Chiếc kèn Vuvuzelas
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Chủ nhà Nam Phi lập kỷ lục World Cup mới
18/06/2010 16:16
Với nhiệt độ đo được ở mức -1 độ C, cuộc đối đầu giữa Brazil và Triều Tiên hôm 16/6 vừa qua đã trở thành trận đấu diễn ra trong thời tiết lạnh nhất trong lịch sử World Cup.
Khác với những gì người hâm mộ tưởng tượng về ánh nắng chói chang và nhiệt độ cao ngất ngưởng của đất nước thuộc châu Phi, Nam Phi lại đang bước vào những ngày mùa Đông đầy lạnh giá.
Chính bởi vậy, những khán giả xem truyền hình trên thế giới không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp hình ảnh HLV, cầu thủ và CĐV tại Nam Phi khoác trên mình những chiếc áo gió và quàng khăn kín mít.
Khác với những gì người hâm mộ tưởng tượng về ánh nắng chói chang và nhiệt độ cao ngất ngưởng của đất nước thuộc châu Phi, Nam Phi lại đang bước vào những ngày mùa Đông đầy lạnh giá.
Chính bởi vậy, những khán giả xem truyền hình trên thế giới không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp hình ảnh HLV, cầu thủ và CĐV tại Nam Phi khoác trên mình những chiếc áo gió và quàng khăn kín mít.
ĐT Brazil co ro trong áo khoác chống lại nhiệt độ -1 độ C tại Johanesburg. |
Thậm chí cuộc đối đầu giữa Brazil và CHDCND Triều Tiên vừa qua (1h30 ngày 16/6, giờ Việt Nam), đã đạt danh hiệu “trận đấu World Cup diễn ra trong thời tiết lạnh giá nhất” khi nhiệt độ đo được ở mức kỷ lục: -1 độ C.
Và sau trận đấu đó, Lucio, cầu thủ từng quen với thời tiết giá lạnh ở Đức phải thốt lên: “Mọi thứ trên SVĐ dường như chuẩn bị đóng băng”. Còn HLV Dunga thì thốt lên: “Lạnh giá thế này thật khó để các cầu thủ thi đấu sáng tạo”.
Còn tại thành phố Pretoria, nơi ĐTQG Đức đóng quân, nhiệt độ ban đêm xuống tới ngưỡng -4 độ C nhưng rất may, đoàn quân của HLV Joachim Loew vẫn có thể tập luyên khi nhiệt độ ban ngày trở lại mức 20 độ C.
Một số hình ảnh "chống lạnh" tại trận Brazil - Triều Tiên:
L.T.T
Bản quyền © 2003-2010 Báo Hànộimới - CQCQ: Thành ủy Hà Nội
Giấy phép số 184/GP-BVHTT, cấp ngày: 17/03/2003. Tổng biên tập: TÔ QUANG PHÁN
Địa chỉ: 44 Lê Thái Tổ - Hà Nội . ĐT (04) 38253067 – 39287445 . Fax: (04) 39287445 . Email:webmaster@hanoimoi.com.vn
Ghi rõ nguồn "Báo Hànộimới" khi phát hành lại thông tin từ website này.
Liên hệ quảng cáo báo Hànộimới điện tử: Công ty Cổ Phần Truyền Thông Cộng Đồng
Điện thoại: 04.393.69918 Fax: 04.393.69919 . Website: www.nccorp.vn . Email: quangcao@nccorp.vn
Chiếc kèn Vuvuzelas
World Cup, tẻ ngắt 2010
Kèn kêu choán hết bình luận rồi
Lần đầu chơi bóng vào đông giá
Trái bóng Jabulani - Ác mộng thủ môn rồi
Tâm lý tránh thua, đã hợp thời
Không còn chơi đẹp, miễn thắng thôi
Các sao khó có cơ, tỏa sáng
Sân cao ngàn mét oxy tồi...
Mới vòng đấu loại toát mồ hôi
Tỷ số thấp, hòa chưa từng có
An ninh tồi nhất World Cup ơi
Nghe Radio thỏa lòng tôi....
* Viết hồi 16: 35 PM ngày 18/6/2010 tại 11 Phó Đức Chính; tg Vũ Tản Hồng.
'Chảo lửa' Viện Nhi trung ương
Sáng nay, các em nhỏ cùng người thân tại Viện Nhi trung ương (Hà Nội) ngồi chờ khám và lấy kết quả trong cảnh nóng nực kỷ lục. Quạt tay liên tục cũng không giúp hạ hỏa khiến nhiều bé gào khóc.
> Hà Nội nóng kỷ lục trong vòng nửa thế kỷ/ Đổ xô đi nhà trọ tránh nóng
> Hà Nội nóng kỷ lục trong vòng nửa thế kỷ/ Đổ xô đi nhà trọ tránh nóng
Bệnh viện Nhi đông chật người sáng 18/6. Theo thống kê, ngày 17/6 có 1.522 ca khám chữa cho trẻ với các triệu chứng ho, sốt cao, tiêu chảy..., đông hơn nhiều so với những ngày thông thường. |
Một em bé 6 tháng tuổi được đội nón đến phòng khám. |
Bệnh viện không lắp quạt máy, nên khắp các hành lang tràn ngập cảnh quạt tay của người dân. |
Hai người quạt mới giúp bé đỡ nóng. |
Dù lớn nhưng vẫn được bố bế, mẹ quạt cho mát. |
không ít bé còn đang bú mẹ đã phải chịu khổ sở với thời tiết mùa hè. |
Bé Ngọc Mai, 4 tháng tuổi từ Hưng Yên lên Hà Nội khám. Bé sốt cao (39 độ) đã 3 ngày. |
Nhiều em nhỏ khóc ngặt nghẽo vì vừa nóng lại vừa sốt cao. |
Bà bế cháu vừa đi vừa quạt cho đỡ ngột ngạt. Bệnh viện Nhi trung ương cũng lắp một vài vòi phun hơi ẩm, nhưng tác dụng hầu như không đáng kể trong tiết trời 39-40 độ này. |
Khôi Ngô
© , All right reserved Contact us - Thông tin Tòa soạn
® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.
Giải mã cuộc đua 100.000 tỷ đồng của đại gia viễn thông
Viettel và VNPT đang ấp ủ khát vọng đạt doanh thu trên 100.000 tỷ đồngngay năm nay. Tuy nhiên, câu hỏi là các đại gia lấy đâu ra khoản thu này khi thị trường viễn thông bước vào giai đoạn bão hòa.
>Các hãng viễn thông tự phong vị trí số 1
>Các hãng viễn thông tự phong vị trí số 1
Người phát ngôn VNPT - Bùi Quốc Việt nói rằng 100.000 tỷ đồng là con số đầy tham vọng nhưng tập đoàn này đang quyết tâm và sẽ làm được. Trong đó, hai mạng di động VinaPhone và MobiFone phải phấn đấu đạt mức 70% doanh thu toàn VNPT, tương ứng với khoảng 70.000 tỷ đồng. 30% còn lại phân bổ cho các mảng khác như điện thoại cố định, Internet băng thông rộng, bưu chính, dịch vụ tài chính...
Tính đến giữa tháng 6, mục tiêu của VNPT đã đạt được khoảng 40%, tương đương 40.000 tỷ đồng. 60% còn lại, tương ứng với 60.000 tỷ đồng, hãng sẽ phải phấn đấu quyết liệt trong những tháng còn lại.
Viễn thông di động vẫn là lĩnh vực mang lại nguồn doanh thu chủ yếu cho các doanh nghiệp. Ảnh: H.H. |
"Chúng tôi đang đẩy mạnh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động 2G và 3G. Đây sẽ là nguồn thu kỳ vọng trong tương lai", ông Việt nói. Dù tự tin như vậy, nhưng VNPT có giữ được vị trí số một trên thị trường viễn thông theo ông Việt là chưa thể chắc chắn.
Nguồn thu chủ yếu của VNPT hiện nay đang trông vào 2 mạng di động là VinaPhone và MobiFone, với khoảng 55,41% thị phần. Nếu hai mạng di động này chỉ dừng ở con số doanh thu 61.000 tỷ đồng như năm 2009 thì khả năng tiến đến con số 100.000 tỷ đồng trong năm nay với VNPT thực sự là khó khăn. Bởi nguồn doanh thu từ bưu chính, Internet băng rộng, điện thoại cố định lớn hơn các doanh nghiệp khác rất nhiều, nhưng lại chiếm tỷ lệ không lớn so với doanh thu từ dịch vụ di động. Trong khi đó, VNPT chưa có nhiều hoạt động đầu tư ra ngoài ngành như ngân hàng, tài chính.
Còn Viettel, 60% doanh thu của tập đoàn này cũng đến từ dịch vụ thông tin di động. Còn lại là từ các nguồn thu khác như bất động sản, phân phối điện thoại, bưu chính và Internet... Lãnh đạo Viettel khẳng định hiện đã đi được gần nửa chặng đường, tức gần 50%. Do đó, hãng sẽ cán mốc 100.000 tỷ đồng theo đúng kế hoạch đề ra.
Tại thị trường di động trong nước, nếu so với VNPT (gồm VinaPhone và MobiFone cộng lại), Viettel chỉ đứng vị trí thứ 2 về doanh thu và số lượng thuê bao. Tuy nhiên, Viettel đang đầu tư khá mạnh vào một số lĩnh vực tay trái như bất động sản, ngân hàng, tài chính, sản xuất thiết bị đầu cuối và dịch vụ in. Các lĩnh vực này chiếm khoảng 40% doanh thu trong số 60.000 tỷ đồng năm 2009 và dự kiến tăng lên khoảng 50% trong năm 2010.
Một điểm khác khiến đại gia viễn thông này khá tự tin về con số 100.000 tỷ đó là các dự án đầu tư ra nước ngoài đã bắt đầu mang lại nguồn thu đáng kể. Sau thời gian ngắn khai trương, 2 mạng di động tại Campuchia và Lào đã chiếm vị trí số một về hạ tầng và đứng thứ 2 về thuê bao. Năm 2010, doanh thu từ các dịch vụ đầu tư ra nước ngoài dự kiến tăng trưởng trên 300% so với năm 2009.
Tuy nhiên, cả hai tập đoàn Viettel và VNPT hiện nay đều trông cậy vào khoản doanh thu từ dịch vụ di động, mà nguồn thu này lại phải gồng gánh các khoản chi phí và bù lỗ cho nhiều dịch vụ khác. Trong khi đó, thị trường viễn thông Việt Nam đang vào giai đoạn bão hòa, di động vẫn là mảng mang lại lợi nhuận cao nhưng không hẳn là con gà tiếp tục đẻ trứng vàng. Giới chuyên gia nhìn nhận, trong 6 tháng còn lại của năm, nếu cả Viettel và VNPT không có những bứt phá, khả năng cán mốc 100.000 tỷ đồng là rất khó khăn.
Một chuyên gia khá am hiểu về thị trường viễn thông nhận xét: “Mấu chốt vấn đề không nằm ở chỗ hai đại gia này chỉ đua doanh thu 100.000 tỷ đồng chứ không đua lợi nhuận năm 2010 mà họ đạt được là bao nhiêu. Bản chất kinh doanh là lợi nhuận nhưng hai đại gia này không đua nhau về lợi nhuận mà lại sát phạt nhau bằng doanh thu”. Theo ông, phấn đấu đạt ngưỡng doanh thu 100.000 tỷ đồng trên thực tế không quá khó đối với hai hãng viễn thông VNPT và Viettel vì cách tính chi phí không rõ ràng. Do vậy, họ hoàn toàn có thể đẩy mục tiêu doanh thu lên con số 100.000 tỷ đồng, thậm chí là hơn.
Năm 2009, VNPT đạt doanh thu 78.600 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2008. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ đạt 13.500 tỷ đồng, tổng giá trị nộp ngân sách 8.100 tỷ đồng.
Còn Viettel, năm 2009, hãng tuyên bố đạt doanh thu trên 60.000 tỷ đồng, tuy nhiên, lợi nhuận chỉ đạt khoảng 10.000 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 40% doanh thu của Viettel từ dịch vụ viễn thông, còn lại là từ các nguồn khác. Chưa kể, Viettel lại lấy chi phí trong nội bộ các doanh nghiệp thành viên làm doanh thu của tập đoàn. Chẳng hạn công ty xuất nhập khẩu của Viettel nhập thiết bị về bán cho Viettel Telecom và Viettel Lào, Campuchia… Khoản thu của Viettel xuất khẩu chính là chi phí của các đơn vị khác, song lại được hạch toán vào doanh thu của Tập đoàn mẹ. Do vậy, con số doanh thu mà Viettel đạt được dường như không mấy ý nghĩa. Bản thân Viettel cũng thừa nhận trong 40.000 tỷ đồng doanh thu từ dịch vụ viễn thông thì có tới 40% là chi phí khuyến mãi. Thế nhưng, khoản chi phí 40% này vẫn được tính vào doanh thu của tập đoàn này.
Vị chuyên gia viễn thông nhấn mạnh cuộc đua 100.000 tỷ đồng của VNPT và Viettel gần như không có ý nghĩa nếu xét dưới góc độ hiệu quả kinh doanh. Bản chất kinh doanh là lợi nhuận, là sự tăng trưởng của ngành viễn thông. Nếu lợi nhuận năm sau tăng gấp đôi năm trước thì đây mới là con số ý nghĩa. Còn nếu cứ đẩy doanh thu lên cao, trong khi lợi nhuận tăng không đáng kể thì đó chỉ là cuộc chạy đua kiểu “con gà tức nhau tiếng gáy”.
Trong nhiều lần trả lời VnExpress.net, lãnh đạo Viettel và VNPT cũng khẳng định lợi nhuận trong kinh doanh viễn thông ngày một giảm. Nếu như 3-5 năm trước, lợi nhuận của các mạng di động dao động quanh ngưỡng 30-35% thì năm 2009 con số này giảm khoảng một nửa và chỉ vào khoảng 15-17%.
Hồng Anh
© , All right reserved Contact us - Thông tin Tòa soạn
® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.
Thứ Sáu, 18/06/2010 - 2:28 PM
Bí thư Hà Nội: “Dừng lát đá Hồ Gươm là hợp lý”
(Dân trí) - Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết, sau vài lần “thị sát” Hồ Gươm ông đã mời thêm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cùng đi để so sánh giữa nơi đã lát đá mới và nơi chưa lát trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
>> Chủ tịch Hà Nội: “Muốn làm đẹp, phải chịu đau”
>> Chủ tịch Hà Nội: “Muốn làm đẹp, phải chịu đau”
Tại buổi gặp gỡ nhân ngày báo chí Cách mạng sáng 18/6, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, phần lớn những hoạt động chỉnh trang đô thị vừa qua được dư luận báo chí đồng tình, hoan nghênh. Tuy nhiên, cũng có việc do thiếu phối hợp đồng bộ, do hướng dẫn chưa thật đầy đủ, cụ thể cho nên trong quá trình triển khai gặp phải phản ứng và theo ông Nghị, phản ứng đó là đúng.
Riêng với việc lát đá tại hè Hồ Gươm, ông Nghị cho biết, khi việc này được tiến hành và báo chí đang lên tiếng, ông đã đi vòng quanh Hồ Gươm vài lần. “Đi một mình chưa yên tâm tôi mời thêm đồng chí Phó Bí thư Thường trực Nguyễn Công Soái cùng đi để xem chỗ chưa làm thì như thế này, chỗ đang làm như thế kia, bây giờ có nên làm tiếp hay không”, ông Nghị kể.
Ông Phạm Quang Nghị: "Đội ngũ phóng viên như những cộng tác viên ngoài biên chế của thành phố" (Ảnh: Việt Hưng)
Theo ông Nghị, việc đưa ra quyết định không đơn giản, bởi nếu dừng một cách vội vàng chưa chắc đã đúng, nhưng báo chí phản ảnh nhiều mà không dừng hóa ra… “bất chấp dư luận”. Cũng theo ông Nghị, ông vừa quyết định dừng chôn 1.000 hiện vật cách đó chưa lâu, nếu quyết định dừng ngay việc cải tạo hè Hồ Gươm “nghe chừng”… hơi độc đoán.
“Cũng phải ngẫm nghĩ vài hôm, nghe thêm dư luận nữa, cuối cùng trong một cuộc họp thường trực có cả Chủ tịch UBND Thành phố, các đồng chí Phó Bí thư, chúng tôi cùng bàn bạc rồi mới quyết định chỉ đạo quận Hoàn Kiếm là cơ quan chủ trì dự án dừng việc lát đá này”, ông Nghị cho biết.
Theo ông Nghị, về tổng thể, mọi người đều cho rằng, việc dừng lát đá vỉa hè Hồ Gươm là đúng, là hợp lý.
Việc lát đá hè Hồ Gươm đã không nhận được sự ủng hộ của nhiều người. (Ảnh: Đất Việt)
Cũng tại buổi gặp gỡ báo chí, ông Phạm Quang Nghị đánh giá cao những đóng góp của báo chí thời gian qua và coi đây là kênh quan trọng trong công tác điều hành, quản lý của thành phố. “Đội ngũ cán bộ phóng viên các cơ quan báo chí, chúng tôi nghĩ như là những người lãnh đạo, quản lý, những cộng tác viên ngoài biên chế của thành phố”, ông Nghị nhấn mạnh.
Cấn Cường
Giấy phép hoạt động báo điện tử Dân trí trên Internet số 1050/GP - BTTTT Hà Nội, ngày 15-07-2008.
Tòa soạn: Nhà 5, số 2 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04-736-6491.Fax: 04-736-6490
Email: info@dantri.com.vn. Website: http://www.dantri.com.vn
Tòa soạn: Nhà 5, số 2 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04-736-6491.Fax: 04-736-6490
Email: info@dantri.com.vn. Website: http://www.dantri.com.vn
XãLuận.com tin tức Việt Nam cập nhật 24 giờ |
Bài viết này được lấy từ: http://www.xaluan.com |
Chìm đò, 150 hành khách hoảng loạn17/06/10 23:11 | Chủ đề: Cuộc Sống Thường Ngày | _PRINT | _CLOSEWINẢnh minh họa Đây là chuyến đò chở khách đi biển chơi nhân dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 do ông Nguyễn Tấn Toàn (trú tại thôn 5, xã Tam Hòa) làm chủ. Thật không may, khi chỉ còn vài phút nữa là cập bến để về thôn 6 xã Tam Hòa thì con đò đột nhiên chìm nghỉm. Hành khách hoảng loạn la hét khiến cả một đoạn sông náo loạn. Tuy nhiên, do con đò chìm khi đã gần đến bờ, cùng với sự hỗ trợ kịp thời của người dân cùng chính quyền xã Tam Hòa và Bộ đội biên phòng gần đó nên toàn bộ 150 hành khách đã được cứu thoát. Không có thương vong nào xảy ra. Sau khi tìm hiểu, được biết chiếc đò đã chở vượt gấp rưỡi số hành khách tối đa được phép lên đò. Đò đã chở 150 hành khách thay vì 100 người theo quy định. {-VNN-} |
Địa chỉ URL của bài viết này: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=190089 |
© XãLuận.com tin tức Việt Nam cập nhật 24 giờ |
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét