Nghị quyền số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến 2020.

Nghị quyền số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến 2020.
Mục tiêu:

Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN;

Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp;

Cải cách tư pháp phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc;

Nhiệm vụ:

1/ Hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp;

2/ Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy cơ quan tư pháp, trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân;

3/ Hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp;

4/ Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh;

5/ Hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp;

6/ Tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp;

7/ Bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp;

8/ Hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp.
 - Phòng, chống oan sai trong tố tụng hình sự (TTHS) vừa là mục đích vừa là nhiệm vụ quan trọng của cải cách tư pháp nói chung và cải cách tư pháp hình sự nói riêng. Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành của nước ta tại Điều 1 cũng xác định một trong những mục đích của Bộ luật là xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến oan, sai trong TTHS
Tại hội thảo khoa học “Vấn đề cải cách tư pháp và phòng chống oan sai trong TTHS” được tổ chức mới đây tại Hà nội, TS Hồ Sỹ Sơn (Viện Nhà nước và pháp luật) nhấn mạnh, để công cuộc cải cách tư pháp thực hiện được nhiệm vụ và đạt được mục đích phòng chống oan, sai trong tố tụng hình sự, trước hết phải nhận thức một cách chính xác thế nào là oan, thế nào là sai trong tố tụng hình sự và làm rõ được những nguyên nhân nào dẫn đến những oan, sai đó.
Cụ thể, “oan” và “sai” trong TTHS là hai khái niệm, phạm trù, hiện tượng hoàn toàn khác nhau, nhưng có mối liên hệ với nhau. “Việc làm oan người vô tội luôn luôn là hệ quả của hành vi trái (sai) pháp luật, còn sai được hiểu là tính chất của hoạt động hoặc chất lượng giải quyết vụ án hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng” ( theo Tạp chí nghiên cứu lập pháp).
Tuy nhiên, theo TS Sơn, oan sai trong TTHS dù ở mức độ nào cũng đều dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với cá nhân và gia đình của họ, đối với xã hội, đối với Nhà nước, không đảm bảo công lý, công bằng xã hội và phòng ngừa tội phạm. Bởi lẽ đó, việc xác định một cách chính xác những yếu tố nào là nguyên nhân của oan, sai trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử là nhu cầu cấp thiết khi nghiên cứu về cải cách tư pháp hình sự.
TS Phạm Minh Tuyên, Phó chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh cho rằng, nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc sai trong tố tụng hình sự là hiện nay nhiều Thẩm phán chưa thực sự có trách nhiệm, không chịu cập nhật kiến thức pháp luật để trau dồi kiến thức chuyên môn. Theo đó, nghiên cứu vụ án hình sự còn sơ sài dẫn đến tình trạng “quên” áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ…thậm chí áp dụng điều luật không đúng, quyết định hình phạt tùy tiện chưa thống nhất.
Ngoài ra, việc Hội đồng xét xử chỉ cơ bản đánh giá tính xác thực của tài liệu, chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập mà không chú trọng thu thập chứng cứ mới tại phiên tòa, cũng như vai trò của luật sư trong quá trình tranh tụng là khá mờ nhạt …cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến oan sai trong TTHS.
Trong khi đó, TS Trịnh Tiến Việt, Phó CN Bộ môn Tư pháp hình sự, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội chỉ ra, oan sai trong TTHS có nguyên nhân là do các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật TTHS chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ và hoàn thiện. Đây có thể khẳng định là nguyên nhân cơ bản đầu tiên dẫn đến tình trạng oan, sai trong TTHS .
Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân xuất phát từ việc chưa đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc độc lập của Tòa án và của các cơ quan và người tiến hành tố tụng khác.
Thêm vào đó, không loại trừ khả năng do sự cố ý vi phạm pháp luật, pháp chế XHCN, vi phạm nguyên tắc công bằng của pháp luật.
TS Việt nhấn mạnh, việc cố ý vi phạm để bỏ lọt tội phạm hay làm oan người vô tội do những chủ thể này trên thực tiễn rất khó phát hiện và chính đây còn là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình tội phạm ẩn và tiềm ẩn tăng lên đáng kể và người phạm tội lại “thoát tội” (nếu bỏ lọt tội phạm và người phạm tội), bên cạnh đó, làm tăng sự mất lòng tin của nhân dân trước sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật và cơ quan tư pháp (nếu làm oan người vô tội). Khắc phục và đẩy lùi oan sai trong TTHS là nhiệm vụ quan trọng của cải cách tư pháp
Vì vậy, trước yêu cầu cải cách tư pháp, từ việc làm rõ nguyên nhân cơ bản của việc oan sai trongTTHS, cần có những giải pháp phù hợp để lọai bỏ thực trạng trên.
Theo TS Đỗ Thị Ngọc Tuyết (Học viện Tư pháp), một trong những biện pháp hiệu quả để góp phần hạn chế tới mức tối thiểu và khắc phục hoàn toàn tình trạng oan sai và bỏ lọt tội phạm là đảm bảo tranh tụng dân chủ tại phiên tòa. Tranh tụng chỉ có nghĩa thực sự khi có sự tham gia đầy đủ và đồng thời các chủ thể của quan hệ tranh tụng trong TTHS và được thể hiện bằng phán quyết cuối cùng đúng đắn của Tòa án trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa .
Đồng quan điểm trên, TS Phạm Minh Tuyên, Phó chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh cho rằng để phòng chống có hiệu quả oan, sai trong tố tụng hình sự nói chung và trong hoạt động xét xử nói riêng, ông kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung những bất cập hiện nay trong các quy định của BLTTHS về quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo theo hướng mở rộng nâng cao vai trò, quyền và nghĩa vụ của Luật sư, có những quy định cụ thể mang tính bắt buộc để các luật sư được tham gia tố tụng ngay từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Để nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa thì không nên quy định người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân là người bào chữa tại các phiên tòa hình sự như Luật tố tụng hiện hành.
Ngoài ra cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị quyết số 388/NQ-UBTVQH 11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Cụ thể, Nghị quyết 388 đã không quy định khi xảy ra oan sai, thì những điều tra viên phải chịu trách nhiệm đến đâu. Vì vậy, cần có quy định buộc điều tra viên phải chịu trách nhiệm trong việc có oan sai vì kết luận điều tra là sản phẩm của quá trình điều tra mà các điều tra viên chính là những tác giả. Có như vậy mới giảm thiểu được oan sai trong hoạt động tố tụng hiện nay.
Theo TS Trịnh Tiến Việt, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS và Bộ luật TTHS hiện hành, cũng như ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn đầy đủ những quy định chưa rõ ràng, chưa thống nhất để phục vụ kịp thời cho thực trạng điều tra, truy tố, xét xử, không làm oan người vô tội hoặc không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghề nghiệp, kiến thức pháp luật, bản lĩnh chính trị và đạo đức của những cán bộ tư pháp, đặc biệt là những người tiến hành tố tụng.
Mặt khác, xử lý nghiêm minh và kịp thời mọi hành vi lôi kéo, mua chuộc, gây ảnh hưởng phía đương sự, người bị xét xử đối với thẩm phán, hội thẩm, cần phải nghiêm trị những người thực hiện các hành vi tác động đó cũng như những cán bộ xét xử sai phạm.
"Cần đưa xu hướng dân chủ hóa vào hoạt động TTHS, thể hiện trong các văn bản pháp luật TTHS và thực tiễn thi hành". Theo TS  Việt, đây là một trong những giải pháp chủ đạo để khắc phục tệ quan liêu trong TTHS, cũng như phục vụ yêu cầu dân chủ, bình đẳng trong TTHS có sự tham gia giám sát của xã hội đối với hoạt động TTHS của các cơ quan tiến hành tố tụng. lĩnh chính trị và đạo đức của những cán bộ tư pháp, đặc biệt là những người tiến hành tố tụng.
Mặt khác, xử lý nghiêm minh và kịp thời mọi hành vi lôi kéo, mua chuộc, gây ảnh hưởng phía đương sự, người bị xét xử đối với thẩm phán, hội thẩm, cần phải nghiêm trị những người thực hiện các hành vi tác động đó cũng như những cán bộ xét xử sai phạm.
"Cần đưa xu hướng dân chủ hóa vào hoạt động TTHS, thể hiện trong các văn bản pháp luật TTHS và thực tiễn thi hành". Theo TS  Việt, đây là một trong những giải pháp chủ đạo để khắc phục tệ quan liêu trong TTHS, cũng như phục vụ yêu cầu dân chủ, bình đẳng trong TTHS có sự tham gia giám sát của xã hội đối với hoạt động TTHS của các cơ quan tiến hành tố tụng.    
      Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 “Về một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới” và Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách đến năm 2020”, cũng như các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đều xác định rõ mọi phán quyết của Hội đồng xét xử phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội và cũng không bỏ lọt tội phạm./.
08:02 | 23/06/2010
Trở lại bài báo “Bảy bị án cùng kêu oan”:
Bác sỹ Phạm Thị Hồng đã xem huyệt Dương Minh
TP - Tiền Phong ra ngày 15-6 đã đăng bài về trường hợp 7 bị án ở Phú Hòa - Phú Yên có dấu hiệu bị làm oan. Mới đây, 7 bị án này đã được bác sỹ y học dân tộc Phạm Thị Hồng (người từng tham gia giải oan cho 3 bị án ở Hà Đông - Hà Nội) khám huyệt Dương Minh.
Bác sỹ Hồng kể chuyện với PV Tiền Phong
Bác sỹ Hồng kể chuyện với PV Tiền Phong .

Trong cuộc giao lưu trực tuyến với các bạn đọc của Tienphong Online, bác sỹ Phạm Thị Hồng đã bật khóc khi nói đến trường hợp 7 bị án ở Phú Yên, có dấu hiệu bị làm oan. “Các cháu khổ lắm. Cả 7 đứa, bị kết án cướp của, hiếp dâm. Tôi kiểm tra huyệt Dương Minh, cả 7 đứa đều còn nguyên cả. Tôi khẳng định các bị án này chưa cháu nào sinh hoạt tình dục với phụ nữ”.
Đồng cảm với tiếng kêu oan
Bác sỹ Hồng kể, khoảng cuối tháng 5-2010, có một đoàn người lặn lội từ Phú Yên ra Hà Nội, đến nhà riêng của bác sỹ, xin bác sỹ minh oan cho con cháu họ. Nghe họ trình bày, bác sỹ Hồng được biết 7 can phạm ở Phú Yên bị bắt vì tình nghi cướp của, hiếp dâm, tuy nhiên khi ra tòa rồi đi trại cải tạo, họ vẫn một mực kêu oan (xem Tiền Phong ngày 15-6).
Từng tham gia giải oan cho 3 bị án ở Hà Đông, bác sỹ Hồng linh cảm nhiều khả năng các bị án ở Phú Yên cũng có hoàn cảnh tương tự. Bác sỹ nhận lời đi cùng gia đình các bị án vào Phú Yên...
“Hôm đó là 28-5-2010”, bác sỹ Hồng kể, “Vào đến Phú Yên, tôi cùng gia đình các bị án lên thẳng trại cải tạo Đồng Găng. Sáu bị án được ra gặp mặt (một cháu đã hết thời gian thụ án, trở về với gia đình). Tôi ngồi nói chuyện với các cháu, không cho biết tôi là bác sỹ, gặp các cháu có việc gì. Hỏi chúng nó sao lại nhận tội, rồi lại kêu oan. Các cháu đáp, lúc đầu không nhận thì bị ép quá. Ra tòa mới kêu oan nhưng không ai nghe. Cả 6 đứa mặt mày sáng sủa, khi bị bắt, chúng đều đang tuổi học trò”.
Bác sỹ Hồng kể tiếp, “Chuyện trò được một lúc, tôi mới kiểm tra huyệt đạo cho các cháu. Từng đứa một, tôi nhanh chóng nhận ra huyệt Dương Minh của các cháu đều rất sáng rõ. Xem xong huyệt Dương Minh cho cháu cuối cùng, quá bất ngờ và đau đớn, tôi ngất xỉu”.
Báo cáo cơ quan chức năng
Sau chuyến đi đó, trở về Hà Nội, bác sỹ Hồng đã viết một lá đơn đẫm nước mắt, gửi tới các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền chỉ đạo, xem xét lại vụ án.
Sau khi trình bày những tình tiết trong hồ sơ bác sỹ đã được nghiên cứu, điển hình là các bản giám định pháp y (xem Tiền Phong số ra ngày 15-6), đặc biệt là việc kiểm tra huyệt Dương Minh của các bị án, bác sỹ Hồng viết trong đơn: “Tôi không biết phải nói thế nào để diễn tả nổi tình cảm của mình với gia đình và các cháu. Hằng ngày tôi quỳ trước cửa Phật, chỉ biết khóc cầu xin Bồ Tát cứu khổ cho các cháu, tôi cầu xin các quý lãnh đạo thay Bồ Tát cứu các cháu. Dù có phải chết đau đớn không toàn thây, tôi vẫn khẳng định 7 cháu không phạm tội hiếp dâm trong vụ này”.
Lá đơn của bác sỹ Hồng hiện đang được các cán bộ có trách nhiệm trong các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét. Chắc chắn nhiều bạn đọc sẽ đặt câu hỏi: Bảy bị án ở Phú Yên có bị oan không? Họ có phạm tội cướp của và hiếp dâm không?
Dĩ nhiên câu trả lời không thuộc thẩm quyền bác sỹ Hồng. Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu bản án được kháng nghị để xét xử giám đốc thẩm, việc xem xét và kết luận các bị án có oan không sẽ thuộc về Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao.
Dẫu sao, những cảnh báo của bác sỹ Hồng cũng đã cho thấy tấm lòng của một người yêu sự thật, yêu công bằng và công lý. Và, như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã nói, sống ở trên đời cần có một tấm lòng.
Tổ PV Pháp luật


Xác minh việc báo đưa tin một thẩm phán nhận hối lộ

06:53:00 | 23/06/2010 - hanoimoi.com.vn
(HNM) - Ngày 18-6-2010, Báo Lao động điện tử có đăng bài "Một thẩm phán ăn hối lộ cả hai bên đương sự", phản ánh việc để xét xử có lợi cho phía mình, hai bên đương sự trong một vụ án ly hôn đã đưa 75 triệu đồng cho một thẩm phán Tòa án nhân dân thị xã Sơn Tây.
23/06/2010 - 12:14 AM

Tòa chấp nhận bồi thường oan trên 30 triệu đồng

TAND huyện Cần Giờ (TP.HCM) vừa chấp nhận bồi thường oan cho chị Nguyễn Thị Thắm 32 triệu đồng (chị yêu cầu 50 triệu đồng).
Trong đó, ngoài tiền bồi thường thiệt hại về tinh thần, danh dự, sức khỏe còn có tiền chi phí thuốc men điều trị cho chị Thắm...
Ngoài ra, chị Thắm cũng yêu cầu công an huyện xử lý hành vi bức cung, đánh đập chị khi điều tra của một cán bộ. Tuy nhiên, công an huyện phủ nhận hành vi đánh đập. Trong khi tại phiên tòa, kiểm sát viên giữ quyền công tố cũng thừa nhận có việc bức cung và tòa án có chi bồi thường cho việc Thắm bị đánh nhập bệnh viện.
Như báo Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, ngày 6-1, TAND huyện Cần Giờ đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với Nguyễn Thị Thắm do VKSND huyện đã rút toàn bộ cáo trạng truy tố vì hành vi của chị Thắm không cấu thành tội phạm.
Theo hồ sơ, chiều 4-4-2007, Công an huyện Cần Giờ bắt quả tang chị Thắm đang cộng các số trong cùi đề đã bán cho khách. Viện đã ra cáo trạng truy tố chị Thắm về tội đánh bạc. Xử sơ thẩm, tòa phạt chị Thắm một năm tù. Chị Thắm kháng cáo vì cho rằng bị bức cung và việc lấy chữ viết của bị cáo đi giám định không đúng quy định. Xử phúc thẩm, TAND TP.HCM tuyên hủy bản án sơ thẩm vì đã tính sai số tiền đánh bạc, đồng thời chưa cho giám định lại chữ viết trong chứng cứ buộc tội bị cáo.
Kết luận giám định lại cho thấy chữ viết trên cùi đề không phải của chị Thắm. Dựa vào kết luận đó, tòa cho mở phiên sơ thẩm xử lại. Tuy nhiên, KSV nhiều lần vắng mặt... Ngày 4-1, VKSND đã rút toàn bộ cáo trạng truy tố...
22/06/2010 - 06:42 PM

Xử “tội ngoại tình” - không dễ!

Theo Điều 147 Bộ luật Hình sự, chỉ có thể truy cứu khi hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây “hậu quả nghiêm trọng” hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Thế nào là chung sống như vợ chồng?

Chị Lê Thị N. (trú tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bức xúc cho biết, chồng chị - anh A ngang nhiên chung sống như vợ chồng với một cô gái, hiện đang thuê trọ tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai. Khuyên nhủ, “giáo dục” không được, chị quyết làm cho ra nhẽ. Sau nhiều lần theo dõi, năm 2009, chị đã “bắt tận tay” chồng và tình địch tại nhà trọ của cô gái này.
Ảnh minh họa

Thế nhưng, oái oăm ở chỗ chị N. vẫn không thể yêu cầu UBND phường Vĩnh Hưng xử phạt hành chính họ, bởi chồng chị và người tình không đăng ký tạm trú tại phường này. Những chứng cứ cần thiết như có tài sản chung, có con chung... đều không. Thêm nữa, họ “hoạt động bí mật”, hàng xóm láng giềng chẳng ai dám nói họ là vợ chồng! Thế là, sau khi chị N. làm to chuyện, CA phường này xử lý hành chính anh A và người tình về hành vi... không khai báo tạm trú. Còn chuyện “bồ bịch” thì chịu, luật có cấm nhưng không phạt được!

Câu chuyện của chị N. chỉ là một trong hàng nghìn câu chuyện vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng mà “nửa kia” bó tay, không yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự được. Theo Điều 147 Bộ luật Hình sự, chỉ có thể truy cứu khi hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây “hậu quả nghiêm trọng” hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Hậu quả đó là làm cho gia đình của một bên hoặc cả hai bên tan vỡ, dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, hoặc có con chung, người phụ nữ có hành vi tranh cướp chồng, người chồng đánh đập, ngược đãi vợ con; lấy tài sản chung của gia đình để chu cấp cho “bên kia”; nghe lời người tình thúc ép xin ly hôn...

Chứng cứ: Khó hơn mò kim...

Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, tài sản chung, được hàng xóm coi như vợ chồng, đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó. Nhưng tìm chứng cứ để xác minh chuyện này không dễ. Không ít bà vợ mất công sắm máy ảnh, thuê người đi “rình” chồng. Tuy nhiên, chụp ảnh cận cảnh dễ lộ, còn nếu mờ mờ thì... khó chứng minh, chưa kể chỉ chụp được cảnh các đôi này đi ăn uống, hẹn hò với nhau, chứ làm sao ghi hình được cảnh trong nhà nghỉ hay trong các “tổ con chuồn chuồn”? Đã là bồ bịch thì thường lén lút, bí mật, nên hàng xóm láng giềng cũng khó xem họ “như vợ chồng” để làm nhân chứng.

Việc có con chung với người tình là chứng cứ quan trọng để kết tội. Nhưng nếu như trong giấy khai sinh của con ghi rõ tên người cha, đồng thời người cha cũng thừa nhận thì không sao, nhưng nếu họ phủ nhận thì việc chứng minh khá nan giải. Thậm chí, có ông “ăn chả”, đàng hoàng đứng tên khai sinh cho con ngoài giá thú, nhưng khi vợ truy hỏi thì chối bay, cho rằng đó là sự trùng lặp ngẫu nhiên! Cách duy nhất là giám định ADN, nhưng không phải lúc nào cũng làm được nếu đương sự tự nguyện, bởi trong tố tụng dân sự, không có chế tài bắt buộc, nên nhiều khi Tòa cũng “chào thua”. Chưa kể, không phải ai cũng có điều kiện chi ra năm, bảy triệu đồng để đi giám định…

Thẩm phán Đặng Thị Bích Nga – Chánh án TAND huyện Gia Lâm cho biết, chị đã công tác trong nghề mấy chục năm nhưng các vụ Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng rất hiếm, bởi trên thực tế, tìm đủ yếu tố cấu thành loại tội phạm này không dễ. Thực tế cho thấy, người vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng không ít nhưng họ hiếm khi bị phạt hành chính, càng khó bị xử lý hình sự, vì những lý do nói trên. Phải chăng, đây chính là “điểm yếu” khiến những kẻ vi phạm thản nhiên đứng ngoài vòng pháp luật!?
 
Theo Phương Thảo (PL&XH)ÁI NHÂN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy