Một thẩm phán ăn hối lộ cả 2 bên đương sự
Hôm nay 7:00 AM ngày 24/6/2010 thứ năm Chu Trường nhận tổ trưởng PCCC, mời mấy anh em ra phở Đông ăn sáng trong đó có anh Quang, 9:10 anh Quang & Giang lại phòng mình nhận từ Quang báo cáo số 06/BC-CĐ ngày 18/6/2010 về việc tổ chức đại hội CDBQLCN, ngày 6/6/2010 đ/c Hồng có văn bản kiến nghị, ngày 15/6/10 BCH 4/4 có đề xuất bằng công văn trên do PCT Nguyễn Văn Quang ký gửi LDLDTX Sơn Tây ;TPHN ngày 24/6/10...
Mình gửi Giang thêm bài Một thẩm phán ăn hối lộ cả 2 bên đương sự 8.29 AM 19-06-2010 & luật sư...để Giang hiểu thêm. Cương cũng đòi in bản này ra để biết...
Cách thoát nạn khi có động đất
Một nạn nhân sống sót trong trận động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc tháng 5/2008. Ảnh Xinhua. |
Nếu bạn đang ở trong các tòa nhà cao tầng khi xảy ra động đất lớn, việc trước tiên là chui xuống gầm bàn chắc chắn, chứ không phải tìm cách chạy ra ngoài.
Sau trận động đất sáng nay ở ngoài khơi bờ biển Phan Thiết, làm rung nhẹ nhiều tòa nhà ở Vũng Tàu, TP HCM và các tỉnh lân cận sáng nay, nhiều bạn đọc bày tỏ lo ngại về cách giữ an toàn khi động đất xảy ra.
Ông Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Vật lý Địa cầu, đưa ra vài lời khuyên sau:
Khi xảy ra động đất lớn, với những rung lắc cảm thấy rõ rệt và đồ đạc nhảy, rơi, nứt tường...
- Nếu đang đi ngoài đường, bạn nên dừng lại, tránh xa các khu nhà cao tầng, đường điện và các công trình có thể sụp đổ.
- Nếu đang ở trong các nhà cao tầng, nên chui ngay xuống gầm bàn (gầm ghế hoặc gầm giường) chắc chắn, để tránh các đồ vật rơi xuống làm bị thương. Không nên tìm cách chạy ra khỏi nhà lúc này vì không kịp (động đất xảy ra chỉ trong vài giây).
- Tuy nhiên, khi động đất mạnh qua đi, bạn nên tìm cách đi ra xa khỏi tòa nhà để tránh dư chấn tiếp tục xảy ra, có nguy cơ làm sập đổ nhà hoặc gây thương tích lớn.
Ông cũng khuyến cáo khi có động đất lớn, người dân nên tuần tự đi theo cầu thang bộ thoát hiểm ra ngoài, không nên xô đẩy chạy ra khỏi các tòa nhà khi có biến, vì việc xô đẩy, giẫm đạp lên nhau vừa làm chậm trễ, vừa gây thương tích, thậm chí thiệt mạng.
"Với những động đất yếu như vừa xảy ra ở Phan Thiết, chỉ gây rung lắc nhẹ, người dân không cần phải đi ra khỏi nhà", ông Minh cho biết.
Và đây là một số lời khuyên của Trung tâm Quản lý tình huống khẩn cấp Mỹ, trong trường hợp có động đất:
Nếu bạn ở trong phòng
- Chui xuống gầm một chiếc bàn vững chắc, chờ cho đến khi mặt đất ngừng rung chuyển. Nếu ở gần bạn không có chiếc bàn nào, hãy dùng tay ôm lấy mặt, đầu và ngồi vào một góc nhà; Tránh xa cửa kính, gương, cửa ra vào và bất cứ vật gì có thể đổ. Nếu đang ở trên giường, hãy ở nguyên tại đó, bảo vệ đầu bằng một chiếc gối.
- Chui xuống gầm một chiếc bàn vững chắc, chờ cho đến khi mặt đất ngừng rung chuyển. Nếu ở gần bạn không có chiếc bàn nào, hãy dùng tay ôm lấy mặt, đầu và ngồi vào một góc nhà; Tránh xa cửa kính, gương, cửa ra vào và bất cứ vật gì có thể đổ. Nếu đang ở trên giường, hãy ở nguyên tại đó, bảo vệ đầu bằng một chiếc gối.
- Ở trong nhà cho đến khi mặt đất ngừng rung và khi bạn biết chắc rằng ra ngoài là an toàn;
- Không sử dụng thang máy (vì thang máy có thể mất điện, người bị kẹt trong đó, và thang cũng không thể chở nhiều người một lúc).
Nếu bạn ở ngoài trời
- Bạn tuyệt đối không nên chạy vào trong nhà, tránh xa các cột đèn đường hay dây điện và ở nguyên ngoài trời cho đến khi mặt đất ngừng rung. Mối nguy cơ lớn nhất xuất phát từ chính cửa ra vào các tòa nhà và các bức tường bên ngoài. Mặt đất rung chuyển rất hiếm khi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong. Phần lớn thương vong do động đất xuất phát từ tường đổ, kính vỡ, các vật rơi xuống đất.
Nếu đang trên xe ôtô
- Ngừng xe ngay lập tức ở vị trí cho phép và ở lại trong xe. Tránh đỗ xe ở dưới hoặc gần các tòa nhà, cây cối, các cây cầu bắc qua đường, đường dây điện. Di chuyển cẩn trọng sau khi mặt đất ngừng rung chuyển. Tránh các con đường, cầu, dốc bị động đất gây hư hại.
Nếu bị mắc kẹt dưới đống đổ nát
- Không bật diêm hay hộp quẹt; Không di chuyển hoặc làm tung bụi lên mù mịt; Che miệng bằng khăn tay hoặc một mảnh vải; Gõ vào một đường ống hoặc mảnh tường để nhân viên cứu hộ có thể xác định vị trí bạn bị mắc kẹt. Hô lớn chỉ là giải pháp cuối cùng.
Nếu đang ở trong siêu thị đông người
- Không nên đổ xô đến lối ra. Tránh xa những kệ hàng chứa các vật dễ rơi.
Nếu đang ở trong sân vận động hoặc rạp hát
- Ngồi lại trong ghế, dùng tay bảo vệ đầu. Đừng nên di chuyển cho đến khi hết chấn động. Nếu thấy mọi thứ đã ổn, rời khỏi đó một cách trật tự.
Nếu bạn ở ngoài trời
- Bạn tuyệt đối không nên chạy vào trong nhà, tránh xa các cột đèn đường hay dây điện và ở nguyên ngoài trời cho đến khi mặt đất ngừng rung. Mối nguy cơ lớn nhất xuất phát từ chính cửa ra vào các tòa nhà và các bức tường bên ngoài. Mặt đất rung chuyển rất hiếm khi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong. Phần lớn thương vong do động đất xuất phát từ tường đổ, kính vỡ, các vật rơi xuống đất.
Nếu đang trên xe ôtô
- Ngừng xe ngay lập tức ở vị trí cho phép và ở lại trong xe. Tránh đỗ xe ở dưới hoặc gần các tòa nhà, cây cối, các cây cầu bắc qua đường, đường dây điện. Di chuyển cẩn trọng sau khi mặt đất ngừng rung chuyển. Tránh các con đường, cầu, dốc bị động đất gây hư hại.
Nếu bị mắc kẹt dưới đống đổ nát
- Không bật diêm hay hộp quẹt; Không di chuyển hoặc làm tung bụi lên mù mịt; Che miệng bằng khăn tay hoặc một mảnh vải; Gõ vào một đường ống hoặc mảnh tường để nhân viên cứu hộ có thể xác định vị trí bạn bị mắc kẹt. Hô lớn chỉ là giải pháp cuối cùng.
Nếu đang ở trong siêu thị đông người
- Không nên đổ xô đến lối ra. Tránh xa những kệ hàng chứa các vật dễ rơi.
Nếu đang ở trong sân vận động hoặc rạp hát
- Ngồi lại trong ghế, dùng tay bảo vệ đầu. Đừng nên di chuyển cho đến khi hết chấn động. Nếu thấy mọi thứ đã ổn, rời khỏi đó một cách trật tự.
Năm 2004, chuyên gia cứu hộ Doug Copp (Đội trưởng đội cứu hộ thuộc Tổ chức American Rescue Team International) đã gây xôn xao dư luận vì đưa ra những khuyến cáo đi ngược lại lời khuyên an toàn của của Hội chữ thập đỏ quốc gia Mỹ. Cụ thể, Doug Copp cho rằng: - Những người ẩn náu xuống gầm bàn khi có động đất rất dễ chết. Ông đưa ra lý thuyết "tam giác của sự sống", theo đó, người ở trong nhà nên nằm xuống bên cạnh các đồ vật như bàn, tràng kỷ, giường..., vì khi tường, trần nhà đổ xuống đè lên các vật này, nó sẽ tạo ra các khoảng trống ở ngay bên cạnh đó, tạo ra tam giác sống mà người ta có thể trú ẩn được.
"Lần tới khi bạn xem một toà nhà sụp đổ, trên tivi, hãy đếm 'các tam giác' được hình thành mà bạn thấy. Chúng có ở mọi nơi. Nó có hình dạng chung nhất, bạn sẽ thấy trong các toà nhà bị đổ sập", ông viết. - Nếu không thể thoát ra ngoài, hãy nằm xuống và cuộn tròn trong tư thế bào thai ngay cạnh một chiếc tràng kỷ hay một ghế lớn. Bạn có thể sống sót trong một khoảng trống nhỏ hơn. - Nếu bạn đang trên giường trong đêm và một trận động đất xảy ra, đơn giản là lăn khỏi giường, cuộn tròn và nằm cạnh đó. Một khoảng trống an toàn sẽ tồn tại gần giường. - Tránh xa các ô cửa và rầm cửa. - Không bao giờ được đi vào cầu thang. Các cầu thang dao động riêng rẽ với các phần chính của toà nhà. Cầu thang và phần còn lại của toà nhà tiếp tục va đập vào nhau cho đến khi cấu trúc cầu thang gãy. Những người đi vào cầu thang trước khi chúng gãy sẽ bị băm nhỏ bởi các mặt cầu thang. Thậm chí nếu toà nhà không sụp đổ, hãy tránh xa cầu thang. - Đứng ở sâu trong tòa nhà, bạn càng khó chạy thoát. Hãy di chuyển ra phía ngoài. |
T. An
Hà Nội huy động 50 tỷ đồng xây cổng chào ở cửa ô
UBND Hà Nội sẽ thu hồi 14.000 m2 đất để xây dựng 5 cổng chào trên các tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, Bắc Thăng Long, quốc lộ 5, quốc lộ 1A, Láng - Hòa Lạc.
Cổng chào thứ nhất đặt trên đường Pháp Vân - Cầu Giẽ thuộc xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên với quy mô khoảng 5.000 m2. Công trình sẽ do Công ty cổ phần Vincom xây dựng với biểu tượng hai dãy song song 5 cánh chim Lạc Việt.
Cổng chào trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: Sở Quy hoạch Kiến trúc. |
Cổng chào thứ hai trên tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài, thuộc xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn với diện tích 5.000m2. Cổng chào này do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội xây dựng với hình tượng trống đồng cách điệu.
Cổng chào thứ ba đặt trên đường Láng - Hòa Lạc đã nằm trong diện được giải phóng mặt bằng nên không phải thu hồi thêm đất. Cổng chào này do Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng VN (Vinaconex) đầu tư với hình tượng trống đồng.
Phối cảnh cổng chào trên tuyến Bắc Thăng Long. Ảnh: Sở Quy hoạch Kiến trúc. |
Cổng chào thứ tư đặt trên quốc lộ 5 tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm với quy mô khoảng 1.200m2 do Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC với hai hàng cột gỗ buồm, cọc gỗ Bạch Đằng.
Cổng thứ năm đặt tại quốc lộ 1 đi Lạng Sơn – Bắc Ninh, xã Ninh Hiệp, Gia Lâm với biểu tượng 8 con rồng biểu trưng chầu trên mặt trống đồng do Công ty Cổ phần Him Lam xây dựng.
Tổng kinh phí xây dựng 5 cổng chào tại các cửa ô dự kiến khoảng 50 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Cổ phần Him Lam và Công ty Cổ phần Vincom sẽ dành tặng thành phố Hà Nội nhân dịp đại lễ 1000 năm. 3 doanh nghiệp còn lại dự định ủng hộ ít nhất 50% kinh phí xây dựng 3 cổng chào.
Phó chủ tịch UBND thành phố Phí Thái Bình đã chỉ đạo các huyện nơi đặt cổng chào tiến hành thu hồi đất để bàn giao cho các chủ đầu tư trước 1/7 để tổ chức thi công đúng tiến độ. Các ngành liên quan phải hoàn chỉnh thiết kế về kiến trúc, kết cấu, điện, nước, dự toán để bàn giao cho đơn vị thi công.
Phó chủ tịch thành phố cũng kiến nghị Bộ GTVT cho phép sử dụng một phần đất hành lang đường bộ trên tuyến Bắc - Thăng Long và trục đường Láng - Hòa Lạc để xây dựng cổng chào tại các cửa ô này.
Đoàn Loan
© , All right reserved Contact us - Thông tin Tòa soạn
® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.
Nhận xét
Đăng nhận xét