Park Ji-sung lập công, Hàn Quốc đại thắng Hy Lạp12/06/2010 20:38
Park Ji-sung lập công, Hàn Quốc đại thắng Hy Lạp12/06/2010 20:38
(VTC News) - Trước các cầu thủ Hy Lạp có thể hình cao to, lại đến từ châu Âu nhưng Hàn Quốc vẫn thi đấu rất sòng phẳng, thậm chí còn chỉnh hơn về mặt thế trận. Vì thế, chiến thắng 2-0 trước cựu ĐKVĐ châu Âu như là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực không biết mệt mỏi của Park Ji - Sung và các đồng đội. Đây cũng là chiến thắng đầu tiên của World Cup 2010, bởi hai trận đầu tiên ở bảng A đều kết thúc với tỷ số hòa.
Hai lần gặp nhau gần đây nhất ở các trận đấu giao hữu, Hàn Quốc đều không để thua Hy Lạp. Vì thế, trước trận đấu các cầu thủ đến từ xứ kim chi đều rất tự tin để đối đầu lại nhà cựu VĐ châu Âu. Ở lần gặp thứ ba này, HLV Hud Jung - Moo sử dụng đội hình 4-2-2-1-1. Trong khi đó, Hy Lạp chơi với sơ đồ chiến thuật 4-4-2 với cặp tiền đạo Gekas - Charisteas.
Trận đấu diễn ra với nhiều pha vào bóng quyết liệt. |
Hai đội nhập cuộc khá chậm rãi, nhưng nhờ lối chơi uyển chuyển và tận dụng cơ hội tốt hơn, Hàn Quốc đã có bàn thắng mở tỷ số trận đấu ở phút thứ 7 do công của trung vệ Lee Jung – Soo.
Sớm có bàn thắng, đệ tứ anh hào World Cup 2002 chơi bóng thoải mái. Trong khi Hy Lạp cố gắng dâng lên tấn công tìm kiếm bàn quân bình tỷ số. Như thường lệ, đoàn quân của “vua Otto” sử dụng các đường chuyền dài và tạt cánh đánh đầu để uy hiếp khung thành đối phương.
Tuy nhiên, các hậu vệ Hàn Quốc đã khôn khéo hóa giải. Không những thế, đại diện đến từ châu Á còn có tới 3 cơ hội để ghi bàn thứ hai. Tiếc là Park Chu - Young tận dụng không thành công.
Các cầu thủ Hàn Quốc ăn mừng bàn thắng mở tỷ số. |
Sang hiệp hai, Hàn Quốc vẫn làm chủ cuộc chơi với nhiều pha phối hợp đẹp mắt và tạo ra được nhiều cơ hội ăn bàn, một trong số này đã được Park Ji - Sung tận dụng thành công ở phút thứ 52.
Không còn gì để mất, Hi Lạp dâng cao đội hình tìm bàn rút ngắn tỷ số. Thế nhưng, khi cơ hội đến các chàng trai của “vua Otto” lại không tận dụng thành công. Trong khi đó, nếu dứt điểm tốt hơn, Hàn Quốc có thể ghi thêm bàn thắng.
Xem tường thuật chi tiết trận đấu bằng ảnh
Đội hình thi đấu
Hy Lạp: Tzorvas, Katsouranis, Seitaridis, Tziolis, Torosidis, Karagounis, Vyntra, Papadopoulos, Samaras, Gekas, Charisteas.
Hàn Quốc: Sung Ryong, Young-pyo, Jung-Soo, Yong-Hyung, Du-Ri, Sung-Yueng, Jung-woo, Chung-Yong, Ki Hun, Park ji-Sung, Chu Yong.
Tỷ số: Hàn Quốc 2 - 0 Hy Lạp
Ghi bàn: Jung - Soo (7'), Ji- Sung (52')
Chào ngày 02/5/Canh Dần tức 13/6/2010 Chủ nhật, tối hôm qua mưa rào lớn, mất điện...tuy vậy Xoài chỉ dụng vài quả. Phương nghỉ hàng phục vụ đám tang lễ, chắc mùng bốn cháu chuyển nhà, lát nữa mình lấy giờ ngày đó cho cháu chọn...
Ngoài kia bầm Tư Toán vệ sinh không tốt, em Bích cáu giận...rồi nó sẽ học được tính kiên trì.
Chiều tối hôm qua 18:00 PM lại bị cái đinh nhà ông Hoạch chọc vào tay, chảy nhiều máu do lỗ sâu...tự làm bác sỹ nay vết đã ngậm miệng, vào Dân trí tiếp tục dự đoán chơi WCUP 2010.... Thứ 3, 15/06/2010 Phương-Xim chuyển nhà 01 Phó Đức Chính từ 7-11:00 AM.
AnhHaiDepZai.Yahoo!Messenger vudinhha...: Hạnh phúc nhé ! Tại sao chúng ta lại nhắm mắt khi ngủ, khi khóc, khi cầu nguyện, khi tưởng tượng và khi hôn nhau..v.v. Bởi vì những điều tốt đẹp nhất thế gian không thể nhìn thấy bằng mắt mà phải cảm nhận bằng con tim. Khi bạn nhận được tin nhắn này....thì hãy cười đi nhé! Vì ít nhất đâu đó quanh đây...có một người luôn mong bạn hạnh phúc...vui vẻ....và luôn yêu đời. Khi đọc xong đừng ngại ngần mà gửi nó đi. Nếu không gửi cũng chẳng sao. Nhưng nếu bạn gửi thì sẽ có một vài người mỉm cười và cảm ơn bạn nhiều lắm.
Nay con chưa đủ thông đường đạo,
Cứ ngóng theo chân Lão tháp tùng. TNHT
Cứ ngóng theo chân Lão tháp tùng. TNHT
Vì sao cứ thấy Maradona... lăng xăng nhặt bóng?
(VTC News) - Ở Việt Nam có một khẩu ngữ nói về sự bàn tán, phân tích, hay những câu chuyện vu vơ vô thưởng vô phạt, thậm chí khi người ta nói dối, nói thêu dệt cũng bị gọi bằng thuật ngữ này. Có lẽ độc giả đọc bài viết này đều biết thuật ngữ đó: “chém gió”.
1. Sau trận đấu Argentina - Nigeria, tôi mở máy để bắt đầu viết bức thư này. Vô tình, chỉ là vô tình tôi lướt qua truyền hình Internet, một kênh truyền hình Việt Nam đang phát bình luận cuối trận. Một bình luận viên đang say sưa nói về Maradona.
“Nếu tôi không nhầm trong khoảnh khắc Maradona ôm Messi vào lòng, ở khóe mắt ông có giọt nước - giọt nước dành cho truyền nhân của chính mình” - Người đồng nghiệp của tôi bình luận hình ảnh Maradona chạy vào sân ôm Messi sau khi trận đấu giữa Argentina và Nigeria kết thúc.
Trong khoảnh khắc đi vào máy quay, người đồng nghiệp này có thể tinh ý đến mức nhìn thấy giọt nước mắt ngưng đọng trên khóe mi Maradona. Chỉ là ngưng thôi chứ không rơi xuống. Nếu đúng thế thì quả thật người đồng nghiệp của tôi chớp cảm xúc quá nhanh! Tiếc là anh chỉ dám: “Nếu tôi không nhầm”!
Thực ra, để bắt được cảm xúc của Maradona không khó khi ở trong ông sự biểu cảm luôn bộc lộ ra ngoài với muôn hình vạn trạng. Đó cũng là lý do vì sao người ta luôn cận cảnh ông để đặc tả sự biểu lộ của ông trong suốt quá trình trận đấu giữa Argentina và Nigeria diễn ra.
2. Ở Ellis Park chiều qua, tôi nhìn thấy một Maradona “điên đảo” trong khung vạch vôi đứt nét, giới hạn khu vực của HLV. Không ít lần sự “điên đảo” ấy đi qua cả vạch vôi và ngay lập tức, “thánh Diego” bị trọng tài thứ tư ngăn lại.
“Nhìn Maradona kìa. Ông ta như một đứa trẻ lăng xăng nhặt trái bóng. Sao ông ta không chuyên tâm vào việc chỉ đạo cầu thủ mà cứ phải hỳ hục nhặt bóng thế?”, một CĐV người Nam Phi ngồi gần bên thắc mắc mà không hướng câu hỏi về phía ai.
“Ông ấy là vậy. Anh có nhìn thấy cái máy quay được treo trên sợ cáp kia không? Vì sao nó luôn chĩa về phía Maradona? - Một CĐV người Nam Phi khác bắt lời trước khi anh ta giải thích. “Maradona là HLV được chú ý nhất World Cup lần này. Chú ý bởi với rất nhiều chuyên gia, thì Diego chỉ là “Thánh” trên mặt sân cỏ chứ không phải là “thánh” ngoài đường biên dọc. Người ta muốn đặc tả nhất cử nhất động của ông để xem những thông điệp mà Diego truyền đến các học trò là gì?” - CĐV này nói và quay sang nhìn CĐV đã hỏi vu vơ lúc trước.
Dường như anh bắt gặp sự khó hiểu của CĐV kia và lại tiếp tục giãi bày: “Có nghĩa là Maradona được đánh giá rất thấp về chuyên môn huấn luyện. Cả đất nước Tango đã nhận thấy điều ấy ở vòng loại, nhưng họ vẫn quyết định đánh bạc số phận của đoàn quân Albiceleste với ông! Họ tin vào yếu tố lịch sử, vào sự nhiệm màu của một huyền thoại và huyền thoại sẽ dẫn dắt đoàn quân Albiceleste ấy trở lại huyền thoại.”
Người CĐV có câu hỏi vu vơ bắt đầu vỡ nhé. Anh không hỏi mà quay sang gật đầu ra vẻ đồng ý. Nhưng một lúc sau, anh ta lại cảm thấy vẫn chưa thỏa mãn với câu hỏi: “Tại sao ông ta cứ phải nhặt bóng?”. Đến lúc này, tôi lên tiếng với một câu nói cũng rất vu vơ: “Khi đưa bóng cho cầu thủ của mình ném biên, ông ta sẽ nói với họ một điều gì đó. Đấy là cách truyền thông tin nhanh nhất và rõ ràng nhất khi mà bối cảnh bị quấy nhiễu bởi thanh âm của Vuvuzela”.
“Anh không thích Vuvuzela à?” - CĐV người Nam Phi gạt phắc Maradona ra một bên để hỏi tôi. Chưa kịp trả lời, anh ta đưa Vuvuzela lên miệng và chĩa về phía tôi thổi một hồi chói tai cùng một ngón tay cái ký hiệu đồng ý. Khi hạ Vuvuzela xuống, anh nói: “Anh có lý!”
3. Một câu chuyện từ Việt Nam, một câu chuyện trên khán đài Ellis Park ở Johannesburg, Nam Phi đều xoay quanh Maradona. Nhưng sẽ không chỉ hai câu chuyện ấy đâu, tôi quả quyết đấy. Cả thế giới hôm qua cùng "mổ xẻ" Maradona, cùng “chém” về Maradona. Tôi cũng quả quyết những câu chuyện trên không phải là “chém gió” ở nghĩa nói dối, nói thêu dệt. Nó xuất phát từ những hình ảnh thực tế và được mang ra phân tích khách quan.
Maradona đã, đang và sẽ còn nhiều hơn nữa những biểu hiện xúc cảm trên sân tập, trong phòng họp báo, trên sân đấu. Và tất cả những biểu hiện ấy luôn được chú ý, được đặt trong tâm khuôn hình của máy quay, máy ảnh, được mang ra luận bàn, phân tích trên các mặt báo, trên công trường, công sở, trên những cánh đồng, những dòng sông, những đại dương và trong những câu chuyện thường nhật mùa World Cup,...
Argentina đến Nam Phi cùng Maradona giống như một chuyến thám hiểm. Ở chuyến đi này chứa sự phiêu lưu, mạo hiểm và chứa cả lòng quả cảm. Người Argentina đang phiêu lưu với Maradona. Cuộc chinh phục Nữ thần Vàng ở mảnh đất hoang dã Phi châu của các vũ công Tango đã bắt đầu. Cả thế giới cũng bắt đầu chờ một huyền thoại trở lại!
Một đồng nghiệp của tôi bình luận trước trận Argentina Nigeria, rằng: Sau 16 năm, Maradona đã bước ra từ bóng tối. Sau chiến thắng của Albiceleste, tôi chỉ muốn một nhận định khiêm tốn hơn, rằng Maradona đã trở lại, và với một cá tính không thể trộn lẫn như "El Diego", anh sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Dù người ta có "chém" anh bằng cách này hay cách khác, anh vẫn cứ đứng đấy, hiên ngang, kiên cường, bất chấp những tiếng huyên náo của vuvuzela, hay những tiếng cười chê của người đời.
TRẦN HỮU NAM (từ Johannesburg, Nam Phi)
1. Sau trận đấu Argentina - Nigeria, tôi mở máy để bắt đầu viết bức thư này. Vô tình, chỉ là vô tình tôi lướt qua truyền hình Internet, một kênh truyền hình Việt Nam đang phát bình luận cuối trận. Một bình luận viên đang say sưa nói về Maradona.
Maradona ôm Messi sau khi trận đấu kết thúc. (Ảnh: Getty Images) |
“Nếu tôi không nhầm trong khoảnh khắc Maradona ôm Messi vào lòng, ở khóe mắt ông có giọt nước - giọt nước dành cho truyền nhân của chính mình” - Người đồng nghiệp của tôi bình luận hình ảnh Maradona chạy vào sân ôm Messi sau khi trận đấu giữa Argentina và Nigeria kết thúc.
Trong khoảnh khắc đi vào máy quay, người đồng nghiệp này có thể tinh ý đến mức nhìn thấy giọt nước mắt ngưng đọng trên khóe mi Maradona. Chỉ là ngưng thôi chứ không rơi xuống. Nếu đúng thế thì quả thật người đồng nghiệp của tôi chớp cảm xúc quá nhanh! Tiếc là anh chỉ dám: “Nếu tôi không nhầm”!
Thực ra, để bắt được cảm xúc của Maradona không khó khi ở trong ông sự biểu cảm luôn bộc lộ ra ngoài với muôn hình vạn trạng. Đó cũng là lý do vì sao người ta luôn cận cảnh ông để đặc tả sự biểu lộ của ông trong suốt quá trình trận đấu giữa Argentina và Nigeria diễn ra.
2. Ở Ellis Park chiều qua, tôi nhìn thấy một Maradona “điên đảo” trong khung vạch vôi đứt nét, giới hạn khu vực của HLV. Không ít lần sự “điên đảo” ấy đi qua cả vạch vôi và ngay lập tức, “thánh Diego” bị trọng tài thứ tư ngăn lại.
Luôn có một máy quay ở trên cao dành riêng cho Maradona. (Ảnh: Getty Images) |
“Nhìn Maradona kìa. Ông ta như một đứa trẻ lăng xăng nhặt trái bóng. Sao ông ta không chuyên tâm vào việc chỉ đạo cầu thủ mà cứ phải hỳ hục nhặt bóng thế?”, một CĐV người Nam Phi ngồi gần bên thắc mắc mà không hướng câu hỏi về phía ai.
“Ông ấy là vậy. Anh có nhìn thấy cái máy quay được treo trên sợ cáp kia không? Vì sao nó luôn chĩa về phía Maradona? - Một CĐV người Nam Phi khác bắt lời trước khi anh ta giải thích. “Maradona là HLV được chú ý nhất World Cup lần này. Chú ý bởi với rất nhiều chuyên gia, thì Diego chỉ là “Thánh” trên mặt sân cỏ chứ không phải là “thánh” ngoài đường biên dọc. Người ta muốn đặc tả nhất cử nhất động của ông để xem những thông điệp mà Diego truyền đến các học trò là gì?” - CĐV này nói và quay sang nhìn CĐV đã hỏi vu vơ lúc trước.
Maradona luôn được chú ý với những hành động bên ngoài đường biên dọc. (Ảnh: Getty Images) |
Dường như anh bắt gặp sự khó hiểu của CĐV kia và lại tiếp tục giãi bày: “Có nghĩa là Maradona được đánh giá rất thấp về chuyên môn huấn luyện. Cả đất nước Tango đã nhận thấy điều ấy ở vòng loại, nhưng họ vẫn quyết định đánh bạc số phận của đoàn quân Albiceleste với ông! Họ tin vào yếu tố lịch sử, vào sự nhiệm màu của một huyền thoại và huyền thoại sẽ dẫn dắt đoàn quân Albiceleste ấy trở lại huyền thoại.”
Người CĐV có câu hỏi vu vơ bắt đầu vỡ nhé. Anh không hỏi mà quay sang gật đầu ra vẻ đồng ý. Nhưng một lúc sau, anh ta lại cảm thấy vẫn chưa thỏa mãn với câu hỏi: “Tại sao ông ta cứ phải nhặt bóng?”. Đến lúc này, tôi lên tiếng với một câu nói cũng rất vu vơ: “Khi đưa bóng cho cầu thủ của mình ném biên, ông ta sẽ nói với họ một điều gì đó. Đấy là cách truyền thông tin nhanh nhất và rõ ràng nhất khi mà bối cảnh bị quấy nhiễu bởi thanh âm của Vuvuzela”.
“Anh không thích Vuvuzela à?” - CĐV người Nam Phi gạt phắc Maradona ra một bên để hỏi tôi. Chưa kịp trả lời, anh ta đưa Vuvuzela lên miệng và chĩa về phía tôi thổi một hồi chói tai cùng một ngón tay cái ký hiệu đồng ý. Khi hạ Vuvuzela xuống, anh nói: “Anh có lý!”
3. Một câu chuyện từ Việt Nam, một câu chuyện trên khán đài Ellis Park ở Johannesburg, Nam Phi đều xoay quanh Maradona. Nhưng sẽ không chỉ hai câu chuyện ấy đâu, tôi quả quyết đấy. Cả thế giới hôm qua cùng "mổ xẻ" Maradona, cùng “chém” về Maradona. Tôi cũng quả quyết những câu chuyện trên không phải là “chém gió” ở nghĩa nói dối, nói thêu dệt. Nó xuất phát từ những hình ảnh thực tế và được mang ra phân tích khách quan.
Thế giới chờ một "Thánh" Diego trên băng ghế huấn luyện. (Ảnh: Getty Images) |
Maradona đã, đang và sẽ còn nhiều hơn nữa những biểu hiện xúc cảm trên sân tập, trong phòng họp báo, trên sân đấu. Và tất cả những biểu hiện ấy luôn được chú ý, được đặt trong tâm khuôn hình của máy quay, máy ảnh, được mang ra luận bàn, phân tích trên các mặt báo, trên công trường, công sở, trên những cánh đồng, những dòng sông, những đại dương và trong những câu chuyện thường nhật mùa World Cup,...
Argentina đến Nam Phi cùng Maradona giống như một chuyến thám hiểm. Ở chuyến đi này chứa sự phiêu lưu, mạo hiểm và chứa cả lòng quả cảm. Người Argentina đang phiêu lưu với Maradona. Cuộc chinh phục Nữ thần Vàng ở mảnh đất hoang dã Phi châu của các vũ công Tango đã bắt đầu. Cả thế giới cũng bắt đầu chờ một huyền thoại trở lại!
Một đồng nghiệp của tôi bình luận trước trận Argentina Nigeria, rằng: Sau 16 năm, Maradona đã bước ra từ bóng tối. Sau chiến thắng của Albiceleste, tôi chỉ muốn một nhận định khiêm tốn hơn, rằng Maradona đã trở lại, và với một cá tính không thể trộn lẫn như "El Diego", anh sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Dù người ta có "chém" anh bằng cách này hay cách khác, anh vẫn cứ đứng đấy, hiên ngang, kiên cường, bất chấp những tiếng huyên náo của vuvuzela, hay những tiếng cười chê của người đời.
Cám ơn chương trình mới của quý báo, chúc các bạn ghé thăm hạnh phúc.
Trả lờiXóa