định nghỉ, không làm nữa nhưng cái máu nghề khiến cụ lại lọ mọ tìm dao kéo, cắt gọt...
Dép cụ làm có giá không hề rẻ chút nào, có đôi lên đến tiền triệu. Ấy vậy nhưng nhiều khách du lịch vẫn tìm đến mua, thậm chí có người đặt hàng chờ lấy cho bằng được.
Nhưng cứ lặp đi, lặp lại mỗi một mẫu, cụ cũng chán nên cụ nghĩ phải sáng tạo ra những kiểu dép mới. Cụ làm dép theo đủ các loại quai, bắt chéo, bắt ngang. Mới đây, cụ nghĩ ra cách khắc lên dép hình bản đồ Việt Nam với cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Cụ bảo: "Khắc thế cho người phương Tây nếu có mua lưu niệm, khi về nước nhìn vào còn nhớ đôi dép này là của Việt Nam".
Lệ Vân (Khampha.vn)

Người làm dép cao su duy nhất ở Hà thành

Chủ nhật, 02/09/2012, 10:02 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Trong số những người thợ làm dép cao su ở Hà Nội từ thời kháng chiến chống Mỹ, có lẽ chỉ còn mỗi cụ Xuân vẫn giữ được nghề.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Một lẽ bởi những người làm dép cao su cùng thời với cụ Xuân hầu như chẳng mấy người còn sống. Phần bởi ngày nay dép cao su chẳng còn được mấy ai ưa chuộng, có chăng chỉ là mấy ông khách Tây đi du lịch, hay một vài người muốn giữ chút kỷ niệm xưa tìm mua.
Chuyện đôi dép Bác Hồ
Cụ Phạm Quang Xuân năm nay đã bước qua tuổi cổ lai hy nhưng đôi mắt còn tinh tường, tay còn bạo lắm. Đôi tay của nghệ nhân hơn 70 tuổi cứ thoăn thoắt xén những viền, rãnh trên chiếc đế dép cao su.
Cụ Xuân bảo làm dép cao su phải thế, loại dép vốn đặc trưng của người Việt, phải làm thủ công mới thể hiện hết tinh hoa của người thợ.
Người làm dép cao su duy nhất ở Hà thành, Tin tức trong ngày, dep cao su, dep bac ho, bo doi, nguoi lam dep cao su, dep lam tu lop xe, dep cao su in hinh ban do VN, bao tang Ho Chi Minh, xuong dep cao su, tin tuc, vn
Dép cao su thì phải làm thủ công mới thể hiện hết tinh hoa của người thợ
Cụ vẫn tự hào bởi mấy đôi dép cao su trưng bày trong Bảo tàng Hồ Chí Minh ngày nay chính là do cụ cùng mấy người thợ làm ra. Cụ còn nhớ, đó là năm 1970. Cụ và 4 người thợ tay nghề cao nhất trong xưởng sản xuất dép được lãnh đạo công ty gọi lên, giao cho làm 10 đôi dép cao su để lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
10 đôi dép được dặt theo mẫu một đôi dép đã cũ. Người ta bảo đây là đôi dép Bác Hồ từng đi. Cụ Xuân cũng không dám chắc có đúng vậy không? Nghe người ta nói thì biết thế. Nhưng hình thức thì đúng là loại dép cao su mà Bác Hồ thường đi. Còn cỡ chân cũng phù hợp với vóc người của Bác.
Cụ Xuân cho biết: "Chỉ cần nhìn vóc người, có thể đoán cỡ chân bao nhiêu!"
Cụ còn nhớ như in, đôi dép đó đã mòn vẹt ở đế, được dán thêm một miếng cao su khác vào. Đó là dép cao su con hổ, loại dép đặc trưng của một xưởng tư nhân có tên "Cao su con hổ" có từ thời Pháp. Loại dép này có hai quai to bắt chéo đằng trước và một quai vòng phía sau. Làm độ 3-4 hôm thì cụ và nhóm thợ hoàn thành.
Cụ Xuân bảo: "Dép cao su loại nào đối với tôi cũng đều dễ làm cả. Cứ yêu cầu là tôi làm được hết".
Cụ còn nhớ, cách đây mấy năm, có ông diễn viên gì đó đóng vai Bác Hồ cần tìm dép cao su. Ông ta đi khắp nơi, vào tận Thanh Hóa chẳng tìm được đôi nào vừa ý. Cuối cùng người ta chỉ đến gặp cụ Xuân. Cụ cũng đóng giúp ông ta một đôi.
Người làm dép cao su duy nhất ở Hà thành, Tin tức trong ngày, dep cao su, dep bac ho, bo doi, nguoi lam dep cao su, dep lam tu lop xe, dep cao su in hinh ban do VN, bao tang Ho Chi Minh, xuong dep cao su, tin tuc, vn
Cụ Xuân từng làm dép cao su để trưng bày ở bảo tàng Hồ Chí Minh và làm dép cho diễn viên vào vai Bác Hồ
Nghệ nhân già duy nhất còn làm dép lốp
Ngày nay, nhiều nơi vẫn sản xuất dép cao su bán trên thị trường phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Nhưng so với dép cụ Xuân làm thủ công thì khác hẳn.
Cụ phải cất công tìm mua lốp cao su có đủ độ dày cần thiết rồi mang về xén thành từng phần, từng đoạn. Lốp cao su đã qua sử dụng thường hay có vết lồi lõm, sứt mẻ. Để chọn được những phần lốp dày đều nhau không phải dễ. Dép cao su nguyên thủy đều thế cả. Đâu phải cao su đúc như ngày nay.
Cụ Xuân không biết dép cao su xuất hiện từ bao giờ. Cụ chỉ nhớ mình bắt đầu làm dép cao su từ khoảng năm 1965. Hồi đó, loại dép này đã khá phổ biến, nghe nói do các anh bộ đội đi kháng chiến tự nghĩ ra để băng rừng lội suối. Đơn giản vì nó rất bền.
Hồi đó, cụ Xuân xin vào làm ở xưởng sản xuất dép cao su ở công ty Bách Hóa Cấp 2 nằm ở 45 phố Hàng Bồ (Hà Nội). Dép cao su làm từ lốp xe khi đó được ưa chuộng lắm. Bộ đội vào chiến trường dùng nhiều mà người dân khi đó cũng thích. Mỗi ngày xưởng sản xuất được tầm 300-400 đôi. Cứ làm xong là hết.
Người làm dép cao su duy nhất ở Hà thành, Tin tức trong ngày, dep cao su, dep bac ho, bo doi, nguoi lam dep cao su, dep lam tu lop xe, dep cao su in hinh ban do VN, bao tang Ho Chi Minh, xuong dep cao su, tin tuc, vn
Sau những công đoạn tỉ mỉ chọn lốp, xén, gọt...
Người làm dép cao su duy nhất ở Hà thành, Tin tức trong ngày, dep cao su, dep bac ho, bo doi, nguoi lam dep cao su, dep lam tu lop xe, dep cao su in hinh ban do VN, bao tang Ho Chi Minh, xuong dep cao su, tin tuc, vn
...cụ Xuân cho ra sản phẩm là những đôi dép cao su như thế này. Dép cụ làm có giá không hề rẻ chút nào, có đôi lên đến tiền triệu.
Nhưng rồi cái gì cũng chỉ được một thời. Sau giải phóng, dép nhựa trong miền Nam tràn ra Bắc nhiều, dép cao su gần như bị xóa sổ. Xưởng dép cùng công ty giải tán. Cụ Xuân chuyển qua làm nghề cơ khí. Đến năm 1982, cụ lại tham gia vào hợp tác xã sản xuất các mặt hàng cao su như: gầu, chậu, đế giày... Mãi tận năm 1995, cụ xin nghỉ, về nhà làm dép. Mấy năm sau, hợp tác xã cũng giải tán.
Suốt từ hồi đó, cụ Xuân cứ túc tắc, cặm cụi làm dép cao su. "Xưởng" dép của cụ chính là góc ngõ phố Nguyễn Biểu. Hôm nào làm nhiều thì được dăm bảy đôi. Ngày làm ít thì một hai đôi. Nhiều lần cụ định nghỉ, không làm nữa nhưng cái máu nghề khiến cụ lại lọ mọ tìm dao kéo, cắt gọt...
Dép cụ làm có giá không hề rẻ chút nào, có đôi lên đến tiền triệu. Ấy vậy nhưng nhiều khách du lịch vẫn tìm đến mua, thậm chí có người đặt hàng chờ lấy cho bằng được.
Nhưng cứ lặp đi, lặp lại mỗi một mẫu, cụ cũng chán nên cụ nghĩ phải sáng tạo ra những kiểu dép mới. Cụ làm dép theo đủ các loại quai, bắt chéo, bắt ngang. Mới đây, cụ nghĩ ra cách khắc lên dép hình bản đồ Việt Nam với cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Cụ bảo: "Khắc thế cho người phương Tây nếu có mua lưu niệm, khi về nước nhìn vào còn nhớ đôi dép này là của Việt Nam".
Lệ Vân (Khampha.vn)

Ảnh động vật tuần qua: Gấu học chơi bi-a

02/09/2012 06:48:11
 - Thỏ cái "đấm bốc" chọn bạn tình, chó cưỡi trên lưng trâu, gấu xám học chơi bi-a... là những hình ảnh động vật ấn tượng nhất tuần qua.

Con lười có vẻ hậm hức khi bị đè xuống và đo chiều dài cơ thể. Đây là giống lừa ba ngón họng nhạt (Bradypus tridactylus) được cứu trợ tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Sauim Castanheira (Brazil).
Con lười có vẻ hậm hực khi bị đè xuống để đo chiều dài cơ thể. Đây là giống lười ba ngón họng nhạt (Bradypus tridactylus) được cứu trợ tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Sauim Castanheira (Brazil).
Một sinh vật nhiều chân bò lên trên viền lá tại công viên ở thành phố Chennai, phía nam Ấn Độ.
Cuốn chiếu bò trên viền lá tại công viên ở thành phố Chennai, phía nam Ấn Độ.
Một con ong vò vẽ Pseudospinolia marqueti đang cần mẫn hút mật trên những bông hoa thường niên.
Một con ong vò vẽ Pseudospinolia marqueti đang cần mẫn hút mật
Tại khu vực gần Essaouira, Morocco, những con dê thi nhau trèo lên cây Argan để ăn quả.
Tại khu vực gần Essaouira, Morocco, những con dê thi nhau trèo lên cây Argan để ăn quả.
Một con ngỗng tuyết dũng cảm đánh đuổi cáo bắc cực khi con này định ăn cắp trứng ngỗng.
Một con ngỗng tuyết dũng cảm đánh đuổi con cáo Bắc cực định ăn cắp trứng của nó
Khung cảnh âu yếm báo mẹ của 1 trong 7 con báo cheetah con mới chào đời vào tháng 3/2012 tại vườn thú Whipsnade (Anh).
Báo mẹ âu yếm 1 trong 7 con báo cheetah con mới chào đời vào tháng 3/2012 tại vườn thú Whipsnade (Anh).
Sansao, một con báo Jaguar nhảy vọt xuống từ trên cây cao tại khu bảo tồn NEX (Brazil). Hiện có khoảng 26 con báo Jaguar cư ngụ tại đây, phần lớn được chuyển về từ Amazon.
Sansao, một con báo Jaguar nhảy từ trên cây xuống ở khu bảo tồn NEX (Brazil). Hiện có khoảng 26 con báo Jaguar cư ngụ tại đây, phần lớn được chuyển về từ Amazon.
Những con cú nâu nhỏ vừa được cứu trợ đang đậu trên cành cây để đợi được thả về rừng.
Những con cú nâu nhỏ vừa được cứu đang đậu trên cành cây để đợi được thả về rừng.
Một con thỏ cái dùng 2 chân trước
Một con thỏ cái dùng 2 chân trước "đấm" bất cứ con đực nào không may mắn đến gần nó. Chỉ có con đực nào chịu được đến cùng mới có quyền giao phối với con cái.
Chú chó nhỏ ngồi chễm chệ trên lưng đàn trâu đang tắm mát trên sông Ravi (Pakistan).
Chú chó nhỏ ngồi chễm chệ trên lưng đàn trâu đang tắm mát trên sông Ravi (Pakistan).
Khi cận kề với sư tử, con linh dương đã có một cú nhảy ngoạn mục và thoát chết trong gang tấc. Nó không chỉ thoát chết nhờ may mắn mà còn do con sư tử cái bị mù một bên mắt. Điều này làm cản trở khả năng săn mồi của con vật.
Khi cận kề với sư tử, con linh dương đã có một cú nhảy ngoạn mục và thoát chết trong gang tấc. Nó không chỉ thoát chết nhờ may mắn mà còn do con sư tử cái bị mù một bên mắt. Điều này làm cản trở khả năng săn mồi của con vật.
1 trong 4 con cá sấu trắng ở Gatorland, Florida (Mỹ). Hiện chỉ có khoảng 15 con cá sấu trắng trên thế giới.
1 trong 4 con cá sấu trắng ở Gatorland, Florida (Mỹ). Hiện chỉ có khoảng 15 con cá sấu trắng trên thế giới.
Billy, một chú gấu xám 18 tháng tuổi đang được dạy chơi bi-a.
Billy, một chú gấu xám 18 tháng tuổi đang được dạy chơi bi-a.
Một con khỉ macaque nựng theo con trèo trên dây điện tại một bãi đậu xe ở New Delhi.
Một con khỉ macaque địu con leo dây điện tại một bãi đậu xe ở New Delhi, Ấn Độ
Cuộc chiến giữa 2 chú chim ruồi tranh giành nhau bông hoa chuối.
Cuộc chiến giữa 2 chú chim ruồi tranh giành nhau bông hoa chuối.

Lưu Hải (Theo Guardian, Telegraph)
Nữ hoàng tốc độ Trương Thanh Hằng bị gãy chân do TNGT
11:11:18 02/09/2012, cập nhật cách đây 3 giờ
Ngày 1/9, các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng trực tiếp điều trị vận động viên (VĐV) điền kinh quốc gia Trương Thanh Hằng cho biết, Hằng nhập viện cấp cứu lúc 6h25 sáng 31/8 trong tình trạng nhiều vết thương nham nhở ở da đầu (rộng 4cm), các vết trầy xước ở mặt, tay, chân, hông. Trong đó nặng nhất là chân phải gãy 1/3 dưới hai xương cẳng chân.
Các bác sỹ đã tiến hành chụp citi vùng đầu nhưng không phát hiện tụ máu. Theo các chuyên gia, phải mất khoảng 3 tháng thì Hằng mới tập nhẹ được và khoảng 6 tháng mới tăng cường độ lên. Và khoảng 1 năm đến 1 năm rưỡi mới tháo vít ở chân cho Hằng...
VĐV Trương Thanh Hằng đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.

Trước đó, lúc 5h45 ngày 31/8, trong lúc đang chạy thể dục trên đường Nguyễn Tất Thành, thuộc địa phận quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, theo hướng Đà Nẵng - Huế, khi đến trụ điện số 211TB, VĐV điền kinh quốc gia Trương Thanh Hằng, được mệnh danh “Nữ hoàng tốc độ Việt Nam”, bất ngờ bị xe máy chạy cùng chiều do Nguyễn Văn Giang (20 tuổi, trú xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam), hiện là sinh viên Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải II, tông vào khi Hằng đang chạy cách lề đường 0,6m, dẫn tới chấn thương trầm trọng
Hà Phan

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy