Bản án khó hiểu của vụ án ngón tay cái -ngày 26/9/12


          Sáng 26/9/12 thứ tư, tức 11/8/NT VTH còn 90 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến ngồi chơi cùng 3 vệ sỹ; thời tiết sáng mưa, chiều nắng...Nhắn cho Ciến lấy số của Vinh để chuẩn bị cho ông Chung làm sổ đỏ giúp...
1.                            "Bạn là giả dối, yêu là điên rồ" Ca dao Hoa Kỳ
2.                            "Hãy nhớ rằng không nhận được những gì bạn muốn đôi khi là một sự may mắn"ST
Bản án khó hiểu của vụ án ngón tay cái 
SGTT.VN - Ngày 20.9.2012, TAND tỉnh Đak Nông xử phúc thẩm đã tuyên phạt một thanh niên mức án hai năm tám tháng tù giam vì hành vi cố ý gây thương tích.
Người phạm tội phải trả giá bằng những năm tháng tự do là nguyên tắc đúng đắn của tố tụng. Tuy nhiên, điều làm nhiều người dự khán rất đỗi ngạc nhiên là phiên tòa chưa trả lời hết những câu hỏi của vụ án. Ngoài ra, vị chủ tọa đọc bản án mà không nhắc đến lời tranh luận của viện kiểm sát và luật sư là vi phạm nghiêm trọng tố tụng…
Mai phục đánh người
Người thanh niên đó là Hoàng Văn Chung, sinh năm 1977 ở huyện Đak G’long. Kể từ ngày vướng vòng lao lí đến nay, Chung vẫn không hiểu vì sao mình bị phạt án tù. Tại các buổi xử, Chung liên tục kêu oan và một mực chậm rãi khẳng định: “Bị cáo không chém người”. Trước đó, Chung từng được cấp sơ thẩm, TAND huyện Đak G’long tuyên vô tội, để rồi rất nhanh sau đó, bị cáo này tiếp tục hầu tòa vì có kháng nghị của viện KSND huyện Đak G’long.
Lần xử phúc thẩm trước, tòa án tỉnh này tuyên hủy án sơ thẩm xử lại. Ngày 19.4, vụ án được quay trở lại TAND huyện Đak G’long. Không có khác biệt nào giữa phiên tòa sơ thẩm tháng 4 và phiên tòa phúc thẩm ngày 20.9: Chung bị phạt hai năm tám tháng tù.
Theo hồ sơ vụ án được các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Đak Nông điều tra, thu thập thì tháng 4.2008, gia đình ông Phạm Đức Yên có tranh chấp với hộ ông S. một ranh đất. Thay vì nhờ chính quyền can thiệp, gia đình ông Yên gọi điện thoại hẹn nhà ông S. đến đất để tiến hành cắm phân giới. Việc cắm phân giới này có công an làm chứng.
Tin lời hàng xóm, ông S. và người nhà ra rẫy, không hay biết về một âm mưu cố ý gây thương tích do nhóm người nhà ông Yên chuẩn bị. Khi ra đến nơi người nhà ông S. lọt vào ổ phục kích của gia đình ông Yên nên nhanh chóng bị tấn công và yếu ớt chống trả.
Trong lúc xô xát xảy ra, bị cáo Hoàng Văn Chung ở gần đó, nghe tiếng ồn ào nên chạy ra xem. Chung làm thuê cho ông S. nên thấy chủ bị đánh thì chạy ra can ngăn. Sau đó, Chung bị nhóm người nhà ông Yên đánh ngất xỉu phải đi cấp cứu. Kết quả giám định pháp y xác nhận Hoàng Văn Chung bị hai vết thương vùng đầu, tỉ lệ thương tật là 20%.
Vụ xô xát nghiêm trọng này còn làm nhiều người bị thương tích từ 1-27% nên cơ quan điều tra công an huyện Đak G’long khởi tố vụ án và khởi tố các bị can. Trong đó, Hoàng Văn Chung cũng bị khởi tố vì tội cố ý gây thương tích. Mấu chốt của quyết định khởi tố này là một người trong nhóm nhà ông Yên "bị Chung chém đứt một ngón tay phải, trước khi Chung bị đánh ngất xỉu".
Vi phạm nghiêm trọng tố tụng
Tại phiên tòa ngày 20.9 của TAND tỉnh Đak Nông, bị cáo Chung vẫn một mực kêu oan vì mình không chém người. Thậm chí, chính bị cáo còn là nạn nhân của vụ án cố ý gây thương tích nhưng chưa được các cơ quan tố tụng Đak Nông xem xét.
Trong phần xét hỏi, các bị cáo thuộc nhóm người của gia đình ông Yên đều khẳng định mình không nhìn thấy bị cáo Chung chém người, dù khoảng cách xô xát chỉ hơn một mét. Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng không thu giữ được bất cứ vật chứng nào được cho là Chung sử dụng để gây án. Tòa vặn: “Vậy tại sao tại cơ quan điều tra, bị cáo nhận tội”. Bị cáo Chung đáp mình bị điều tra viên ép cung, dùng nhục hình nên đau đớn phải khai như vậy.
Đại diện viện KSND tỉnh Đak Nông cũng không trả lời được thắc mắc của luật sư, rằng bị cáo Chung gây án bằng dao gì? Bởi lẽ, cơ quan điều tra kết luận là dao phát, trong khi cáo trạng ghi là dao quắm. Hai con dao khác nhau của người đồng bào địa phương nhưng không được giám định và làm rõ vết máu trên dao có phải của người bị hại và dấu vân tay của bị cáo. Hơn nữa, việc thực nghiệm điều tra cũng không được công an làm rõ như bị cáo chém tư thế nào, khoảng cách bao nhiêu, tại sao khi đường dao đi qua nhưng chỉ làm rớt ngón tay cái mà không chạm vào bất kì bộ phận nào khác trên cơ thể bị hại?
Một bất thường khác của vụ án cũng không được tòa giải đáp, đó là tại sao biên bản của bệnh viện đa khoa huyện Đak Glong ghi rằng nạn nhân đứt ngón tay cái là do chặt mì bị tai nạn. Trong khi đó, cơ quan điều tra vẫn giữ quan điểm: bị chém
Đại diện viện kiểm sát nói chậm: bị hại sợ bệnh viện phạt vì đánh nhau nên phải ghi là tai nạn lao động. Lập luận đó khiến luật sư Trần Minh San, đoàn luật sư TP.HCM, bào chữa cho bị cáo Chung phản bác: “các bị hại khác cũng nhập viện và khai đánh nhau nhưng có ai bị bệnh viện phạt đâu” thì kiểm sát viên im lặng.
Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Hoàng Văn Chung mức án như trên, lúc đọc bản án, vị chủ tọa đã không đưa phần tranh luận của luật sư và công tố viên vào. Theo hội đồng xét xử, lời khai của bị cáo ở cơ quan điều tra là đủ căn cứ buộc tội vì không có bằng chứng cho thấy công an dùng nhục hình, ép cung.
Trước phần tuyên án, luật sư Trần Mình San đã nhắc với tòa rằng: “Lời khai chỉ được xem là chứng cứ khi nó phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án. Việc chứng minh tội phạm là của cơ quan tố tụng chứ không phải nghĩa vụ của bị cáo. Nhiều lần tại tòa, bị cáo khẳng định mình bị oan và nhiều tình tiết của vụ án không khớp nhau”.
Lời bào chữa đó đã không được hội đồng xét xử TAND tỉnh Đak Nông chấp nhận. Thời gian phạt tù đẩy người thanh niên mưu sinh, nuôi mẹ già bằng nghề làm rẫy mướn đến khó khăn đến cùng cực.
“Đọc bản án nhưng tòa không nhắc đến phần tranh luận của luật sư và viện kiểm sát là vi phạm tố tụng nghiêm trọng theo tinh thần nghị quyết hội đồng thẩm phán TAND tối cao. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi vụ án bằng đơn xin kháng nghị giám đốc thẩm”, luật sư San nói.
THANH NHÃ

Thủy điện Sông Tranh: Dân không tin báo cáo!

Trong báo cáo “Đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2”, Viện Vật lý địa cầu vào tháng 8/2005 cho rằng thủy điện này “không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi trường”.
Ông Nguyễn Văn Trình sống gần thủy điện Sông Tranh 2 lo lắng cho số phận gia đình mình nếu có sự cố xảy ra với đập.

Trong khi kết luận về những trận động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 vừa qua, các chuyên gia của viện này lại cho đó là “động đất kích thích”.
Không gây rủi ro cho môi trường
Ông Lê Trí Tập (nguyên chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam):
Dân không thể tin đượcTrận động đất ngày 3/9 máy gia tốc trong thân đập đo được là 81cm/s2 thì Viện Vật lý địa cầu kết luận động đất 4,2 độ Richter. Nhưng trận động đất ngày 23/9 người dân địa phương cho rằng lớn hơn các trận động đất trước đó và máy gia tốc trong thân đập Sông Tranh 2 đo được 91cm/s2 thì Viện Vật lý địa cầu lại cho rằng động đất chỉ ở cấp 4,1 độ Richter. Kết luận như vậy thì làm sao người dân tin được. Người nghe trong tư thế hoang mang sẽ còn hoang mang hơn.
Trước khi xây thủy điện Sông Tranh 2, một báo cáo đánh giá tác động môi trường dài hơn 200 trang của Tập đoàn Điện lực VN (EVN) do ông Trần Văn Được - Phó tổng giám đốc EVN - ký được gửi đến các bộ ngành, địa phương liên quan để theo dõi.
Theo báo cáo, Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Khoa học và công nghệ VN là đơn vị đánh giá nguy hiểm động đất thủy điện Sông Tranh 2 do PGS.TS Nguyễn Ngọc Thủy - Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu - chủ trì (đã nghỉ hưu). Thành viên tham gia gồm các TS Phùng Văn Phách, Vũ Văn Chinh, Lê Huy Minh cùng nhiều chuyên gia khác...

Trong bản báo cáo “Đánh giá tác động môi trường” dài hơn 200 trang này, phần đánh giá động đất khi xây dựng thủy điện cho thấy: Chấn động cực đại có thể xảy ra ở khu vực nhà máy là 5,5 độ Richter và gia tốc cực đại là 150m/s2. Chấn động này là do động đất kiến tạo phát sinh trên đứt gãy Hưng Nhượng - Tà Vi và Trà Bồng gây ra.
Báo cáo còn trích dẫn tác giả Lê Trần Chấn, Viện địa lý thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong “Phân tích các hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các dự án thủy điện” năm 2002 thì: Điều kiện để hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 có khả năng gây động đất kích thích là: Dung tích hồ chứa phải đạt trên 1 tỉ m3 nước.
Vùng hồ chứa có chiều cao cột nước tối thiểu 100m và trong điều kiện đất đá vùng hồ và khu vực lân cận bị chia cắt bởi các đứt gãy kiến tạo và phân dị mạnh. Từ những thông số đó, báo cáo đi đến kết luận: “Hồ thủy điện Sông Tranh 2 khi tích nước sẽ không gây khả năng động đất kích thích, không gây rủi ro môi trường”.
Chuyên gia chưa nghiên cứu động đất kích thích
Trao đổi với chúng tôi chiều 25/9, TS Lê Huy Minh - Phó viện trưởng Viện Vật lý địa cầu - cho biết khi đánh giá nguy hiểm động đất thủy điện Sông Tranh 2 vào tháng 8/2005, nhiệm vụ của nhóm chuyên gia là đánh giá nguy hiểm động đất ở khu vực nên đưa ra đánh giá động đất cực đại là 5,5 độ Richter. Còn động đất kích thích có thể xảy ra hoặc không xảy ra khi hồ chứa tích nước thì cần phải nghiên cứu.
Nếu xảy ra động đất kích thích, cường độ không bao giờ quá cường độ động đất cực đại. Tuy nhiên, việc xác định động đất (bao gồm cả động đất kích thích - PV) xảy ra nhiều ít, xảy ra thế nào là một vấn đề khác cần phải nghiên cứu. Ông Minh khẳng định động đất xảy ra ở thủy điện Sông Tranh 2 thời gian qua là do động đất kích thích.
TS Lê Huy Minh, Phó viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, ghi nhận ý kiến người dân về động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2.
Một chuyên gia trong nhóm đánh giá nguy hiểm động đất thủy điện Sông Tranh 2 thời điểm tháng 8/2005 cũng cho biết nhóm nghiên cứu này chỉ được “đặt hàng” đánh giá nguy hiểm động đất và đưa ra kết luận động đất cực đại có thể đạt 5,5 độ Richter chứ chưa có những nghiên cứu về động đất kích thích lúc đó.

Nằm ngoài khả năng của tỉnh
Động đất vẫn tiếp tục
Hồi 2g35 sáng 25/9 đã xảy ra một trận động đất nhẹ khoảng 3 giây tại huyện Bắc Trà My, rất may không có thiệt hại gì nhiều. Sáng cùng ngày, huyện Bắc Trà My đã cấp gạo hỗ trợ của tỉnh cho người dân hai xã Trà Đốc và Trà Bui, mỗi người 30kg.
Chiều cùng ngày, Giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Quảng Nam Dương Chí Công cho biết là đơn vị quản lý về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh, ngày ấy (năm 2006) Sở được mời ra Hà Nội để tham gia trong hội đồng thẩm định về đánh giá tác động môi trường này. Một báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng được gửi Sở để theo dõi.
Ông Công nhận định thật thà: “Khi đó mình chỉ phản biện về môi trường, môi sinh, các vấn đề xung quanh cuộc sống dân sinh như tái định cư, nhà cửa, tiếng ồn... là chính. Ai có biết động đất là gì vì đó là các khả năng chuyên sâu. Cả Sở cũng không có người chuyên môn sâu về khoản đó! Làm sao biết mà phản biện”.

Ngay khi biết được thông tin về bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của thủy điện Sông Tranh 2 do PV thông báo, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Đặng Phong cười như mếu: “Giờ ai sai người ấy chịu chứ chúng tôi chẳng biết nói gì trong lúc này!”.
Còn Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang cho biết: “Vấn đề sai đúng và quyết định ra sao thuộc về Chính phủ. Nhưng nếu ai báo cáo sai thì phải sửa và phải chịu trách nhiệm. Việc chuyên môn sâu nằm ngoài khả năng của tỉnh và chúng tôi cũng không muốn bình luận về chuyên môn của các nhà khoa học”.
Ông Lê Trí Tập, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, sau khi xem qua nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2 đã quan ngại khi cho rằng: trước đây vùng này từng xảy ra động đất kiến tạo, giờ hồ tích nước dẫn đến động đất kích thích. Nhưng khi nước trong hồ đang ở mực nước chết mà vẫn liên tục xảy ra động đất với tần suất và cường độ lớn thì các nhà khoa học phải nghiêm túc xem lại nhận định của mình.
“Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức ngay một đoàn vào Trà My khảo sát lòng dân hiện như thế nào để có chính sách an dân” - ông Tập nói. Ông Tập không ngần ngại khi cho rằng: “Bây giờ tôi thật sự băn khoăn là có nên tin vào các nhà khoa học hay không vì họ nói không nhất quán gì cả.
Đứng trước sinh mệnh của hàng vạn người dân Quảng Nam, tôi tha thiết đề nghị các nhà khoa học hàng đầu của VN phải hết sức trung thực, phải hết sức khách quan và phải hết sức chính xác khi nhận định về những biến động địa chất ở thủy điện Sông Tranh 2”.
Chỉ đánh giá về môi trường
Ông Mai Thanh Dung, Cục trưởng Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên - môi trường), cho biết: “Báo cáo đánh giá tác động môi trường của thủy điện Sông Tranh 2 chỉ là một mảng trong rất nhiều mảng, lĩnh vực cần làm trước khi xây dựng thủy điện, trong đó phần đánh giá tác động về môi trường chỉ tập trung về các vấn đề liên quan đến môi trường”.
Theo ông Dung, khi xem xét, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do Bộ thực hiện, các lĩnh vực được tập trung thẩm định là những yếu tố liên quan đến vấn đề môi trường như thu dọn vệ sinh lòng hồ, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đồng thời xem xét các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng không khí, dòng chảy, hệ sinh thái trong khu vực.
“Vấn đề liên quan đến đánh giá dư chấn, động đất là lĩnh vực chuyên môn của các cơ quan có chuyên ngành về thiết kế, xây dựng. Những phần việc đó không liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường do bộ thẩm định, phê duyệt” - ông Dung nói.
(Theo Tuổi trẻ)  

Kiểm lâm giáp mặt rắn khổng lồ ở U Minh Hạ

Nhiều người cho rằng, chuyện rắn hổ mây là chuyện của bác Ba Phi. Người ta cũng cho rằng, chuyện rắn hổ mây do người dân kể chỉ là chuyện phóng đại, kể cho vui miệng.
TIN BÀI KHÁC

Tuy nhiên, chuyện kể về rắn hổ mây của các kiểm lâm, đặc biệt là những kiểm lâm đáng kính, những người sống với rừng, hiểu biết rõ nhất về động thực vật trong cánh rừng họ quản lý, thì thực sự không thể không tin phần nào. Trong những ngày tìm hiểu về rắn khổng lồ ở U Minh Hạ, những câu chuyện kể của các kiểm lâm khiến chúng tôi đáng lưu tâm.

Chuyện rợn tóc gáy của kiểm lâm


Ở đại ngàn U Minh Hạ, có không ít kiểm lâm, thậm chí cả nhóm kiểm lâm đã từng giáp mặt rắn hổ mây khổng lồ. Trong số những cán bộ kiểm lâm đáng kính tận mắt hổ mây khổng lồ, có một nhân chứng sống là ông Chín Của, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau.

Ông Chín Của có cả cuộc đời làm kiểm lâm, gắn bó với rừng U Minh Hạ. Sau về TP. Cà Mau làm lãnh đạo ngành kiểm lâm, nhưng chẳng mấy ngày ông không có mặt ở đại ngàn U Minh Hạ. Khi thì dẫn các nhà khoa học vào rừng nghiên cứu hệ sinh thái, khi thì chỉ đạo chống cháy rừng, tuần tra trông nom rừng.
Đại ngàn U Minh Hạ nhìn từ trên cao

Khi về hưu, ông bỏ lại ngôi nhà trên TP. Cà Mau, sống cuộc đời thanh bạc bên đại ngàn U Minh. Từ ngày về rừng U Minh sinh sống, ông ít quan tâm đến thế sự, nên chúng tôi không biết liên lạc với ông thế nào.

Tuy nhiên, chuyện ông gặp rắn khổng lồ thì bất kỳ kiểm lâm nào cũng biết, vì ông Chín Của kể lại trong các cuộc đi rừng, trong các buổi trò chuyện với anh em ngành kiểm lâm.

Ông Chín Của cho rằng, chuyện bác Ba Phi là chuyện hài, nhưng rắn hổ mây khổng lồ là loài có thật, chính mắt ông đã tận mắt, suýt chạm vào cái thân kinh hãi to bằng cái phích của nó.

Chuyện ông Chín Của gặp rắn cách nay không lâu lắm, vào cuối năm 2002. Khi đó, ông cùng cán bộ kiểm lâm dưới quyền là Đỗ Thanh Hóa đi một vòng rừng đặc dụng Vồ Dơi để tuần tra.

Con đường tuần tra cắt rừng Vồ Dơi vừa được mở, rộng tới 8m, để thuận tiện cho việc tuần tra, đi lại, xe bồn cứu cháy rừng kịp thời. Khi gần đến khu vực lõi rừng Vồ Dơi, nơi bầy khỉ hót náo loạn, chim kêu ríu ran, thì bỗng dưng kiểm lâm Hóa phanh xe suýt ngã nhào. Ông Chín Của mắng đổng: “Không biết thằng nào kéo cây chắn đường thế này. Rõ ràng chúng định ám hại kiểm lâm đây”.

Anh kiểm lâm tên Hóa dựng xe, cùng ông Chín Của tiến lại phía “thân cây” lẫn trong đám cỏ tính kéo ra lấy lối đi. Cách 5m, ông Chín Của la lớn: “Rắn hổ mây, rắn hổ mây!”.

Dù làm kiểm lâm đã ngót 30 năm, đi dọc ngang đại ngàn U Minh Hạ, nhưng tuyệt nhiên ông Chín Của vẫn chưa có cơ duyên gặp được rắn hổ mây khổng lồ. Ông cũng như anh em, mới chỉ nghe những người đi rừng kể lại và tin đó là chuyện của bác Ba Phi.

Nhưng giờ đây, trước mặt ông, rõ mồn một là con rắn hổ mây khổng lồ, to bằng cái gối ôm. Là kiểm lâm bao năm, nên ông Chín Của chắc chắn nó không phải là trăn. Thân nó hơi vàng mốc, đúng như lời những người đi rừng tận mắt kể lại.

Khi đó, mặt cắt không còn giọt máu, đôi chân ông ríu lại. Kiểm lâm Hóa dắt xe quay đầu, luống cuống thế nào ngã chổng vó. Thấy động, con rắn trườn qua đường, ve vẩy cái đuôi, mất hút trong rừng thẳm. Con đường rộng tới 8m, mà nó trườn một lúc mới thấy đuôi.

Theo ông Chín Của, nếu hôm đó không phanh xe kịp, đâm vào con rắn, nó nổi giận lôi đình táp một cái thì hai mạng người không đủ lót dạ cho nó. Hồi gặp con rắn đó, ông Chín Của đang là Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Cà Mau, anh Nguyễn Văn Thế mới là Hạt trưởng hạt kiểm lâm Dầu Dơi (khi đó, Vườn quốc gia U Minh Hạ chưa thành lập).

Vì sợ anh em kiểm lâm hoang mang, nên ông Chín Của không kể với ai ngoài anh Thế. Sau này, khi một số anh em kiểm lâm cũng giáp mặt rắn khổng lồ, ông Chín Của mới công bố thông tin.
Một con trăn khá lớn ở U Minh Hạ. Ảnh do anh Nguyễn Tấn Truyền, cán bộ khoa học Vườn quốc gia U Minh Hạ chụp

Cũng từng có ngót 20 năm gắn bó với Vườn quốc gia U Minh Hạ, đặc biệt là cũng từng ngang dọc vùng lõi Vồ Dơi, nhưng ông Nguyễn Văn Thế, Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ lại chưa có cơ may được diện kiến loài rắn khổng lồ mang hơi hướng huyền thoại này.

Theo ông Thế, rừng U Minh có rất nhiều loài rắn. Rắn nước có nhiều, rắn độc cũng lắm. Riêng rắn hổ chúa loại trên dưới 10 kg thì rất nhiều. Trăn thì có hai loại phổ biến là trăn đất và trăn hoa. Những con trăn nặng cỡ trên dưới 100kg thì có rất nhiều trong U Minh Hạ.

Hổ mây cỡ 10-20kg cũng có nhiều, nhưng tuyệt nhiên ông chưa gặp những con rắn khổng lồ, nặng hàng tạ. Chuyện ông Chín Của và anh Hóa cưỡi xe máy và gặp rắn khổng lồ ông cũng được nghe kể, giống như chuyện gặp rắn khổng lồ mà nhiều người ở vùng Vồ Dơi cũng đã kể.
Rắn lạ ở U Minh.

Ông Thế sưu tầm được vô số chuyện kể về rắn khổng lồ, chỉ có điều dịp may được tận mắt vẫn chưa đến được với ông. Theo ông Thế, ngoài ông Chín Của, thì còn có một số kiểm lâm nữa tận mắt rắn hổ mây khổng lồ, là anh Võ Văn Vinh và nhóm kiểm lâm ở chốt Cây Gừa.

Anh Võ Văn Vinh là người ở xã Trần Hợi, có tài đi rừng từ bé. Hồi 13, 14 tuổi, các anh kiểm lâm vào U Minh Hạ còn bị lạc trong rừng, nhưng cậu bé Vinh thì không ngóc ngách rừng U Minh Hạ nào là không thuộc. Vinh có thể đi rừng cả tuần, nhưng vẫn nhớ lối ra một cách chính xác.

Giờ anh Vinh đã 39 tuổi, chuyện lần đầu tiên gặp rắn hổ mây khổng lồ là năm 15 tuổi, song anh Vinh vẫn còn nhớ như in. Con rắn kinh khiếp ấy in đậm trong tâm trí của anh, nên không bao giờ anh quên được.
Rắn cực độc ở U Minh Hạ. Ảnh do anh Nguyễn Tấn Truyền chụp

Bữa đó, vào dịp cuối năm, cậu bé Vinh vào khu vực rừng Vồ Dơi để đơm cá, câu lươn. Đến khu vực cỏ lác, tràm thưa, khô ráo, thấy tiếng lợn rừng ăng ẳng, tưởng con lợn dính bẫy nên Vinh tiến lại xem.

Bỗng dưng, từ đám cỏ lác cao đến bụng, con rắn khổng lồ dựng đứng cái thân to bằng cây tràm cỡ vừa, tức bằng chiếc gối ôm. Nó dựng đầu cao đến 4m, bành mang thè lưỡi.

Nó liên tục phóng xuống mổ con lợn rừng. Con lợn cũng không vừa, nhe hai nanh nhọn hoắt húc con rắn. Cuộc chiến đấu diễn ra chừng vài phút, thì con lợn lăn quay vì bị trúng độc.
Anh Vinh từng gặp rắn khổng lồ? 

Con rắn khổng lồ há miệng táp con lợn, rồi từ từ nuốt chửng. Bọn trăn khổng lồ trong rừng U Minh cũng thường xuyên nuốt lợn, nai, hoẵng, nhưng nuốt cả tiếng mới xong, riêng rắn hổ mây chỉ táp một cái là nuốt chửng vào bụng.

Con lợn to thế nó còn nuốt được huống chi anh chàng Vinh còi cọc? Nghĩ thế, Vinh ba chân bốn cẳng chạy thục mạng khỏi rừng Vồ Dơi. Sau này, cũng có vài lần Vinh gặp rắn hổ mây khổng lồ, nhưng chỉ to cỡ cái phích, hoặc thân cây tràm lớn, chứ chưa bao giờ gặp lại một con hổ mây to như thế.

Khoảng chục năm trở lại đây, dù nhiều lần dẫn anh em cán bộ khoa học, các nhà nghiên cứu đủ cả ta lẫn Tây vào Vồ Dơi, với máy móc quay phim chụp ảnh hiện đại, nhưng không có thêm cơ hội nào gặp được rắn khổng lồ nữa. Riêng những con hổ mây cỡ trên dưới 20kg thì anh vẫn gặp nhiều.

(Theo VTC News)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm