Học bơi trên cạn, ngày 21/9/2012 thứ sáu...


Sáng 21/9/12 thứ sáu, tức 06/8/NT VTH còn 95 ngày đến U 60; cụ Tư Tiến ngồi chơi cùng 3 vệ sỹ; Hôm nay mình cho ra mắt twitter.com/
          Hôm qua Hải nhờ bố Hạnh lấy giúp bản giới thiệu Hạnh về phường NQ để ĐKKH & nhờ anh Toàn xem ngày cho hỏi&cưới...
1.                            "Đây là nỗi băn khoăn của nhiều người, buổi chiều họ không biết tại sao sáng họ đã thức dậy và tại sao ngày mai họ lại sẽ thức dậy." Boncourt  
2.                            " Người ta luôn phấn đấu cho mọi cái kể cả hạnh phúc. Vì thế, mỗi khi lên gường tôi lại tự nhủ: Ngày mai sẽ là trận chiến đấu tiếp theo-Erick Cantona".
XIN MỜI XEM BÀI :HỌC BƠI TRÊN CẠN CỦA:http://eboi.vn/Default.aspx

Học bơi trên cạn

Gần 40 tuổi, từng co rúm người mỗi khi xuống nước, nhưng năm ngoái chị Loan (Khánh Hòa) đã biết bơi và còn dạy cho cô con gái 9 tuổi hoàn toàn tự tin dưới nước. 'Ông thày giỏi' của chị là một trang mạng.
Bé 8 tháng tuổi tập bơi

Chị Đào Thị Thái Loan (Nha Trang, Khánh Hòa) kể, hè năm ngoái, chị được cậu con trai đầu (14 tuổi) chỉ cho xem một trang dạy bơi mà cháu rất thích. Tò mò, chị vào xem thử và thấy hay, lại không tốn tiền, nên đã đăng ký được nhận các bài học bơi qua mail. Ở nhà, mỗi ngày chị tự tập theo những hướng dẫn này, khi đã thành thục thì nhờ ông xã đưa ra bể thực hành.
Clip: Bơi trườn sấp trên cạn
Ảnh: Các bé tập bơi trên cạn
Vui mừng vì không ngờ mình bơi được sau vài buổi, dù vốn là người rất nhát nước, chị tiếp tục hướng dẫn cô con gái tập bơi theo những gì mình đã học.
"Trong vòng chưa đầy một tháng, cả hai mẹ con không những biết bơi mà còn bơi giỏi và đẹp nữa (theo bố nhận xét). Thừa thắng xông lên, mình còn 'đào tạo' bơi cho hai cô bạn và một cháu trai nữa", chị Loan vui vẻ chia sẻ.
Ảnh: TS.
Sau khi học bơi thành công nhờ các tài liệu nhận được từ Eboi.vn, anh Lê Thanh Sơn, Hà Nội đã áp dụng những bài học này để dạy con. Hiện cô con gái 5 tuổi của anh (ảnh) đã bơi tốt. Ảnh: TS.
Rất thích xuống nước vùng vẫy hay đi biển, từng theo nhiều thầy dạy bơi nhưng Hồng Ngọc, 19 tuổi, ở Bình Trị Đông, Bình Tân, TP HCM chỉ thực sự biết bơi sau "khóa học" đặc biệt bằng mail.
Ngọc cho biết, năm ngoái, cô đi học bơi tại bể, được thầy cho đeo phao nhưng liên tục bị chúi đầu xuống, uống no nước. Đã vậy, lại luôn bị thày mắng, bắt thực hiện những động tác giống thày dưới nước, nên Ngọc cuống, dần thấy sợ và bỏ dở việc học. Cũng trong thời gian ấy, tình cờ biết có trang dạy bơi qua mạng, Ngọc đăng ký, nhận tài liệu rồi tự tập thở, tự thả nổi... ở nhà. Khi đã khá tự tin, cô gái trẻ mới quay lại bể, nhờ người hướng dẫn thêm. "Giờ mình có thể bơi ếch và bơi sải thành thạo rồi", Ngọc khoe.
Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm E-boi (một trung tâm dạy bơi miễn phí tại Hà Nội), cho biết, trong năm ngoái, đã có hơn 1500 người từ các tỉnh, thành, thậm chí cả người Việt sống tại nước ngoài, đăng ký học bơi qua mail ở trang eboi.vn 
Khi nhắc tới học bơi bằng thư điện tử, nhiều người tỏ vẻ nghi ngại vì cho rằng việc này không khả thi bởi nhiều người được học dưới nước hẳn hoi, được hướng dẫn một thầy một trò còn khó, thậm chí không bơi được. Thế nhưng, theo phản hồi của các học viên E-Boi thì kết quả đạt được rất khả quan. Qua vài buổi học, nhiều người đã biết cách thở dưới nước, hết sợ sặc nước, biết cách thả nổi, đạp chân, quạt tay... Có bạn đã bơi được chặng dài, biết các kỹ thuật bơi ếch, bơi sải. Một số phụ huynh sau khi biết bơi qua mail còn dạy thành công cho con kỹ năng này.
Theo ông Tuấn, nhiều người học bơi mãi vẫn không bơi được là do họ chưa hiểu biết về khả năng bơi lội, khả năng phòng chống chết đuối bẩm sinh của cơ thể (chưa biết mình), chưa hiểu tính chất của môi trường nước (chưa biết nước), chưa biết cách cử động chân tay (chưa hiểu bản chất động tác bơi lội).
"Khi học bơi dưới nước, họ được thày hướng dẫn động tác, nhưng vì không hiểu tại sao phải làm vậy, đầu óc lại phân tâm, lo chìm, lo sặc nên khó làm đúng. Ngoài ra, việc phải học đồng thời một loạt các kỹ thuật thở, nổi, chuyển động sẽ khá khó với nhiều người nếu không hiểu bản chất", ông Tuấn giải thích.
Còn E-Bơi, ngay ở trên cạn đã giúp các học viên biết mình, biết nước, biết bản chất của việc bơi lội. Người học sẽ được hướng dẫn cách nín thở giữ cho khỏi bị sặc nước nếu chẳng may tai nạn xảy ra, biết phổi mình sẽ là cái phao cứu sinh hữu hiệu, biết rằng nước không dìm người xuống mà đẩy nổi lên sát bề mặt theo định luật Archimedes, biết rằng chân tay có thể là mái chèo quạt nước nhô lên thở hoặc bơi đi... Tất cả những cái đó, giúp cho người học yên tâm, bình tĩnh không sợ nước.
Ngoài ra, E-Bơi chia kỹ thuật bơi lội thành từng phần nhỏ để tập luyện rồi gắp ghép từng phần, toàn bộ chúng đến độ “nhuyễn” ngay trên cạn, lúc đó người học mới xuống nước. Nếu học kỹ trên cạn, người ta có thể bơi được ngay lần đầu tiên xuống nước. Khi đầu óc có thể kiểm soát được hành vi cơ thể thì bơi chỉ là chuyện nhỏ.
Với cách tiếp cận này, người mới tập cần học kỹ trên cạn để có thể thực hiện động tác không chỉ bằng cơ bắp mà còn có thể cả bằng tư duy. "Đừng nóng vội xuống nước học bơi khi chưa nắm được cách kiểm soát và sử dụng tay chân, cơ thể", ông Tuấn bày tỏ.
Ông cũng khẳng định bơi lội không khó, không đòi hỏi năng khiếu đặc biệt. "Cái khó là bạn phải tự vượt qua chính mình ngay cả trong suy nghĩ".
E-Bơi có nhiều ưu điểm, nhưng không phải là cách học bơi vạn năng, thích hợp với tất cả mọi người.
Chị Đàm Thị Quý, 33 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội sau khi đọc những tin tức về trẻ chết đuối, đã quyết tâm học bơi để dạy cho các con. Sau khi hào hứng và chăm chỉ luyện tập bước đầu tiên, là tập thở, chị đã thấy sợ nước và không thể tiếp tục. "Thôi, đành chấp nhận cả đời này không biết bơi vậy, còn các con, chắc phải nhờ người khác dạy", chị Quý nói.
Theo ông Tuấn, điều này cũng dễ hiểu, bởi có những người sợ nước một cách bệnh lý, cứ xuống nước hoặc đứng trước một khối nước lớn (sống, biển... ) là tim mạch rối loạn, huyết áp tụt, người váng vất hơn say tàu, say xe... Muốn học bơi, những người này cần được chữa khỏi bệnh sợ nước bằng những liệu pháp đặc biệt (vật lý, hoá học...).
Đối với những người không sợ nước, đã học bơi qua thư điện tử với E-Bơi mà vẫn không biết bơi, đó là do họ học và luyện tập không trình tự, không đầu tư đủ tâm trí và thời gian.
Những học viên đăng ký qua mail, sẽ lần lượt được nhận các tài liệu hướng dẫn học bơi, theo 5 mức:
- Mức 1: Giải thích tại sao bơi lội lại khó với nhiều người, và đề ra cách chữa trị bệnh khó học bơi.
- Mức 2: Tập thở - kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất của bơi lội.
- Mức 3: Tập thả nổi.
- Mức 4: Tập bơi chìm đầu (Lặn).
- Mức 5: Tập bơi ếch cơ bản.
Trong quá trình học, nếu có khó khăn, thắc mắc gì, người học sẽ được E-Bơi tư vấn, giải đáp qua mail, di động, web.
Minh Thùy

Mắc bệnh phổi vì ăn bỏng ngô nổ

Bỏng ngô nổ lò vi sóng của hãng Gilster-Mary Lee khiến người hít phải mắc bệnh phổi. Ảnh:BBC.

Một người đàn ông Mỹ vừa được bồi thường 7,2 triệu đôla cho những thương tổn của căn bệnh phổi, do hít phải bơ nhân tạo trong các gói bỏng ngô được nổ trong lò vi sóng.

Đại diện tòa án ở Colorado đã đồng ý với ông Wayne Watson rằng nhà sản xuất cần ghi nhãn cảnh báo việc hít phải hơi bốc ra từ các túi bỏng ngô nổ lò vi sóng có thể gây nguy hiểm.
Trong khi đó, luật sư bào chữa lại cho rằng bệnh của ông Watson là do nhiều năm làm việc với các hóa chất giặt thảm.
Ông Watson đã mắc các vấn đề về hô hấp từ năm 2007, sau khi thường xuyên ăn bỏng ngô. Ông bị chẩn đoán mắc chứng "phổi bỏng ngô" - một dạng bệnh phổi tắc nghẽn không thể đảo ngược được, gây sẹo hóa trong phổi và khiến không khí khó mà lưu thông qua.
Trường hợp của ông là ca mới nhất trong chuỗi các ca khiếu kiện thành công, trong đó có cả các nhân viên của nhà máy bỏng ngô cũng mắc bệnh. Những trường hợp này đều được cho là có liên quan với diacetyl - một hương liệu nhân tạo dùng để tạo ra vị bơ.
Ông Watson không dám ăn bỏng ngô từ lúc bị chẩn đoán bệnh phổi. Ảnh: BBC.

Đại gia Việt nguy khốn: Bỏ đam mê, bán bớt tài sản

Thay vì hoành tráng một thời, nhiều đại gia Việt giờ trở nên co cụm, dúm dó, thu hẹp kinh doanh, rút bớt ngành hoạt động. Thậm chí, có những ông chủ còn nợ lương, phải sa thải bớt công nhân hay từ bỏ những dự án vốn đầy kỳ vọng.
 >> Đại gia Việt: Thua lỗ mất trắng DN, đi làm thuê
 >> Đại gia Việt: Từ giàu sang hoành tráng rơi vào tù tội

Sa sút

Trái ngược với tình trạng tốt khoe, xấu che trong những năm trước đây, cuộc khủng hoảng dường như đang khiến nhiều doanh nhân vốn có máu mặt một thời giờ đây đã có những thay đổi.

Không còn hoành tráng, khoe xe mới này, dự án mới nọ, họp báo quảng cáo rùm beng, giờ đây các ông chủ tỏ ra thận trọng, thật thà hơn bao giờ hết. Những gì là khó khăn, là xấu xa đối với doanh nghiệp được công khai thừa nhận - một biểu hiện của sự minh bạch hóa tình hình tài chính, nhưng cũng có thể là để tránh sức ép từ cổ đông.

Lên trang carpassion.vn - website chính thức đăng thông tin Hành trình siêu xe 2012, Car Passion 2012 hơn 2 tháng rưỡi sau khi sự kiện được mong đợi nhất trong năm của giới mê xe đáng nhẽ đã được tổ chức (28/6), không một thông tin mới nào về sự kiện này được công bố.

Một chương trình được biết đến khá nhiều, ncũng như nhân vật được xem là "cha đẻ" của nó - ông Nguyễn Quốc Cường, biệt danh Cường "đô la", bỗng chốc kín tiếng tới lạ thường. Thông tin công bố về hủy sự kiện cũng không có, đóng cửa chương trình cũng không hay thời hạn lùi chương trình tới bao giờ cũng không thấy đâu.

Như vậy, Hành trình siêu xe lần thứ 2 nhằm năm 2012 có lẽ sẽ không được tổ chức sau khi đã bị hoãn tới hai lần và lần hoãn này là vô thời hạn, không ai biết thông tin gì. Những siêu xe đình đám như Lamborghini Aventador LP700-4 vàng, Gallardo, BMW M650i độ đen mờ, Audi R8, Ferrari F430... cùng hình ảnh đại gia Cường "đô la" nhỏ nhắn tươi cười bên dàn mô tô lạ mắt như thường thấy có thể sẽ không được trình làng trong năm nay, và cũng có thể không trong các năm sau nữa.

Do các đại gia gặp khó khăn, sẽ không thấy dàn siêu xe hội tụ tại Car Passion 2012?
Do các đại gia gặp khó khăn, sẽ không thấy dàn siêu xe hội tụ tại Car Passion 2012?

Lý do cho sự trì hoãn hay hủy bỏ này cũng không ai biết, chỉ nghe đâu đó trong giới mê xe bàn tán lung tung về sự thận trọng, sự lo lắng của một số chủ xe. Họ sợ cái dớp "khoe xe, khoe của" có thể sẽ lại dẫn đến kịch bản giống như trường hợp của đại gia Diệu Hiền, với công ty thủy sản Bianfishco rơi vào tình trạng phá sản chỉ sau một đám cưới hoành tráng với dàn siêu xe diễu hành của con trai.

Trên thực tế, không biết các chủ siêu xe khác như thế nào, chứ trường hợp của đại gia Cường "đô la" thì hẳn nhiều nhà đầu tư cảm thấy e ngại. E ngại ở chỗ, doanh nghiệp của gia đình đại gia này (Quốc Cường Gia Lai - QCG) đang đối mặt với thua lỗ liên tiếp (quý II/2012 nếu không có khoản hoàn nhập dự phòng thì lỗ quý thứ 4 liên tiếp) nợ nần chồng chất (tới cuối quý II là gần 3.100 tỷ đồng, so với vốn chủ sở hữu 2.285 tỷ đồng) trong nguồn thu thì không thấy đâu bởi thị trường bất động sản trầm lắng, giảm giá cũng khó tìm được người mua.

Để tránh tình trạng vay vốn nhiều, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc QCG, cũng là mẹ của ông Cường - đã không giấu diếm nói rằng, QCG sẽ chuyển nhượng một số dự án bất động sản và chỉ vay vốn để hoàn thiện những dự án còn dở dang. Thu nhập từ cao su năm sau sẽ dùng để trả lãi và nợ gốc cho các khoản vay ngắn hạn.

Cũng chính tại đại hội cổ đông mới đây, bà Loan cho biết công ty sẽ bán sỉ dự án cho các nhà đầu tư hoặc hạ giá bán để thu tiền, trả nợ, tái đầu tư... và giảm áp lực trả lãi vay.

Đại diện một doanh nghiệp BĐS sản khác là ông Vũ Công Hưng, Tổng giám đốc CTCP Licogi 16 (LCG) - lại tiên phong trong việc đưa ra kế hoạch "khiêm tốn" cho năm khó khăn 2012 với lợi nhuận 0 đồng cho cả năm. Không còn cố tung ra các kịch bản thật hoành tráng, các doanh nghiệp BĐS cũng đã đua nhau giới thiệu với cổ đông các kế hoạch buồn tẻ cho năm nay.

Đồng Tâm Group của "bầu Thắng" (tức ông Võ Quốc Thắng) cũng rơi vào trường hợp như vậy. Sau cú lỗ hơn 190 tỷ đồng trong năm 2011 (so với kế hoạch lãi 78 tỷ đồng), bầu Thắng - một đại gia nổi tiếng với doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng, đã đặt kế hoạch năm 2012 với lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 10 tỷ đồng.

Bán bớt cổ phiếu, tài sản, dự án... là cách các đại gia đang đối phó với khó khăn tài chính
Bán bớt cổ phiếu, tài sản, dự án... là cách các đại gia đang đối phó với khó khăn tài chính

Quốc Cường Gia Lai, Đồng Tâm và Licogi 16... là những công ty còn đang hoạt động, nhưng với công ty Hanic (SHN) của Chủ tịch HĐQT Đinh Hồng Long thì tình hình bi đát đã nhiều tháng nay. Từ cuối quý I/2012 vừa qua, giới đầu tư đã thực sự sốc khi ông Long bất ngờ phát biểu trên một kênh tin cho biết SHN đang đứng bên bờ vực phá sản và hơn 6.000 cổ đông của công ty có nguy cơ mất vốn.

Ông Long thậm chí còn tiết lộ "công ty của ông đang lâm vào tình trạng rất xấu, mất thanh khoản và dễ bị đổ vỡ", và "đang hội đủ những yếu tố dễ dẫn đến phá sản". Những tuyên bố chua chát cho thấy doanh nghiệp dường như đã "hết cách" và đang chờ sự chia sẻ của cổ đông.

Co gọn là hợp lý?

Có thể thấy, hoành tráng một thời là như vây, nhưng giờ đây nhiều đại gia đã phải co cụm, dúm dó. Ít thì thu hẹp kinh doanh, rút khỏi đa ngành, tệ hơn thì nợ lương, sa thải công nhân, từ bỏ dự án... Khủng hoảng đã khiến cho nhiều đại gia phải bỏ mộng vươn xa, vươn nhanh hơn nữa trong điều kiện chưa chín muồi.

Gần đây nhất, thị trường chứng khoán (TTCK) cũng đã chứng kiến ông chủ của Kinh Đô (KDC) đã phải bỏ cổ phiếu, địa ốc, quay về với ngành nghề cốt lõi là sản xuất bánh. Theo đó, đại diện của KDC đã cho rằng, năm nay doanh nghiệp sẽ tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính là thực phẩm. Các dự án bất động sản hầu như đều ngừng lại. Gần đây, giới đầu tư chứng khoán đều đã biết về vụ thoái vốn tại Tribeco, Nutifood và Butifood.

Trên lĩnh vực điện máy bán lẻ, người dân cũng nhận thấy sự các trung tâm kinh doanh mặt hàng này từ quy mô lớn đến nhỏ đều đang thu hẹp hoạt động, thậm chí đóng cửa (như Wonder Buy tháng 6/2011).

Trên thị trường tài chính, giới đầu tư đang thấy sự thoái vốn của gia đình đại gia Đặng Thành Tâm khỏi một số lĩnh vực, trong đó có ngân hàng. Thông tin gần nhất cho biết, vợ ông Tâm đăng ký bán 14,82 triệu cổ phiếu Navibank. Chính ông Tâm cũng bất ngờ bán 22 triệu cổ phiếu SQC.

Các đại gia tên tuổi khác trong nhiều lĩnh vực cũng đang bán cổ phiếu của chính doanh nghiệp mình như một hình thức co gọn hoạt động đầu tư của cá nhân. Có thể kể đến những cái tên như ông Lê Xuân Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay (NVT) đăng ký bán 3,7 triệu cổ phiếu của chính doanh nghiệp mình; ông Bùi Tuấn Ngọc, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Kho vận giao nhận ngoại thương TP.HCM (TMS) bán toàn bộ 1,76 triệu cổ phiếu TMS; ông Lê Tự Minh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị MTG đăng ký bán gần 3,8 triệu cổ phiếu MTG (tương đương gần 32%); ông Đỗ Văn Trắc, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Trường Phú (TGP) đã bán 1 triệu đơn vị TGP...

Như vậy, thay vì mở rộng đầu tư, lấn sang các lĩnh vực khác, mua thêm cổ phần để nâng cao vị thế... rất nhiều đại gia trong năm 2012 đang đi ngược lại. Đây là hiện tượng hiếm gặp trong rất nhiều năm nay.

Nguyên nhân cho tình trạng này thì nhiều, nhưng theo một số chuyên gia, tựu chung ở chỗ là các đại gia gặp khó khăn và đã phần nào nhận ra được hậu quả của việc phát triển nóng, đầu tư đa ngành... Các đại gia Việt dường như đang tìm hướng để sống sót, để thích nghi với thời cuộc. Họ buộc phải tái cấu trúc để có thể lớn mạnh trở lại.

Theo Mạnh Hà
VEF
Watson thành công trong vụ kiện này là nhờ sự hậu thuẫn của tiến sĩ Cecile Rose - vị bác sĩ đã chẩn đoán bệnh cho ông. Bà từng là cố vấn của ngành công nghiệp hương liệu và từng gặp nhiều công nhân tiếp xúc với hóa chất này bị bệnh tương tự Watson.
Hãng Gilster-Mary Lee, một nhà sản xuất bỏng ngô tư nhân, chịu trách nhiệm 80% vụ đền bù này, Công ty siêu thị Kroger Co chịu trách nhiệm 20% còn lại.
T. An (theo BBC

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm