" Biết làm gì chưa đủ, còn phải dũng cảm thực hiện điều đó nữa. G.DDimitorrop"


Sáng 04/9/12 thứ hai, tức 19/7/NT, VTH còn 112 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến ngồi chơi cùng 3 vệ sỹ, ba  Capi dạo này ăn yếu cơm Xim nấu, hôm nay trời mát ngay từ sáng sớm; nhớ 17:30 PM chiều hôm qua 03/9/12 về 15 PĐC 1 chú Quốc con bị cắn chết trong cổng, 1 chú đang chạy ở hành lang vì Capi đuổi, mình mang trình bà Tháp & mang về cho Hải-Hà nuôi, sau đó Hải-Thao thả ra ao ngõ Rau. Buổi tối lễ thường tháng 8 sao Kế Đô thuận lợi...Nhắn tin Nguyệt xin chè uống trà, gọi nước khoáng Cúc Phương. Khả năng tổ chức, phát huy các ý tưởng giúp Ma Kết có một ngày làm việc rất hiệu quả. Bí quyết của bạn chính là tin tưởng vào trực giác của mình và lắng nghe những lời nhắc nhở từ bạn bè, đồng nghiệp.

1.                             " Sự ngon miệng đến khi ăn, sự khát ra đi khi uống" Rabelais
2.                             " Biết làm gì chưa đủ, còn phải dũng cảm thực hiện điều đó nữa. G.DDimitorrop"
Làng cổ Colmar miền Alsace ở Malaysia
SGTT.VN - Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, ngọn đồi ở Bukit Tingi bang Pahang, Malaysia đang sở hữu một ngôi làng độc đáo có tên gọi: làng nhiệt đới Colmar, với lối kiến trúc mô phỏng lại làng cổ Colmar vùng Alsace của nước Pháp.
Dân sành rượu vang khắp thế giới hẳn quen thuộc với tên gọi ngôi làng Colmar – thủ phủ của con đường rượu vang miền Alsace (Route des Vins d’Alsace). Ngôi làng này được hình thành từ thế kỷ thứ 9, cách Strasbourg khoảng 64km theo hướng Nam Tây nam. Với những kiến trúc đặc trưng từ thời trung cổ, được trang trí những nét cảm hứng nghệ thuật thời kỳ Phục hưng quen thuộc ở các vùng đất gắn liền với dòng chảy của dòng sông Rhine. Nhưng có một Colmar rất khác ở miền nhiệt đới Malaysia, niên đại chưa đầy một thập kỷ, với những điểm nhấn kiến trúc lạ mắt và độc đáo, đem lại thêm một góc nhìn thú vị khi nhắc về Colmar vùng Alsace.
Khác với ngôi làng nguyên bản Colmar cạnh dòng sông Rhine ở xứ Pháp, Colmar ở Malaysia có vị trí hiểm trở hơn. Từ thủ đô Kuala Lumpur, mất khoảng một giờ xe buýt, và sau quãng đường đèo dốc quanh co nâng dần độ cao đỉnh đồi, ngôi làng Colmar đã hiện ra, lẩn khuất dưới tán rừng với những tháp mái ngói đủ màu sắc. Người ta xây dựng ngôi làng này để làm nơi nghỉ dưỡng cho khách du lịch, mọi chi tiết kiến trúc đều lấy cảm hứng từ ngôi làng nguyên bản, với các nét trang trí đặc trưng cùng những nhân viên phục vụ trong trang phục truyền thống của những chàng trai cô gái vùng Alsace dễ khiến người ta như lạc vào miền Alsace thực sự chứ không phải đang trên một ngọn đồi cao ở Malaysia.
Đá hoa cương chẻ thành từng ô vuông xinh xắn dùng lót đường, dẫn lối qua cây cầu chính vào ngôi làng, đứng ở đây đã thấy không gian kiến trúc thời kỳ Phục hưng làm chủ đạo cho hầu hết các toà nhà của ngôi làng, một sự mô phỏng kiến trúc rất rõ nét thông qua các ngôi nhà mái dốc, ngói lợp được phối màu tạo thành những hoa văn tinh tế. Đây là một kiểu kiến trúc quen thuộc ở khoảng thế kỷ 16 trong lối thiết kế và xây dựng nhà ở thuộc vùng Alsace – biên giới giữa Đức và Pháp.
Chính chất liệu đá làm điểm nhấn đã tạo nên một không gian cổ kính của ngôi làng Colmar mới này ngay từ cổng vào. Sự mạnh mẽ, rắn rỏi và lạnh lùng của đá được làm mềm bằng cách sắp đặt các phiến đá theo một trình tự hài hoà, tạo những đường cong mềm dịu khiến cho tổng thể kiến trúc của phần mặt tiền ngôi làng Colmar này trở nên nổi bật và ấn tượng ngay từ những bước chân đầu tiên khi du khách đặt chân đến.
Tổng thể ngôi làng bao gồm các khu nhà liền kề nhau, mỗi ngôi nhà mang một hình dáng riêng, vẻ như tách biệt nhưng thực sự lại là một thể thống nhất, hài hoà, các kiến trúc song hành với nhau và tôn nhau lên, những khối kiến trúc như tháp đồng hồ, cổng làng, khách sạn, tháp chuông… đều là những điểm nhấn nhá độc đáo, được bố cục chặt chẽ trong một tổng thể rộng lớn, tạo một cảm giác thân thiện và gần gũi, dễ khiến người ta quên ngay rằng mình đang ở trong một ngôi làng thực sự chứ không phải khu khách sạn chuẩn bốn sao, với đầy đủ các dịch vụ phục vụ nghỉ dưỡng như khu giải trí, mua sắm, sân khấu ca nhạc, spa thư giãn...
Nét kiêu sa, đỏng đảnh và nhạy cảm mang tâm hồn Alsace cũng được thấy rất rõ qua các chi tiết trang trí của tổng thể ngôi làng Colmar ở Malaysia, từ những cửa sổ mở ra là các chậu hoa khoe sắc, đến các bảng hiệu được trang trí bằng kỹ thuật tạo hình các hoa văn trên sắt thép uốn lượn mang đậm chất tây Âu. Đó còn có những không gian công cộng với tháp nước làm điểm nối kết các ngã rẽ trong đường làng, tạo một khoảng không thú vị để nghỉ chân hoặc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các toà kiến trúc giả cổ tinh tế đến độ y như thật.
Những ngôi nhà mái dốc, lối phân tầng có thể nhìn được từ bên ngoài thông qua các phần vì kèo được tô đậm màu nâu đen, với các bancông gỗ mở ra duyên dáng, phối với màu dịu của sơn tường, màu tươi của cửa sổ, cùng những nét sơn đậm sổ dọc, căng ngang có chủ ý, tạo nên một bức tranh tổng thể cho từng mặt tiền ngôi nhà cứ như một tác phẩm sắp đặt của kiến trúc, hội hoạ, xây dựng, mà nếu nghiệm kỹ thấy khía cạnh nào cũng là những điểm nhấn đẹp.
Ở một khu biệt lập, các dịch vụ cho du lịch không thể phong phú và đa dạng bằng các địa danh khác ở khu trung tâm thủ đô Kuala Lumpur, thế nhưng người ta vẫn tìm đến với Colmar bởi một lẽ, vẻ đẹp kiến trúc của ngôi làng này xứng đáng cho người ta chấp nhận móc hầu bao để được trải qua những giờ phút cùng sống, cùng tìm hiểu và khám phá nét đẹp của Colmar vùng Alsace ngay trên đất nước Malaysia.
BÀI VÀ ẢNH: NGUYỄN ĐÌNH THIÊN Ý
Lối vào làng Colmar với các ngôi nhà mái dốc quen thuộc.
Bức tranh kiến trúc ở làng Colmar, Malaysia.
Các chi tiết trang trí trong kiến trúc xây dựng là một bản sao hoàn hảo từ làng cổ Colmar vùng Abace.

Người dân nặng gánh thuế, phí cao chót vót

7 giờ trướcCafef
Ủy ban Kinh tế Quốc hội vừa có bản báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 với chủ đề “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”.
Báo cáo này đánh giá nhiều chính sách của VN khác biệt, thậm chí không theo xu hướng chung của thế giới. 
Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 được thực hiện trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại VN (UNDP). 
Báo cáo nêu nhiều vấn đề, trong đó có nhận xét “tăng trưởng kiểu VN” là nguyên nhân của bất ổn vĩ mô kéo dài, về nguy cơ vốn đầu tư nước ngoài vào VN giảm, về chi tiêu công dàn trải, kém hiệu quả...
Người dân nặng gánh thuế, phí
Thắt chặt chi tiêu nhưng tiêu dùng chính phủ vẫn tăng
Đặc biệt, ngay cả khi xác định ưu tiên kiềm chế lạm phát (như năm 2011), Chính phủ kêu gọi mạnh mẽ thắt chặt tài khóa, song báo cáo cho biết: tiêu dùng của Chính phủ thực chất vẫn tăng khoảng 4%. “Một nghịch lý là sau hơn 20 năm chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, quy mô chi tiêu chính phủ VN vẫn tăng mạnh từ khoảng 22% năm 1990 lên tới hơn 30% GDP năm 2010” - báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội viết.
Tuy nhiên, đáng lưu ý lần đầu tiên báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội phân tích sâu và đưa ra nhận định: thuế tại VN cao, đang làm giảm khả năng tích lũy của doanh nghiệp và là nguyên nhân quan trọng khiến các doanh nghiệp phải chuyển giá.
Báo cáo phân tích rõ như với thuế thu nhập cá nhân, khoản thu nhập chịu thuế của người VN thấp hơn nhưng lại chịu thuế cao hơn so với Trung Quốc và Thái Lan. Với thu nhập 3.451-5.175 USD/năm, người VN đã bị áp thuế suất 10%. 
Trong khi con số tương ứng ở Thái Lan và Trung Quốc lần lượt là 4.931-16.434 USD/năm và 3.801-9.500 USD/năm. Tương tự, mức thuế thu nhập doanh nghiệp 25% cũng đang được áp dụng một cách cố định cho đại đa số doanh nghiệp, trong khi các nước áp dụng nhiều mức từ 2-30%.
Ngoài ra, VN còn áp nhiều khoản thuế cao như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu. Chưa hết, doanh nghiệp VN còn phải trả các chi phí không chính thức cao. Dẫn một nghiên cứu gần đây, báo cáo khẳng định có tới 56% doanh nghiệp tham gia đấu thầu các dự án nhà nước cho biết việc chi hoa hồng là phổ biến.
Báo cáo cũng cho biết tỉ lệ thu thuế trên GDP ở VN hiện nay là cao, đã hạn chế khả năng tích lũy, làm giảm khả năng đầu tư... của khu vực tư nhân. Nó cũng khuyến khích gian lận thuế, như hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). 
Khu vực FDI chiếm khoảng 20% GDP nhưng lại chỉ đóng góp khoảng 10% tổng thu ngân sách nên báo cáo cho rằng việc để mức thuế cao hơn các nước trong khu vực tạo động cơ hấp dẫn để các doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận ra nước ngoài nhằm hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn.
Đồ họa: V.Cường - Ảnh: Thuận Thắng
Thuế, phí cao gấp 1,4-3 lần các nước
Dẫn quyết toán ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính, báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết trung bình trong giai đoạn 2007-2011, tổng thu ngân sách nhà nước của VN lên tới 29% GDP. Nếu chỉ tính thu từ thuế và phí thì con số này là 26,3% GDP. 
Theo ông Phạm Thế Anh - quyền viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách công và quản lý Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, một người thực hiện báo cáo, mức thu từ thuế và phí, không kể thu từ dầu thô, của VN hiện nay “là rất cao so với các nước khác trong khu vực”. 
Cụ thể, trung bình trong năm năm gần đây, tỉ lệ thu từ thuế và phí/GDP của Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia khoảng 15,5%, Philippines 13%, Indonesia 12,1% và của Ấn Độ chỉ là 7,8%.
Báo cáo đánh giá ngoài việc chịu “thuế lạm phát” hằng năm ở mức hai con số, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân VN gánh chịu tỉ lệ chịu thuế, phí/GDP cao gấp từ 1,4-3 lần so với các nước khác trong khu vực. 
Trong khi đó, theo ông Phạm Thế Anh, con đường giảm thâm hụt ngân sách thông qua tăng thuế và cơ sở đánh thuế là rất hạn chế. Việc tăng thu chỉ có thể được thực hiện nhờ các biện pháp nâng cao tỉ lệ tuân thủ, chống thất thu và chống buôn lậu.
Đáng lo, báo cáo đánh giá tổng thu thuế và phí của VN chủ yếu đến từ ba nguồn chính, đó là thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu cùng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu. Nhưng tỉ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp đang có xu hướng giảm dần từ 36% trong giai đoạn 2006-2008 xuống còn 28% trong giai đoạn 2009-2011. 
Sự phụ thuộc lớn vào thuế nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt có thể khiến thâm hụt ngân sách của VN trầm trọng hơn khi lộ trình cắt giảm thuế được thực hiện theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới trong những năm tới.
Báo cáo cũng nêu hai nguồn thu quan trọng hiện nay là thu từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất, dù đưa vào tính toán cán cân ngân sách có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng bội chi, nhưng cũng cần cảnh báo bản chất của nguồn thu này giống như việc một cá nhân bán tài sản đi để chi tiêu. “Khoản vay nợ của anh ta có thể giảm nhưng tài sản của anh ta cũng giảm tương ứng, tức là anh ta đã nghèo đi” - báo cáo viết.
Chi tiêu ngân sách cao kéo dài
Với việc thu như trên, báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng tập trung phân tích chi tiêu của Chính phủ. Báo cáo khẳng định đầu tư công lớn, dàn trải và kém hiệu quả. Ông Phạm Thế Anh phân tích: “Chúng ta có thể thấy đầu tư của khu vực nhà nước dàn trải trên tất cả lĩnh vực, từ những hoạt động công ích trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế... đến các hoạt động mang tính kinh doanh thuần túy như công nghiệp chế biến, khai khoáng, nghệ thuật, giải trí... 
Đặc biệt, tỉ trọng đầu tư công cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng, xây dựng, dịch vụ lưu trú đã tăng mạnh từ 1,9% trong năm 2006 lên tới khoảng 4,8% tổng đầu tư công trong năm 2010”.
Đáng chú ý, báo cáo nêu rõ trong tổng chi tiêu ngân sách thì chi thường xuyên (tức chi cho bộ máy như trả lương, chi phí văn phòng, điện nước...) chiếm tỉ trọng rất lớn, chi đầu tư phát triển lại chiếm tỉ trọng nhỏ hơn rất nhiều và đang có xu hướng giảm. 
Báo cáo nhấn mạnh chi thường xuyên đang tăng, từ mức 63,2% trong tổng chi ngân sách năm 2003 lên 71,7% trong năm 2010 và 75,4% trong năm 2011. Điều này phần nào cho thấy sự cồng kềnh và chi tiêu tốn kém của bộ máy công quyền.
Hệ quả của chi ngân sách, báo cáo nêu rõ: trung bình trong hai năm 2010 và 2011 Chính phủ VN đã vay nợ hơn 110.000 tỉ đồng/năm thông qua phát hành trái phiếu trong nước. Con số này gần gấp đôi so với 56.000 tỉ đồng mỗi năm của giai đoạn 2007-2009. 
Với thực trạng trên, báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cảnh báo chi tiêu chính phủ một khi đã vượt quá ngưỡng nào đó sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế do nó gây ra sự phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả, tham nhũng thất thoát và chèn ép khu vực tư nhân. 
Thực tế trên thế giới chỉ ra rằng chất lượng hay hiệu quả, chứ không phải quy mô, của chi tiêu chính phủ mới là nhân tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng và trình độ phát triển của mỗi quốc gia.
Ông Nguyễn Ngọc Hưng (phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM):
Thuế thu nhập doanh nghiệp dưới 18%/năm là hợp lý
Mức thuế thu nhập doanh nghiệp 25% được áp dụng cố định cho mọi doanh nghiệp như hiện nay là quá cao, không dễ để doanh nghiệp có được lợi nhuận trong bối cảnh khó khăn hiện nay, chứ nói gì đến tích lũy, tái đầu tư. Để Nhà nước vẫn đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa để doanh nghiệp có được lợi nhuận vừa đủ và có được sự tích lũy cần thiết, mức thuế dưới 18%/năm có lẽ nhận được đồng thuận của doanh nghiệp. Riêng với thuế thu nhập cá nhân, cần tính lại khởi điểm chịu thuế cũng như chia nhỏ bậc thang tính thuế. Nếu được, nên giảm thêm thuế thu nhập cá nhân để kích sức mua trong dân, từ đó may ra mới có cầu và doanh nghiệp mới giải quyết được bài toán tồn kho.
Ông Cao Tiến Vị (chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần giấy Sài Gòn):
Thu thuế vừa sức doanh nghiệp
Cần có sự khảo sát sâu rộng hơn nữa về khả năng chịu đựng các mức thuế mà cả người dân lẫn doanh nghiệp đang gánh. Vì thuế thể hiện đỉnh cao của việc quản trị một quốc gia. Thuế thu nhập doanh nghiệp 25% chưa phải là vấn đề cốt lõi, mà quan trọng là Nhà nước có chính sách tính thuế thế nào để doanh nghiệp còn đủ sức chịu đựng, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, tái đầu tư. Nếu thu thuế cao, mà chỉ “nắm người có tóc” để thu thì Nhà nước vẫn thất thu. Việc tính thuế và thu thuế một cách công bằng, thu được thuế ở số đông với thang thuế phù hợp với quy mô, loại hình của từng doanh nghiệp là việc Nhà nước cần xem xét, nghiên cứu.
T.V.N. ghi
Theo Cầm Văn Kình
Tuổi trẻ

 Nhật ký trên những đôi giày
Cuộc sống vẫn yên bình bên núi lửa Mayon
SGTT.VN - Được xem là núi lửa có hình chóp nón cân đối đẹp nhất hành tinh, nhưng khi “nổi giận”, Mt Mayon để lại bao nhiêu tang thương cho con người ở miền Legazpi, Philippines. Và đẹp sao, tôi may mắn được “tham gia” một đám cưới dưới những đám khói mây núi lửa bồng bềnh.
Tháp chuông đá còn lại của ngôi nhà thờ Casawag mà cách nay gần 200 năm, ngọn núi lửa Mayon kề bên phun trào và tàn phá nơi đây... Ảnh:
Chú Bud, quản lý khách sạn bình dân Xandra ở Legazpi ngạc nhiên “Cậu là khách Việt Nam đầu tiên tôi gặp sau 30 năm làm việc ở đây!” Đó cũng là lý do chú lôi ra một đống giấy tờ, vẽ, ghi đầy hình, chữ, hướng dẫn chi tiết các điểm thăm viếng ở Legazpi. Tôi đón jeepney hướng về Casawag Ruin. Vì sợ càng đến trễ, sẽ càng mù mây trên Mt Mayon (viết tắt là Mayon).
Tìm nơi ngắm miệng núi lửa
Casawag Ruin, những gì còn lại của ngôi nhà thờ Công giáo Casawag là điểm “must-see” của du khách đến Legazpi. Không chỉ là nơi ngắm nhìn núi lửa Mayon rõ, đẹp, mà nơi đây còn ghi dấu tang thương về cơn phẫn nộ dữ dội nhất của Mayon từ trước giờ. Năm đó, 1814, giữa cơn phun trào khủng khiếp của Mayon, khoảng 1.200 cư dân thành phố Legazpi đến ẩn náu trong nhà thờ Casawag, đã bị chôn vùi khi dòng dung nham nóng đỏ khủng khiếp tràn qua. Giờ, phần còn lại rõ nhất của ngôi nhà thờ xưa là tháp chuông đá nám đen. Quanh đó người ta dựng những pho tượng Chúa, các vị thánh… thanh thoát. Nhiều người cầu nguyện trước bia đá, trước tháp chuông đá cháy đen còn lại của Casawag… Lững thững ghé làng kề bên, thấy người dân vẫn không bỏ quê cha đất tổ ra đi, dù núi lửa vẫn âm ỉ hoạt động mãi từ đó đến giờ (chỉ tính từ 1990 đến nay núi lửa đã phun trào 14 lần). Họ vẫn sống, phần nhờ vào khách du lịch đến vì núi lửa, phần vì những “phẩm vật” của núi lửa. Nghệ nhân điêu khắc những tác phẩm nghệ thuật từ đá đen núi lửa. Công nhân đãi sàng tìm kiếm khoáng chất từ những dòng suối chảy từ Mayon. Gái quê chăm bón những vườn hoa, giò lan trên đất đen giàu năng lượng… bên cạnh những con đường lưu niệm bán đầy quà cáp cho du khách. “Sao bỏ đi được chú? Quê cha đất tổ mà! Với lại dự báo bây giờ tốt hơn rồi, nên cũng không lo mấy”, nở nụ cười đen nhẻm vì bụi đá, chú nghệ nhân Tenda chia sẻ.
Đám cưới dưới khói mây Mayon
Về phố, cậu tài xế jeepney trẻ nói “Hay là anh qua xe bạn em lên nhà thờ Daraga đi. Hôm nay Chủ nhật, biết đâu có đám cưới anh xem cũng hay”. Lật lại mấy tờ giấy của chú Bud, thấy đây cũng là một điểm được giới thiệu, tôi tót sang chiếc jeepney kia, hướng Daraga thẳng tiến.
Đám cưới đâu chưa thấy, tôi đã mừng khi thấy ngôi nhà thờ đá nằm trên đồi cao Daraga xưa cũ rêu phong và đẹp. Hơn nữa lại là một điểm ngắm Mayon với một tầm nhìn bao quát hơn. Lang thang bên ngoài (vì cửa còn đóng), tôi tìm bóng râm cuối ngôi nhà thờ bằng đá đen núi lửa hơn 230 năm tuổi ngồi canh Mayon. Dĩ nhiên không phải canh khi nào nó phun nham thạch để bỏ chạy (!?), mà canh lúc nó giảm, bớt phun khói để có thể chụp được cái miệng chóp nón cân đối của nó. Mê mải ngồi canh ở góc cuối nhà thờ, đến lúc mừng húm vì khói mây tan nhanh trong thoáng chốc, chụp được miệng núi lửa. Nghe huyên náo tôi quay lại nhìn góc kia nhà thờ mới thấy đôi tân hôn người Philippines hạnh phúc sánh đôi, cùng cha mẹ, bạn bè... Thấy tôi bon chen chụp hình, họ xí lô xí là bằng tiếng địa phương, rồi chuyển sang tiếng Anh khi thấy mặt kẻ lạ nghệch ra. Biết là khách phương xa, các bạn cô dâu chú rể nồng nhiệt lôi tôi vào cuộc. Tôi cũng nhiệt tình, nhưng chỉ đi nhẹ, nói khẽ, rón rén chụp hình. Rồi lễ tan, các bạn tiếp tục rủ tôi đến nhà hàng. Biết là nên dừng lại, cũng như danh sách của chú Bud còn dài và visa gần hết hạn… tôi tiếc nuối; và cũng rất khó khăn mới từ chối được các bạn.
Nhìn đôi trẻ hạnh phúc bên nhau cùng cha mẹ, bạn bè, bên Mayon bỗng quang đãng lạ thường giữa khói mây bồng bềnh xung quanh, tôi mừng và cầu chúc cho họ hạnh phúc lâu bền. Cũng cầu mong Mayon sẽ bình yên, để những người dân hiền lành Legazpi có được cuộc sống yên bình.
BÀI VÀ ẢNH: T. TRÀ KHÚC
Từ Việt Nam có hàng không giá rẻ đến Manila, Philippines, nối chuyến đến Legazpi. Hoặc đi xe buýt từ Manila, 10 giờ, khoảng 300.000 đồng/vé. Có cả xe lửa từ Manila, vé rẻ gần 1/3 nhưng đi đến 15 giờ. Dịch vụ du lịch, ăn uống ở Legazpi giá khoảng 80% ở Việt Nam. Legazpi còn là điểm đi xem cá voi rất thú vị, và còn có các dịch vụ du lịch mạo hiểm khác.

Biển Đông là vấn đề đại sự trong quan hệ Việt-Trung

(VOV) - Hai bên cho rằng vấn đề Biển Đông cần được xử lý thỏa đáng để không ảnh hưởng đến đại cục tốt đẹp giữa hai nước.
Xử lý tranh chấp ở Biển Đông là vấn đề đại sự trong quan hệ Việt – Trung và là vận mệnh chung của hai nước, hai dân tộc. Đó là khẳng định của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tại cuộc đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng lần thứ 3 giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra ngày 3/9 tại Hà Nội.

Đồng chủ trì cuộc đối thoại này là Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Hai bên cũng trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ song phương và đa phương. 
Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt-Trung lần 3
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật nhằm xây dựng niềm tin vững chắc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên đã trao đổi thẳng thắn về những tồn tại giữa hai nước liên quan đến Biển Đông và đều khẳng định lại sự cần thiết phải giải quyết những tồn tại đó trên cơ sở đại cục quan hệ giữa hai Đảng, hai nước.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ, xử lý tranh chấp ở Biển Đông là vấn đề đại sự trong quan hệ Việt – Trung và là vận mệnh chung của hai nước, hai dân tộc. Giải quyết vấn đề này rất khó khăn, rất nhạy cảm và rất lâu dài nhưng với thiện chí, nỗ lực của cả hai bên, trên tinh thần hữu nghị truyền thống, tôn trọng lẫn nhau, công khai minh bạch, chúng ta nhất định sẽ tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế, đáp ứng được lợi ích chính đáng của cả hai nước, hai dân tộc.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng, vì đại cục quan hệ Việt - Trung, việc cấp bách hai bên cần làm ngay là tiếp tục hợp tác, đối thoại tăng cường lòng tin chính trị giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Quân đội: “Không có lòng tin chính trị thì không thể hợp tác phát triển, cũng không thể giải quyết bất đồng”. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị tăng cường chia sẻ lợi ích song phương và hợp tác trên diễn đàn đa phương cũng như đẩy mạnh hợp tác trên mọi mặt. 
Đồng tình với ý kiến của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nêu rõ, Trung Quốc mong muốn các tranh chấp phải được giải quyết hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế. Phía Trung Quốc cũng bày tỏ mong muốn vấn đề này được xử lý thỏa đáng để không ảnh hưởng đến đại cục tốt đẹp giữa hai nước và sự phát triển của mỗi nước.
Cũng tại cuộc đối thoại này, hai bên đã trao đổi các vấn đề song phương và đa phương. Về quan hệ song phương, hai bên nhất trí đẩy mạnh quan hệ giao lưu, hợp tác, phối hợp giữa Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển… Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị lực lượng Biên phòng các tỉnh giáp biên của Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác, chống tội phạm xuyên quốc gia; tiến hành giao lưu giữa các cơ quan nghiên cứu chiến lược và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan truyền thông của quân đội. Hai bên đã ký Thỏa thuận mở rộng hợp tác đào tạo giữa quân đội hai nước.
Về quan hệ đa phương, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên đã dành thời gian trao đổi khách quan về tình hình quốc tế, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam và Trung Quốc đều đánh giá tình hình thế giới, khu vực hiện nay mở ra cả những cơ hội và thách thức cho các quốc gia, hợp tác phát triển với các nước trong và ngoài khu vực sẽ có lợi cho cả Trung Quốc, Việt Nam và các quốc gia liên quan, duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực. Tuy nhiên, sự tăng cường can dự của các nước lớn vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng sẽ đem đến những thách thức, hệ luỵ nếu không tạo ra môi trường bình đẳng, đối thoại, tôn trọng luật pháp quốc tế và tôn trọng lợi ích chính đáng, chế độ chính trị của các quốc gia trong khu vực.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định lại quan điểm đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, không đi với nước này chống nước khác, nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đồng thời đóng góp tích cực cho hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới./.        

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

    Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

    Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy