Trung thu, còn ai nhớ đến trống bỏi? Thứ ba 25/09/2012 06:32
Tử huyệt của Sông Tranh 2
Thứ ba 25/09/2012 09:00
Trận động đất vào rạng sáng ngày 23.9 tiếp tục khiến người dân ở huyện Bắc Trà My và hai huyện lân cận là Nam Trà My và Hiệp Đức "sống trong sợ hãi".
Bản đồ đứt gãy kiến tạo khu vực Bắc Trà My.
>> Thủy điện Sông Tranh 2: Lại động đất cực mạnh
>> Chưa tích nước thủy điện Sông Tranh 2
>> Thủy điện Sông Tranh 2 đặt không đúng chỗ
>> “Cần ra cảnh báo mức nguy hiểm ở Sông Tranh 2”>> Động đất tại TĐ Sông Tranh 2: Địa phương lên phương án ứng phó>> Kết luận về động đất Sông Tranh 2:Chưa thuyết phục!
>> Chưa tích nước thủy điện Sông Tranh 2
>> Thủy điện Sông Tranh 2 đặt không đúng chỗ
>> “Cần ra cảnh báo mức nguy hiểm ở Sông Tranh 2”>> Động đất tại TĐ Sông Tranh 2: Địa phương lên phương án ứng phó>> Kết luận về động đất Sông Tranh 2:Chưa thuyết phục!
Hiện tượng động đất liên tục xảy ra - nhất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 khiến người dân hoài nghi về độ an toàn của công trình dù Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã quyết định chưa tích nước thủy điện Sông Tranh 2.
Đa số các nhà khoa học đánh giá độ an toàn của công trình thủy điện Sông Tranh 2 vừa qua chủ yếu là đánh giá độ bền vững của thân đập. Ngoại trừ sự biến dạng làm mở rộng khe nhiệt thì cũng chưa có biểu hiện sự phá hủy nào của thân đập. Với thiết kế thân đập chịu được động đất cấp 6 theo thang MSK, thì với các trận động đất vừa qua là hoàn toàn an toàn, không có chuyện vỡ đập, lật đập.
Một quyết định chính xác của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa qua là không cho thủy điện Sông Tranh tích nước, trong đó có một nguyên nhân là cần theo dõi diễn biến địa chất. Chính vậy, tử huyệt của Sông Tranh 2 là diễn biến địa chất, mà chủ yếu là theo xu thế xấu cho sự tồn tại của công trình thủy điện Sông Tranh 2. Hay nói cách khác, cấu trúc nền móng của công trình thủy điện Sông Tranh 2 quá xấu. Nền móng công trình được tạo nên bởi các hợp tạo diorit, granodiorit, granit với tổ hợp khoáng vật bất lợi cho sự bền vững khi chúng bị nước tác động. Các thành tạo granit là một trong những loại đá chịu đựng kém nhất với tác nhân phong hóa. Điều đó thể hiện sự trượt lỡ ở khu vực Bắc Trà My là quá mạnh.
Ở đây chúng ta thấy đá đã biến thành bột, không còn là đá. Sự nguy hiểm tăng lên bội phần khi các thành tạo granit bị phá hủy kiến tạo xuyên cắt chằng chịt cùng với việc hình thành các đới cà nát, tạo điều kiện cho quá trình khuyếch tán nước cho đến chấn tiêu động đất. Phun ximăng để gia cố nền móng trong trường hợp này có tác dụng rất hạn chế.
Một quyết định chính xác của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa qua là không cho thủy điện Sông Tranh tích nước, trong đó có một nguyên nhân là cần theo dõi diễn biến địa chất. Chính vậy, tử huyệt của Sông Tranh 2 là diễn biến địa chất, mà chủ yếu là theo xu thế xấu cho sự tồn tại của công trình thủy điện Sông Tranh 2. Hay nói cách khác, cấu trúc nền móng của công trình thủy điện Sông Tranh 2 quá xấu. Nền móng công trình được tạo nên bởi các hợp tạo diorit, granodiorit, granit với tổ hợp khoáng vật bất lợi cho sự bền vững khi chúng bị nước tác động. Các thành tạo granit là một trong những loại đá chịu đựng kém nhất với tác nhân phong hóa. Điều đó thể hiện sự trượt lỡ ở khu vực Bắc Trà My là quá mạnh.
Ở đây chúng ta thấy đá đã biến thành bột, không còn là đá. Sự nguy hiểm tăng lên bội phần khi các thành tạo granit bị phá hủy kiến tạo xuyên cắt chằng chịt cùng với việc hình thành các đới cà nát, tạo điều kiện cho quá trình khuyếch tán nước cho đến chấn tiêu động đất. Phun ximăng để gia cố nền móng trong trường hợp này có tác dụng rất hạn chế.
Quá trình trượt lở xảy ra rất mạnh ở Bắc Trà My và sự bóc tách của đá vây quanh với thân đập. |
Đứt gãy Bắc Trà My là đứt gãy đang hoạt động, phá hủy các thành tạo granit này lại nằm dưới thân đập. Đây là điều tối kỵ trong xây dựng công trình và không thuộc vào phạm trù tranh luận hay bàn cãi trong khoa học.
Động đất kích thích hồ chứa vốn dĩ không phải là nguy cơ tai biến hủy diệt. Động đất Bắc Trà My nguy hiểm ở chỗ nó kết hợp với các đứt gãy đang hoạt động, trong đó các đứt gãy còn đóng vai trò khuyếch tán nước, làm tăng cường các trận động đất kích thích. Trong khoa học nghiên cứu động đất có lẽ nên đưa ra một khái niệm: Động đất kích thích kiểu Bắc Trà My. Các đứt gãy đang hoạt động ở Bắc Trà My đóng vai trò quá nguy hiểm cho thủy điện Sông Tranh 2. Không khó để dự báo rằng động đất ở Bắc Trà My sẽ ngày càng mạnh. Sự tăng cường các thiết bị đo động đất cũng chỉ để ghi nhận kết quả không mong muống này mà thôi, không giải quyết được vấn đề gì.
Một trăm sáu mốt (161) là con số gì? Đó là con số cao trình xả lũ. Thủy điện Sông Tranh 2 không có cửa xả đáy, có 5 cửa xả ở cao trình 161. Bởi vậy quyết định tích nước hay không, ở đây ông trời là chính.
Dù muốn hay không muốn, nếu lũ về, hồ cũng có mực nước ở cao trình 161m.
Diễn biến địa chất là một quá trình lâu dài, không phải ngày một, ngày hai. Nên tốt nhất cho thủy điện Sông Tranh vận hành hết công suất, đồng thời xây dựng một kịch bản vỡ đập Sông Tranh, trong đó Thủy điện Sông Tranh phải có hợp đồng bảo hiểm với dân Trà My, trước mắt phải có tiền bồi thường tài sản bị phá hủy do động đất, tiền bồi thường do khủng bố tinh thần từ các cơn động đất.
Hơn 100 ngôi nhà, trường học bị hư hỏng. Chiều 24.9, ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - cho biết, động đất kép gây dư chấn mạnh hôm 23.9 đã nâng số nhà cửa, công trình trên địa bàn bị hư hỏng lên đến hơn 100. Tổ kiểm kê thiệt hại của huyện xác định cụ thể có 3 trường học Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Hoa Phượng và 6 nhà dân xã Trà Đốc, 9 nhà dân xã Trà Tân, 42 nhà dân xã Trà Sơn và 52 nhà dân thị trấn Trà My bị hư hỏng nặng.
T.T.Thư
|
Động đất sẽ còn mạnh lên và dày hơn trong thời gian tới. PGS-TS Nguyễn Hồng Phương - Phó GĐ Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần Viện Vật lý địa cầu - cho biết, trong thời gian tới, động đất ở khu vực Bắc Trà My vẫn tiếp tục xảy ra theo hướng dày hơn, mạnh lên, sau đó sẽ giảm dần và đi vào ổn định. Theo các chuyên gia, động đất kích thích không xảy ra đơn lẻ mà nó xảy ra theo chuỗi, xu thế sẽ mạnh lên cho đến khi ổn định trong lòng đất, động đất mới dừng lại. Cũng theo ông Phương, tất cả chỉ là dự đoán, và áp dụng lý thuyết từ các nước trên thế giới để áp vào VN. Công việc cấp thiết nhất hiện nay là khẩn trương lắp đặt các trạm quan trắc động đất địa phương ở khu vực gần thủy điện Sông Tranh 2. “Chúng ta chưa có thể nói chính xác hơn được, bởi chúng ta chưa có số liệu quan trắc trong thời gian đủ dài. Bây giờ nếu Chính phủ có thuê người nước ngoài vào nghiên cứu thì họ cũng sẽ bị hạn chế như chúng ta, do thiếu thông tin quan trắc” - ông Phương khẳng định.
Thanh Hải
|
Nhận xét
Đăng nhận xét