Cán bộ HN làm tiệc cưới không quá 50 mâm Thứ Bẩy, 29/09/2012


Sáng nay 6:45 AM 29/9/12 thứ bảy tức 14/8/NT; Hải CD mời ra Phương ăn sáng; VTH còn 88 ngày đến U 60; Bầm ngồi chơi cùng 3 Capi đón trung thu, hôm nay trời HN nắng đẹp, về qua nhà mang cơm về 05 HN cho Sói nghỉ ở 15 PĐC đến 8:00 AM ra 11 PĐC. Tối hôm qua ra 27 Lê Lợi giao đề bài ngày cưới hỏi của Hải Hạnh cho bác Mỹ, Toàn & Nhâm thấy hướng da Dân tộc quán có thể hay hơn ở Giải Khát nó rộng thoáng, gần nhà...
1.                             "Hãy làm cho cuộc đời bạn tràn đầy sự ngọt ngào. Hãy nói những lời nói thân thương khi bạn còn nghe được & khi tim bạn còn rung động- Henry Becher"
2.                             " Đối với những người đàn bà tận tâm thì tính ích kỷ của đàn ông hình như do người ta bịa đặt" Camus

Ngỡ ngàng "T.Đ Sông Tranh chịu được động đất cấp 9"

29/09/2012 11:32:21
Tuyên bố đập thủy điện Sông Tranh 2 có thể chịu được động đất tới cấp 9 với gia tốc nền lên tới 350cm/s2 của ông Nguyễn Tài Sơn - TGĐ Cty Tư vấn xây dựng điện 1 - đơn vị tư vấn thiết kế công trình khiến những người tham dự cuộc họp báo chiều 28-9 tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam) ngỡ ngàng.

Bởi từ trước đến giờ, trên mọi hồ sơ thiết kế, ngưỡng chịu đựng động đất của đập thủy điện Sông Tranh 2 được ghi là cấp 6-7 với gia tốc nền cực đại 150cm/s2.
 Báo chí chất vấn tại buổi họp báo về Thủy điện Sông Tranh 2 ngày 28-9 tại Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành.
Báo chí chất vấn tại buổi họp báo về Thủy điện Sông Tranh 2 ngày 28-9 tại Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành.
Cuộc họp báo do Hội đồng nghiệm thu nhà nước (HĐNTNN) về các công trình xây dựng, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức để thông báo kết quả xử lý thấm, kiểm tra đánh giá an toàn, ổn định đập và kết quả khảo sát động đất khu vực thủy điện Sông Tranh 2.

Ngỡ ngàng

Mở đầu cuộc họp, ông Nguyễn Văn Liên, Phó Chủ tịch HĐNTNN khẳng định: Đến thời điểm này, đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn đảm bảo an toàn. Hồ sơ thiết kế công trình đã được thẩm định phê duyệt tuân thủ các quy định hiện hành.

Chủ đầu tư đã thuê đơn vị tư vấn là Liên danh Nippon Koei – J.Power (Nhật Bản) thẩm tra thiết kế kỹ thuật của công trình, kết quả thẩm tra cho thấy đập vẫn an toàn và ổn định.

“Riêng về kháng chấn, ở giai đoạn lập dự án, Viện vật lý địa cầu đã tổ chức nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm của động đất ở công trình thủy điện Sông Tranh 2 và nghiên cứu các đới đứt gãy có thể phát sinh. Sau khi nghiên cứu, phân tích mạng lưới đứt gãy trong khu vực, Viện đã có kết luận là động đất cực đại xảy ra ở khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2 là cấp 7 (MSK 64) và gia tốc nền cực đại là 150cm/s2. Đơn vị tư vấn đã sử dụng con số này để thiết kế”, ông Liên nói.

Ông Liên cũng khẳng định chất lượng bê tông thi công đầm lăn đảm bảo, đạt yêu cầu.

Tuy nhiên chất lượng thi công xây dựng các khe nhiệt chưa đảm bảo, chưa tổ chức kiểm tra, nghiệm thu chặt chẽ, thiết bị quan trắc chưa được lắp đặt đầy đủ trong quá trình thi công, một số thiết bị hư hỏng chưa được khắc phục kịp thời. Ngoài trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng còn có trách nhiệm của tổ chức giám sát.

Theo ông Nguyễn Tài Sơn, TGĐ Cty Tư vấn xây dựng điện: Đập Sông Tranh 2 trong mùa mưa lũ này không tích nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Vì đập không có xả đáy nên để xác định ở mức nước cao trình 161m (cửa tràn) có an toàn hay không trong mùa mưa lũ, phía đơn vị đã tính toán bổ sung tình trạng an toàn đập với động đất ở cao trình này.

Tuy nhiên, lãnh đạo đơn vị tư vấn khiến cử tọa ngỡ ngàng, khi khẳng định: “Ở cao trình 161m, đập Sông Tranh 2 có thể chịu được trận động đất khủng khiếp với gia tốc nền lên đến 350m/s2. Do đó có thể khẳng định rằng đập chịu được động đất cấp 9! Nếu xảy ra động đất cấp 9 đập vẫn an toàn”.

Trích dẫn của trích dẫn

Liên quan kết luận “Không có động đất kích thích ở Sông Tranh 2”, cũng như việc “xào nấu” ý kiến của ông Lê Trần Chấn để đưa vào Báo cáo tác động môi trường, động đất đối với thủy điện này, ông Nguyễn Tài Sơn, cũng là người chịu trách nhiệm lập báo cáo, thừa nhận: “Trong báo cáo trên, chúng tôi trích dẫn ý kiến của anh Lê Trần Chấn. Ý kiến này anh Chấn lại trích dẫn từ khuyến cáo của tổ chức UNESCO mà anh Chấn nói tại một cuộc họp. Đây là do thiếu sót, trình độ chúng ta lúc ấy chưa biết, chưa từng có kinh nghiệm về động đất kích thích”.

Về sự trùng lặp giữa các báo cáo, ông Sơn cho rằng: Đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên nền địa chất lý tưởng không có đới đứt gãy như ý kiến của các nhà khoa học, báo chí đưa tin.

Việc giống nhau giữa các báo cáo tác động môi trường hiện nay là do tiêu chí áp dụng giống nhau. Hiện nay, chúng ta đang dùng những khuyến cáo của UNESCO với những tiêu chí của quốc tế, do chúng ta chưa có kinh nghiệm về động đất và động đất kích thích.

Đến công trình thủy điện Sông Tranh 2 khi áp dụng tiêu chí đó lại xảy ra động đất nên cần phải nghiên cứu tiếp. “Báo cáo tác động môi trường của thủy điện Sông Tranh 2 không thể nói là sơ sài, mà phải nói do hạn chế của trình độ trí tuệ của chúng ta khi ấy”, ông Sơn nói.
Ông Nguyễn Tài Sơn
Ông Nguyễn Tài Sơn
Về phần mình, ông Lê Huy Minh – Phó Viện trưởng Viện vật lý địa cầu, phủ nhận phần trách nhiệm của Viện đối với câu kết luận ghi trong báo cáo trên, là “không có khả năng gây động đất kích thích” tại thủy điện Sông Tranh 2.

Theo ông Minh: “Trong giai đoạn nghiên cứu khả thi công trình này, Viện có nhận hợp đồng khảo sát động đất và đứt gãy địa chấn. Nhưng chỉ là tư vấn phần đánh giá động đất cực đại, còn các phần khác Viện không có trách nhiệm vì không được hỏi. Bởi vậy báo cáo này kết luận “không có động đất kích thích” mà lại dẫn theo Viện Vật lý địa cầu là sai hoàn toàn”.

Cũng theo ông Minh, việc báo cáo tác động môi trường 3 công trình thủy điện Sông Tranh 2, A Vương, Đakmi 4 có nét giống nhau về đánh giá tác động động đất, là do 3 công trình này tương đối gần nhau nằm gần một đới đứt gãy nên đánh giá là giống nhau.

“Báo chí không kích động”!

Liên quan đến vấn đề an toàn đập Sông Tranh 2, ông Trần Văn Được, Phó TGĐ Tập đoàn điện lực Việt Nam, khẳng định: Hiện nay các nhà tư vấn trong nước và ngoài nước đã đánh giá đập chịu đựng động đất cấp 9, các nhà khoa học khẳng định động đất không vượt quá 5,5 độ richter.

Do đó, việc sơ tán dân vùng hạ du không đề cập đến, vì tin tưởng rằng không thể có chuyện gì xảy ra với đập Sông Tranh 2!

Ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN tỏ ra cẩn thận hơn: “Đến nay khả năng xấu nhất do động đất kích thích là khó có thể xảy nhưng phải tính đến mọi tình huống. Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu tất cả các chủ đập thủy điện cả nước, kể cả Sông Tranh 2 phải xây dựng phương án phòng chống lũ, an toàn đập và tình huống vỡ đập để không bị động khi có tình huống xấu nhất”.

Tuy nhiên, trước câu hỏi nếu có sự cố vỡ đập Sông Tranh 2 thì trách nhiệm thuộc về ai, cơ quan nào, cả ông Vượng và ông Liên đều không trả lời.

Ông Liên cho biết, thời gian tới, HĐNTNN sẽ cùng với bộ ban ngành lập một đội thường trực ngay tại đập Sông Tranh 2 trong mùa mưa lũ năm nay, đánh giá theo dõi an toàn đập, trạng thái đập để nếu có diễn biến bất thường còn kịp có biện pháp xử lý ngay.

Ông Nguyễn Đức Hải, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cho biết: “Nhà cửa của nhân dân hư hại vì động đất kích thích do tích nước hồ, trách nhiệm này không ai khác ngoài chủ đầu tư.

Chủ đầu tư phải phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương khắc phục thiệt hại cho nhân dân, thể hiện trách nhiệm trước nhân dân để nhân dân bớt hoang mang lo sợ mặc dù động đất vẫn xảy ra. Cần thông tin phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về các công trình thủy điện và động đất".

Ông Hải cũng cho biết, thời gian qua, nhờ báo chí mà vấn đề động đất và đập Sông Tranh 2 đã đưa ra dư luận. Ông Liên thì cho rằng, thời gian qua, có thông tin báo chí đưa tin bài chưa khách quan, thiếu trung thực. Ông Liên còn yêu cầu: “Báo chí không kích động”!
'Trong báo cáo trên, chúng tôi trích dẫn ý kiến của anh Lê Trần Chấn. Ý kiến này anh Chấn lại trích dẫn từ khuyến cáo của tổ chức UNESCO mà anh Chấn nói tại một cuộc họp. Đây là do thiếu sót, trình độ chúng ta lúc ấy chưa biết, chưa từng có kinh nghiệm về động đất kích thích” - Ông Nguyễn Tài Sơn nói.
 
 
TIN LIÊN QUAN

Mắng dân và... cười ngạo nghễ!

Sao Dân tôi bỗng dưng... muốn khóc!
Thế là, mặc cho kết luận của cơ quan quản lý Nhà nước rằng, đập thủy điện Sông Tranh 2 bảo đảm ổn định, an toàn, mặc cho những trấn an với người dân, rằng hãy biết yên tâm và duy trì các hoạt động sản xuất, học tập, sinh hoạt bình thường, và cũng mặc cho đập thủy điện chưa tích nước, đến thời điểm này, ST 2 vẫn liên tiếp có... "kết luận" riêng của nó.
Ai "kém hiểu biết" hơn?
Chỉ trong ngày 23/09, hai trận động đất với cường độ mạnh 4,8 richter đã khiến hàng nghìn người dân các huyện Nam- Bắc Trà My (Quảng Nam) hoảng hốt. 150 người đang dự tiếp xúc cử tri tại xã Trà Đốc bỏ chạy tán loạn.
Đã có gần 120 ngôi nhà, trường học của các xã Trà Đốc, Trà Tân, Trà Sơn và Trà My bị hư hỏng nặng. Ai sẽ phải đền bù thiệt hại đã xảy ra và sẽ xảy ra?  Câu trả lời còn ở thì...tương lai.
Nhưng trong khi chờ đợi "thì tương lai" tới, thì hiện tại, theo ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, do quá lo sợ, nhiều người dân đành vào rừng, làm nhà tạm để sống.
Động đất vốn là thiên tai khiến cả nhân loại luôn kinh hoàng, sợ hãi. Không một quốc gia nào, dù phát triển văn minh, tiên tiến trong khoa học, như Nhật Bản chẳng hạn có thể dám coi thường. Bài học Fukushima mới đây còn đầy nước mắt.
Nữa là những quốc gia còn đang phát triển như Việt Nam. Nữa là cái huyện miền núi còn nghèo, chậm phát triển như Bắc Trà My. Tiếc thay, sau những ngày hoảng hốt chạy tán loạn, người dân Bắc Trà My và cả xã hội hết sức bất bình trước cái cách ứng xử của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn.
Chưa bao giờ, gánh nặng sinh mạng của hàng ngàn người dân thực sự trĩu vai chính quyền huyện Bắc Trà My như lúc này. Thủy điện ST 2 bỗng nhiên như một "chứng nhân" bất đắc dĩ của cuộc đấu khẩu giữa hai bên- chính quyền và các nhà khoa học.
Trước sự vênh nhau giữa phân tích về kỹ thuật với hiện tượng động đất luôn xảy ra, không tin vào những kết luận của đoàn cán bộ khoa học khảo sát, cũng như của Ban Quản lý thủy điện ST 2, ông Đặng Phong, Chủ tịch huyện gay gắt: Chúng tôi vẫn đang nợ người dân câu trả lời về độ an toàn của thủy điện ST 2.
Đã có gần 120 ngôi nhà, trường học hư hỏng nặng sau hàng loạt trận động đất. Ảnh:Thanh Niên
Thì đây, các nhà khoa học, các chuyên gia thủy điện, "trả nợ" dân:
Bà Ngô Thị Lư (Đoàn nghiên cứu Viện Vật lý Địa cầu): Người dân quá kém hiểu biết, chỉ mới nghe động là đã dắt trâu bò, gói ghém đồ đạc bỏ chạy.Bà Ngô Thị Lư còn yêu cầu chính quyền nên giáo dục lại dân.
Ôi trời, cái tâm của một người phụ nữ làm khoa học, lại là ... TS nữa kia! Dân không chạy động đất thì ngồi đợi chờ chết ư, thưa bà Ngô Thị Lư?
Ông Lưu Thế Biểu, Phó Trưởng ban xây dựng Tập đoàn EVN: Nếu các trận động đất lớn hơn xảy ra đập vẫn an toàn. Ngày 13-9, EVN sẽ họp với Bộ Xây dựng để có kết luận cuối cùng và đề nghị Thủ tướng cho phép tích nước. Ông Biểu còn khuyên: Người dân và chính quyền tỉnh Quảng Nam phải tin vào kết luận của các nhà khoa học vì đó là... chân lý.
Còn ông Trần Văn Hải-Trưởng ban Quản lý dự án thủy điện 3, chủ đầu tư công trình ST2: Dân nên chia sẻ và hy sinh cho thủy điện!
Những lời mắng, lời khuyên... thừa, bỗng trở thành bất nhẫn, thưa các nhà khoa học lẫn các nhà quản lý dự án.
Nếu dân không biết chia sẻ và hy sinh, thì đâu phải di dời, chuyển nhà, tìm nơi định cư mới với vô vàn khó khăn của sự khởi đầu lại?
Nếu không biết hy sinh, lấy đâu ra công sức lao động để xây nên con đập thủy điện, mà do những kém cỏi chuyên môn, thậm chí do sự thiếu trách nhiệm và vô lương tâm của những kẻ nào đó, từ điều tra, khảo sát, thiết kế kỹ thuật đến thi công, giờ dân lại đang phải chịu những cơn "đập" nổi giận của đất?
Gần 120 ngôi nhà, trường học của dân nghèo bị  hư hỏng, dân phải chạy vào rừng sống, đã là hy sinh chưa? Hay hy sinh có nghĩa là chấp nhận sống chung với những trận động đất ngày càng lớn về cường độ, thậm chí biết đâu, có thể hủy diệt cả một cộng đồng?
Có kém hiểu biết, dân mới phải "bám víu" vào những khảo sát, kết luận "chân lý" của các nhà khoa học. Thế nhưng, chỉ 10 ngày sau lời khuyên "khoa học là chân lý", đã có tiếp 2 trận động đất khiến dân kinh hồn.
Đến nước này, dư luận xã hội, chỉ mong các nhà khoa học, nhà chuyên môn như bà Ngô Thị Lư, ông Lưu Thế Biểu, ông Trần Văn Hải, và cả những ai ai nữa, khẳng định đầy tự tin vào sự an toàn của ST 2, nên đưa cả gia đình vào khu vực thủy điện chung sống, "chia sẻ" sự... hiểu biết cho người dân Bắc Trà My vốn kém hiểu biết.
Có lẽ khi đó, dân mới hoàn toàn tin phát ngôn của các vị có lý!
Ở góc độ Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam, ông Trần Xuân Thọ cay đắng: Chúng tôi tin các nhà khoa học chứ. Nhưng trước đó họ nói động đất sẽ giảm dần, giờ lại tăng lên thì có gì bất thường không? Giờ lại nói chúng tôi phải chờ ba năm nữa mới có kết quả chính thức là sao? Chỉ sợ khi đó chúng tôi không... còn sống nữa để đợi kết quả.
Không phải ngẫu nhiên ngày 24/9, báo SGTT có bài viết "Dân đáng bị mắng hay nhà khoa học đáng phải ra toà?". Bài báo dẫn chứng, một phiên toà ở Ý từng làm xôn xao giới khoa học, vì theo cáo buộc của công tố viên, các nhà khoa học không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về khả năng động đất, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về con người và tài sản của dân.
Thông tin khoa học chính xác là yêu cầu tiên quyết, người dân chờ đợi ở các nhà khoa học, trong khi ngày ngày họ vẫn phải "chờ đợi" thảm họa động đất rất có thể lại xảy ra. Liệu ST 2 có cần được đi theo vết xe đổ của các nhà khoa học nước Ý xa lắc xa lơ không?
Nhưng mới đây, một "dư chấn khoa học" khiến xã hội còn sửng sốt hơn. Liệu đây có phải là câu "trả lời" của ST 2 cho các nhà khoa học không:
Khi Lật lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2, người ta sửng sốt, vì trong báo cáo này (lập vào tháng 8/2005), Tập đoàn Điện lực VN- EVN, cho rằng thủy điện ST 2 không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi trường.
Thực tế xảy ra trái ngược hẳn, các hiện tượng động đất của ST 2 đều được các chuyên gia phân tích,  đánh giá là động đất kích thích.
Thế nhưng, cũng theo bài báo, một chuyên gia trong nhóm đánh giá nguy hiểm động đất thủy điện ST 2 (thời điểm tháng 8/2005) cho biết, nhóm này chỉ được "đặt hàng" đánh giá nguy hiểm động đất cực đại có thể tới 5,5 độ Richter chứ chưa có những nghiên cứu về động đất kích thích lúc đó!
Chưa có nghiên cứu, mà dám khẳng định trong báo cáo "thủy điện ST2không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi trường". Đó là báo cáo kiểu gì, nếu không phải là thiếu cả trách nhiệm lẫn lương tâm khoa học?
Các nhà khoa học hay đổ tại cho cơ chế quản lý không tạo động lực nghiên cứu. Nhưng ở sự kiện ST 2, các nhà khoa học có trách nhiệm liên đới sẽ trả lời ra sao, về nghiên cứu một đằng, phát biểu một nẻo?
Ông Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã phải nói:
Bây giờ tôi thật sự băn khoăn là có nên tin vào các nhà khoa học hay không vì họ nói không nhất quán gì cả. Đứng trước sinh mệnh của hàng vạn người dân Quảng Nam, tôi tha thiết đề nghị các nhà khoa học phải hết sức trung thực, hết sức khách quan và phải hết sức chính xác khi nhận định về những biến động địa chất ở thủy điện ST2.
Vậy, ai mới là "kém hiểu biết" hơn?
Xin các nhà khoa học, hãy trung thực lên tiếng?
Tại cuộc họp báo mới đây, ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP khẳng định, quan điểm của Chính phủ phải bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Cần thận trọng, theo dõi thêm ST 2, và Chính phủ cũng chưa cho phép tích nước ở thời điểm này.
Đó là quyết định đúng đắn và cần thiết.
Nụ cười ...ngạo nghễ?
Giữa lúc thủy điện ST2 còn chưa biết đi về đâu hỡi tôi, thì ngày 24/09, VietNamNet đưa thông tin "Người có chức quyền thu nhập sẽ khá". Đây được coi là một trong những giải pháp để phòng chống tham nhũng, khiến bạn đọc lập tức phản hồi, phản biện tới tấp về tòa soạn.
Tham nhũng, từ lâu giống như một "chấn thương tâm lý xã hội" cực mạnh. Bởi những thảm họa nó gây ra cho xã hội, khiến dân quá phẫn nộ, vì thậm chí nó đe dọa đến sự tồn vong của chế độ.
Thật ra, quốc gia nào cũng có tham nhũng, từ tư bản đến xã hội chủ nghĩa, nó không phải đặc tính của một thể chế chính trị nào.
Có điều, tham nhũng sẽ bị hạn chế, nếu cơ chế quản lý xã hội thực sự khoa học, phù hợp quy luật thực tiễn, và pháp luật không bị tham nhũng...bịt mắt. Và có điều, tham nhũng ở xã hội ta, nó cũng đặc biệt quá.
Không cứ là quan chức, từ một nhân viên công quyền vô danh tiểu tốt, một giáo viên mầm non, một y tá,  điều dưỡng bệnh nhân..., đều có thể tham nhũng, bởi họ vẫn có quyền với một nhóm người nào đó phụ thuộc họ.
Nhưng quan chức, khả năng tham nhũng lớn, tham nhũng nặng, thì hơn hẳn. Nếu vậy, việc cải cách tiền lương chỉ "ưu tiên" cho quan chức, thì tác động của giải pháp này có phần gây... phản cảm. Sự bàn luận ồn ào ngay sau thông tin, đã giải thích phần nào. Và liệu nó có hiệu quả không?
Xin dẫn chứng, về cái sự tăng tiền bạc trước đây:
Khi ngành giáo dục có chủ trương tăng học phí, một câu hỏi đặt ngược: Liệu có sẽ tăng chất lượng giáo dục không?
Khi ngành y tế có chủ trương tăng viện phí, cũng có  câu hỏi đặt ngược: Liệu có sẽ tăng chất lượng điều trị bệnh không?
Câu trả lời của cả hai ngành giáo dục- y tế: Chưa dám khẳng định, vì chất lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác!
Thật khôn và thật khéo!
Tăng lương có chống được tham nhũng? Ảnh minh họa
Giờ đây, cũng rất có thể, có một câu hỏi đặt ngược: Nếu tăng tiền lương cho các quan chức, liệu tham nhũng có giảm bớt không? Không chừng, giống như ngành giáo dục và y tế, câu trả lời sẽ là: Chưa chắc, vì tham nhũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác!
Thế nên, trong bài viết mới đây trên Tuần Việt Nam, ngày 25/09, tác giả bài viết đã đặt câu hỏi: Tăng lương rồi mà vẫn tham nhũng thì làm gì nữa? Chả lẽ lại...tăng lương tiếp?
Câu hỏi này xin dành cho các chuyên gia tư vấn về chính sách phòng chống tham nhũng.
Quan trọng hơn cả, cơ chế, thiết chế quản lý kinh tế- chính trị- xã hội hiện nay đã thực sự khoa học, phù hợp thực tiễn, để có thể ngăn ngừa, phòng chống và hạn chế tham nhũng chưa?
Câu hỏi này xin dành cho các nhà quản lý chính quyền từ cơ sở...
Sau những ồn ào, sau những quan tâm thông tin về đối thoại phòng chống tham nhũng năm 2012, chờ cho tiếng nói dư luận xã hội lắng xuống, Tham nhũng mới xuất hiện. Đẹp đẽ, hồng hào, trông rất trí thức, lại rất giống đại gia. Rất kẻ cả, gương mặt đầy vẻ ban phát.
Giờ là lúc Tham nhũng đối thoại với Dân tôi:
- Nhà ngươi ăn gì?
- Dĩ nhiên ăn cơm. Thế còn ông, Tham nhũng, ông ăn gì?
- Ta ăn nhiều thứ lắm, tiền bạc, vàng, ngoại tệ, đất đai... Có thế mới đẹp đẽ thế này chứ. Ngươi tuy ăn, nhưng gạo thì đầy thuốc trừ sâu, phân hóa học, thực phẩm, rau củ, hoa quả ô nhiễm, đầy chất bảo quản. Tham nhũng tự tin.
-...
- Ta biết, Dân các ngươi phẫn nộ với Tham nhũng ta lắm. Nhưng Dân các ngươi có biết, vì sao ta không chết, mà vẫn có ba đầu sáu tay? Tại các ngươi cả đấy. Tại các ngươi luôn có nhu cầu khiến ta phải tham nhũng.
Có kẻ nào đó trong các ngươi từng tổng kết, cuộc đời làm dân của hắn, phải "lạy" tới 36 cửa: Cửa xin học, xin tuyển dụng, xin việc làm, xin chữa bệnh, xin công chứng, xin mua bán nhà cửa..v v...và vv...Các ngươi chỉ có quyền xin sỏ. Còn ta, ta có quyền.
- Chả lẽ Dân tôi có nhu cầu của đời sống là có tội?
- Không có tội. Nhưng ta có quyền. Quyền sinh ra lợi, đặc quyền, đặc lợi. Hiểu chưa?
Mà người có biết vì sao người ko chống nổi ta ko? Vì các ngươi có mỗi cái miệng là vũ khí. Lúc nào cũng hô khẩu hiệu: Chống tham nhũng, chống tham nhũng! Làm như cứ hô khẩu hiệu là Tham nhũng ta chết thẳng cẳng í? Tham nhũng cười sằng sặc.
- ...
- Nhưng Dân các ngươi chỉ có quyền hô. Tham nhũng ta cũng hô cùng các ngươi, nhưng ta... "có quyền" không bao giờ chống lại... chính ta? Hiểu chửa?
Và Tham nhũng lại cười. Bước đi. Dáng đi và nụ cười ngạo nghễ, khệnh khạng giống nhau lạ.
Ôi chao. Vừa bị các nhà khoa học mắng. Giờ Dân tôi lại bị Tham nhũng mắng, diễu cợt!
Sao Dân tôi bỗng dưng...muốn khóc!
Kỳ Duyên

Cán bộ HN làm tiệc cưới không quá 50 mâm

Thứ Bẩy, 29/09/2012, 08:35 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Thành ủy Hà Nội yêu cầu cán bộ, đảng viên, lãnh đạo gương mẫu tổ chức cưới văn minh với tiêu chí không quá 300 khách, tức 50 mâm, không mời nhiều lần và không làm ở khách sạn 5 sao, khu du lịch cao cấp.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Để đưa tinh thần Nghị quyết TƯ 4 về xây dựng Đảng vào cuộc sống, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội kiến nghị sửa Chỉ thị về tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố.
Tại Hội nghị BCH Đảng bộ Hà Nội hôm nay (28/9), Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hồ Quang Lợi chỉ ra việc cưới ở Hà Nội có lúc có nơi chưa tuân thủ tinh thần trang trọng - lành mạnh - tiết kiệm.

“Do một bộ phận nhân dân, trong đó có không ít cán bộ, đảng viên, đặc biệt là lãnh đạo chủ chốt các cấp vẫn còn tư tưởng lạc hậu, không gương mẫu, vẫn tổ chức cưới linh đình, mang tính ‘thương mại hóa’, có biểu hiện lợi dụng việc cưới để vụ lợi, tổ chức đám cưới phô trương, xa hoa, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Đảng và gây cản trở trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại”, ông Hồ Quang Lợi nói.
Cán bộ HN làm tiệc cưới không quá 50 mâm, Tin tức trong ngày, can bo to chuc dam cuoi, dam cuoi con can bo, can bo ha noi, tiec cuoi, khach san 5 sao, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: Đảng viên Hà Nội gương mẫu tổ chức cưới văn minh
Ban Tuyên giáo đề xuất một số quy định cụ thể với cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của thành phố trong việc cưới của bản thân và gia đình họ như sau: số khách mời không quá 300 người, tương đương 50 mâm cỗ, nếu hai nhà tổ chức chung thì khách mời không quá 600; không tổ chức tiệc cưới nhiều lần; không ăn ở những nơi quá sang trọng, tốn kém, không phù hợp với thu nhập chung của cộng đồng dân cư và cán bộ, công chức như khách sạn 5 sao, khu du lịch cao cấp…

Bên cạnh đó, thành phố cũng phải chú ý biểu dương các đám cưới văn minh đồng thời phê phán những đám cưới phô trương, tốn kém, đi ngược với thuần phong mỹ tục cũng như việc lợi dụng đám cưới để trục lợi.

Nhiều ý kiến tại hội nghị đồng tình đây chính là những điểm dư luận không hài lòng, người dân phê phán nhiều về việc cưới của không ít cán bộ, đảng viên, lãnh đạo. Tuy còn có người thấy nhận định “thương mại hóa”, “vụ lợi, trục lợi” là quá nặng nề, hầu hết cán bộ, đảng viên, lãnh đạo có mặt tại hội nghị ủng hộ những quy định mà Ban Tuyên giáo Thành ủy đưa ra.

Ông Phạm Khắc Tuấn, Bí thư quận ủy Hà Đông, nơi 3 năm nay thực hiện đề án “tiệc cưới không quá 40 mâm, 240 khách”, cho biết: “Cũng có ý kiến cho là số mâm như thế hơi chặt, nhất là các họ lớn, nên nay thực hiện toàn thành phố nâng lên 300 khách, 50 mâm là hợp lý”.

Theo ông, tuy chỉ là vận động nhưng cũng có chế tài khá nghiêm khắc đối với các cán bộ, đảng viên: nếu vi phạm sẽ bị chuyển công tác.

Đây cũng là vấn đề nhiều ý kiến chỉ ra: nếu vi phạm mà chỉ “vỗ vai nhắc nhở” chứ không xử lý kỷ luật nghiêm khắc thì chủ trương này sẽ không có hiệu lực.

Bí thư Hà Đông cũng chỉ ra một khó khăn thực tiễn khác: với cán bộ, đảng viên, lãnh đạo Hà Đông thì có thể xử lý kỷ luật, chứ với cán bộ, đảng viên, lãnh đạo thành phố không chấp hành cuộc vận động của địa phương thì chỉ có thể “gửi công văn lên các cơ quan để phản ánh”.

“Nay thực hiện với toàn thành phố thì đối với các cán bộ, đảng viên, lãnh đạo Trung ương tại thành phố cũng là vấn đề cần xem xét”, ông Tuấn chỉ ra.

Trước những kiến nghị này, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh: Đã là chỉ thị của Thành ủy thì mọi đảng viên thành phố đều phải coi là việc bắt buộc phải chấp hành nghiêm túc.

“Đối với cán bộ, đảng viên, lãnh đạo các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thành phố thì kêu gọi họ hưởng ứng chủ trương này”, ông Thảo nói.

Hội nghị Thành ủy Hà Nội đã biểu quyết thông qua dự thảo chỉ thị này với mức thống nhất cao.

Trong khuôn khổ hội nghị, sáng 28/9, Thành ủy Hà Nội cũng thảo luận nội dung kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết TƯ 4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Theo Chung Hoàng (Vietnamnet)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy