Cầu Pô Kô nối đôi bờ vui đã chính thức khởi công

Chủ Nhật, 27/06/2010 - 11:20

Cầu Pô Kô nối đôi bờ vui đã chính thức khởi công

(Dân trí) - Sáng nay 27/6, cầu Khuyến học & Dân trí bắc qua sông Pô Kô đã chính thức được động thổ tại xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum trong niềm phấn khởi của đông đảo các em học sinh và người dân hai bên bờ sông.
 >>  Cầu Khuyến học & Dân trí qua sông Pô Kô dự kiến khởi công ngày 27/6
 >>  Cần lắm một cây cầu nhân ái
Các đại biểu động thổ cầu Khuyến học & Dân trí trong niềm vui sướng của các em học sinh và người dân sống hai bên bờ sông.
 
Tham dự Lễ khởi công có ông A Nhoi - Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Kon Tum, ông Thao Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi, PGS. TS Lương Ngọc Toản - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, ông Ka Ba Tơ - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Kon Tum, ông Phạm Huy Hoàn - Ủy viên thường trực Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Giám đốc Quỹ Khuyến học Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Điện tử Dân trí và ông Đoàn Thanh Tùng - Trưởng Đại diện Công ty BHNT Prudential Việt Nam tại Tây Nguyên đại diện cho các đơn vị tài trợ.
 
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Phạm Huy Hoàn mở đầu bằng một câu tâm huyết của một Việt kiều Mỹ khi gửi tiền về ủng hộ xây dựng cầu: “Dòng Pô Kô địa hình cao nguyên núi rừng thiên nhiên hung hãn, cản nổi sao bao nghĩa tình quyết nối lại đôi bờ vui”. Câu nói này cũng là tâm nguyện của hàng vạn tấm lòng bạn đọc Dân trí trong và ngoài nước hướng về Kon Tum hôm nay.
 
Cũng trong lễ khởi công, ông Phạm Huy Hoàn cho biết, việc kêu gọi ủng hộ xây cầu Khuyến học & Dân trí là một kỷ lục. Chỉ sau khoảng nửa tháng kêu gọi, tổng số tiền mà Dân trí và Quỹ Khuyến học Việt Nam đã tiếp nhận được 1,2 tỷ đồng và tương lai sẽ còn nhiều hơn nữa để phục vụ Quỹ dự phòng cho cầu.
 
Thay mặt chính quyền tỉnh Kon Tum, ông A Nhoi đã trân trọng cám ơn Quỹ Khuyến học Việt Nam, Báo Điện tử Dân trí cùng các cá nhân, đơn vị hảo tâm đã có lòng ủng hộ cùng nhau chung sức nối lại hai bờ sông Pô Kô.
 
Trong niềm vui sướng tột độ khi nghĩ tới cảnh lại được đạp xe đi học qua cầu treo, em A Hương học sinh lớp 8A trường THCS Ngô Quyền tâm sự: “Nhà em thuộc xã Đăk Ang bên kia sông nhưng trường học lại ở bên này sông. Mùa khô như thế này nếu khéo lội thì nước chỉ ngập đến đầu gối nhưng chẳng may bước hụt thì sẽ ướt hết quần áo và rất nguy hiểm. Nếu có cầu thì em chỉ phải đi 3km là tới trường còn không thì phải đi đường vòng gần 10km. Em hy vọng cây cầu sẽ kịp hoàn thành vào năm học mới này”.
 
Ông Ka Ba Tơ, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Kon Tum cam kết: “Đây là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh và Hội Khuyến học Việt Nam, của nhân dân cùng các nhà hảo tâm đối với đồng bào các dân tộc và học sinh xã Đăk Ang đang gặp nhiều khó khăn. Hội Khuyến học tỉnh xin hứa sẽ chỉ đạo giám sát công tác thi công xây dựng cầu treo đúng tiến độ, thời gian và chất lượng…”.
 
Cũng trong buổi Lễ khởi công cầu Khuyến học & Dân trí, Quỹ Khuyến học Việt Nam và Hội Khuyến học tỉnh Kon Tum đã trao tặng 60 suất học bổng (mỗi suất trị giá 200.000 đồng) cho các em học sinh tiểu học và THCS nghèo đã có thành tích học tập tốt của xã Đăk Ang.
 
Bên cạnh các suất học bổng bằng tiền, Chi nhánh Công ty BHNT Prudential Việt Nam tại Tây Nguyên cũng tặng thêm mỗi em một chiếc cặp trị giá hơn 100.000 đồng/chiếc.
 
Thế là niềm mong ước bấy lâu của bà con hai bên bờ sông kể từ sau cơn bão số 9 năm 2009 đang dần thành hiện thực. Cầu Khuyến học & Dân trí khởi công, cảnh bám ròng rọc, đu dây đầy “sáng tạo” như những diễn viên đóng thế chuyên nghiệp sắp trở thành chuyện quá khứ...
 
Một số hình ảnh về buổi Lễ khởi công cầu Khuyến học & Dân trí:
 
TBT Dân trí Phạm Huy Hoàn và ông Ka Ba Tơ - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Kon Tum ký hợp đồng tài trợ xây cầu.
 
Ông A Nhoi - Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Kon Tum phát biểu tại lễ động thổ cầu Khuyến học & Dân trí.
 
Người dân và các em học sinh háo hức chờ đợi giây phút động thổ.
 
Các em học sinh “ngóng” buổi lễ từ bên kia sông.
 
Ông Lương Ngọc Toản - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam (áo trắng) trao học bổng cho các em học sinh.
 
TBT Dân trí cùng đại diện Prudential trao học bổng cho các em học sinh.
 
Cách vượt sông hàng ngày của em A Hương
 
Nhưng nhiều em khác ngập ngừng…
 
… rồi quay trở lại khi ra đến giữa dòng
 
Chỉ người lớn mặc áo phao mới dám lội qua sông Pô Kô
 
Quốc Long

Hôm nay 27/6/2010 Chủ nhật, lại một ngày nắng, tuy nạn mất điện đã giảm trong toàn quốc, mình sửa lại hai cây quạt trong nhà 15 PDC, mình tra dầu phục vụ nhiệm vụ có hôm gần 24/24h bên cạnh đó là làm mát nhà bằng nước máy...cho bầm chống nóng, Sơn Tây được VTV1 điểm tin nóng nắng tới 40o
Hôm nay 27/6/2010 nhà văn hóa Hậu Ninh làm sân gạch sau nhiều năm đưa nhà vào sử dụng, ngày mai 28/6/10 hoàn công cải tạo nạo vét HÀO thành cổ; Em Tường lên kêu mệt tuy vẫn đi bán hàng, mua tặng anh chị thịt gà, bò hôm qua có bạn TAXI mua 242 ba $ bằng hoa hồng. Ngày 18/3/2010 tại nhà di động trên tiền sảnh cột cờ thành cổ trọng thể khai trương cải tạo Hào thành cổ phục vụ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội...
Chiều nay trời vẫn nắng lớn, chương trình vẫn được thực hiện làm mát như sáng, dạo này Nóng MIC trốn nắng ở bếp, chỗ đó chỉ có gio lò, đất không nền bê tông, gạch lát mát hơn chỗ khác.





Vì sao hay mất điện
TP - Hè năm nay gợi nhớ lại tình cảnh của hơn 20 năm trước, điện mất liên tục. Dân khốn khổ vì cái nóng trên 40 độ C mà 50 năm qua chưa từng có và bị cắt điện liên tục. Nếu nhìn nhận việc lý giải câu hỏi “Vì sao?” một cách đơn giản như dưới đây, có thể có vài gợi ý về cải tổ hệ thống điện.
Một nhà máy thủy điện nhỏ ở Tây Nguyên
Một nhà máy thủy điện nhỏ ở Tây Nguyên . Ảnh: T.L
Mấy tuần qua, cũng đúng vào mùa World Cup, hàng ngàn ngư dân kêu trời vì ông điện cúp nên không sục khí được, khiến tôm chết và cơ nghiệp có thể đi toi; các doanh nghiệp thiệt hại rất lớn.
Tại Hà Nội, người ta nói cắt điện để sửa chữa chứ không phải do thiếu. Cũng có người nói Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không chịu mua điện của các nhà máy khác không thuộc quyền quản lý của mình vì giá cao hơn của EVN, rồi bao nhiêu dự án điện chậm tiến độ nên không đủ điện.
Có quá nhiều lý do và lý do nào cũng có vẻ hợp lý. Nhưng lý do căn bản là do bản thân cách tổ chức ngành điện. Không cải tổ nó, tình hình không giải quyết được tận gốc rễ.
Từ độc quyền tự nhiên...
Hệ thống điện là hạ tầng cơ sở thiết yếu của đất nước. Hệ thống này có thể tạm phân ra làm 5 bộ phận:
(1) Các nhà sản xuất là các nhà máy điện; (2) bộ phận truyền tải điện quốc gia (là bộ phận mạng cao áp hoạt động tương tự như mạng giao thông quốc gia); (3) các bộ phận bán lẻ điện (cho một cộng đồng, như một thành phố hay một tỉnh nhưng không nhất thiết được tổ chức theo lãnh thổ hành chính); (4) các bộ phận mua bán điện trung gian (có thể là các tổ chức thuộc bộ phận (3), mua buôn-bán lẻ, hay tổ chức khác, hay thậm chí bộ phận (2) cũng có thể làm việc này); và (5) bộ phận các hộ tiêu dùng (các gia đình, các doanh nghiệp và cơ quan, các hộ tiêu dùng lớn như nhà máy thép có thể mua với giá bán buôn).
Các nhà máy điện (1) sản xuất ra hàng hóa bán cho các bộ phận loại (3) hay (4), rồi các bộ phận đó bán lại cho bộ phận (5) là các hộ tiêu dùng. Nhưng điện phải được chuyển qua bộ phận truyền tải điện quốc gia (2), hay nói một cách hình ảnh là hệ thống giao thông quốc gia, rồi mới qua hệ thống đường nội đô hay địa phương của bộ phận (3) là các tổ chức bán lẻ để đến tay người tiêu dùng, bộ phận (5).
Tại một địa phương (thí dụ một xã, một quận), không thể xây dựng vài ba hệ thống đường dẫn điện và biến áp để người tiêu dùng có thể chọn lựa, vì như thế quá tốn kém. Như thế, các hệ thống bán lẻ (3) có sự độc quyền tự nhiên, khó dẹp bỏ. Các tổ chức này nên được phân tán và gắn với cộng đồng và do cộng đồng giám sát. Chúng là các công ty có độc quyền tự nhiên và nên được đối xử như vậy (thí dụ bằng một đạo luật riêng).
Hệ thống truyền tải quốc gia (2), giống như hệ thống đường cao tốc, vì lý do tương tự, cũng có tính độc quyền tự nhiên và các công ty vận hành hệ thống này phải được coi như các Cty công ích (thu đủ phí để bảo dưỡng và phát triển hệ thống).
Các nhà máy điện sản xuất ra điện và bán buôn cho các tổ chức thuộc nhóm (3), (4) hay trực tiếp cho hộ tiêu dùng lớn thuộc nhóm (5). Nếu có vài ba người mua thuộc loại (4) thì các nhà máy điện có thể hoạt động theo cơ chế thị trường cạnh tranh. Còn nếu chỉ có một người mua thì cơ chế thị trường không hoạt động.
Cả bên bán lẫn bên mua đều phải trả phí vận tải cho hệ thống (2) theo tỷ lệ nào đó (và cũng phụ thuộc vào khoảng cách giữa bên bán và bên mua).
... đến đòi hỏi chẻ nhỏ EVN
Nếu nhìn nhận một cách đơn giản như vậy, có thể có vài gợi ý về cải tổ hệ thống như sau:
Các Cty sản xuất (1) hoàn toàn độc lập với tất cả các phần còn lại, hoạt động chủ yếu trên cơ chế thị trường cạnh tranh.
Hệ thống truyền tải quốc gia (2) hoạt động độc lập (có thể có vài Cty công ích hoạt động theo địa bàn địa lý). Nó chăm lo cho hệ thống truyền tải, duy trì, nâng cấp, phát triển hệ thống này. Nó được nhà nước đầu tư và hoạt động trên cơ sở thu phí và, nếu hạ thấp được tổn thất thì, lợi nhuận của nó sẽ tăng lên.
Các hệ thống bán lẻ (3) hay trung gian (4) cũng hoạt động độc lập với các tổ chức (1) và (2) cũng như độc lập với nhau (tất nhiên chúng có quan hệ kinh doanh, mua bán hay cung ứng dịch vụ với nhau) và không nhất thiết gắn với các đơn vị hành chính.
Làm được như vậy, thì giá điện về cơ bản là giá thị trường và công việc can thiệp của nhà nước sẽ dễ hơn.
Đáng tiếc, hiện nay một mình EVN chiếm phần lớn lĩnh vực (1), toàn bộ lĩnh vực (2), (3) và (4). Thế độc quyền này là nguyên nhân chính của các vấn đề, như hoạt động kém hiệu quả, tổn thất lớn và thiếu điện, dẫn đến phải cắt như cơm bữa như vừa xảy ra.
Giải pháp là phải chẻ nhỏ EVN ra, chứ không phải đẩy nó lên thành tập đoàn bao trùm tất cả. Chính vì sự độc quyền ấy mà EVN làm cao với các ông sản xuất điện khác dù là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hay Tập đoàn Than&Khoáng sản Việt Nam hoặc Tổng Cty Lắp máy Việt Nam.
Đồng thời với việc tách EVN cũng cần để giá điện sát giá thị trường, do thị trường điều tiết là chính (giữa các tổ chức (1), (3)-(4) và (5)). Giá điện thấp khiến các hộ tiêu dùng ít có khuyến khích để tiết kiệm điện, không chịu khó đổi mới công nghệ và sử dụng điện không hiệu quả và, như thế, càng dẫn đến thiếu điện. Bao cấp giá điện chính là khuyến khích ngược, làm lợi cho những người tiêu xài điện hoang phí.
Cải tổ hệ thống điện tuy là việc phức tạp nhưng là cách chữa bệnh tận gốc và, vì thế, là việc không thể trì hoãn.
Nguyễn Quang A


 26/06/2010
Người bị kiện bận, tòa... hoãn
TP - Sáng qua, hàng chục người dân xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An, tỏ thái độ rất bất bình ngay tại trụ sở TAND huyện này khi được thông báo hoãn xét xử vụ án hành chính liên quan quyết định của Chủ tịch UBND huyện về việc giải quyết bồi thường thu hồi đất ở khu tái định cư Dự án thuỷ điện Bản Vẽ.
Từ năm 2007, 14 hộ dân xã Hạnh Lâm bắt đầu hành trình khiếu nại khi cho rằng không được đền bù thỏa đáng từ hàng trăm ngàn mét đất mà họ được giao trước kia nay bị thu hồi phục vụ khu tái định cư Dự án thủy điện Bản Vẽ. Giá bồi thường được thông báo là 4.000đ/m2 (đối với đất giao cho dân ổn định lâu dài) nhưng nhiều hộ chỉ được nhận mức hỗ trợ 1.000đ/m2.
Đầu năm 2009, ông Lê Cao Bính - Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương, ra Quyết định 55/QĐ-UBND-CT về việc giải quyết khiếu nại của các hộ dân, cho rằng khiếu nại đòi bồi thường mức giá 4.000đ/m2 là không đúng vì “đất đã thu hồi của các hộ dân này là đất giao tạm thời chứ không phải đất giao ổn định lâu dài và như vậy chỉ được nhận tiền hỗ trợ”.
Vụ việc kéo dài và có dấu hiệu gây mất ổn định chính trị tại địa phương. UBND tỉnh Nghệ An và Bộ TN-MT nhiều lần phải vào cuộc giải quyết song chưa đi đến kết quả đồng thuận với 14 hộ dân ở xã Hạnh Lâm. Những căn cứ khẳng định đất bị thu hồi xứng đáng nhận mức bồi thường nói trên đã được TAND huyện thụ lý và mở phiên xử, song đã bất ngờ bị hoãn lại với lý do một số cán bộ đại diện cho phía UBND huyện... bận họp đột xuất và đi công tác vắng (!?).
Nhóm PV


             

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm