Lễ hội trái cây Nam bộ 2010: Rồng thiêng hội tụ
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Thứ Năm, 17/06/2010 - 8:00 AM
Lễ hội trái cây Nam bộ 2010: Rồng thiêng hội tụ
(Dân trí) - Trong khuôn khổ Lễ hội trái cây Nam Bộ 2010, gần 100 nghệ nhân từ khắp các vùng miền đã đến TPHCM trổ tài nghệ thuật bằng trái cây. Các tác phẩm nghệ thuật năm nay mang đậm nét văn hóa cổ truyền của phương Nam hướng về Ngàn năm Thăng Long.
Lễ hội trái cây Nam Bộ 2010 được khai mạc vào ngày 1/6 và kéo dài đến hết tháng 8. Tham gia hội thi lần này có hơn 70 tác phẩm dự thi với những đường nét sắc sảo, màu sắc tươi sáng. Các tác giả đã chuyển tải vào sản phẩm các chủ đề Hướng tới 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, World Cup… bằng các tên gọi “Huyền thoại đất Thăng Long”, “Thăng Long Hà Nội - Ngàn Năm Thương Nhớ”, “Chào mừng World Cup 2010”, “Tứ Linh Hội Tụ”, “Nét Đẹp Cổ Truyền Dân Tộc”, “Về Với Cội Nguồn”, “Long Phụng Kỳ Duyên”….
Các nghệ nhân đã mang đến cho lễ hội những tác phẩm độc đáo, rực rỡ màu sắc trái cây, đa dạng các ý tưởng, thể hiện nét văn hóa cổ truyền nhưng cũng thật cầu kỳ hiếm lạ. Nhìn chung, các tác phẩm với nét văn hóa cổ truyền của miền đất Phương Nam đã lôi cuốn khá đông quan khách chiêm ngưỡng.
Chị Hoàng Kim Thanh, quận Bình Thạnh (TPHCM) cho biết: “Năm nào tôi cũng vào đây mua trái cây và chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật bằng trái cây. Năm nay các tác giả đã rất chú trọng đến con rồng phương Nam và ước vọng hướng về Ngàn năm Thăng Long Hà Nội. Đây là niềm tự hào mà người phương Nam muốn gửi về đất Bắc”.
Nói về hội thi “Nghệ thuật tạo hình bằng Trái cây”, ông Huỳnh Đồng Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Khu du lịch văn hóa Suối Tiên (TPHCM), nơi diễn ra hội thi, cho hay: “Năm nay hội thi đón nhận 1 nghệ nhân đến từ quê hương Thái Bình xa xôi cùng 1 nghệ nhân mới trẻ tuổi và là nữ tham gia. Với hoạt động này các nghệ nhân đã thực sự sống với nghề truyền thống của mình”.
Sau những ngày so tài, Ban tổ chức đã quyết định trao 21 giải với 6 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 9 huy chương đồng cho ba bảng. Tổng giải thưởng là 96,5 triệu đồng.
Một số tác phẩm nghệ thuật trái cây ấn tượng trong lễ hội:
Thăng Long Hà Nội - Ngàn Năm Văn Hiến, tác phẩm đạt huy chương vàng của tác giả Phan Hồng Dũng
Con rồng cháu tiên
Độc đáo rồng thiêng phương Nam
Mừng đại lễ ngàn năm Thăng Long Hà Nội, đạt huy chương vàng của tác giả Bùi Hữu Nghĩa.
Ngàn đời nhớ Bác
Rồng và Phượng
Sức mạnh rồng thiêng phương Nam.
Hoài Lương - Hồng Út
Giấy phép hoạt động báo điện tử Dân trí trên Internet số 1050/GP - BTTTT Hà Nội, ngày 15-07-2008.
Tòa soạn: Nhà 5, số 2 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04-736-6491.Fax: 04-736-6490
Email: info@dantri.com.vn. Website: http://www.dantri.com.vn
Tòa soạn: Nhà 5, số 2 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04-736-6491.Fax: 04-736-6490
Email: info@dantri.com.vn. Website: http://www.dantri.com.vn
Hôm nay 17/6/10 thứ năm chưa thấy Công đòn nói gì, 11 PDC nhẩy ATOMAT, mình gọi cho Chi nhánh cùng Hùng đóng điện lại có bình thường...một ngày nóng khoảng 39-40 độ, rất may là có điện bình thường...
Lấy Chồng Xứ Lạ
Tác giả: Ái Khanh
(07/27/01 )
Trầm vừa ngừng xe đạp trước sân, chưa kịp khóa xe lại thì một người đàn bà mập mạp vội đến gần nàng với ánh mắt không mấy thân thiện, hỏi nàng:
- Cô có phải tên Trầm không?
Đưa mắt nhìn người đàn bà, Trầm ngạc nhiên:
- Dạ đúng. Xin lỗi bà là ai?
- Tôi là mẹ thằng Hạc!
Nghe tên Hạc, mặt Trầm đổi sắc ngay. Nàng lúng túng, gở khóa xe quàng quanh bánh xe rồi ấp úng:
- Dạ…Thưa mời bác vào nhà. Phải bác có gì muốn dạy bảo cháu không?
- Tôi chẳng có gì dạy bảo ai hết. Tôi cũng không muốn vào nhà cô, tôi chỉ muốn nói với cô vài lời là cô nên xa thằng Hạc nhà tôi đi. Chắc cô cũng biết nó mồ côi cha từ nhỏ, tôi phải tần tảo nuôi nó ăn học, cũng có thêm một gia đình giàu có thương tình phụ với tôi để lo cho nó ăn học, họ có ý gả con gái cho thằng Hạc. Nay nó sắp ra luật sư rồi, tôi nói nó tiến tới hôn nhân thì nó cứ nói quanh co… Nay tôi mới biết là nó thương cô nên không chịu cưới con người ta nữa…
Trầm nhìn vô nhà, sốt ruột:
- Cháu xin mời bác vô nhà nói chuyện đi, đứng đây bất tiện lắm.
- Tôi chỉ muốn nói bấy nhiêu thôi. Tôi đã nói tôi không muốn vô nhà!
Trầm thở dài, mặt buồn rũ rượi:
- Dạ thôi, Bác không muốn vô thì thôi. Cháu cũng hiểu ý bác rồi. Cháu sẽ không lui tới với anh Hạc nữa đâu!
Bà mẹ của Hạc kinh ngạc, nghi ngờ hỏi vặn lại:
- Cô nói thật chứ?
Trầm nghiêm nghị:
- Xin bác yên tâm. Tuy cháu nghèo thật nhưng cháu có liêm sỉ.
Trầm dợm bước đi, còn quay lại nói thêm:
- Xin phép bác cháu phải vô nhà cho mẹ cháu uống thuốc vì mẹ cháu bệnh rất nặng cần phải uống thuốc đúng giờ.
Và Trầm thoăn thoắt bước đi.
Nhìn mẹ thoi thóp, lòng Trầm đau quặn lên. Bệnh phổi của mẹ đã kéo dài hơn năm nay, Trầm bán hàng cho hợp tác xã lương tiền quá ít ỏi vì không thể vừa lo thân, nuôi mẹ và lo thuốc thang cho mẹ nên bệnh của mẹ càng ngày càng trầm trọng… Trong một dịp Hạc đến mua hàng, thấy Trầm, Hạc bị “hớp hồn” ngay, chàng đã nhờ bà chủ của hợp tác xã… mai mối. Trai tài gái sắc mới gặp nhau đã hợp nhau liền và họ đã đi đến tình cảm rất nhanh. Tuy nhiên, biết Hạc còn là sinh viên và một phần tự trọng, chưa bao giờ Trầm nhận một sự giúp đỡ nào của chàng… Tình cảm đang tiến triển thì… hôm nay mẹ của Hạc xuất hiện. Nghĩ đến hoàn cảnh khó khăn của mình, Trầm nghe lòng buồn bả lạ thường. Và nàng thông cảm cho mẹ của Hạc ngay. Có tiếng gõ cửa, Trầm tiến ra mở, ngạc nhiên thấy Mẹ của Hạc sừng sững ở đó, Trầm nhìn bà trân trối rồi ấp úng:
- Bác vẫn còn đây à? Bác yên tâm về đi, cháu hứa là cháu sẽ không gặp anh Hạc nữa đâu.
Bà mở ví, nói nho nhỏ:
- Tôi thấy cô hiếu thảo và tôi chỉ nói có mấy câu cô đã đồng ý ngay khiến tôi áy náy quá, tôi gửi cô chút đỉnh để lo cho bà cụ.
Trầm khoát tay:
- Cảm ơn lòng tốt của bác, cháu không nhận đâu. Và nếu không còn gì để nói, cháu xin lỗi…
Trầm đưa tay khép cửa khiến mẹ Hạc phải bước thụt lùi.
Cũng trong chiều ấy, Hạc gọi cửa. Trầm mở cửa với ánh mắt lạnh lùng đau đớn, nàng chỉ hé cửa và nói luôn một hơi:
- Anh Hạc, hôm nay bác sĩ khám cho mẹ em, bệnh của mẹ rất nặng có thể làm lây sang người khác, tạm thời chúng ta không gặp nhau một thời gian, em muốn yên lòng lo cho mẹ, em xin lỗi anh.
Và Trầm đóng sầm cánh cửa lại mặc cho Hạc kêu réo, đấm cửa đùng đùng. Trầm ngồi bệt xuống nén tiếng khóc uất nghẹn. Nàng quyết tâm không cho Hạc một cơ hội nào để hỏi han.
Bà Tư, mẹ của Trầm, đang thiêm thiếp mở choàng mắt ra thều thào hỏi Trầm. Trầm đến bên mẹ nói dối lũ con nít đang gọi cửa nhà kế bên.
Trằn trọc đến khuya, Trầm cho mẹ uống thuốc lần nữa rồi lấy xe đạp đến nhà bà Giang cách độ hai con đường mòn nhỏ. Bà là người chuyên lo về dịch vụ cho những thiếu nữ muốn kết duyên với người nước ngoài. Nhìn dáng dấp trẻ đẹp thanh tú của Trầm là bà ưng ý ngay nhưng vẫn cứ kỳ kèo bớt một thêm hai, cuối cùng nàng chọn được một người đàn ông Đài Loan khá lớn tuổi nhưng mặt mũi hiền lành với giá bốn ngàn đô cộng thêm tiền cưới. Dứt khoát xong giá cả, Trầm đạp vội xe đến nhà chị ruột của mình. Vừa khóa chiếc xe đạp vào gốc cây chùm ruột, Trầm chưa kịp gọi cửa, hai đứa cháu đã chạy a ra reo lên:
- Mẹ ơi Mẹ! Dì Trầm tới.
Hương, chị của Trầm, với bộ quần áo nát nhàu bước ra hoảng hốt:
- Chuyện gì vậy? Mẹ có sao không?
Trầm bình tỉnh trả lời:
- Mẹ khỏe lắm, em đã cho mẹ uống thuốc và ngủ rồi.
Hương đè tay lên ngực:
- Tự dưng nửa đêm nửa hôm em tới làm chị hết hồn. Đi đâu vậy?
- Cho em miếng nước đi, em khát quá.
Bé Minh mau mắn chạy ra sau rót nước cho dì, rồi và bé Tâm hau háu nhìn dì uống ừng ực, vẻ mặt buồn bả của Trầm khiến ai cũng thắc mắc. Hương cứ đăm đắm nhìn em rồi hỏi:
- Có chuyện gì vậy? Bữa nay sao em…
Trầm nhìn hai cháu, Hương hiểu ý bảo:
- Minh, con dẫn em, vô ngủ đi, khuya rồi để mẹ và dì nói chuyện.
Chờ cho hai cháu khuất hẳn vào trong, Trầm không còn chịu đựng được, khóc rấm rứt, Hương hoảng hốt:
- Có gì vậy? Em nói đi… Chị sốt ruột quá rồi.
- Chị Hương ơi, em khổ quá chị ơi.
Nàng vừa khóc vừa kể hết cho chị nghe. Hương tức giận:
- Em thật là hồ đồ. Chấm dứt với cậu Hạc thì thôi, mắc mớ gì đi lấy chồng mà một người chồng mình chẳng hề biết mặt nói chi tới yêu thương, mau đi tới nhà bà Giang để chị nói chuyện với bả…
Trầm khoát tay:
- Đừng chị! Những điều chị nói rất đúng. Nhưng chị à, Mẹ bệnh nặng lắm rồi, tụi mình rất cần tiền. Hơn nữa em không lấy anh Hạc thì cho dù có lấy ai cũng giống nhau thôi. Nhân dịp này em cũng muốn ra khỏi nước một thời gian để quên Hạc, đây họ đã ứng trước một trăm đô, em cũng đã ký giấy tờ với bà Giang, độ này cưới xong đi sớm lắm.
Rồi Trầm òa lên khóc. Hương xót xa ôm vai em vỗ về:
- Tội em quá! Chị với anh Luân quá nghèo không phụ giúp gì với em được cả.
Nghe chị nói, Trầm sực nhớ ra, vội hỏi:
- À! Anh Luân đâu? Sao khuya rồi mà không có anh ở nhà?
- Thiệt kể ra cũng khổ lăm em à, suốt ngày khuân vác ở kho gạo, ban đêm ở mấy kho xưởng khác ai cần kêu gọi ảnh đều đi để kiếm thêm chút tiền…
Trầm buông tiếng thở dài áo não. Nàng từ giã chị ra về.
Tuần sau, thiệp cưới của Trầm và người chồng Đài Loan được gửi đi.
Bà Tư nằm thoi thóp trên giường, bà đã biết chuyện của con. Bà nhớ lại suốt tuần lễ này bà ăn cam, uống sữa rất ngon. Bà thấy nhà cửa hôm nay được treo đèn kết hoa lộng lẫy, có một người đàn bà lớn tuổi lúi húi châm nước ở bàn, bà lên tiếng hỏi khẽ, bà được trả lời Trầm và Hương thuê bà tới chăm sóc cho dì Tư vì hôm nay là ngày cưới của Trầm… Họ phải đi nhà hàng hết chẳng còn ai, và người đàn bà nói thêm hai cô có dặn đừng nói gì nhiều để cho bà nghỉ ngơi. Bà Tư mỉm cười và thầm tiếc mình không được khỏe để đi dự tiệc cưới của con…
Hôm nay, Trầm rực rỡ trong chiếc áo cưới bên người chồng Đài Loan… một chân thật với một chân gỗ, giờ Trầm mới biết chỉ đành lỡ khóc lỡ cười. Trầm ngạc nhiên khi thấy bà chủ nhiệm hợp tác xã của nàng ngồi bên Hạc. Trầm chỉ gửi thiệp cho bà ta chứ đâu có mời Hạc. Trong thiệp cưới, Trầm kèm theo miếng giấy nhỏ với lời nhắn cảm ơn bà đã giới thiệu Hạc trong thời gian qua, tuy nhiên vì hoàn cảnh nàng cần phải lập gia đình và không bao giờ quên ý tốt của bà trong việc giới thiệu ấy.
Đối diện Hạc, Trầm cúi đầu chào khẻ rồi bước đi. Trầm bình thản khiến Hạc thấy lạ lùng vì chàng cứ nghĩ rằng nàng cần tiền để lo cho mẹ. Trong tư tưởng, chàng thấy mình như đã lầm lỡ khi trao tình cảm cho Trầm.
Chú rể và bà mai là người vui nhất, cười nói huyên thiên.
Giờ cắt bánh, uống ruợu mừng để chúc tân lang và tân giai nhân, Hạc lợi dụng cầm ly ruợu đến trước mặt Trầm buông lời chua chát: “Chúc cho em trọn đời hạnh phúc bên chú rể giàu sang” Trầm tái mặt, môi mấp máy muốn nói gì, lại thôi. Hạc tiếp lời “thì ra giờ anh mới hiểu”. Và Hạc uống cạn ly rượu. Trầm mím môi chịu oan vì sự thật nàng muốn cho Hạc oán hận để dễ quên nàng hơn.
Mấy tháng sau, Trầm và chồng được vợ chồng Hương tiễn ra phi trường. Trầm lặng lẽ bên chồng không nói không rằng, cặp mắt buồn xa vắng. Hương nhìn em xót xa trong lòng.
Ba hôm sau, Hương được điện tín của em cho biết đến nơi bình yên.
Và chín tháng sau, Hương nhận bức thư dài lê thê của em:
Chị Thùy Hương của em,
Hôm nay em mới thực sự có được một thời gian dài để biên thư cho chị kể rõ ngọn ngành về chuyến theo chồng về xứ lạ cho chị nghe đây!
Chị ơi! Em chỉ biết khóc cùng chị thôi. Em khổ sở vô vàn chị à. Em cứ nghĩ em rời bỏ ViệtNam , yên lòng sống một đời làm vợ hiền là xong. Nhưng tới đây rồi, em chẳng khác nào một con sen cho nhà chồng: mỗi ngày em dậy sớm lau chùi quét dọn nhà cửa, nấu cơm cho sáu người – chồng, cha mẹ chồng, hai cô em chồng và một cậu út. Họ chỉ và ra dấu cho em làm. Nhà chồng em là một tiệm mộc. Cả nhà cứ hết cưa đục, đóng ầm ầm cả ngày. Em lo cơm nước giặt giũ, hốt mạt cưa, dăm bào suốt ngày không ngơi tay. Thỉnh thoảng em còn ăn đòn nữa. Em buồn lắm. Nhưng thôi, em đã lựa chọn con đường này nên em đành phải sống lê lết cho hết kiếp người vậy. Sức khỏe của mẹ ra sao? Anh chị và các cháu nữa? Em từng mơ có tiền gửi về cho anh chị cùng các cháu để lo cho mẹ nhưng mơ để mà mơ thôi, em chẳng cầm được đồng bạc nào trong tay! Em còn nhớ sau ngày cưới, khi em còn ở Việt Nam , em ra chợ bị tụi con nít trong xóm chạy theo hát nghêu ngao điệu bài Chim Đa Đa…Sao không lấy Việt kiều mà đi lấy Đài Loan… Em tủi thân khóc biết bao nhiêu lần. Giờ đây có thèm nghe ai chửi rủa mỉa mai cũng được, miễn tiếng mẹ đẻ cũng thấy ấm lòng. Em chẳng dám soi gương chị ạ, nhìn sự tàn tạ hốc hác mà em khiếp luôn. Từ lâu em không có thư cho chị vì em tưởng em có cuộc sống bình thường, ngờ đâu họ chỉ muốn cưới em để em lo việc nhà cho họ. Tuy nhiên em giúp được cho gia đình và đi xa để quên Hạc, làm tròn lời hứa với mẹ Hạc là em thấy mãn nguyện rồi. Chị kể về Hạc cho em nghe với nha! Hy vọng Hạc sẽ có vợ, tương lai của Hạc huy hoàng là em vui lắm.
Chị Hương ơi,
Đổi sang màu mực khác trong một bức thư là thời gian cách nhau cả tháng… Thư chưa gửi cho chị, đời em lại sang một ngã rẽ khác rồi! Ông xã em chết rồi, chị ơi! Trong một buổi chiều chiếc xe cam nhông chở gỗ đến giao, anh ấy đang lúi húi với đống gỗ vụn, người lái xe không thấy, de lui… Như chị biết đó, anh một chân giả nên tránh không kịp, thế là… em đã thành góa phụ, chị ơi!
Chồng em mất đi, em thú thật chẳng vui mà cũng chẳng buồn, chỉ cảm thấy đời mình đã lặng lẽ, giờ lạnh lùng thêm, thế thôi.
Có điều gia đình họ trút giận lên lên người em, tự dưng xông lại xỉa xói, đánh đập em.. Nhưng giờ thì hết rồi, có lẽ họ hiểu em chẳng có lỗi gì trong việc ấy. Họ cho em đi lại tự do trong vùng. Và họ mua tem cho em, cho em giấy để viết thư, khác trước kia nhiều nên em cảm thấy đỡ một chút. Em tự ví em là một nô lệ được mua với giá bốn ngàn đô để suốt đời giam mình ở đây… Em giờ thật sự không còn một giọt nước mắt nào để khóc nữa. Chị ơi, Hạc có hạnh phúc không hả chị? Cầu sao cho anh ấy được hạnh phúc thì sự hy sinh này của em mới có ý nghiã…Mẹ ra sao? Anh chị và các cháu nữa? Muôn vạn lời muốn nói và muốn chị trả lời cho em. Riêng chị, xem như nỗi bất hạnh này em gánh để cho chị được trọn đời em ấm bên anh Luân và hai cháu Minh, Tâm. Cho em cái hôn các cháu. Nhớ chị nhiều.
Em. Trầm.
Chưa đầy một tháng sau, vào một buổi trưa, Trầm đang giặt quần áo thì cậu em chồng vào trao cho nàng bức thư của Hương từ ViệtNam gửi sang. Trầm cảm động, nhìn thằng bé, gật đầu cám ơn. Cậu bé toét miệng cười, bước ra đóng cửa bếp lại trả yên lặng cho bà chị dâu. Trầm nhìn trước nhìn sau một lúc yên tâm không có ai theo dõi, nàng ngồi bệt xuống bậc thềm run run mở thư ra đọc.
Trầm em gái yêu quý của chị,
Đọc lui đọc tới nát cả lá thư em. Em không khóc nhưng chị đã khóc đẵm lá thư từ Đài Loan em gửi về…
Ôi chao! Em yêu của chị đã chịu bao nhiêu là đau khổ, nào ai biết, ai hay!
Trầm ơi, em hãy xác nhận lại em có còn là núm ruột liền với núm ruột chị không? Em có thương chị thật không? Em hãy nghe thật kỹ điều chị nói trong thư này: Mẹ đã mất từ khi em xa ViệtNam hai tháng. Chị đã làm ma chay rất lớn, tốn hết năm trăm đô. Còn ba ngàn rưỡi đô, nhờ vào đó mà chị và anh Luân hùn với một người để mở một văn phòng luật sư. Em biết ai không? Đó là Hạc, người yêu ngày nào của em. Em theo chồng, Hạc buồn lắm đành nghe lời mẹ định cưới con ông bà Phán (là gia đình ân nhân của gia đình Hạc) cho xong, ai ngờ Phượng lại ưng người khác và đã có thai bốn tháng… Chuyện vỡ lẽ, mẹ của Hạc khóc và kể cho Hạc nghe chuyện ngày nào bả đến nhà tìm gặp em. Hạc giận mẹ lắm. Đêm ấy mua bia đến nhà chị uống với anh Luân. Hạc cũng trách chị sao không cho cậu biết để ngày đám cưới của em, cậu cứ nghĩ là em phụ bạc nên cố tình len lõi vào để chửi xéo em. Thấy cậu ăn năn nên anh chị cũng làm hòa. Ngày cậu ra trường, chị và anh Luân đồng ý bỏ tiền của em ra mở văn phòng cho cậu. Hạc là người ăn nói lưu loát, có tư cách và nhân dáng nên giờ đây văn phòng rất lên. Nhờ vậy, cuộc sống của anh chị và gia đình Hạc rất sung túc. Tuần trước trong một bữa cơm ăn mừng Hạc thắng một vụ kiện lớn, chị gặp mẹ Hạc, chị trao thư em cho bà xem. Bà khóc và ăn năn dữ lắm. Sau đó, Hạc cũng xem thư và nhìn mẹ đăm đăm như oán trách. Bà cầm tay Hạc, vừa khóc vừa bảo: “Mẹ khổ lắm rồi, giờ mẹ có thể làm điều gì tạ lỗi con? Con đừng nhìn mẹ như vậy nữa, được không?”
Trầm của chị, sau khi bàn thảo kỹ, mọi người đang chuẩn bị để Hạc, Luật Sư Hạc, liên lạc với luật sư Đài Loan sang tận Đài Loan, để… giải thoát cho em. Đã chuẩn bị sẵn số tiền nếu gia đình chồng em đòi hỏi – miễn sao cứu cho em thoát khỏi cảnh ngộ hiện nay. Tuy nhiên chị vẫn mong em vắn tắt xác nhận: Em còn yêu Hạc không? Em có muốn về lại quê hương không? Hạc ví em là viên ngọc quý. Riêng chị, em là một thiên thần nhỏ đã mang hạnh phúc cho mọi người. Kiếp đọa đày của em phải hết. Em phải trở lại thiên đường…
Sớm trả lời cho chị. Ôm em với tất cả nỗi nhớ!
Chị Lê Thùy Hương.
Trầm đọc tới đâu, nước mắt ràn rụa tới đó. Tim nàng nhói lên, “em còn yêu Hạc?”, trời ơi! Trầm ơi em có thể chết cho chàng cơ mà! Sao chị hỏi em một câu thừa thải!
Còn mẹ nữa, Mẹ mất thật rồi! Con đau đớn quá! Con sẽ về bên mộ mẹ thỏ thẻ kể cho mẹ nghe cuộc đời gian truân đau khổ của con… Mẹ! Yên giấc ngàn thu, nghe Mẹ!
Trong cơn vật vã tận cùng khổ đau và hạnh phúc, Trầm trấn tỉnh lại, mắt nàng như hoa lên thấy mình và Hạc tay trong tay đang tung tăng bên hồ sen Tịnh Tâm tại Huế, rồi bên bờ biển Thuận An, rồi trên cánh đồng cỏ non ngút ngàn xa tắp…
Tiếng cót két của ai đẩy cửa. Trầm nhét vội lá thư vào cạp quần. Bà mẹ chồng xuất hiện. Trầm nhìn bà, cười. Bà cũng cười đáp lại. Một nụ cười mà bao lâu nay giờ Trầm mới thấy, thật đẹp, thật dễ thương. Nụ cười của bà mẹ chồng khiến Trầm miên man trong hạnh phúc khi tưởng tượng nụ cười của mẹ Hạc trong tương lai chắc cũng dịu dàng dễ thương như thế…
Trầm đứng dậy, cầm tay bà mẹ chồng áp lên má, tỏ vẻ yêu thương. Bà ngẩn người rồi vỗ nhẹ lên vai Trầm ra ý hiểu nàng…
Và… hai người, hai tư tưởng mặc tình suy diễn./.
Trầm vừa ngừng xe đạp trước sân, chưa kịp khóa xe lại thì một người đàn bà mập mạp vội đến gần nàng với ánh mắt không mấy thân thiện, hỏi nàng:
- Cô có phải tên Trầm không?
Đưa mắt nhìn người đàn bà, Trầm ngạc nhiên:
- Dạ đúng. Xin lỗi bà là ai?
- Tôi là mẹ thằng Hạc!
Nghe tên Hạc, mặt Trầm đổi sắc ngay. Nàng lúng túng, gở khóa xe quàng quanh bánh xe rồi ấp úng:
- Dạ…Thưa mời bác vào nhà. Phải bác có gì muốn dạy bảo cháu không?
- Tôi chẳng có gì dạy bảo ai hết. Tôi cũng không muốn vào nhà cô, tôi chỉ muốn nói với cô vài lời là cô nên xa thằng Hạc nhà tôi đi. Chắc cô cũng biết nó mồ côi cha từ nhỏ, tôi phải tần tảo nuôi nó ăn học, cũng có thêm một gia đình giàu có thương tình phụ với tôi để lo cho nó ăn học, họ có ý gả con gái cho thằng Hạc. Nay nó sắp ra luật sư rồi, tôi nói nó tiến tới hôn nhân thì nó cứ nói quanh co… Nay tôi mới biết là nó thương cô nên không chịu cưới con người ta nữa…
Trầm nhìn vô nhà, sốt ruột:
- Cháu xin mời bác vô nhà nói chuyện đi, đứng đây bất tiện lắm.
- Tôi chỉ muốn nói bấy nhiêu thôi. Tôi đã nói tôi không muốn vô nhà!
Trầm thở dài, mặt buồn rũ rượi:
- Dạ thôi, Bác không muốn vô thì thôi. Cháu cũng hiểu ý bác rồi. Cháu sẽ không lui tới với anh Hạc nữa đâu!
Bà mẹ của Hạc kinh ngạc, nghi ngờ hỏi vặn lại:
- Cô nói thật chứ?
Trầm nghiêm nghị:
- Xin bác yên tâm. Tuy cháu nghèo thật nhưng cháu có liêm sỉ.
Trầm dợm bước đi, còn quay lại nói thêm:
- Xin phép bác cháu phải vô nhà cho mẹ cháu uống thuốc vì mẹ cháu bệnh rất nặng cần phải uống thuốc đúng giờ.
Và Trầm thoăn thoắt bước đi.
Nhìn mẹ thoi thóp, lòng Trầm đau quặn lên. Bệnh phổi của mẹ đã kéo dài hơn năm nay, Trầm bán hàng cho hợp tác xã lương tiền quá ít ỏi vì không thể vừa lo thân, nuôi mẹ và lo thuốc thang cho mẹ nên bệnh của mẹ càng ngày càng trầm trọng… Trong một dịp Hạc đến mua hàng, thấy Trầm, Hạc bị “hớp hồn” ngay, chàng đã nhờ bà chủ của hợp tác xã… mai mối. Trai tài gái sắc mới gặp nhau đã hợp nhau liền và họ đã đi đến tình cảm rất nhanh. Tuy nhiên, biết Hạc còn là sinh viên và một phần tự trọng, chưa bao giờ Trầm nhận một sự giúp đỡ nào của chàng… Tình cảm đang tiến triển thì… hôm nay mẹ của Hạc xuất hiện. Nghĩ đến hoàn cảnh khó khăn của mình, Trầm nghe lòng buồn bả lạ thường. Và nàng thông cảm cho mẹ của Hạc ngay. Có tiếng gõ cửa, Trầm tiến ra mở, ngạc nhiên thấy Mẹ của Hạc sừng sững ở đó, Trầm nhìn bà trân trối rồi ấp úng:
- Bác vẫn còn đây à? Bác yên tâm về đi, cháu hứa là cháu sẽ không gặp anh Hạc nữa đâu.
Bà mở ví, nói nho nhỏ:
- Tôi thấy cô hiếu thảo và tôi chỉ nói có mấy câu cô đã đồng ý ngay khiến tôi áy náy quá, tôi gửi cô chút đỉnh để lo cho bà cụ.
Trầm khoát tay:
- Cảm ơn lòng tốt của bác, cháu không nhận đâu. Và nếu không còn gì để nói, cháu xin lỗi…
Trầm đưa tay khép cửa khiến mẹ Hạc phải bước thụt lùi.
Cũng trong chiều ấy, Hạc gọi cửa. Trầm mở cửa với ánh mắt lạnh lùng đau đớn, nàng chỉ hé cửa và nói luôn một hơi:
- Anh Hạc, hôm nay bác sĩ khám cho mẹ em, bệnh của mẹ rất nặng có thể làm lây sang người khác, tạm thời chúng ta không gặp nhau một thời gian, em muốn yên lòng lo cho mẹ, em xin lỗi anh.
Và Trầm đóng sầm cánh cửa lại mặc cho Hạc kêu réo, đấm cửa đùng đùng. Trầm ngồi bệt xuống nén tiếng khóc uất nghẹn. Nàng quyết tâm không cho Hạc một cơ hội nào để hỏi han.
Bà Tư, mẹ của Trầm, đang thiêm thiếp mở choàng mắt ra thều thào hỏi Trầm. Trầm đến bên mẹ nói dối lũ con nít đang gọi cửa nhà kế bên.
Trằn trọc đến khuya, Trầm cho mẹ uống thuốc lần nữa rồi lấy xe đạp đến nhà bà Giang cách độ hai con đường mòn nhỏ. Bà là người chuyên lo về dịch vụ cho những thiếu nữ muốn kết duyên với người nước ngoài. Nhìn dáng dấp trẻ đẹp thanh tú của Trầm là bà ưng ý ngay nhưng vẫn cứ kỳ kèo bớt một thêm hai, cuối cùng nàng chọn được một người đàn ông Đài Loan khá lớn tuổi nhưng mặt mũi hiền lành với giá bốn ngàn đô cộng thêm tiền cưới. Dứt khoát xong giá cả, Trầm đạp vội xe đến nhà chị ruột của mình. Vừa khóa chiếc xe đạp vào gốc cây chùm ruột, Trầm chưa kịp gọi cửa, hai đứa cháu đã chạy a ra reo lên:
- Mẹ ơi Mẹ! Dì Trầm tới.
Hương, chị của Trầm, với bộ quần áo nát nhàu bước ra hoảng hốt:
- Chuyện gì vậy? Mẹ có sao không?
Trầm bình tỉnh trả lời:
- Mẹ khỏe lắm, em đã cho mẹ uống thuốc và ngủ rồi.
Hương đè tay lên ngực:
- Tự dưng nửa đêm nửa hôm em tới làm chị hết hồn. Đi đâu vậy?
- Cho em miếng nước đi, em khát quá.
Bé Minh mau mắn chạy ra sau rót nước cho dì, rồi và bé Tâm hau háu nhìn dì uống ừng ực, vẻ mặt buồn bả của Trầm khiến ai cũng thắc mắc. Hương cứ đăm đắm nhìn em rồi hỏi:
- Có chuyện gì vậy? Bữa nay sao em…
Trầm nhìn hai cháu, Hương hiểu ý bảo:
- Minh, con dẫn em, vô ngủ đi, khuya rồi để mẹ và dì nói chuyện.
Chờ cho hai cháu khuất hẳn vào trong, Trầm không còn chịu đựng được, khóc rấm rứt, Hương hoảng hốt:
- Có gì vậy? Em nói đi… Chị sốt ruột quá rồi.
- Chị Hương ơi, em khổ quá chị ơi.
Nàng vừa khóc vừa kể hết cho chị nghe. Hương tức giận:
- Em thật là hồ đồ. Chấm dứt với cậu Hạc thì thôi, mắc mớ gì đi lấy chồng mà một người chồng mình chẳng hề biết mặt nói chi tới yêu thương, mau đi tới nhà bà Giang để chị nói chuyện với bả…
Trầm khoát tay:
- Đừng chị! Những điều chị nói rất đúng. Nhưng chị à, Mẹ bệnh nặng lắm rồi, tụi mình rất cần tiền. Hơn nữa em không lấy anh Hạc thì cho dù có lấy ai cũng giống nhau thôi. Nhân dịp này em cũng muốn ra khỏi nước một thời gian để quên Hạc, đây họ đã ứng trước một trăm đô, em cũng đã ký giấy tờ với bà Giang, độ này cưới xong đi sớm lắm.
Rồi Trầm òa lên khóc. Hương xót xa ôm vai em vỗ về:
- Tội em quá! Chị với anh Luân quá nghèo không phụ giúp gì với em được cả.
Nghe chị nói, Trầm sực nhớ ra, vội hỏi:
- À! Anh Luân đâu? Sao khuya rồi mà không có anh ở nhà?
- Thiệt kể ra cũng khổ lăm em à, suốt ngày khuân vác ở kho gạo, ban đêm ở mấy kho xưởng khác ai cần kêu gọi ảnh đều đi để kiếm thêm chút tiền…
Trầm buông tiếng thở dài áo não. Nàng từ giã chị ra về.
Tuần sau, thiệp cưới của Trầm và người chồng Đài Loan được gửi đi.
Bà Tư nằm thoi thóp trên giường, bà đã biết chuyện của con. Bà nhớ lại suốt tuần lễ này bà ăn cam, uống sữa rất ngon. Bà thấy nhà cửa hôm nay được treo đèn kết hoa lộng lẫy, có một người đàn bà lớn tuổi lúi húi châm nước ở bàn, bà lên tiếng hỏi khẽ, bà được trả lời Trầm và Hương thuê bà tới chăm sóc cho dì Tư vì hôm nay là ngày cưới của Trầm… Họ phải đi nhà hàng hết chẳng còn ai, và người đàn bà nói thêm hai cô có dặn đừng nói gì nhiều để cho bà nghỉ ngơi. Bà Tư mỉm cười và thầm tiếc mình không được khỏe để đi dự tiệc cưới của con…
Hôm nay, Trầm rực rỡ trong chiếc áo cưới bên người chồng Đài Loan… một chân thật với một chân gỗ, giờ Trầm mới biết chỉ đành lỡ khóc lỡ cười. Trầm ngạc nhiên khi thấy bà chủ nhiệm hợp tác xã của nàng ngồi bên Hạc. Trầm chỉ gửi thiệp cho bà ta chứ đâu có mời Hạc. Trong thiệp cưới, Trầm kèm theo miếng giấy nhỏ với lời nhắn cảm ơn bà đã giới thiệu Hạc trong thời gian qua, tuy nhiên vì hoàn cảnh nàng cần phải lập gia đình và không bao giờ quên ý tốt của bà trong việc giới thiệu ấy.
Đối diện Hạc, Trầm cúi đầu chào khẻ rồi bước đi. Trầm bình thản khiến Hạc thấy lạ lùng vì chàng cứ nghĩ rằng nàng cần tiền để lo cho mẹ. Trong tư tưởng, chàng thấy mình như đã lầm lỡ khi trao tình cảm cho Trầm.
Chú rể và bà mai là người vui nhất, cười nói huyên thiên.
Giờ cắt bánh, uống ruợu mừng để chúc tân lang và tân giai nhân, Hạc lợi dụng cầm ly ruợu đến trước mặt Trầm buông lời chua chát: “Chúc cho em trọn đời hạnh phúc bên chú rể giàu sang” Trầm tái mặt, môi mấp máy muốn nói gì, lại thôi. Hạc tiếp lời “thì ra giờ anh mới hiểu”. Và Hạc uống cạn ly rượu. Trầm mím môi chịu oan vì sự thật nàng muốn cho Hạc oán hận để dễ quên nàng hơn.
Mấy tháng sau, Trầm và chồng được vợ chồng Hương tiễn ra phi trường. Trầm lặng lẽ bên chồng không nói không rằng, cặp mắt buồn xa vắng. Hương nhìn em xót xa trong lòng.
Ba hôm sau, Hương được điện tín của em cho biết đến nơi bình yên.
Và chín tháng sau, Hương nhận bức thư dài lê thê của em:
Chị Thùy Hương của em,
Hôm nay em mới thực sự có được một thời gian dài để biên thư cho chị kể rõ ngọn ngành về chuyến theo chồng về xứ lạ cho chị nghe đây!
Chị ơi! Em chỉ biết khóc cùng chị thôi. Em khổ sở vô vàn chị à. Em cứ nghĩ em rời bỏ Việt
Chị Hương ơi,
Đổi sang màu mực khác trong một bức thư là thời gian cách nhau cả tháng… Thư chưa gửi cho chị, đời em lại sang một ngã rẽ khác rồi! Ông xã em chết rồi, chị ơi! Trong một buổi chiều chiếc xe cam nhông chở gỗ đến giao, anh ấy đang lúi húi với đống gỗ vụn, người lái xe không thấy, de lui… Như chị biết đó, anh một chân giả nên tránh không kịp, thế là… em đã thành góa phụ, chị ơi!
Chồng em mất đi, em thú thật chẳng vui mà cũng chẳng buồn, chỉ cảm thấy đời mình đã lặng lẽ, giờ lạnh lùng thêm, thế thôi.
Có điều gia đình họ trút giận lên lên người em, tự dưng xông lại xỉa xói, đánh đập em.. Nhưng giờ thì hết rồi, có lẽ họ hiểu em chẳng có lỗi gì trong việc ấy. Họ cho em đi lại tự do trong vùng. Và họ mua tem cho em, cho em giấy để viết thư, khác trước kia nhiều nên em cảm thấy đỡ một chút. Em tự ví em là một nô lệ được mua với giá bốn ngàn đô để suốt đời giam mình ở đây… Em giờ thật sự không còn một giọt nước mắt nào để khóc nữa. Chị ơi, Hạc có hạnh phúc không hả chị? Cầu sao cho anh ấy được hạnh phúc thì sự hy sinh này của em mới có ý nghiã…Mẹ ra sao? Anh chị và các cháu nữa? Muôn vạn lời muốn nói và muốn chị trả lời cho em. Riêng chị, xem như nỗi bất hạnh này em gánh để cho chị được trọn đời em ấm bên anh Luân và hai cháu Minh, Tâm. Cho em cái hôn các cháu. Nhớ chị nhiều.
Em. Trầm.
Chưa đầy một tháng sau, vào một buổi trưa, Trầm đang giặt quần áo thì cậu em chồng vào trao cho nàng bức thư của Hương từ Việt
Trầm em gái yêu quý của chị,
Đọc lui đọc tới nát cả lá thư em. Em không khóc nhưng chị đã khóc đẵm lá thư từ Đài Loan em gửi về…
Ôi chao! Em yêu của chị đã chịu bao nhiêu là đau khổ, nào ai biết, ai hay!
Trầm ơi, em hãy xác nhận lại em có còn là núm ruột liền với núm ruột chị không? Em có thương chị thật không? Em hãy nghe thật kỹ điều chị nói trong thư này: Mẹ đã mất từ khi em xa Việt
Trầm của chị, sau khi bàn thảo kỹ, mọi người đang chuẩn bị để Hạc, Luật Sư Hạc, liên lạc với luật sư Đài Loan sang tận Đài Loan, để… giải thoát cho em. Đã chuẩn bị sẵn số tiền nếu gia đình chồng em đòi hỏi – miễn sao cứu cho em thoát khỏi cảnh ngộ hiện nay. Tuy nhiên chị vẫn mong em vắn tắt xác nhận: Em còn yêu Hạc không? Em có muốn về lại quê hương không? Hạc ví em là viên ngọc quý. Riêng chị, em là một thiên thần nhỏ đã mang hạnh phúc cho mọi người. Kiếp đọa đày của em phải hết. Em phải trở lại thiên đường…
Sớm trả lời cho chị. Ôm em với tất cả nỗi nhớ!
Chị Lê Thùy Hương.
Trầm đọc tới đâu, nước mắt ràn rụa tới đó. Tim nàng nhói lên, “em còn yêu Hạc?”, trời ơi! Trầm ơi em có thể chết cho chàng cơ mà! Sao chị hỏi em một câu thừa thải!
Còn mẹ nữa, Mẹ mất thật rồi! Con đau đớn quá! Con sẽ về bên mộ mẹ thỏ thẻ kể cho mẹ nghe cuộc đời gian truân đau khổ của con… Mẹ! Yên giấc ngàn thu, nghe Mẹ!
Trong cơn vật vã tận cùng khổ đau và hạnh phúc, Trầm trấn tỉnh lại, mắt nàng như hoa lên thấy mình và Hạc tay trong tay đang tung tăng bên hồ sen Tịnh Tâm tại Huế, rồi bên bờ biển Thuận An, rồi trên cánh đồng cỏ non ngút ngàn xa tắp…
Tiếng cót két của ai đẩy cửa. Trầm nhét vội lá thư vào cạp quần. Bà mẹ chồng xuất hiện. Trầm nhìn bà, cười. Bà cũng cười đáp lại. Một nụ cười mà bao lâu nay giờ Trầm mới thấy, thật đẹp, thật dễ thương. Nụ cười của bà mẹ chồng khiến Trầm miên man trong hạnh phúc khi tưởng tượng nụ cười của mẹ Hạc trong tương lai chắc cũng dịu dàng dễ thương như thế…
Trầm đứng dậy, cầm tay bà mẹ chồng áp lên má, tỏ vẻ yêu thương. Bà ngẩn người rồi vỗ nhẹ lên vai Trầm ra ý hiểu nàng…
Và… hai người, hai tư tưởng mặc tình suy diễn./.
Thứ Năm, 17/06/2010 - 6:00 AM
“Phát điên” vì... mất điện
(Dân trí) - Trong khi trời oi bức và nắng nóng hầm hập tới 40 độ C và đã có văn bản yêu cầu “điều tiết” cấp Bộ khắp nơi trên cả nước tình trạng mất điện diễn ra liên miên cả ngày, thậm chí cả đêm khiến người người “phát điên”.
“Phơi mặt” trên trần nhà cả đêm
Sự nóng bức của thời tiết đã làm cho chị Thảo (ở số 1, ngõ 163, đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Hà Nội) - một bà bầu sắp đến tháng nằm ổ vốn đã mệt mỏi, nay phải sống trong tình cảnh mất điện liên miên, mất điện không được báo trước càng thêm uể oải.
Chị Thảo tâm sự: “Điện ở khu nhà tôi phập phù lúc có lúc không, thậm chí mất điện suốt đêm. Ở trong nhà nóng như cái lò, không thể nào ngủ được nên 2 vợ chồng tôi phải leo lên trần nhà ngồi “phơi mặt” ở đó cả đêm để hóng gió và quạt cho nhau.
Có điều hơi lạ là trong khi điện sinh hoạt của dân mất cả đêm thì điện cao áp ở ngoài đường vẫn sáng trưng, tôi không hiểu tại sao ngành điện không tiết giảm điện đường cho hợp lý hơn… Thức trắng đêm không được ngủ nên sáng ra đi làm cả 2 vợ chồng tôi đều mệt bã người!”.
Ở Hà Nội, nhà nhà mất điện, người người "ngao ngán" (ảnh: Tiến Nguyên)
Cũng trong cảnh mất điện, Nam (SV trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội) mệt mỏi: “Phòng trọ chật hẹp nên khi mất điện càng thêm ngột ngạt, chúng em đang ôn thi cuối kỳ nên vất vả lắm, toàn phải thắp nến để học. Phòng trọ của em có 3 người nên lên cái lịch luân phiên: 2 đứa học còn 1 đứa có trách nhiệm ngồi quạt cho mát…”
Mất điện, nhiều ngày nay gia đình nhà chị Hạnh (ở phường Mai Lĩnh, quận Hà Đông) phải “lôi” nhau ra hè nằm trải chiếu cả đêm. Chị Hạnh uể oải kể: “Nhà tôi mất điện từ 16h chiều 15/6 đến sáng 16/6 vẫn chưa có.
Điện mất suốt ngày đêm, quạt và đèn không thể nạp tích trữ được nên cả nhà nằm lũ lượt ở hiên nhà. Tôi và mẹ chồng đã 70 tuổi phải thức trắng đêm để thay nhau quạt cho con cho cháu. Thức đến 2, 3h sáng tôi có cảm thấy thời tiết càng nóng hơn, mồ hôi hột vã ra, cả nhà phờ phạc, tôi thực sự phát điên lên vì mất điện…”
Trong 1 tình cảnh khác, anh Long (ở huyện Gia Lâm) kể: “Điện lúc có lúc không, có khi chỉ mất một lát, nhiều hôm mất cả đêm. Tôi và đứa em đành đi dạo phố giữa đêm khuya. Anh em tôi cứ quần cộc áo phông, đội mũ bảo hiểm phóng trên phố. Xung quanh hàng xóm nhà nhà cũng đổ ra đường, chả ai muốn về nhà vì vừa nóng vừa tối”.
Vào nhà nghỉ "sơ tán" khẩn cấp
“Mất điện cả ngày cả đêm, nhà lại có trẻ nhỏ, sợ con ốm nên vợ chồng tôi phải chở nhau đi tới nhà người quen ở khu khác để “sơ tán” khẩn cấp. Mất điện liên tục trong 2 ngày nên những nhà nào không đi sơ tán thì mở cửa toang hoang, có nhiều người ra cổng ngồi “tụ tập” nói chuyện râm ran, ban đêm nhưng nhộn nhịp lắm ” - chị Lan (xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội) cho hay.
Thời cảnh mất điện, nhà chị Nhung (ở phố Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình) thỉnh thoảng lại “đón tiếp” mấy vị khách đặc biệt đến “tạm trú”. Chị Nhung chia sẻ: “Nhà tôi chỉ có 1 tầng “gói gọn” trong 40m2 nhưng những lúc “tối lửa tắt đèn” như thế này căn nhà lại trở nên rộng rãi khi trở thành nơi trú chân của nhiều người gặp hoạn nạn vì mất điện”.
Không có người thân để đi sơ tán, gia đình anh Hưng (ở phố Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên) nghĩ ra chiêu: “Đi nhà nghỉ”. “Gần 23h đêm thì bị mất điện, nóng quá không chịu được nên vợ chồng con cái lục tục dậy mặc quần áo chở nhau vào nhà nghỉ "sơ tán" khẩn cấp" - anh Hưng cho hay.
Mất điện, nhiều nhà hàng ở Hà Nội phải dùng nến để thắp sáng (ảnh: Tiến Nguyên)
Không chỉ tại nhà dân mà ở các cơ quan công sở cũng bị mất điện ngay trong giờ hành chính gây gián đoạn và ảnh hưởng rất nhiều tới tiến độ, hiệu quả công việc. Từ 9h sáng đến 11h trưa ngày 16/6, hàng loạt cơ quan công sở trên phố Tạ Quang Bửu như: Cục Nhà giáo, Cục Khảo thí (Bộ Giáo dục), các công ty truyền thông… nhân viên “nằm dài” trong văn phòng vì không có điện để làm việc.
Chị Quỳnh (làm việc trong toà nhà 8C, số 30 Tạ Quang Bửu, Hà Nội) cho biết: “Công việc của tôi lại liên quan đến máy tính và mạng internet thế nhưng ở cơ quan mất điện liên tục nên ngày nào tôi cũng phải chạy tứ tung khắp khu này khu khác để “ăn nhờ” điện!”
Mất điện, Cửa Lò thành… “hỏa lò” Nắng nóng tới 40 - 41 độ, “hưởng” thêm những gió Lào ngột ngạt, tưởng rằng “nằm im” trong nhà nghỉ, khách sạn là ổn nhưng khách đến khu du lịch Cửa Lò (Nghệ An) lại phải kêu trời khi 1 ngày mất điện tới 4 lần!? Chị Loan (khách du lịch ở Hà Nội) chia sẻ: “Cơ quan tôi từ Hà Nội vào Cửa Lò nghỉ mát, nhưng mát chả thấy đâu chỉ thấy nắng nóng như ở trong lò. Cả ngày tôi không ra khỏi khách sạn với mong muốn được hạ nhiệt nhờ máy điều hòa nhiệt độ thế nhưng khách sạn tôi ở 1 ngày bị cúp điện tới 4 lần”. Ở thị xã Cửa Lò, điện bị mất chủ yếu vào ban ngày, các nhà hàng, khách sạn chủ yếu phải dùng máy nổ, máy phát điện để “chiều lòng” thượng đế, tuy nhiên công suất hoạt động của máy chưa thể phục vụ hết nhu cầu của khách. Anh Bình (chủ 1 nhà hàng ăn uống ở thị xã Cửa Lò) cho biết: “Nhà hàng của tôi đông khách vào bậc nhất nhì khu này, nhưng khi mất điện thì chúng tôi chỉ có thể đáp ứng nhu cầu điện chạy quạt cho khách, còn điều hòa, máy lạnh thì phải cắt hết và đành kêu khách ráng chịu khổ vì máy móc không đủ công suất…” Khách du lịch đã ngộp thở vì mất điện nhưng người dân sống tại TP Vinh còn ngộp hơn khi cảnh thành phố phải “tắt đèn” diễn ra liên miên nhiều ngày nay. |
Châu Như Quỳnh
Giấy phép hoạt động báo điện tử Dân trí trên Internet số 1050/GP - BTTTT Hà Nội, ngày 15-07-2008.
Tòa soạn: Nhà 5, số 2 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04-736-6491.Fax: 04-736-6490
Email: info@dantri.com.vn. Website: http://www.dantri.com.vn
Tòa soạn: Nhà 5, số 2 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04-736-6491.Fax: 04-736-6490
Email: info@dantri.com.vn. Website: http://www.dantri.com.vn
Thứ Năm, 17/06/2010 - 2:43 AM
Hôm nay, Hà Nội lập kỷ lục nắng nóng
(Dân trí) - Hôm qua 16/6, nhiệt độ tại Hà Nội tăng đến 43 độ C. Tuy nhiên, hôm nay và ngày mai (17 - 18/6) nắng nóng tại Hà Nội còn vượt ngưỡng “khủng”.
Hà Nội nắng nóng vượt quá 43 độ C. (Ảnh minh họa)
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, trong 5 ngày qua do ảnh hưởng của vùng thấp nóng phía tây cùng với hiệu ứng gió phơn mạnh ở nam đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội và các tỉnh bắc và trung Trung Bộ đã xảy ra nắng nóng diện rộng, nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 38 độ C; nhiều nơi ở bắc Trung Bộ nhiệt độ cao nhất tới 38 - 40 độ C; Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 40,4 độ C; Tây Hiếu (Nghệ An) 40,3 độ C.
Hà Nội nhiệt độ lúc 13h ngày 16/3 đã lên tới là 38,6 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ thực tế đo được ngoài trời lên tới gần 43 độ C. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Lan Châu, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ: hôm nay và ngày mai (17 - 18/6) Hà Nội mới thực sự bước vào những ngày nắng nóng cao điểm nhất.
Dự báo, nền nhiệt (do trong lều khí tượng) sẽ vượt đến ngưỡng kỷ lục 40 độ C. Như vậy, nhiệt độ thực tế bên ngoài sẽ vượt đến ngưỡng 44 - 45 độ C.
Với trạng thái thời tiết này, người di chuyển ngoài trời cần chuẩn bị phương tiện chống nắng hữu hiệu, phòng tránh hiện tượng cảm, say nắng. Cùng đó, các tỉnh ven biển Trung Bộ cũng tiếp tục có nắng nóng trên diện rộng, nhiệt đô phổ biến trong khoảng 36 - 39 độ C; riêng các tỉnh bắc Trung Bộ có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến 38 - 40 độ C, có nơi trên 40 độ C.
Dự báo đợt nắng nóng diện rộng này sẽ còn kéo dài đến ngày 20/6. Sau đó, Bắc Bộ sẽ đón mưa rào và giông rải rác, có nơi mưa to. Theo thống kê của ngành khí tượng, từ đầu năm 2010 tới nay nước ta đã trải qua 6 đợt nắng nóng. Dự kiến sẽ còn tiếp diễn 6 - 7 đợt nóng nữa trong mùa hè này.
Phạm Thanh
Giấy phép hoạt động báo điện tử Dân trí trên Internet số 1050/GP - BTTTT Hà Nội, ngày 15-07-2008.
Tòa soạn: Nhà 5, số 2 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04-736-6491.Fax: 04-736-6490
Email: info@dantri.com.vn. Website: http://www.dantri.com.vn
Tòa soạn: Nhà 5, số 2 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04-736-6491.Fax: 04-736-6490
Email: info@dantri.com.vn. Website: http://www.dantri.com.vn
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét