Hai lần khởi tố bà Trần Ngọc Sương là sai pháp luật
Về vụ án Nông trường Sông Hậu:
Hai lần khởi tố bà Trần Ngọc Sương là sai pháp luật
09/06/2010 06:20
(HNM) - Liên quan đến vụ án Trần Ngọc Sương và đồng phạm bị xét xử về tội "Lập quỹ trái phép", chiều 8-6, TAND tối cao đã có thông tin chính thức về vụ việc này.
Theo đó, TAND tối cao quyết định hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 137/2009/HSPT ngày 19-11-2009 của TAND TP Cần Thơ và Bản án sơ thẩm số 25/2009/HSST ngày 15-8-2009 của TAND huyện Cờ Đỏ để điều tra lại; chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho VKSND tối cao để điều tra lại theo thủ tục chung.
Trước đó, 5 bị cáo được đưa ra xét xử gồm: Trần Ngọc Sương (nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu); Trương Hồng Nhung (khi phạm tội là Phó Giám đốc Nông trường Sông Hậu); Đặng Thế Quốc Hưng (nguyên Kế toán trưởng Nông trường Sông Hậu); Nguyễn Văn Sơn (nguyên Thủ quỹ Nông trường Sông Hậu) và Hoàng Thị Bình (nguyên Kế toán Nông trường Sông Hậu). Nguyên đơn dân sự trong vụ án này là Nông trường Sông Hậu.
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, TAND tối cao cho rằng, trong khoảng thời gian từ tháng 1-2001 đến tháng 12-2007, Trần Ngọc Sương, Trương Hồng Nhung, Đặng Thế Quốc Hưng, Nguyễn Văn Sơn, Hoàng Thị Bình đã có hành vi duy trì một số lượng quỹ tiền mặt từ các khoản thu khác nhau, không báo cáo tài chính theo quy định chi tiêu, sử dụng trái nguyên tắc nhiều lần số tiền này. Hành vi của các bị cáo có dấu hiệu của tội "Lập quỹ trái phép" quy định tại Điều 166 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có một số sai lầm, thiếu sót trong việc xác định số tiền dùng để lập quỹ trái phép, tổng thiệt hại của vụ án, trách nhiệm bồi thường. Mặt khác, tại phiên tòa sơ thẩm, kiểm sát viên đã tách các hành vi của Trần Ngọc Sương đối với khoản tiền 850.000.000 đồng trong số tiền bà Sương bị truy tố về tội "Lập quỹ trái phép" và 301.073.333 đồng là số tiền bà Sương sử dụng trong quỹ trái phép với mục đích trả tiền mua đất cho cá nhân để điều tra về tội "tham ô tài sản" và được TA cấp sơ thẩm chấp nhận đề nghị này. Trong khi đó, việc tách các hành vi nêu trên là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 171 Bộ luật Tố tụng hình sự, việc tách các hành vi phạm tội chỉ được thực hiện trong giai đoạn điều tra. Khi xét xử phúc thẩm, TA cấp phúc thẩm không phát hiện vi phạm nêu trên để khắc phục là thiếu sót. Hơn nữa, nếu coi việc tách các hành vi nêu trên là rút một phần quyết định truy tố thì theo quy định tại Điều 195 và Điều 221 Bộ luật Tố tụng hình sự, tại phiên tòa, kiểm sát viên có thể rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn. Nhưng trên thực tế, sau khi tách các hành vi trên, VKSND huyện Cờ Đỏ vẫn khởi tố bà Trần Ngọc Sương về tội "Tham ô tài sản" (là tội nặng hơn so với tội "Lập quỹ trái phép") đối với các hành vi đã tách. Như vậy, một hành vi vi phạm của Trần Ngọc Sương đã bị khởi tố 2 lần là không đúng với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Theo đó, TAND tối cao quyết định hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 137/2009/HSPT ngày 19-11-2009 của TAND TP Cần Thơ và Bản án sơ thẩm số 25/2009/HSST ngày 15-8-2009 của TAND huyện Cờ Đỏ để điều tra lại; chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho VKSND tối cao để điều tra lại theo thủ tục chung.
Trước đó, 5 bị cáo được đưa ra xét xử gồm: Trần Ngọc Sương (nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu); Trương Hồng Nhung (khi phạm tội là Phó Giám đốc Nông trường Sông Hậu); Đặng Thế Quốc Hưng (nguyên Kế toán trưởng Nông trường Sông Hậu); Nguyễn Văn Sơn (nguyên Thủ quỹ Nông trường Sông Hậu) và Hoàng Thị Bình (nguyên Kế toán Nông trường Sông Hậu). Nguyên đơn dân sự trong vụ án này là Nông trường Sông Hậu.
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, TAND tối cao cho rằng, trong khoảng thời gian từ tháng 1-2001 đến tháng 12-2007, Trần Ngọc Sương, Trương Hồng Nhung, Đặng Thế Quốc Hưng, Nguyễn Văn Sơn, Hoàng Thị Bình đã có hành vi duy trì một số lượng quỹ tiền mặt từ các khoản thu khác nhau, không báo cáo tài chính theo quy định chi tiêu, sử dụng trái nguyên tắc nhiều lần số tiền này. Hành vi của các bị cáo có dấu hiệu của tội "Lập quỹ trái phép" quy định tại Điều 166 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có một số sai lầm, thiếu sót trong việc xác định số tiền dùng để lập quỹ trái phép, tổng thiệt hại của vụ án, trách nhiệm bồi thường. Mặt khác, tại phiên tòa sơ thẩm, kiểm sát viên đã tách các hành vi của Trần Ngọc Sương đối với khoản tiền 850.000.000 đồng trong số tiền bà Sương bị truy tố về tội "Lập quỹ trái phép" và 301.073.333 đồng là số tiền bà Sương sử dụng trong quỹ trái phép với mục đích trả tiền mua đất cho cá nhân để điều tra về tội "tham ô tài sản" và được TA cấp sơ thẩm chấp nhận đề nghị này. Trong khi đó, việc tách các hành vi nêu trên là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 171 Bộ luật Tố tụng hình sự, việc tách các hành vi phạm tội chỉ được thực hiện trong giai đoạn điều tra. Khi xét xử phúc thẩm, TA cấp phúc thẩm không phát hiện vi phạm nêu trên để khắc phục là thiếu sót. Hơn nữa, nếu coi việc tách các hành vi nêu trên là rút một phần quyết định truy tố thì theo quy định tại Điều 195 và Điều 221 Bộ luật Tố tụng hình sự, tại phiên tòa, kiểm sát viên có thể rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn. Nhưng trên thực tế, sau khi tách các hành vi trên, VKSND huyện Cờ Đỏ vẫn khởi tố bà Trần Ngọc Sương về tội "Tham ô tài sản" (là tội nặng hơn so với tội "Lập quỹ trái phép") đối với các hành vi đã tách. Như vậy, một hành vi vi phạm của Trần Ngọc Sương đã bị khởi tố 2 lần là không đúng với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Hà Phong
Bản quyền © 2003-2010 Báo Hànộimới - CQCQ: Thành ủy Hà Nội
Giấy phép số 184/GP-BVHTT, cấp ngày: 17/03/2003. Tổng biên tập: TÔ QUANG PHÁN
Địa chỉ: 44 Lê Thái Tổ - Hà Nội . ĐT (04) 38253067 – 39287445 . Fax: (04) 39287445 . Email:webmaster@hanoimoi.com.vn
Ghi rõ nguồn "Báo Hànộimới" khi phát hành lại thông tin từ website này.
Liên hệ quảng cáo báo Hànộimới điện tử: Công ty Cổ Phần Truyền Thông Cộng Đồng
Điện thoại: 04.393.69918 Fax: 04.393.69919 . Website: www.nccorp.vn . Email: quangcao@nccorp.vn
Chiều nay 14: 31 PM 08/6/10 sau khi ăn cưới ở Đông Thành Hiếu – Hà con chị Hoan về trời cực nắng & nóng, đã có tiền của các cụ xong chưa lấy đượcsổ của cụ Quýt, vả lại phường làm muộn, thôi thì để đến chiều lên UBND phường hết tiền
Sáng nay 7:00 ngày thứ 4 09/6/10 Am lên xếp sổ, Công KT-Hùng CC vào chơi đến trưa 10:30 Am lấy được cả hai loại cho Bầm và các bà hàng xóm...về lấy phở cho Bầm ăn trưa, gọi cho hai mẹ con thao xuống Hà Đông chữa trĩ 12:30 PM về ăn mì vì mất điện đến 17:00 PM mới có lại và mình sửa angten, nâng lên như cũ xem nét hơn chuẩn bị cho WCUP Nam Phi, ra lại 11 PDC để lêm mạng như thường ngày, tối nay qua CA Ngô Quyền lấy xác nhận cho Thắng 157 vào học cấp II NQ...
Luật sư HOÀNG VĂN TRỢ, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai:
Đời tư hợp pháp mới được bảo vệ Điều 38 Bộ luật Dân sự quy định về quyền bí mật đời tư của cá nhân. Tuy nhiên, luật không giải thích rõ thế nào là bí mật đời tư,do đó khái niệm này mang ý nghĩa tương đối.
Thông tin về đời tư có thể liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, hoặc những quan hệ xã hội khác trong quá khứ và hiện tại và được pháp luật bảo vệ. Nghĩa là những thông tin về đời tư phải hợp pháp mới được pháp luật bảo vệ. Ví dụ, một người chung sống như vợ chồng với một người khác đang có vợ có chồng thì không thể được pháp luật bảo vệ vì tuy là bí mật đời tư nhưng không hợp pháp nên sẽ không được pháp luật bảo vệ.
Bí mật đời tư có thể là sự kiện coi là bí mật với người này nhưng lại không coi là bí mật với người khác nên họ có quyền công bố hoặc giữ bí mật. Việc họ có coi là bí mật hay không thì đều được pháp luật bảo vệ. Do đó, câu chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con của hai người thì khi thông tin phải được sự đồng ý của cả hai người. Nếu chỉ một người đồng ý cho thông tin, một người không đồng ý nhưng cứ công bố, cứ thông tin thì cũng bị coi là xâm phạm bí mật đời tư.
Bí mật đời tư còn được xem xét ở một khía cạnh khác là đối với người nổi tiếng (nghệ sĩ, chính khách, chính trị gia, doanh nhân, chuyên gia, luật sư… là những người có tầm ảnh hưởng và nhiều người biết đến), nhà báo được quyền thông tin nhưng việc thu thập và công bố thông tin phải xin phép. Nếu vi phạm thì phải bồi thường thiệt hại, thậm chí nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Vụ diễn viên L. bị phát tán clip sex trên mạng, về hình sự thì người công bố, phát tán đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Về dân sự, diễn viên này hoàn toàn có thể kiện những người phát tán, đòi bồi thường thiệt hại vì đã xâm phạm bí mật đời tư của mình.
Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU,Đoàn Luật sư TP.HCM:
Bí mật đời tư là bí mật đời sống riêng tư Cách đây chưa lâu, TAND quận 3 từng xét xử vụ kiện tương tự về một bài báo đưa thông tin về việc ly hôn của một cá nhân. Do luật không quy định cụ thể, bản án này tạm coi như một “án lệ”. Tuy nhiên, nó cũng chưa đầy đủ, bao quát cho tất cả trường hợp xâm phạm bí mật đời tư.
Theo bản án này: Hiện nay do chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ quyền bí mật đời tư là gì mà chỉ có một số quyền cá nhân cụ thể được pháp luật quy định phải tôn trọng, không được tiết lộ như: quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31 Bộ luật Dân sự); bí mật về những điều có liên quan đến bệnh tật hoặc đời tư của người bệnh (Điều 25 Luật Bảo vệ sức khỏe); giữ bí mật của di chúc (Thông tư 1411/1996/T.T.CC); bí mật thư từ, điện thoại (Điều 38 Bộ luật Dân sự)…
Do đó, TAND quận 3 đã căn cứ Điều 38 Bộ luật Dân sự “tạm đưa ra một định nghĩa về bí mật đời tư trên cơ sở có xem xét đối chiếu với phong tục tập quán trong nhân dân” đã định nghĩa “Bí mật đời tư là bí mật của đời sống riêng tư”. Tòa xác định việc công bố, tiết lộ những thông tin thuộc bí mật riêng tư của cá nhân trong phiên tòa xử ly hôn, họ không muốn để lộ ra cho người ngoài phiên tòa biết.
Bản án đã buộc tác giả và tờ báo phải đăng lời xin lỗi công khai vì đã có nhiều chi tiết làm lộ bí mật đời tư của ông X. và làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của ông. Đồng thời, tác giả và tờ báo phải bồi thường tiền cho ông. Tuy nhiên, những diễn biến sau đó trong giới pháp luật vẫn xảy ra nhiều tranh cãi về quyền này. 08/06/2010 - 12:38 AM
CHÍNH PHỦ ________ Số: 132/2007/NĐ-CP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________________________ Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2007 |
NGHỊ ĐỊNH
Về chính sách tinh giản biên chế
__________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Để thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về chính sách tinh giản biên chế đối với các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương đến cấp huyện; doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, giao, bán, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn; nông trường, lâm trường quốc doanh được sắp xếp lại theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức, biên chế để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Người thôi giữ chức vụ lãnh đạo, bao gồm: cán bộ do bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức hoặc không tái cử nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu, không bố trí được vào vị trí công tác mới.
3. Cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định của vị trí công việc đang đảm nhận nhưng không có vị trí công tác khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại được để chuẩn hoá về chuyên môn; những cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị không hợp lý và không thể bố trí, sắp xếp được công việc khác.
4. Những người không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong hai năm liền kề gần đây do năng lực chuyên môn, nghiệp vụ yếu hoặc sức khoẻ không bảo đảm hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật kém nhưng chưa đến mức buộc phải thôi việc theo đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Ban Kiểm soát của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá, giao, bán, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của các nông, lâm trường quốc doanh sắp xếp lại theo quy định của Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh nhưng không tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp, nông trường, lâm trường quốc doanh đó hoặc ở khu vực Nhà nước.
Điều 3. Nguyên tắc tinh giản biên chế
1. Việc tinh giản biên chế được thực hiện trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy, bố trí lại lao động trong cơ quan, đơn vị.
2. Việc tinh giản biên chế phải được thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật.
3. Không làm ảnh hưởng, xáo trộn lớn đến tư tưởng, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức. Việc chi trả chế độ, chính sách cho các đối tượng tinh giản biên chế phải bảo đảm kịp thời, đầy đủ và đúng đối tượng.
4. Việc lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng phải bảo đảm chính xác, trung thực, rõ ràng.
5. Không áp dụng chính sách tinh giản biên chế đối với những người vì lý do cá nhân xin được vận dụng chính sách tinh giản biên chế.
Điều 4. Trình tự thực hiện tinh giản biên chế
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai tinh giản biên chế theo các trình tự sau:
1. Phối hợp với tổ chức công đoàn trong cơ quan, đơn vị phổ biến, quán triệt chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định này đến cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý.
2. Rà soát chức năng, nhiệm vụ để định rõ những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ, những nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác; những nhiệm vụ cần phân cấp quản lý cho cấp dưới, địa phương hoặc giao cho tổ chức sự nghiệp hoặc doanh nghiệp đảm nhận.
3. Sắp xếp lại các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo hướng thu gọn đầu mối, bỏ khâu trung gian, mỗi cơ cấu được giao nhiều việc, gắn với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính.
4. Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức theo các nội dung sau:
a) Xác định cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức, viên chức và tiêu chuẩn nghiệp vụ cho từng vị trí công việc trong cơ quan, đơn vị;
b) Phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn, nghiệp vụ đối với ngạch công chức, viên chức gắn với đánh giá trình độ, năng lực, kết quả công tác và phẩm chất đạo đức, sức khoẻ của từng người;
c) Lựa chọn những người có năng lực, phẩm chất để đưa vào quy hoạch ổn định, lâu dài;
d) Có kế hoạch tinh giản biên chế theo từng kỳ/năm (6 tháng một lần).
5. Xây dựng Đề án tinh giản biên chế trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
6. Lập danh sách và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế theo định kỳ 6 tháng một lần trong năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
7. Thanh toán chế độ, chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế và thực hiện quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp cho đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Chương II
CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ
Điều 5. Chính sách đối với những người về hưu trước tuổi
1. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng tinh giản biên chế đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật, còn được hưởng các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các chế độ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
3. Các đối tượng quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 19 năm 6 tháng đến dưới 20 năm, thì cơ quan, đơn vị sẽ đóng một lần số tháng còn thiếu, với mức đóng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động trước khi tinh giản vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí và được hưởng các chế độ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
4. Không áp dụng chính sách thôi việc quy định tại Điều 7 Nghị định này đối với các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 6. Chính sách đối với những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước
1. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước được hưởng các khoản trợ cấp sau:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;
b) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
2. Không áp dụng chính sách quy định tại khoản 1 Điều này đối với những người đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang doanh nghiệp hoặc cổ phần hoá đã được giữ lại làm việc; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế đủ 57 tuổi trở lên đối với nam, đủ 52 tuổi trở lên đối với nữ.
Điều 7. Chính sách đối với những người thôi việc
1. Chính sách thôi việc ngay
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng tinh giản biên chế thôi việc ngay được hưởng các khoản trợ cấp sau:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;
b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
2. Chính sách thôi việc sau khi đi học
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng do hạn chế về trình độ chuyên môn hoặc không phù hợp với nhiệm vụ đảm nhận, nếu có nguyện vọng thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề để thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:
a) Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, tối đa là 06 tháng;
b) Được trợ cấp một khoản kinh phí (phí học nghề) bằng chi phí cho khoá học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;
c) Sau khi kết thúc học nghề, được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng ở thời điểm đi học để tìm việc làm;
d) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;
đ) Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.
3. Các đối tượng thôi việc quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; không được hưởng chính sách thôi việc theo quy định tại Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức.
Điều 8. Chính sách đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp, kiện toàn về tổ chức bộ máy
1. Cán bộ, công chức, viên chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc bầu cử.
2. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng. Trong thời gian bảo lưu, nếu được bổ nhiệm hoặc bầu cử vào chức vụ mới thì thôi hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ cũ để hưởng phụ cấp chức vụ mới kể từ ngày văn bản bổ nhiệm hoặc bầu cử có hiệu lực thi hành.
Điều 9. Cách tính trợ cấp
1. Tiền lương tháng quy định tại Nghị định này, bao gồm: tiền lương theo ngạch, bậc; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có).
2. Tiền lương tháng để tính các chế độ trợ cấp quy định tại Điều 5, điểm b khoản 1 Điều 6, điểm b khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định này được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của năm năm cuối trước khi tinh giản biên chế. Đối với những trường hợp chưa đủ 05 năm công tác, thì được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của toàn bộ thời gian công tác.
3. Những người đã được nhận trợ cấp tinh giản biên chế nếu được tuyển dụng lại vào các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận (trừ phí học nghề quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định này). Những người quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này nếu được tuyển dụng lại vào khu vực nhà nước hoặc các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá thì cũng phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp tinh giản biên chế đã được nhận.
Cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước nơi tuyển dụng lại người đã nhận trợ cấp tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định này có trách nhiệm thu hồi số tiền trợ cấp đã nhận và nộp vào ngân sách nhà nước. Riêng số tiền thu được của đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này thì nộp toàn bộ vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.
Điều 10. Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
1. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Những người được các đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng lần đầu từ ngày 29 tháng 10 năm 2003 trở đi, thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 2 Nghị định này, nếu do đơn vị sự nghiệp được giao quyền tuyển dụng tuyển dụng thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho đối tượng này lấy từ kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp đó.
3. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này được bố trí từ nguồn Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
TRONG VIỆC THỰC HIỆN TINH GIẢN BIÊN CHẾ
Điều 11. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức
1. Triển khai tinh giản biên chế theo trình tự quy định tại Điều 4 Nghị định này và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị mình trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề án tinh giản biên chế; danh sách và kinh phí việc thực hiện tinh giản biên chế định kỳ 6 tháng một lần của cơ quan, đơn vị mình.
3. Thực hiện quy chế dân chủ của cơ quan; công khai đề án tinh giản biên chế và danh sách đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế.
Điều 12. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
1. Triển khai tinh giản biên chế theo trình tự quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện Nghị định này.
3. Chỉ đạo người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng đề án tinh giản biên chế; lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán số tiền giải quyết chế độ cho đối tượng này định kỳ 6 tháng một lần.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình và đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm phê duyệt đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị đó.
5. Chỉ đạo cơ quan tổ chức cán bộ, tài chính cùng cấp thẩm định danh sách đối tượng tinh giản biên chế và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo định kỳ 6 tháng một lần của cơ quan, đơn vị trực thuộc; lập danh sách và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành mình gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính để giải quyết theo thẩm quyền.
6. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình và danh sách đối tượng tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị đó.
7. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí thực hiện tinh giản biên chế từ Bộ Tài chính, tổ chức thực hiện việc chi trả các chế độ, chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế của Bộ, ngành mình. Kết thúc đợt chi trả phải tổng hợp quyết toán kinh phí với Bộ Tài chính.
8. Định kỳ vào đầu tháng 12 hàng năm, tổng hợp kết quả, đánh giá tình hình thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành mình và gửi Bộ Nội vụ tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 13. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Triển khai tinh giản biên chế theo trình tự quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tổ chức thực hiện Nghị định này.
3. Chỉ đạo người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng đề án tinh giản biên chế; lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán số tiền giải quyết chế độ cho đối tượng này theo định kỳ 6 tháng một lần.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình và đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm phê duyệt đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị.
5. Chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Tài chính thẩm định danh sách đối tượng tinh giản biên chế và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo định kỳ 6 tháng một lần của cơ quan, đơn vị trực thuộc; lập danh sách và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của địa phương mình gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính để giải quyết theo thẩm quyền.
6. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình và danh sách đối tượng tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị.
7. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí thực hiện tinh giản biên chế từ Bộ Tài chính, tổ chức thực hiện việc chi trả các chế độ chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế của địa phương mình. Kết thúc đợt chi trả phải tổng hợp quyết toán kinh phí với Bộ Tài chính.
8. Định kỳ vào đầu tháng 12 hàng năm, tổng hợp kết quả, đánh giá tình hình thực hiện tinh giản biên chế của địa phương mình và gửi Bộ Nội vụ tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện Nghị định này.
2. Đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Nghị định này.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình và danh sách đối tượng tinh giản biên chế của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Nội vụ có trách nhiệm thẩm tra đối tượng tinh giản trên cơ sở danh sách đối tượng tinh giản biên chế do các Bộ, ngành, địa phương gửi đến và có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Tài chính để có cơ sở tạm cấp kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế cho các Bộ, ngành, địa phương.
4. Định kỳ vào ngày 31 tháng 12 hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Nghị định này.
Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Dự toán kinh phí để thực hiện Nghị định này trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, danh sách đối tượng tinh giản biên chế và ý kiến bằng văn bản của Bộ Nội vụ về việc tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm tra về việc tính toán chế độ chính sách, dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế và cấp phát kinh phí để Bộ, ngành, địa phương thực hiện tinh giản biên chế.
Điều 16. Trách nhiệm của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn về nghiệp vụ và chỉ đạo Bảo hiểm Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các công việc sau:
1. Thu bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này.
2. Giải quyết chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Nghị định này.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
1. Cá nhân, tổ chức phát hiện việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế không đúng quy định của Nghị định này có quyền và trách nhiệm khiếu nại, tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Trường hợp giải quyết sai đối tượng tinh giản biên chế thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật còn phải bồi hoàn kinh phí đã chi trả theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2011.
2. Nghị định này thay thế Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
1. Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội căn cứ vào các quy định tại Nghị định này hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện chính sách tinh giản biên chế.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, TCCB (5b). Hà | TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG (Đã ký) Nguyễn Tấn Dũng |
Vụ tiêu cực tại công ty Gò Môn: Khai nhận bất nhất về tiền nhận hối lộ
Trong phiên tòa sáng 9-6, hội đồng xét xử tiếp tục thẩm vấn bị cáo Nguyễn Văn Tính, nguyên Bí thư quận ủy quận Gò Vấp (TP.HCM) để làm rõ việc ông Tính nhận hối lộ 800 triệu đồng có liên quan đến vụ tiêu cực tại Công ty địa ốc Gò Môn như cáo trạng hay không.
Ông Nguyễn Văn Tính - Ảnh: Chi Mai
"Mượn" 800 triệu để sửa nhà!
Tại tòa, ông Nguyễn Văn Tính đòi được đối chất với ông Nguyễn Văn Tư (nguyên Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân quận Gò Vấp) về bản kết luận và bộ hồ sơ vụ sai phạm tại Công ty Gò Môn mà ông Tư đã gửi cho ông Tính.
Theo cáo trạng, chính nhờ bộ hồ sơ này mà ông Tính đã gây áp lực để nhận của Lê Minh Châu (nguyên giám đốc công ty địa ốc Gò Môn) 800 triệu đồng. Theo ông Tính, ông không “chỉ đạo” cho viện kiểm sát làm rõ tố cáo tiêu cực của công ty Gò Môn.
Ông Tính nói chỉ nghe ông Tư báo cáo là có thư tố cáo Dương Công Hiệp, nguyên phó phòng quản lý đô thị đã có tiêu cực, ăn tiền 30.000đồng/m2đất khi tham mưu cấp giấy chứng nhận cho công ty Gò Môn. Viện kiểm sát đề nghị triệu tập ông Hiệp lên làm việc và ông Tính đã đồng ý.
Ông Tính cũng thừa nhận ông Tư có chuyển lại bộ hồ sơ gồm báo cáo kết luận cho ông Tính, khoảng tháng 8-2001. Theo ông Tính, khi nhận bộ hồ sơ này ông Tính không đọc vì lúc đó là thời điểm “nhạy cảm”, ông Tính đã có quyết định điều động sang Tổng công ty địa ốc Sài Gòn nên đang bàn giao công việc cho người khác.
Chủ tọa lại công bố một bản tự khai của ông Tính tại cơ quan điều tra, trong đó ông Tính viết rõ là sau khi nhận hồ sơ từ ông Tư đã đọc bản kết luận và thấy trong đó có 3 điểm quan trọng, nói rõ về sai phạm của công ty Gò Môn và lợi nhuận của bà Phạm Thị Tuyết Lan. Chủ tọa hỏi: bị cáo phải đọc kỹ lắm mới rút ra được những điểm chính đó chứ? Ông Tính đáp việc tự khai tại cơ quan điều tra là do cán bộ điều tra hướng dẫn thế nên viết theo.
Chủ tọa cũng gọi Lê Minh Châu lên đối chất. Bị cáo Châu thừa nhận lời khai của mình: ông Châu được ông Tính thông báo về việc có đơn tố cáo và cho biết đã chỉ đạo cho thôi, không xử lý vụ việc. Ông Tính còn nói với ông Châu rằng sau này sẽ tặng cho ông Châu cả bộ hồ sơ “để làm kỉ niệm”.
Chỉ cách một tháng sau, ông Tính đã gọi điện đề nghị ông Châu đưa tiền. Lần đầu ông Châu đưa 500 triệu tại văn phòng công ty, lần sau ông Tính gọi điện nói cần gấp 300 triệu thì ông Châu đã nhờ Hồ Tùng Lâm lấy tiền đưa cho ông Tính.
Ông Tính cũng thừa nhận con số 800 triệu nhưng cho rằng đó là tiền bị cáo “mượn” ông Châu để sửa nhà.
Chú cháu cho nhau 60 triệu đồng
Hội đồng xét xử cũng tiến hành thẩm vấn ông Trần Kim Long, nguyên chủ tịch UBND quận Gò Vấp về hành vi bỏ tiền “chạy án” và nhận hối lộ 540 triệu đồng như cáo trạng truy tố.
Tòa đọc lại lời khai của ông Long tại cơ quan điều tra có nội dung: khi biết Đoàn Thanh tra Chính phủ đang làm việc về vụ Gò Môn, sai phạm của dự án bị báo chí đăng rùm beng nên bị cáo sốt ruột, gọi cho ông Châu nói “những chỗ khác người ta cũng sai nhưng chạy lo được thì mình cũng phải lo đi”, bị cáo Long xác nhận đúng là lời khai của mình.
Về khoản tiền 250 triệu đồng mà Dương Công Hiệp khai đưa cho ông Long, tại quá trình tố tụng trước đây ông Long thừa nhận, nói rằng là tiền mượn của ông Hiệp để sửa nhà nhưng sau này đã đổi lời khai, cho rằng đó là tiền nhờ ông Hiệp ký nhận tiền đền bù mà gia đình ông Long nhận được khi bị giải tỏa trong dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Tòa gọi Dương Công Hiệp lên đối chất, bị cáo Hiệp trước sau vẫn khai nhận đó là tiền lấy từ 400 triệu mà Phạm Thị Tuyết Lan đã nhờ bị cáo Hiệp gửi cho ông Long. Bị cáo Hiệp khai: “tiền 250 triệu này chị Lan gửi cho bị cáo để đưa anh Long từ cuối năm 2000".
Còn khoản tiền trên dưới 250 triệu gì đó bị cáo không nhớ chính xác, là tiền đền bù của gia đình ông Long bị cáo có ký nhận dùm nhưng là vào thời điểm năm 2003-2004 sau này.
Ông Long cũng chỉ thừa nhận được ông Châu “cho” 60 triệu đồng. Ông Long nói có quan hệ thân quen với ông Châu (gọi nhau bằng chú, cháu) nên có nhiều lần được ông Châu cho tiền, tổng cộng là 60 triệu đồng.
Buổi chiều, tòa tiếp tục thẩm vấn ông Trần Kim Long.
Theo CHI MAI (TTO)
Nhận xét
Đăng nhận xét