Chào ngày 04/6/10 Đại Hội CĐ BQL

Hỏi về LDLDHN & hoãn họp và theo... Số:703/HD-TLĐ   Hà Nội, ngày 6  tháng 5  năm 2009
Đại hội lần thứ X Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2008-2013 đã thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ như sau:
 6.4. Hình thức tổ chức đại hội.
b. Đại hội toàn thể là đại hội của tất cả đoàn viên (trừ đoàn viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang trong thời hạn chấp hành các hình phạt của toà án)...
26 THÁNG 11 NĂM 2003 VỀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Điều 126. Khởi tố bị can
1. Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
2. Quyết định khởi tố bị can ghi rõ: thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.
Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
3. Sau khi khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập danh chỉ bản của bị can và đưa vào hồ sơ vụ án.
4. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.
5. Trong trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi phạm tội chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
6. Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can của mình hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay cho người đã bị khởi tố. Việc giao nhận các quyết định nói trên phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.  

Điều 166. Thời hạn quyết định truy tố
1. Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:
A) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;
B) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
C) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu.
2. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án.
4. Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.

   Số 53/PC14-  Sơn Tây, ngày 15 tháng 3 năm 2010 Ngày 26/02/2010 Cơ quan CSĐT-CA TP Hà Nội đã ra bản kết luận điều tra bổ sung vụ án số: 47 và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cùng các bị can, đến  VKSND TP Hà Nội đề nghị đưa ra truy tố trước pháp luật. Thượng tá Đỗ Xuân Tiến

VẬY CÁC CƠ QUAN TỐ TỤNG ĐÃ THỰC HIỆN ĐÚNG ĐẾN ĐÂU... ĐỀ NGHỊ CÔNG ĐOÀN LÀM RÕ ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HPJ PHÁP CỦA CHÚNG TÔI...CÁM ƠN NHIỀU.15:00 pm NGÀY 4/6/10.
 Sáng nay 6:00 ngày 04/6/10 Giang điện sang 51 NTH ăn sáng cùng các bạn, mình xin phép về trước điện về 474 mang cho Bu... vào MIC bình thường...mình thả cho thoáng; Bầm. Theo điều lệ ba chúng tôi chưa được dự...sai quy định vì chỉ áp dụng với đại biểu....điện cho Hoa 7:25 AM.. cháu hỏi lại Chủ Tịch công đoàn thị xã, Quang sang đưa Điều lệ công đoàn mình xem...cùng Luật CĐ, mình phản biện Quang chịu về báo cáo CT...mình tắt điện thoại, về bầm đóng cổng, có nghe tiếng MIC nhưng không ra cổng, 8:17 sau khi để bầm ăn xong lại ra 11 PDC làm việc như mọi ngày, chỉ khác là đóng cửa...và mở lại, 9:26 AM cùng ngày... có ai đó điện xong mình không nghe.




“Trung tâm hành chính tại Ba Vì là… khó chấp nhận!”

(Dân trí) - “Chẳng nhẽ, ông đứng đầu ngồi ở Ba Đình, ông thực thi lên Ba Vì! Chúng ta đã chọn trung tâm hành chính ở khu Tây Hồ Tây nhưng giờ khu đó dành cho các dự án của nước ngoài còn chúng ta lên Ba Vì là sao?”, đại biểu Trần Du Lịch bày tỏ.
 >> “Trung tâm hành chính quốc gia sẽ về chân núi Ba Vì”
Không nằm ngoài dự đoán, trung tâm hành chính quốc gia và trục Thăng Long là những vấn đề nóng nhất trong buổi thảo luận tại tổ của các đại biểu Quốc hội về đồ án quy hoạch chung Thủ đô, chiều 3/6.
 
Không có trung tâm hành chính phi chính trị
 
Đại biểu Phạm Thị Loan “phân vân”, chuyển Trung tâm hành chính về Ba Vì, người dân sẽ đi làm như thế nào, chẵng nhẽ lại… đi xe máy. Giải pháp tàu điện ngầm không làm đại biểu này tin tưởng sớm thành hiện thực, bởi đơn cử như dự án Đại học quốc gia được tập trung thực hiện hơn chục năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa ra hình hài.
 
Cùng về vấn đề này, đại biểu Trần Du Lịch thẳng thắn cho rằng, việc đặt Trung tâm hành chính tại Ba Vì là… khó chấp nhận. “Chẳng nhẽ, ông đứng đầu ngồi ở Ba Đình, ông thực thi lên Ba Vì! Chúng ta đã chọn khu Tây Hồ Tây nhưng bây giờ khu đó dành cho các dự án của nước ngoài còn chúng ta lên Ba Vì là sao?”, ông Lịch phân tích.
 
Với đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, những người ủng hộ việc dời trung tâm hành chính có thể nói xu hướng hiện đại là phân biệt hai trung tâm hành chính và chính trị, nhưng theo ông ở Việt Nam không có trung tâm hành chính phi chính trị.
 
“Tôi không tin là nên tách riêng, trừ phi có người nghĩ đến năm 2050 các trung tâm hiện tại trở thành di sản văn hoá”, ông Thuyết nói. Cũng theo ông, khi tách 2 trung tâm, liên hệ công việc sẽ như thế nào, phải chăng lúc nào cũng chỉ liên hệ qua mạng và giao ban truyền hình trực tuyến?
 
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cũng băn khoăn về trung tâm hành chính quốc gia (Ảnh: Việt Hưng)
 
Nắm rõ tình hình khối cơ quan Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm bày tỏ mối lo vì trụ sở các bộ ngành đều đã “định cư”. Trụ sở Bộ Tài chính đã xây bề thế, to lớn trong nội thành. Trụ sở Bộ Ngoại giao đang xây dựng là công trình thế kỷ, xây cho cả 100 năm. Các bộ khác cũng đã nhắm không gian quy hoạch riêng. Đặt vấn đề sau 30 năm lại dồn hết về chân núi Ba Vì, ông Khiêm cho rằng “khó nghĩ”.
 
Chuyển sang một điểm mới khác của đồ án là trục Thăng Long, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào cho biết, ông không hiểu trục này là trục gì, tâm linh hay kinh tế hay “do thừa đất mà làm trục này cho khác với trục khác”.
 
Trục Thăng Long cũng là băn khoăn của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, bởi trục này rất gần trục Láng - Hòa Lạc, chỉ cách nhau có 4km. “Ý kiến cá nhân, tôi không đồng ý đặt trục Thăng Long như thế, quá tốn kém”, ông Khiêm nói.
 
Đại biểu Phạm Thị Loan lại cho rằng, có sự không bình thường ở trục Thăng Long. Theo bà Loan, trục này là sự hợp thức hóa những dự án sắp cấp phép. “Sóc Sơn, Đông Anh còn rất trống, nhưng chúng ta không đả động gì đến, còn trục Thăng Long vẽ quá đẹp, người dân đổ về đây là đúng”, nữ đại biểu này nói.
 
Theo bà Loan, khi các đại biểu đang thảo luận về quy hoạch, bên ngoài thị trường bất động sản đang rất sôi động, nhất là xung quanh trục Thăng Long. Trong khi đó, ở một thái cực khác, các khu vực như Đông Anh, Sóc Sơn lại rất… êm dịu.
 
“Chỉ vẽ cho đẹp thôi!”
 
Đại biểu Phạm Thị Loan cho rằng, đồ án quy hoạch lần này chưa đạt mục tiêu, bởi chưa giải quyết được các vấn đề đặt ra, đơn cử như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, úng ngập… Giải pháp cho các vấn đề này như thế nào, thời gian giải quyết ra sao, theo bà Loan chưa rõ. Đặc biệt, quy hoạch mới động chạm tới 30% diện tích đất, trong khi 70% còn lại vẫn giữ nguyên là làng mạc, hành lang xanh…
 
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào cho rằng, đồ án chưa đầy đủ thông tin, nhất là vấn đề hệ quả phân bố dân cư sẽ như thế nào. “Chẳng nhẽ giới trí thức, các đại gia lên Ba Vì sống, còn bà con từ Ba Vì sẽ về đây sống vì hiện nay đã có nhiều đại gia lên mua đất trên Ba Vì”, ông Đào nói.
 
Quy hoạch mới động chạm tới 30% diện tích (Ảnh: Việt Hưng)
 
Nhìn tổng thể đồ án, đại biểu Trần Du Lịch nhận định, trong vòng một năm lập một quy hoạch đô thị của hơn 3.300 km2 là… “vĩ đại quá”. Theo ông Lịch, suốt hơn 1.000 năm, ông bà ta chỉ làm được 455km2 đô thị, nhưng chỉ với 20 năm đồ án đặt mục tiêu đô thị hóa gấp 3 lần và hiện đại hơn.
 
Động lực kinh tế nào để có một đô thị lớn như vậy cũng như động lực nào để có 5 đô thị vệ tinh bằng 5 thành phố Đà Nẵng hiện tại là câu hỏi ông Lịch đặt ra. “Nói 90 tỷ USD,  nhưng tôi không tin có thể đủ, không thể làm được, chúng ta chỉ vẽ cho đẹp thôi. Đô thị 10 triệu dân là siêu đô thị…cần tiếp tục nghiên cứu, không nên vội phê duyệt một đồ án như vậy”.
 
Đại biểu Phạm Thị Loan cũng nghi ngại tính khả thi của đồ án, bởi theo bà, dự án đại học Quốc gia hay con đường Ô Chợ Dừa – Voi Phục hơn chục năm không làm nổi, chứ chưa nói tới đồ án  đồ án quy hoạch “khủng khiếp” như lần này. Ngay khoản 90 tỷ USD để thực hiện quy hoạch bà Loan cũng không tin có thể tìm ra nguồn.
 
Cấn Cường - Phương Thảo


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy