ngày 02/6/2010 XÌ CĂNG ĐAN
XÌ CĂNG ĐAN
Kết luận số tám bảy
Với chợ Nghệ chúng tôi
Xem ra thật ngược đời
Biến tướng sai thành đúng
Bao che và dung túng
Lỗi do “thiếu kiểm tra”
Tuy nhiên cháy nơi là...
Không sơ đồ thiết kế...
Biên bản kia Thiệp ký?
Thiết kế...chửa cho làm
Với ông nguyên Trưởng ban
Mọi việc...bàn giao hết
Với đội trưởng không biết
Chuyên môn điện, nên tha
Ông Như Hải cũng là
Tuy chuyên môn không có...
Với Trưởng ban thật ngố
Mắc vào lỗi trông chờ
Hai thợ điện hiểu chưa
Tội biết rõ hệ thống
Kết luận quá lủng củng
Tự buộc tội chính mình
Giải thích thì linh tinh
Vững chắc không cơ sở...
Vì thế nên cùng khổ
Năm năm cũng chửa xong
Tốn phí bao của - công
Cuối cùng là dân thiệt...
Bê bối ta đã biết
Ảnh hưởng lớn công quyền
Làm dân mất lòng tin
Vì thói vô trách nhiệm...
* Viết hồi 7:18 ngày 02/6/2010 tại 11 Phó Đức Chính; tg Vũ Tản Hồng. Công lý không có sức mạnh và sức mạnh không có công lý là những tai họa!
Sáng nay 8:12 AM ngày 02/6/2010 mình đang chờ một ngày như thế sẽ đến, hôm nay ngày đầu thi tốt nghiệp cấp 3, trời mát vì đêm hôm qua có trận mưa & dông lớn, sau buổi hội ngộ tại nhà Sơn-Đào với họ nhà Lương ở Phù xa khu UBND xã cũ.
Bầm ăn sáng như mọi ngày, bây chừ ngồi chơi cùng MIC trên ghế bố vững chắc, mình nhổ vài cây Xoài con ra cho Phong – Lộc trồng ở vườn nhà hắn cho vui gọi là nhân giống.
Bên nhà ông Hoạch đang hoàn thiện trong 15 PDC cũng vậy bà Quýt cũng cùng giai đoạn, tiếng khoan lắp điện rít chói tai, ngoài 01 PDC Phương đã nhờ Hải Hà lắp xong cửa xếp hôm qua, hôm nay chỉnh lại cho chuẩn...
Mình tải lại google choma, bỏ Yahoo Mỹ để Vn chạy bình thường. Phong UBKT lại chơi cho biết ngày 3/8/2010 DH 18 đảng bộ thị xã...thứ sáu này 04/5/10 Hoa mời dự DH công đoàn cơ quan lúc 7:30 AM.
Chiều nay mưa nho nhỏ, mát trời...bầm vẫn ngồi chơi trên ghế mình vào qua nhà lấy áo che mưa và ra CQ tiếp tục chờ VTP gọi...
Thứ Tư, 02/06/2010 - 9:57 AM
Xét lại từ đầu vụ “quỹ đen” tại nông trường sông Hậu
(Dân trí) - TAND tối cao đã chấp nhận kháng nghị của VKS cùng cấp đối với 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm kết bà Trần Ngọc Sương - GĐ nông trường sông Hậu và các đồng phạm tội “lập quỹ trái phép”. Theo đó, 2 bản án đều bị tuyên hủy để xét lại từ đầu.
>> Kháng nghị hủy án, xét lại vụ “quỹ đen” tại Nông trường sông Hậu
>> Thủ tướng chỉ đạo xử lý nợ tại Nông trường Sông Hậu
>> Kháng nghị hủy án, xét lại vụ “quỹ đen” tại Nông trường sông Hậu
>> Thủ tướng chỉ đạo xử lý nợ tại Nông trường Sông Hậu
Bị cáo Trần Ngọc Sương tại phiên tòa sơ thẩm.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm - tòa hình sự, TAND tối cao đã mở phiên xử ngày 27/5 vừa qua, “duyệt” các nội dung kháng nghị của Viện trưởng VKSND tối cao về các căn cứ kết tội bà Ba Sương và các cán bộ cốt cán của nông trường sông Hậu. Cả 2 bản án sơ thẩm (ngày 15/8/2009 của TAND huyện Cờ Đỏ), phúc thẩm (ngày 19/11/2009 của TAND thành phố Cần Thơ) đã bị tuyên hủy.
Cả 2 bản án có nhiều sai sót cả về nội dung và thủ tục tố tụng dù việc điều tra, truy tố, xét xử bà Sương và 4 cán bộ dưới quyền vì hành vi trích nguồn thu của nông trường duy trì quỹ tiền mặt chi tiêu ngoài sổ sách tại nông trường sông Hậu trong nhiều năm là đúng.
Tại 2 phiên tòa nói này, bà Trần Ngọc Sương bị tuyên phạt 8 năm tù giam về tội “lập quỹ trái phép”, đồng thời bị buộc bồi thường hơn 4,3 tỷ đồng. 4 bị cáo khác là Phó GĐ, kế toán, kế toán trưởng, thủ quỹ nông trường cũng bị phạt từ 18 tháng đến 6 năm tù.
Đánh giá việc xét xử, xác định mức độ phạm tội của các bị cáo của các cấp tòa địa phương, VKSND tối cao đã chỉ ra không đủ cơ sở quy trách nhiệm cho bà Sương với toàn bộ 9,2 tỷ đồng tiền thu chi “quỹ đen”. Viện bác nhiều khoản thu đưa vào quỹ bị áp là trái phép, nhiều khoản chi xác định là thiệt hại, buộc bị cáo phải bồi thường.
Về mặt thủ tục, việc VKS huyện Cờ Đỏ đề nghị và được tòa sơ thẩm, phúc thẩm chấp nhận tách một nội dung buộc tội bà Sương để xem xét, yêu cầu khởi tố thêm tội “tham ô tài sản” cũng được nhận định không đúng quy định luật tố tụng hình sự khi cùng một hành vi lại khởi tố 2 tội danh.
Với quyết định tuyên hủy cả 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm của TAND tối cao, vụ án sẽ được xem xét lại từ đầu, theo quy trình từ cấp sơ thẩm tại TAND huyện Cờ Đỏ.
P. Thảo
Ra mắt dịch vụ camera giám sát từ xa
Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng về đảm bảo an toàn cho gia đình và doanh nghiệp, sáng 2-6, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Công ty Điện toán & Truyền số liệu (VDC) đã chính thức ra mắt dịch vụ MegaCamera giám sát từ xa thông qua mạng internet và di động với nhiều tính năng.
Đại diện Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) trả lời câu hỏi của phóng viên về dịch MegaCamera.
Khi dùng dịch vụ MegaCamera, khách hàng có thể theo dõi mọi hoạt động cần kiểm soát tại bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào chỉ với một chiếc máy tính kết nối mạng internet hoặc qua điện thoại di động 3G. Việc nhận cảnh báo sẽ chuyển qua tin nhắn SMS hoặc email. Đặc biệt MegaCamera ra đời đã tận dụng được tối đa các cơ sở hạ tầng mạng lưới có sẵn của VNPT mà vẫn đảm bảo được chất lượng và hiệu quả cao. Điều này giúp khách hàng tận dụng ngay đường truyền internet ngay tại nhà để sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó dịch vụ đáp ứng được các tiêu chí: Đăng ký và sử dụng đơn giản; tiện dụng; giảm thiểu chi phí đầu tư.
Để có thể đem đến nhiều tiện ích cho người sử dụng trong tương lai MegaCamera sẽ phát triển dịch vụ này theo hướng liên kết với các dịch vụ 3G. Đồng thời định hướng theo mục tiêu phục vụ cộng đồng với các tính năng như giám sát hệ thống giao thông, công trình công cộng... Dịch vụ MegaCamera ra đời chính là sự tiếp nối sau các dịch vụ trước đây của VNPT và VDC để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiều dịch vụ gia tăng của xã hội hiện nay.
Để có thể đem đến nhiều tiện ích cho người sử dụng trong tương lai MegaCamera sẽ phát triển dịch vụ này theo hướng liên kết với các dịch vụ 3G. Đồng thời định hướng theo mục tiêu phục vụ cộng đồng với các tính năng như giám sát hệ thống giao thông, công trình công cộng... Dịch vụ MegaCamera ra đời chính là sự tiếp nối sau các dịch vụ trước đây của VNPT và VDC để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiều dịch vụ gia tăng của xã hội hiện nay.
Đại diện Công ty VDC giới thiệu dịch vụ MegaCamera cho khách hàng.
Ngoài ra, dữ liệu về hình ảnh của khách hàng sẽ được lưu trữ tại máy chủ của VDC để khách hàng có thể xem trực tiếp, xem lại vào bất kỳ thời gian nào. Các dữ liệu trên máy chủ sẽ được bảo đảm an toàn tuyệt đối mà chỉ có khách hàng mới có thể xem được và cấp quyền cho người khách xem. Bên cạnh đó dịch vụ còn cho phép nhiều người có thể truy cập để xem thông tin từ các camera khác nhau.
Top 500 website thế giới không có Việt Nam
Trong danh sách top 1000 website đông lượt truy cập nhất tháng 4/2010 của Google không có Google, còn các website Việt Nam chỉ xuất hiện từ hạng 590 trở đi.
Chưa có website tiếng Việt nào lọt vào top 500 website có nhiều người truy cập nhất theo đánh giá của Google.
Google đã bắt đầu công khai số lượng truy cập website từ dịch vụ DoubleClick Ad Planner của mình, trong đó có hai thông số quan trọng nhất là số lượng người truy cập độc nhất (unique visitor – tính dựa theo mỗi địa chỉ IP) và số lượt người xem (page view).
Cụ thể, mạng xã hội Facebook xếp số 1 trong danh sách 1000 website đông truy cập nhất thế giới tháng 4/2010. Facebook có số unique visitor nhiều nhất nhưng số page view của họ - 570 tỷ - mới là “hàng khủng”, nhiều hơn 500 tỷ page view so với trang đứng thứ hai là yahoo.com.
Yahoo có 490 triệu unique visitor và 70 tỷ page view; tiếp theo là dịch vụ trực tuyến Live của Microsoft có 370 triệu unique visitor và 37 tỷ page view.
Trong danh sách này, các website Việt Nam chỉ xuất hiện từ hạng 590 trở đi và điều khá bất ngờ là trang web 24h.com.vn vượt cả VnExpress và Dân trí với thứ hạng tương ứng là 591, 597 và 656. Mặc dù VnExpress có số unique visitor ít hơn so với 24h nhưng số page view của VnExpress cao hơn nhiều so với 24h.
Cụ thể, số unique visitor của 24h, VnExpress và Dân trí lần lượt là: 6,2 triệu, 6,1 triệu và 5,6 triệu. Số page view của 24h, VnExpress và Dân trí lần lượt là 310 triệu, 500 triệu và 300 triệu.
Trong khi đó, theo Alexa, công cụ xếp hạng website khá phổ biến đối với người Việt Nam, trong top 10 website tại Việt Nam, Zing xếp trên VnExpress, tiếp đến Dân trí và 24h. Trên thế giới, VnExpress được Alexa xếp hạng 242, Dân trí là 453 và 24h là 1083.
Google không có trong danh sách top 1000 website
Blogger Garett Rogers của trang tin công nghệ ZD Net đã phát hiện ra điều thú vị là không thấy tên Google ở đâu trong danh sách top 1000 website này. Có phải do họ hoặc là không phổ biến như chúng ta nghĩ, hay họ tự loại mình khỏi danh sách?
Theo Garett Rogers, Google chẳng có vấn đề gì về việc công khai thống kê các website trên Internet qua dịch vụ AdPlanner, nhưng họ từ chối công khai thông tin của mình vì lý do cạnh tranh.
Chính vì vậy, ông Garett Rogers cho rằng Google nên tự đưa mình vào danh sách, bởi danh sách chỉ công bằng khi Google để mọi người đánh giá thống kê về các tài sản Web của Google qua dịch vụ AdPlanner nếu Google tiết lộ thông tin về các website của người khác mà không hỏi ý kiến.
Tham khảo danh sách top 1000 website tại đây.
(Theo Goonline.vn)
Mua sim số đẹp: Coi chừng mất oan
Bỏ ra 100 triệu đồng để mua số điện thoại đẹp nhưng chỉ gọi được vài cuộc điện thoại và chưa đầy 24 giờ sau đã trở thành sim trắng. Ký hợp đồng buổi trưa, đến rạng sáng hôm sau đã thấy có người khác sử dụng số điện thoại mình vừa đăng ký.
Chưa hết, đi khiếu nại thì nhà mạng bảo: về đại lý chọn số khác đi.
Mua 100 triệu đồng, xài được một tối
Chị Nguyễn Thị Kim Thơ, chủ đại lý điện thoại di động Anh Pháp (đường Cách Mạng Tháng Tám, Pleiku, Gia Lai), cho biết chị là đại lý chính thức của Viettel tại Gia Lai. Tối 9-4 chị dùng sim đa năng của đại lý đấu được số ...9999999. Ngay lập tức, chị dùng tên và số CMND của mình để đăng ký thông tin và chuyển sim số từ gói cước Tomato sang gói cước Economy. Sau đó, chị bán sim số này cho khách hàng với giá 100 triệu đồng. Mọi việc tưởng chừng suôn sẻ thì 9g ngày 10-4 sim này trở thành sim trắng, khách hàng đến than phiền đòi lại tiền.
Chị Thơ đã gọi điện đến tổng đài Viettel ở Gia Lai để thắc mắc nhưng không được giải quyết và người trực tổng đài cũng không giải thích được lý do thu hồi sim. Chị Hiệp ở Gia Lai là khách hàng đã mua số điện thoại 01659999999, cho biết chị không biết giữa đại lý Anh Pháp làm việc với Viettel thế nào, nhưng nếu không dùng được số điện thoại này thì đại lý phải trả lại tiền cho chị.
Là người chuyên mua bán sim số đẹp, ngày 4-3 anh T.T.H. mua sim 0907739999 từ một người tên Phong với giá 30 triệu đồng. Ngay tối đó, sau khi hoàn tất mọi thủ tục ký hợp đồng thuê bao trả sau với MobiFone, anh phát hiện số điện thoại này có vấn đề liền tìm cách liên lạc lại với Phong để trả sim nhưng không được. Năm ngày sau, sim số 0907739999 đã bị khóa các dịch vụ giá trị gia tăng, cũng như không chuyển nhượng được, chỉ có thể nghe, gọi và nhắn tin.
Chăm sóc khách hàng: hãy chọn số khác
Với trường hợp sim bảy số 9, đại diện Viettel cho biết đơn vị này có công bố giá của từng số thuê bao, các đại lý chỉ được phép đấu những số có giá trị dưới 25 triệu đồng, số tiền thu được từ việc bán sim số đẹp đều được nộp hết vào quỹ Tấm lòng Việt để sử dụng cho các hoạt động từ thiện.
Số điện thoại 01659999999 trị giá 150 triệu đồng được Viettel phê duyệt cấp bán cho khách hàng ở Phú Thọ. Trong quá trình chuyển số từ kho về chi nhánh Phú Thọ, do sai sót trong thao tác của nhân viên, số này đã rơi vào trạng thái tự do và đại lý Anh Pháp nhanh tay đấu được sim số này.
Ngay khi phát hiện sự việc, Viettel chi nhánh Gia Lai đã phong tỏa số và thông báo cho đại lý, nhân viên sai sót trong thao tác chuyển số sẽ bị kỷ luật. Viettel đã đưa ra giải pháp đồng ý cho đại lý Anh Pháp giữ số này, nhưng phải nộp về công ty 150 triệu đồng và chị Thơ đã chọn giải pháp trả số về kho.
Còn trường hợp sim bốn số 9, cuối tháng 3 MobiFone gọi anh H. lên giải quyết tranh chấp xung quanh sim số này. Đến đây anh mới rõ số điện thoại 0907739999 đã được MobiFone tặng cho một tổng đại lý của MobiFone ở Q.3 (TP.HCM) từ năm 2008 nhưng chưa được sử dụng. Nhân viên của một đại lý khác khi kiểm tra trên hệ thống thấy sim số này chưa sử dụng đã dùng chức năng đại lý để kích hoạt sim và mang bán cho anh H.
Sự việc trở nên rắc rối khi người chủ đầu tiên cho biết đã bán sim này cho một đại lý cấp dưới với giá 60 triệu đồng, đại lý này bán tiếp chiếc sim với giá 70 triệu đồng nên bây giờ đại lý đòi phải lấy lại chính số điện thoại này để giao cho khách.
Anh T.T.H. đồng ý trả sim với điều kiện phải nhận lại số tiền anh đã chi để mua sim vì anh đã ký hợp đồng với MobiFone. Tuy nhiên, người bán sim cho anh chỉ đồng ý trả 20 triệu đồng và đề nghị trả góp mỗi tháng 2 triệu đồng. Giữa anh H., MobiFone và những người có liên quan đã có nhiều cuộc gặp nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đến hồi ngã ngũ.
Hiện nay, người dùng thường chỉ quan tâm đến giá cả gói cước, thuê bao trả trước hay trả sau, số điện thoại dễ nhớ hay không mà bỏ qua các quy định về quyền lợi dành cho khách hàng. Tin tưởng vào nhà cung cấp dịch vụ, người dùng cứ chắc mẩm ký hợp đồng với nhà mạng là an toàn, nhưng có những lúc không phải vậy.
Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU (Đoàn luật sư TP.HCM): MobiFone phải chịu trách nhiệm Theo quy định của pháp luật, nhà cung cấp dịch vụ phải có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ với khách hàng. Những tranh chấp về sim số điện thoại xảy ra là do tắc trách của nhà mạng. Nhà mạng đã ký hợp đồng cung cấp một số điện thoại cho khách hàng này rồi tiếp tục bán cho khách hàng khác là cách làm không tôn trọng khách hàng. Khi đã ký kết hợp đồng tức là đã xác định quan hệ pháp lý, căn cứ vào số hợp đồng nhà mạng phải trả số cho người ký trước, khi vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường nếu khách hàng chứng minh được thiệt hại xảy ra. Dù những trường hợp xảy ra do lỗi của đại lý nhưng về mặt pháp lý, nhà mạng MobiFone phải chịu trách nhiệm bởi khách hàng giao kết hợp đồng với MobiFone và đại lý chỉ thay mặt MobiFone ký hợp đồng. Với những trường hợp đã nêu, khách hàng có thể khởi kiện MobiFone ra tòa. |
Theo Hồng Nhung (Tuổi Trẻ)
Nhận xét
Đăng nhận xét