Viên chức không nên làm việc theo chế độ hợp đồng 19/06/2010 18:35
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Viên chức không nên làm việc theo chế độ hợp đồng
19/06/2010 18:35
(HNMO) – Ngày 19-6, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật viên chức. Nội dung được nhiều đại biểu cho ý kiến là các vấn đề về hợp đồng làm việc, việc kéo dài thời gian làm việc của viên chức tuổi nghỉ hưu.
Viên chức Nhà nước không thể làm việc theo chế độ hợp đồng
Đại biểu Phạm Đức Châu - Quảng Trị cho rằng, viên chức Nhà nước không thể làm việc theo chế độ hợp đồng mà phải theo chế độ tuyển dụng.
“Chúng ta biết trong đơn vị hành chính sự nghiệp, đặc biệt là sự nghiệp công thì quan hệ giữa người lãnh đạo của đơn vị đó và viên chức thực chất là quan hệ hành chính, mà phương pháp điều chỉnh của nó rất khác với quan hệ hợp đồng lao động là quyền lực phục tùng, mệnh lệnh. Còn nếu như ký hợp đồng thì phương pháp điều chỉnh của nó chủ yếu là phương pháp thỏa thuận. Cho nên vấn đề này về mặt lý luận nó không đúng”, đại biểu Châu nói.
Cũng theo đại biểu Châu, bản chất của hợp đồng là thỏa thuận, trong khi đó thực chất, viên chức Nhà nước đang hưởng tất cả các chế độ đó theo quy định của Nhà nước, chứ không phải theo sự thỏa thuận của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Thực tiễn từ năm 2003 sau khi có Nghị định 116 và thông tư hướng dẫn đến nay thì những người lao động đã làm việc trước năm 2003 không phải ký hợp đồng lao động, còn sau đó có đơn vị ký, có đơn vị không. Mà Chính phủ chưa có báo cáo nào để nói về cái được và cái không được của chế độ hợp đồng lao động làm việc của viên chức. Nhưng qua thực tế, rõ ràng viên chức rất không đồng tình với chế độ làm việc theo hợp đồng và họ cảm thấy bị phân biệt đối xử khi cùng trình độ đào tạo, khi cùng chế độ thi tuyển, xét tuyển, khi cùng làm việc nhà nước, phục vụ nhân dân.
Cùng quan điểm, đại biểu Đinh Xuân Thảo - Kiên Giang cho rằng, nếu luật này đưa ra khái niệm hợp đồng thì sẽ phải sửa một loạt văn bản pháp luật khác cho thống nhất, nếu không sẽ khó thực hiện chế độ hợp đồng đối với một số người trước đây là cán bộ, công chức, sẽ nảy sinh về mặt tâm lý như bị hạ cấp, bị mất đi vị thế pháp lý mà họ được hưởng lâu nay...
“Tôi đề nghị trong dự thảo luật cần ghi rõ quan niệm hợp đồng chỉ là quan hệ nội bộ của cơ quan giữa người sử dụng viên chức viên chức còn phải có quy định về quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp của viên chức và coi đó là căn cứ pháp lý về mặt địa vị pháp lý của viên chức trong quan hệ hành chính để thực hiện các chế độ nói chung với cán bộ, công chức của nhà nước. Ví dụ như việc cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ nếu để hợp đồng như quy định hiện nay chắc chắn là không được và nó sẽ liên quan đến việc bổ nhiệm, đề bạt vào các chức danh, chức vụ khác nữa. Đề nghị phải nghiên cứu thêm việc này”, đại biểu Thảo nói.
Đại biểu Trần Việt Hưng - Hoà Bình góp ý về việc ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng lao động. Đại biểu Hưng tán thành với 4 trường hợp, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức như trong dự thảo luật nhưng đề nghị bổ sung thêm một quy định là trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải trao đổi và thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nơi viên chức đó làm việc theo đúng quy định của Bộ luật lao động.
Về quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng phải thông báo trước bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trước đó ít nhất là 45 ngày, theo đại biểu Hưng, như vậy là chưa phù hợp với quy định của Bộ luật lao động, bởi thời hạn 45 ngày như dự thảo luật quy định chỉ áp dụng đối với trường hợp hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Viên chức Nhà nước không thể làm việc theo chế độ hợp đồng
Đại biểu Phạm Đức Châu - Quảng Trị cho rằng, viên chức Nhà nước không thể làm việc theo chế độ hợp đồng mà phải theo chế độ tuyển dụng.
“Chúng ta biết trong đơn vị hành chính sự nghiệp, đặc biệt là sự nghiệp công thì quan hệ giữa người lãnh đạo của đơn vị đó và viên chức thực chất là quan hệ hành chính, mà phương pháp điều chỉnh của nó rất khác với quan hệ hợp đồng lao động là quyền lực phục tùng, mệnh lệnh. Còn nếu như ký hợp đồng thì phương pháp điều chỉnh của nó chủ yếu là phương pháp thỏa thuận. Cho nên vấn đề này về mặt lý luận nó không đúng”, đại biểu Châu nói.
Cũng theo đại biểu Châu, bản chất của hợp đồng là thỏa thuận, trong khi đó thực chất, viên chức Nhà nước đang hưởng tất cả các chế độ đó theo quy định của Nhà nước, chứ không phải theo sự thỏa thuận của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Thực tiễn từ năm 2003 sau khi có Nghị định 116 và thông tư hướng dẫn đến nay thì những người lao động đã làm việc trước năm 2003 không phải ký hợp đồng lao động, còn sau đó có đơn vị ký, có đơn vị không. Mà Chính phủ chưa có báo cáo nào để nói về cái được và cái không được của chế độ hợp đồng lao động làm việc của viên chức. Nhưng qua thực tế, rõ ràng viên chức rất không đồng tình với chế độ làm việc theo hợp đồng và họ cảm thấy bị phân biệt đối xử khi cùng trình độ đào tạo, khi cùng chế độ thi tuyển, xét tuyển, khi cùng làm việc nhà nước, phục vụ nhân dân.
Cùng quan điểm, đại biểu Đinh Xuân Thảo - Kiên Giang cho rằng, nếu luật này đưa ra khái niệm hợp đồng thì sẽ phải sửa một loạt văn bản pháp luật khác cho thống nhất, nếu không sẽ khó thực hiện chế độ hợp đồng đối với một số người trước đây là cán bộ, công chức, sẽ nảy sinh về mặt tâm lý như bị hạ cấp, bị mất đi vị thế pháp lý mà họ được hưởng lâu nay...
“Tôi đề nghị trong dự thảo luật cần ghi rõ quan niệm hợp đồng chỉ là quan hệ nội bộ của cơ quan giữa người sử dụng viên chức viên chức còn phải có quy định về quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp của viên chức và coi đó là căn cứ pháp lý về mặt địa vị pháp lý của viên chức trong quan hệ hành chính để thực hiện các chế độ nói chung với cán bộ, công chức của nhà nước. Ví dụ như việc cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ nếu để hợp đồng như quy định hiện nay chắc chắn là không được và nó sẽ liên quan đến việc bổ nhiệm, đề bạt vào các chức danh, chức vụ khác nữa. Đề nghị phải nghiên cứu thêm việc này”, đại biểu Thảo nói.
Đại biểu Trần Việt Hưng - Hoà Bình góp ý về việc ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng lao động. Đại biểu Hưng tán thành với 4 trường hợp, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức như trong dự thảo luật nhưng đề nghị bổ sung thêm một quy định là trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải trao đổi và thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nơi viên chức đó làm việc theo đúng quy định của Bộ luật lao động.
Về quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng phải thông báo trước bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trước đó ít nhất là 45 ngày, theo đại biểu Hưng, như vậy là chưa phù hợp với quy định của Bộ luật lao động, bởi thời hạn 45 ngày như dự thảo luật quy định chỉ áp dụng đối với trường hợp hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Nên có quy định về kéo dài thời gian làm việc sau nghỉ hưu
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào - TP Hà Nội hoàn toàn ủng hộ việc cần phải bàn đến việc viên chức đến tuổi nghỉ hưu được tiếp tục làm việc.
“Ở đây có một sự hiểu lầm ở một số đại biểu cho rằng kéo dài tuổi nghỉ hưu. Ở đây không phải kéo dài tuổi nghỉ hưu mà kéo dài thời gian làm việc khi đến tuổi nghỉ hưu. Như vậy luật này vẫn tôn trọng Luật lao động là cứ 60 tuổi là nghỉ hưu đối với nam và 55 đối với nữ”, đại biểu Đào nói.
Theo đại biểu Đào, nên khai thác toàn bộ năng lực trí tuệ của những người khi đã đến tuổi nghỉ hưu được tiếp tục làm việc và họ phải làm việc theo hợp đồng lao động 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm, thậm chí 10 năm đối với những nghệ nhân, nghệ sĩ và những lĩnh vực đặc thù và họ ký hợp đồng với đơn vị sử dụng.
“Tôi cho chuyện đó hết sức bình thường, nhằm khai thác toàn bộ năng lực xã hội, do vậy tôi ủng hộ phương án này”, đại biểu Đào nói.
Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hòa - Bắc Ninh đồng tình với việc cần thiết đưa quy định này vào luật.
“Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật cho là không nên đặt vấn đề kéo dài thời gian làm việc với viên chức và đưa ra một lý lẽ giải thích là viên chức có quyền nghỉ hưu, tôi thấy lý lẽ này chưa thuyết phục. Bởi vì, đã gọi là quyền thì người ta có thể thực hiện và người ta có thể từ chối không nhận quyền đó”, đại biểu Hòa nói.
Tuy nhiên, để việc kéo dài thời gian làm việc của viên chức cũng được quy định một cách chặt chẽ và tránh tùy tiện, cảm tính của người đứng đầu và cũng không gây một tâm lý e ngại, ngại ngùng đối với các viên chức, nhất là đối với các viên chức nữ, đại biểu Hòa cho rằng, dự thảo cần có một quy định cụ thể, chỉ kéo dài thời gian làm việc đối với một số nhóm viên chức nhất định có trình độ chuyên môn cao hoặc có những kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt.
Đại biểu Nguyễn Thị Sáng - Tiền Giang cũng tán thành việc kéo dài thời gian làm việc của những người có học vị và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, thực sự có tài năng, được tổ chức, đơn vị thừa nhận, đặc biệt là đơn vị đó phải thực sự có nhu cầu, viên chức phải có đơn tự nguyện và có đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc.
“Tôi đề nghị luật cũng phải quy định rõ điều kiện nguyên tắc trình tự, thủ tục của việc kéo dài thêm thời gian làm việc của viên chức, chế độ, chính sách của viên chức sau khi thực hiện kéo dài thời gian làm việc, bổ sung một khoản quy định về tuổi nghỉ hưu của một số loại viên chức, chẳng hạn như viên chức trong ngành giáo dục, ngành y tế…”, đại biểu Sáng nói.
V.A
Bản quyền © 2003-2010 Báo Hànộimới - CQCQ: Thành ủy Hà Nội
Giấy phép số 184/GP-BVHTT, cấp ngày: 17/03/2003. Tổng biên tập: TÔ QUANG PHÁN
Địa chỉ: 44 Lê Thái Tổ - Hà Nội . ĐT (04) 38253067 – 39287445 . Fax: (04) 39287445 . Email:webmaster@hanoimoi.com.vn
Ghi rõ nguồn "Báo Hànộimới" khi phát hành lại thông tin từ website này.
Liên hệ quảng cáo báo Hànộimới điện tử: Công ty Cổ Phần Truyền Thông Cộng Đồng
Điện thoại: 04.393.69918 Fax: 04.393.69919 . Website: www.nccorp.vn . Email: quangcao@nccorp.vn
Sáng nay 9:21 AM Chủ Nhật ngày 20/6/2010 Hải đưa cậu Ngọc Bích xuống Bún Thượng mời thất tuần mợ Phương, Tháp vào trăm ngày cụ Ba Tý, lát nữa mình vào ăn cơm sau...Trời vẫn nắng nóng, tuy có giảm so với hôm qua, mình tìm được cách lấy văn bản mới của Google, rất đơn giản...
Chử Đồng Tử
Tác giả: Khuyết Danh
Ngày xưa, vua Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước. Được vua cha nuông chiều, mỗi năm vào độ mùa xuân Tiên Dung ngồi thuyền du ngoạn, có khi ra tận ngoài biển, lắm lúc mê cảnh đẹp quên về.
Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và con trai tên là Chử Đồng Tử. Hai cha con thương mến nhau rất thắm thiết. Nhà họ Chử vốn nghèo lại càng thêm sa sút sau một trận cháy, trong nhà chỉ còn mỗi một chiếc khố. Hai cha con phải thay phiên nhau mà mặc mỗi khi ra ngoài. Khi người cha bị bệnh nặng sắp mất, dặn con giữ khố lại, còn cứ chôn mình xác trần. Chử Đồng Tử không nỡ để cha chết trần truồng, dùng chiếc khố độc nhất liệm cha mà đem chôn. Từ đó Chử Đồng Tử không có gì che thân, đợi đến đêm mới đi ra câu cá, ban ngày thì dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền để bán cá hoắc xin ăn.
Một hôm, thuyền rồng chở công chúa Tiên Dung đến vùng đó. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy cờ quạt, người hầu rầm rộ, Chử Đồng Tử hoảng sợ, chui vào bụi lau ở bãi cát bờ sông, nấp mình xuống đó rồi phủ cát lên che người.
Thuyền rồng ghé vào bờ, Tiên Dung lên chơi trên bãi, thấy cảnh thanh tú, sai người hầu quây màn ở bụi lau để làm nơi cho mình tắm, đúng ngay vào chỗ Chử Đồng Tử nấp. Đến khi Tiên Dung xối nước, cát trôi để lộ thân hình trần truồng của người trai lạ. Nàng ngạc nhiên hỏi chuyện mới rõ tình cảnh của Chử Đồng Tử, nghĩ ngợi bảo chàng:
"Tôi đã định không lấy chồng, nay tình cờ gặp anh thế này, chắc do là trời xui khiến. Anh dậy mà tắm rửa đi!"
Rồi Tiên Dung lấy quần áo trao cho Chử Đồng Tử mặc để cùng xuống thuyền ăn uống. Người ở trên thuyền hiểu chuyện, cho là một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Tiên Dung nghĩ là duyên tiền định, đòi kết làm vợ chồng. Chử Đồng Tử cho là phận mình thấp hèn, không dám nhận lời, Tiên Dung nói:
"Đây là do trời tác hợp, sao anh lại từ chối"?
Rồi hôn lễ giữa nàng công chúa với anh chàng trần như nhộng cử hành ngay trên sông.
Tin đưa về kinh đô, Hùng Vương giận dữ nói với triều thần: "Con gái ta không kể danh tiết, hạ giá lấy kẻ nghèo hèn, còn mặt mũi nào mà trông thấy ta nữa. Từ nay mặc cho nó muốn đi đâu thì đi, không được về cung". Tiên Dung biết vua cha tức giận, sợ không dám về, bèn cùng chồng mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Lâu dần mở mang thành chợ lớn, gọi là chợ Hà Thám, có phố xá khách buôn nước ngoài lui tới giao thương ngày càng phồn thịnh.
Một hôm có khách buôn bán đến rủ Tiên Dung đem vàng cùng ra nước ngoài mua hàng về bán sẽ có lãi to. Tiên Dung mới bảo chồng rằng: "Chúng ta lấy nhau là do trời định, cơm áo cũng do trời cho. Vậy việc này âu cũng là trời xui khiến, chúng ta nên làm".
Chử Đồng Tử bèn cùng khách buôn nọ ra đi. Đến một hòn núi giữa biển gọi là núi Quỳnh Tiên, thuyền ghé lấy nước ngọt, Chử Đồng Tử vui chân trèo lên cái am nhỏ trên núi gặp một đạo sĩ trẻ tên là Phật Quang. Chuyện trò ý hợp tâm đầu, Chử Đồng Tử theo lời Phật Quang giao vàng nhờ khách buôn đi mua hàng còn mình thì ở lại đây học đạo.
Đến khi thuyền trở lại, Chử Đồng Tử theo về đất liền. Khi từ giã, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cái gậy, một cái nón và bảo: "Đây là vật thần thông".
Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán để cùng chồng đi tìm thày học đạo.
Một hôm trời tối, hai vợ chồng đi đã mệt mà chưa thấy nhà cửa đâu, mới dừng bước lại, cầm gậy che nón nằm dưới mà nghỉ. Vào khoảng nửa đêm, tự nhiên chỗ ấy nổi lên thành quách, cung điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa, không thiếu một thứ gì. Lại thêm tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ lính hầu xum xít quanh hai vợ chồng.
Sáng hôm sau, dân ở quanh vùng đều lấy làm kinh dị, mang hương hoa thực phẩm đến xin làm tôi. Họ vào thành thấy các quan văn võ, lính tráng tấp nập đông đảo như một nước riêng.
Hùng Vương được tin báo cho là con gái làm loạn, vội phái quân đi đánh. Đoàn quân sĩ nhà vua gần tới nơi, bộ hạ Tiên Dung xin ra chống cự, nàng cười mà bảo rằng:
"Tất cả mọi việc đều do ở trời chứ không phải tự ta. Ta đâu dám cự lại phụ vương. Sống hay chết đều nhờ ở trời, dẫu ta có bị phụ vương giết cũng không dám oán hận".
Trời đã tối, quân của Hùng Vương không kịp tấn công, dừng lại đóng ở bãi Tự Nhiên, cách đối phương một con sông lớn. Đến nửa đêm trời bỗng nổi bão, sóng gió cuồn cuộn, nhổ cây ở bãi, đại quân của Hùng Vương rối loạn. Trong chốc lát thành quách cung điện và bộ hạ của hai vợ chồng Tiên Dung đều bay cả lên trời. Sáng hôm sau, người ta kinh dị thấy chỗ đó đã hóa thành một cái đầm lớn. Dân chúng bèn lập đền thờ để cúng tế hàng năm, gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ (Một đêm), thuộc phủ Khoái Châu (Hưng Yên).
Về sau, Triệu Quang Phục chống nhau với quân nhà Lương, lấy đầm này làm chỗ ẩn nấp để đánh nhau trong mấy năm trời. Đêm đêm quân của Quang Phục cỡi thuyền độc mộc tiến ra đánh úp làm cho quân giặc mỗi ngày một hao tổn. Một hôm Quang Phục lập đàn cầu thần phù hộ, bỗng thấy Chử Đồng Tử cỡi rồng giáng xuống hứa giúp diệt giặc, rồi trao cho Quang Phục một chiếc móng rồng bảo gắn vào mũ để làm bùa thiêng.
Trận đó quả nhiên đại thắng, Quang Phục giết được tướng nhà Lương, quân giặc tan vỡ. Họ Triệu tự lập làm vua, tức là Triệu Việt Vương.
*
Có thuyết kể rằng vị tổ sư nội đạo, Chử Đồng Tử, còn có một người vợ thứ hai. Ở làng Đa Hòa, phủ Khoái Châu (Hưng Yên), nơi có đền lớn thờ phượng Chử Đồng Tử, dân chúng truyền rằng sau khi công chúa Tiên Dung đắc đạo, hai vợ chồng đi viếng các danh lam thắng cảnh trong nước.
Khi đến địa phận làng Ông Đình (phủ Khoái Châu), họ gặp trước chùa Cổ Kính một cô gái mười tám, mười chín tuổi, đẹp như chim én bay. Tiên Dung trỏ cô gái mà bảo chồng rằng:
"Mình muốn lấy con người đẹp ấy làm thiếp không"?
Chử Đồng Tử mỉm cười không nói, Tiên Dung hiểu ý chồng, một mình tiến lại gần cô gái quê, ngỏ lời:
"Cô ơi, cô là tiên hay người trần? Cô là thần gió hay thần hoa? Chồng tôi là kẻ lỗi lạc xuất chúng, cô có nhận lời làm vợ thứ hai cũng không phải là không xứng đáng. Mặc dù là công chúa tôi không kiêu hãnh, ghen tuông như kẻ thường tình. Nếu chúng ta được kết làm chị em thì thật là sung sướng cho tôi!"
Cô gái đáp:
"Thật ra tôi là tiên nữ ở Tây điện, đội lốt người phàm. Hai người đã thành đạo, cuộc gặp gỡ hôm nay giữa chúng ta phải chăng là do ý trời định hay là sự tình cờ của kẻ thế gian"?
Tiên Dung nói:
"Đúng là do trời định! Song le người ta thường dự định rồi nhờ trời tác thành: trong sự quyết định của trời cũng có phần của người can dự vào!"
Đoạn hai người thề nguyền kết làm chị em, rồi ra mắt Chử Đồng Tử. Chử Đồng Tử liền bày tiệc lớn, rước cô vợ đẹp thứ hai về ở chung với Tiên Dung.
Cũng theo thuyết kể trên, Chử Đồng Tử và hai vợ đã nổi danh chữa bệnh rất tài tình. Vào thuở ấy, ở làng Ông Đình, có năm sáu xác chết sắp chôn. Đồng Tử nói cùng với hai vợ rằng:
"Tôi đã học được phép Đạo có thể làm cho người chết sống lại. Giờ tôi muốn cứu những người sắp đem chôn kia. Hai nàng có muốn theo tôi không"?
Người vợ thứ đáp:
"Cứu người là một việc lành, sao chị em chúng tôi lại không đi theo mình"?
Khi đến nơi, Đồng Tử niệm thần chú rồi lấy gậy trỏ vào xác chết. Tức thì các người chết sống lại, đòi ăn uống. Mọi người mừng rỡ, mời Đồng tử, công chúa Tiên Dung và Tiên Nữ Tây điện về nhà để tạ ơn. Dân làng mang đến nhiều tặng phẩm trọng thể, thưa rằng:
"Trong xã chúng tôi hiện đang có nhiều người bệnh sắp chết lối trên một trăm người".
Đồng Tử bảo:
"Đợi cho họ chết rồi tôi sẽ cứu họ".
Người vợ thứ mỉm cười nói với chồng:
"Mình cứu được người chết sống lại, nhưng không biết cách chữa cho người bệnh. Em có phương trị khỏi bệnh cho hàng ngàn người một lúc".
Đồng Tử và Tiên Dung yêu cầu Tiên Nữ thi hành bí quyết màu nhiệm. Người vợ thứ lấy giấy trắng, viết chữ son lên, rồi đốt thành tro đem hòa vào nước lã. Người bệnh uống thứ nước này vào thì khỏi ngay. Trước việc màu nhiệm này, dân làng sụp lạy Đồng Tử và hai bà vợ, nhận họ làm cứu tinh, và tôn lên làm minh chủ. Ba vợ chồng khước từ ra đi.
Để ghi ơn, dân làng Ông Đình bèn lập đền thờ ba người, ngày nay hãy còn hương khói.
Dân làng Đồng Tảo, ở cùng phủ Khoái Châu, cũng thờ Chử Đồng Tử, song lại không nhìn nhận người vợ thứ. Trong đền thờ, bên trái Chử Đồng Tử, người ta đặt tượng công chúa Tiên Dung, còn bên phải, thay vì tiên nữ Tây điện, là cô gái Ngải Hòa, theo sự tích sau đây:
"Nàng là con gái của một người làm ruộng ở làng Đồng Tảo. Vào năm mười lăm tuổi, khi công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử lên trời, nàng đang cắt lúa ngoài đồng. Thấy hai người bay lên không, nàng bỏ cả liềm hái để theo. Trong vùng người ta kể chuyện lại như vậy. Nhưng cha mẹ nàng và dân làng không tin. Một hôm, chiếc yếm của nàng thường mặc từ trên mây rơi xuống. Dân làng thấy sự màu nhiệm ấy bèn lập đền thờ, còn đến ngày nay".
Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và con trai tên là Chử Đồng Tử. Hai cha con thương mến nhau rất thắm thiết. Nhà họ Chử vốn nghèo lại càng thêm sa sút sau một trận cháy, trong nhà chỉ còn mỗi một chiếc khố. Hai cha con phải thay phiên nhau mà mặc mỗi khi ra ngoài. Khi người cha bị bệnh nặng sắp mất, dặn con giữ khố lại, còn cứ chôn mình xác trần. Chử Đồng Tử không nỡ để cha chết trần truồng, dùng chiếc khố độc nhất liệm cha mà đem chôn. Từ đó Chử Đồng Tử không có gì che thân, đợi đến đêm mới đi ra câu cá, ban ngày thì dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền để bán cá hoắc xin ăn.
Một hôm, thuyền rồng chở công chúa Tiên Dung đến vùng đó. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy cờ quạt, người hầu rầm rộ, Chử Đồng Tử hoảng sợ, chui vào bụi lau ở bãi cát bờ sông, nấp mình xuống đó rồi phủ cát lên che người.
Thuyền rồng ghé vào bờ, Tiên Dung lên chơi trên bãi, thấy cảnh thanh tú, sai người hầu quây màn ở bụi lau để làm nơi cho mình tắm, đúng ngay vào chỗ Chử Đồng Tử nấp. Đến khi Tiên Dung xối nước, cát trôi để lộ thân hình trần truồng của người trai lạ. Nàng ngạc nhiên hỏi chuyện mới rõ tình cảnh của Chử Đồng Tử, nghĩ ngợi bảo chàng:
"Tôi đã định không lấy chồng, nay tình cờ gặp anh thế này, chắc do là trời xui khiến. Anh dậy mà tắm rửa đi!"
Rồi Tiên Dung lấy quần áo trao cho Chử Đồng Tử mặc để cùng xuống thuyền ăn uống. Người ở trên thuyền hiểu chuyện, cho là một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Tiên Dung nghĩ là duyên tiền định, đòi kết làm vợ chồng. Chử Đồng Tử cho là phận mình thấp hèn, không dám nhận lời, Tiên Dung nói:
"Đây là do trời tác hợp, sao anh lại từ chối"?
Rồi hôn lễ giữa nàng công chúa với anh chàng trần như nhộng cử hành ngay trên sông.
Tin đưa về kinh đô, Hùng Vương giận dữ nói với triều thần: "Con gái ta không kể danh tiết, hạ giá lấy kẻ nghèo hèn, còn mặt mũi nào mà trông thấy ta nữa. Từ nay mặc cho nó muốn đi đâu thì đi, không được về cung". Tiên Dung biết vua cha tức giận, sợ không dám về, bèn cùng chồng mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Lâu dần mở mang thành chợ lớn, gọi là chợ Hà Thám, có phố xá khách buôn nước ngoài lui tới giao thương ngày càng phồn thịnh.
Một hôm có khách buôn bán đến rủ Tiên Dung đem vàng cùng ra nước ngoài mua hàng về bán sẽ có lãi to. Tiên Dung mới bảo chồng rằng: "Chúng ta lấy nhau là do trời định, cơm áo cũng do trời cho. Vậy việc này âu cũng là trời xui khiến, chúng ta nên làm".
Chử Đồng Tử bèn cùng khách buôn nọ ra đi. Đến một hòn núi giữa biển gọi là núi Quỳnh Tiên, thuyền ghé lấy nước ngọt, Chử Đồng Tử vui chân trèo lên cái am nhỏ trên núi gặp một đạo sĩ trẻ tên là Phật Quang. Chuyện trò ý hợp tâm đầu, Chử Đồng Tử theo lời Phật Quang giao vàng nhờ khách buôn đi mua hàng còn mình thì ở lại đây học đạo.
Đến khi thuyền trở lại, Chử Đồng Tử theo về đất liền. Khi từ giã, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cái gậy, một cái nón và bảo: "Đây là vật thần thông".
Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán để cùng chồng đi tìm thày học đạo.
Một hôm trời tối, hai vợ chồng đi đã mệt mà chưa thấy nhà cửa đâu, mới dừng bước lại, cầm gậy che nón nằm dưới mà nghỉ. Vào khoảng nửa đêm, tự nhiên chỗ ấy nổi lên thành quách, cung điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa, không thiếu một thứ gì. Lại thêm tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ lính hầu xum xít quanh hai vợ chồng.
Sáng hôm sau, dân ở quanh vùng đều lấy làm kinh dị, mang hương hoa thực phẩm đến xin làm tôi. Họ vào thành thấy các quan văn võ, lính tráng tấp nập đông đảo như một nước riêng.
Hùng Vương được tin báo cho là con gái làm loạn, vội phái quân đi đánh. Đoàn quân sĩ nhà vua gần tới nơi, bộ hạ Tiên Dung xin ra chống cự, nàng cười mà bảo rằng:
"Tất cả mọi việc đều do ở trời chứ không phải tự ta. Ta đâu dám cự lại phụ vương. Sống hay chết đều nhờ ở trời, dẫu ta có bị phụ vương giết cũng không dám oán hận".
Trời đã tối, quân của Hùng Vương không kịp tấn công, dừng lại đóng ở bãi Tự Nhiên, cách đối phương một con sông lớn. Đến nửa đêm trời bỗng nổi bão, sóng gió cuồn cuộn, nhổ cây ở bãi, đại quân của Hùng Vương rối loạn. Trong chốc lát thành quách cung điện và bộ hạ của hai vợ chồng Tiên Dung đều bay cả lên trời. Sáng hôm sau, người ta kinh dị thấy chỗ đó đã hóa thành một cái đầm lớn. Dân chúng bèn lập đền thờ để cúng tế hàng năm, gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ (Một đêm), thuộc phủ Khoái Châu (Hưng Yên).
Về sau, Triệu Quang Phục chống nhau với quân nhà Lương, lấy đầm này làm chỗ ẩn nấp để đánh nhau trong mấy năm trời. Đêm đêm quân của Quang Phục cỡi thuyền độc mộc tiến ra đánh úp làm cho quân giặc mỗi ngày một hao tổn. Một hôm Quang Phục lập đàn cầu thần phù hộ, bỗng thấy Chử Đồng Tử cỡi rồng giáng xuống hứa giúp diệt giặc, rồi trao cho Quang Phục một chiếc móng rồng bảo gắn vào mũ để làm bùa thiêng.
Trận đó quả nhiên đại thắng, Quang Phục giết được tướng nhà Lương, quân giặc tan vỡ. Họ Triệu tự lập làm vua, tức là Triệu Việt Vương.
*
Có thuyết kể rằng vị tổ sư nội đạo, Chử Đồng Tử, còn có một người vợ thứ hai. Ở làng Đa Hòa, phủ Khoái Châu (Hưng Yên), nơi có đền lớn thờ phượng Chử Đồng Tử, dân chúng truyền rằng sau khi công chúa Tiên Dung đắc đạo, hai vợ chồng đi viếng các danh lam thắng cảnh trong nước.
Khi đến địa phận làng Ông Đình (phủ Khoái Châu), họ gặp trước chùa Cổ Kính một cô gái mười tám, mười chín tuổi, đẹp như chim én bay. Tiên Dung trỏ cô gái mà bảo chồng rằng:
"Mình muốn lấy con người đẹp ấy làm thiếp không"?
Chử Đồng Tử mỉm cười không nói, Tiên Dung hiểu ý chồng, một mình tiến lại gần cô gái quê, ngỏ lời:
"Cô ơi, cô là tiên hay người trần? Cô là thần gió hay thần hoa? Chồng tôi là kẻ lỗi lạc xuất chúng, cô có nhận lời làm vợ thứ hai cũng không phải là không xứng đáng. Mặc dù là công chúa tôi không kiêu hãnh, ghen tuông như kẻ thường tình. Nếu chúng ta được kết làm chị em thì thật là sung sướng cho tôi!"
Cô gái đáp:
"Thật ra tôi là tiên nữ ở Tây điện, đội lốt người phàm. Hai người đã thành đạo, cuộc gặp gỡ hôm nay giữa chúng ta phải chăng là do ý trời định hay là sự tình cờ của kẻ thế gian"?
Tiên Dung nói:
"Đúng là do trời định! Song le người ta thường dự định rồi nhờ trời tác thành: trong sự quyết định của trời cũng có phần của người can dự vào!"
Đoạn hai người thề nguyền kết làm chị em, rồi ra mắt Chử Đồng Tử. Chử Đồng Tử liền bày tiệc lớn, rước cô vợ đẹp thứ hai về ở chung với Tiên Dung.
Cũng theo thuyết kể trên, Chử Đồng Tử và hai vợ đã nổi danh chữa bệnh rất tài tình. Vào thuở ấy, ở làng Ông Đình, có năm sáu xác chết sắp chôn. Đồng Tử nói cùng với hai vợ rằng:
"Tôi đã học được phép Đạo có thể làm cho người chết sống lại. Giờ tôi muốn cứu những người sắp đem chôn kia. Hai nàng có muốn theo tôi không"?
Người vợ thứ đáp:
"Cứu người là một việc lành, sao chị em chúng tôi lại không đi theo mình"?
Khi đến nơi, Đồng Tử niệm thần chú rồi lấy gậy trỏ vào xác chết. Tức thì các người chết sống lại, đòi ăn uống. Mọi người mừng rỡ, mời Đồng tử, công chúa Tiên Dung và Tiên Nữ Tây điện về nhà để tạ ơn. Dân làng mang đến nhiều tặng phẩm trọng thể, thưa rằng:
"Trong xã chúng tôi hiện đang có nhiều người bệnh sắp chết lối trên một trăm người".
Đồng Tử bảo:
"Đợi cho họ chết rồi tôi sẽ cứu họ".
Người vợ thứ mỉm cười nói với chồng:
"Mình cứu được người chết sống lại, nhưng không biết cách chữa cho người bệnh. Em có phương trị khỏi bệnh cho hàng ngàn người một lúc".
Đồng Tử và Tiên Dung yêu cầu Tiên Nữ thi hành bí quyết màu nhiệm. Người vợ thứ lấy giấy trắng, viết chữ son lên, rồi đốt thành tro đem hòa vào nước lã. Người bệnh uống thứ nước này vào thì khỏi ngay. Trước việc màu nhiệm này, dân làng sụp lạy Đồng Tử và hai bà vợ, nhận họ làm cứu tinh, và tôn lên làm minh chủ. Ba vợ chồng khước từ ra đi.
Để ghi ơn, dân làng Ông Đình bèn lập đền thờ ba người, ngày nay hãy còn hương khói.
Dân làng Đồng Tảo, ở cùng phủ Khoái Châu, cũng thờ Chử Đồng Tử, song lại không nhìn nhận người vợ thứ. Trong đền thờ, bên trái Chử Đồng Tử, người ta đặt tượng công chúa Tiên Dung, còn bên phải, thay vì tiên nữ Tây điện, là cô gái Ngải Hòa, theo sự tích sau đây:
"Nàng là con gái của một người làm ruộng ở làng Đồng Tảo. Vào năm mười lăm tuổi, khi công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử lên trời, nàng đang cắt lúa ngoài đồng. Thấy hai người bay lên không, nàng bỏ cả liềm hái để theo. Trong vùng người ta kể chuyện lại như vậy. Nhưng cha mẹ nàng và dân làng không tin. Một hôm, chiếc yếm của nàng thường mặc từ trên mây rơi xuống. Dân làng thấy sự màu nhiệm ấy bèn lập đền thờ, còn đến ngày nay".
Chủ Nhật, 20/06/2010 - 7:16 AM
Hình ảnh “sau trang báo” của cán bộ, phóng viên Dân trí
(Dân trí) - Một số hình ảnh Dân trí chia sẻ dưới đây là công việc thường ngày của cán bộ, PV Dân trí trên khắp nẻo đường tác nghiệp. Hình ảnh “sau trang báo” này sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu thêm về “hậu trường” công việc của cán bộ, phóng viên Dân trí.
Với ước nguyện cao nhất của tờ báo, mang đến cho đông đảo bạn đọc những thông tin sốt dẻo, chính xác, cập nhật phút, từng giờ, tập thể cán bộ, phóng viên đã không ngừng học hỏi và ngày đêm phải đương đầu với biết những căng thẳng trong việc chọn lọc thông tin.
TBT Báo Dân trí Phạm Huy Hoàn và PTBT Nguyễn Lương Phán trong buổi giao ban sáng thứ 2 hàng tuần
PV tại Kon Tum "thử nghiệm" đu người qua sông Pô Kô
Phóng viên báo Dân trí kịp thời có mặt tại vùng lũ quét ở Khên Lền, Pác Nặm, Bắc Kạn, năm 2009
PV Tuấn Hợp trong chuyến đi trao quà bạn đọc tới trợ giúp đồng bào chịu nhiều mất mát do thiên tai, ngay khi xảy ra vụ lũ quét tại Khên Lền
Bạn đọc báo dân trí ủng hộ và chia sẻ các hoàn cảnh khó khăn và đồng bào nghèo trên cả nước
Sau khi thu thập tin tức, các phóng viên lại căng thẳng chọn lọc để hoàn chỉnh bài vở đưa đến bạn đọc
PV Khánh Hiền (VP Đà Nẵng) trên đường công tác về vùng bão lũ Phú Yên sau cơn bão số 9 năm 2009
TBT Phạm Huy Hoàn (thứ 2, trái sang) tại cuộc họp báo Khởi động cuộc thi Nhân tài Đất Việt 2010 tại Đà Nẵng
Cán bộ báo Dân trí trong buổi tổ chức họp báo Nhân tài Đất Việt tại Hà Nội
Phóng viên Văn Dũng (VP Hà Tĩnh) đang tác nghiệp, điều tra vụ phá rừng trong loạt bài viết ''Đột nhập cánh rừng nguyên'' sinh tại xã Thuận Hoá, huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình tháng 4/2009
Trưởng VP đại diện Dân trí tại Cần Thơ, nhà báo Phan Huy (ngoài cùng, bên trái) làm việc với UBND Huyện An Biên (Kiên Giang) để xúc tiến xây cầu Dân trí tháng 12/2009
TBT Phạm Huy Hoàn (áo vàng), nhà báo Phan Huy cùng đại diện Nhật Bản trong ngày khánh thành cầu Dân trí hồi tháng 5/2010
Nhà báo Đình Hòa- trưởng đại diện báo Dân Trí tại Đà Nẵng trong một lần đi trao quà bạn đọc Dân trí ủng hộ
PV Đại Dương (VP Đà Nẵng) tác nghiệp tại Festival Huế
PV Nguyễn Duy tại Nghệ An trao quà bạn đọc tới các em nhỏ ở Quỳnh Lưu
PV Dân trí tại Nghệ An trong một lần đi làm tin về... mưa lũ...
...và săn ảnh.
...và săn ảnh.
Dantri.com.vn
Giấy phép hoạt động báo điện tử Dân trí trên Internet số 1050/GP - BTTTT Hà Nội, ngày 15-07-2008.
Tòa soạn: Nhà 5, số 2 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04-736-6491.Fax: 04-736-6490
Email: info@dantri.com.vn. Website: http://www.dantri.com.vn
Tòa soạn: Nhà 5, số 2 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04-736-6491.Fax: 04-736-6490
Email: info@dantri.com.vn. Website: http://www.dantri.com.vn
Thứ Bẩy, 19/06/2010 - 12:18 PM
“Đức thua vì kém may mắn, Anh có thể bị loại”
(Dân trí) - Sau trận đại thắng ngày ra quân, “cỗ xe tăng” Đức bất ngờ gục ngã trước Serbia, tuyển Anh tiếp tục phô diễn bộ mặt nhợt nhạt. Theo đánh giá của HLV Vương Tiến Dũng, cơ hội đi tiếp của Đức vẫn rộng mở, trong khi người Anh đang hứng chịu nhiều rủi ro…
Trước lượt trận vòng loại thứ 2 tại bảng D, đội tuyển Đức được đánh giá nắm giữ nhiều cơ hội giành chiến thắng Nhưng chiếc thẻ đỏ Klose, cùng sự bế tắc trong phương án tấn công đã khiến đội bóng mang biệt hiệu “cỗ xe tăng”ngậm ngùi hứng chịu thất bại trước Serbia. Từ chỗ rất thuận lợi, đội tuyển Đức đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc đua giành vé đi tiếp.
Ông Dũng tin tưởng đội tuyển Đức giành vé đi tiếp - Ảnh: Minh Phương
Nhìn lại thất bại bất ngờ của đội tuyển Đức, HLV Vương Tiến Dũng cho rằng Đức đã thua trận chỉ vì kém may mắn: “Hôm qua đội tuyển Đức không duy trì được sức mạnh như ở trận khai mạc, nhưng lối chơi mà họ trình diễn trên sân vẫn mạnh mẽ và sắc bén. Tuy nhiên, đội tuyển Đức đã vấp phải một hàng phòng ngự chắc chắn với hàng loạt các hảo thủ nổi tiếng của Serbia.
Đức gục ngã nằm ngoài dự đoán của nhiều người, còn tôi cho rằng đó không phải là cú sốc lớn. Serbia đại diện của châu Âu, rõ ràng họ hiểu biết về Đức hơn hẳn Australia. Serbia vẫn thể hiện được đặc sản tinh thần thi đấu như lúc còn mang tên Nam Tư, trong lịch sử Nam Tư cũng thường xuyên thi đấu thành công khi gặp đối thủ này…”.
Lợi thế dành cho thầy trò HLV Joachim Loew đã bị thu hẹp phần nhiều, nhưng “tướng” Dũng vẫn tin tưởng Đức sẽ đi sâu ở World Cup 2010: “Thất bại trước Serbia chủ yếu là do tuyển Đức kém may mắn mà thôi. Với sức mạnh và hiệu quả lối chơi đã được thẩm định, Đức sẽ biết cách vượt qua Ghana để giành vé đi tiếp…”.
Thông cảm cho thất bại của đội tuyển Đức, HLV Vương Tiến Dũng lại bày tỏ sự thất vọng đối với màn trình diễn của các cầu thủ Anh: “Tại World Cup 2010, Anh nằm trong số những cái tên sáng giá nhất cho chức Vô địch. Thế nhưng, bộ mặt họ thể hiện trên sân lại quá thấp so với những gì khán giả chờ đợi.
Đội tuyển Anh đức trước nguy cơ rời cuộc chơi sớm
Điểm yếu không có một đội hình đồng đều, dù sở hữu rất nhiều ngôi sao ở những giải đấu lớn trước lại dần hiện về. Theo đánh giá của tôi, lối đá và ý đồ tấn công của đội tuyển Anh quá nghèo nàn, khả năng đột biến chỉ đến từ một vài cá nhân, còn nhiệm vụ ghi bàn thường xuyên rơi vào bế tắc khi Rooney bị đối thủ vây hãm.
Với những gì đã thể hiện, đội tuyển Anh đang hứng chịu rất nhiều rủi ro trong cuộc đua giành vé đi tiếp tại. Ở lượt đấu cuối họ phải thắng Slovenia bằng mọi giá, đây lại chẳng phải là đối thủ dễ bị đánh bại. Anh đang thiếu một chân sút chủ lực, không giải quyết xong bài toán này, khả năng rời Nam Phi sớm của thầy trò HLV Fabio Capello là hoàn toàn có thể xảy ra…
Ngọc Quỳnh
Giấy phép hoạt động báo điện tử Dân trí trên Internet số 1050/GP - BTTTT Hà Nội, ngày 15-07-2008.
Tòa soạn: Nhà 5, số 2 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04-736-6491.Fax: 04-736-6490
Email: info@dantri.com.vn. Website: http://www.dantri.com.vn
Tòa soạn: Nhà 5, số 2 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04-736-6491.Fax: 04-736-6490
Email: info@dantri.com.vn. Website: http://www.dantri.com.vn
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét