Người chết nuôi... người sống!? 28/6/2010



Thứ Bảy, 24/10/2009, 12:12
Người chết nuôi... người sống!?
(ANTĐ) - Trong một vụ xét xử “tranh chấp tài sản thừa kế”, TAND thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội đã xử, người chết vẫn phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho người đang sống, khiến câu chuyện cười ra nước mắt...
Đằng sau những cuộc ly hôn
Ngày 14-10, TAND thị xã Sơn Tây đã tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án dân sự về việc tranh chấp chia thừa kế giữa nguyên đơn là chị Nguyễn Thị Ngọc ánh (SN 1988) ủy quyền cho mẹ là bà Phùng Thị Tiến (SN 1966), cùng trú tại thôn Thanh Vị, xã Thanh Mỹ) và bị đơn là bà Mai Thị Cúc (SN 1964, trú tại thôn Kim Tân, xã Kim Sơn), đều thuộc thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội. Theo một phần của nội dung bản án số 16/2009/DSST của TAND thị xã Sơn Tây thì bà Phùng Thị Tiến kết hôn với ông Nguyễn Minh Phụng có 3 con chung là Nguyễn Thị Ngọc Ánh; Nguyễn Ánh Ngọc (SN 1993) và Nguyễn Ngọc Quỳnh (SN 1995). Năm 2002, ông Phụng và bà Tiến ly hôn, ông Phụng nuôi Ánh và Quỳnh còn bà Tiến nuôi cháu Ngọc. Sau khi ly hôn, tài sản hầu hết thuộc về bà Tiến.
Đặc biệt, trong việc chia tài sản thừa kế này, HĐXX lại xác định, ông Phụng vẫn phải cấp dưỡng cho cháu Quỳnh đến năm 18 tuổi với tổng số tiền hơn 35 triệu đồng (!?).

Đến năm 2003, ông Phụng kết hôn với bà Mai Thị Cúc (có một con riêng là cháu Trần Thanh Hương). Thời gian đầu, cháu Quỳnh và Ánh ở cùng vợ chồng ông bà Cúc, Phụng được 1 năm thì về ở với bà Tiến. Nhưng thực tế, ông Phụng đóng góp nuôi cả 3 con cho đến khi chết. Trước khi cưới bà Cúc, tài sản của ông Phụng có một xe máy và 1 mảnh đất diện tích: 34,5m2 tại xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm nay thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. Năm 2008, ông Phụng lâm bệnh nặng và chết để lại toàn bộ tài sản trước khi cưới và tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nhưng không có di chúc. Ngày 17-1-2009, bà Cúc nhận được số tiền hơn 248 triệu đồng, là tiền chế độ 1 lần và 1 tháng lương cuối cùng của ông Phụng. Số tiền đó, bà Cúc đã gửi vào Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Lộc.
Sau khi ông Phụng mất, do không để lại di chúc nên việc chia thừa kế giữa bà Cúc và các con ông Phụng không thống nhất được nên đã xảy ra tranh chấp. Tại phiên tòa sơ thẩm của TAND thị xã Sơn Tây, xét nguồn gốc các tài sản HĐXX cho rằng: Số tài sản này đều phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nên được xác định là tài sản chung của ông Phụng và bà Cúc. Tuy nhiên, khi chia tài sản thừa kế cần xem xét đến nguồn gốc cũng như công sức của mỗi bên đóng góp. Xác nhận thời điểm mở thừa kế của ông Phụng và xác nhận di sản ông Phụng để lại với tổng trị giá hơn 368 triệu đồng (trong đó có cả mảnh đất hơn 34 m2 tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, trị giá hơn 120 triệu đồng).
Lạ lùng tòa chia thừa kế
Căn cứ vào quy định của pháp luật, HĐXX xác định hàng thừa kế thứ nhất gồm bà Cúc và 3 con ông Phụng (Ngọc Ánh, Ánh Ngọc và Ngọc Quỳnh). Cháu Trần Thanh Hương cũng được xác định là người thừa kế theo quan hệ con riêng của vợ và bố dượng. Thế nhưng, HĐXX lại cho rằng, hai bên không có quan hệ nuôi dưỡng nên cháu Thanh Hương không được nhận tài sản thừa kế. Sau khi trừ đi 50 triệu đồng cho bà Cúc, HĐXX xác nhận kỷ phần mỗi thừa kế được hơn 79 triệu đồng. Đồng thời, giao cho các con của ông Phụng được sử dụng mảnh đất có diện tích 34,5m2. Tổng tài sản mỗi thừa kế được hưởng là: chị Ánh được hưởng hơn 129 triệu đồng. Cháu Ngọc được hơn 79 triệu đồng và cháu Quỳnh được gần 120 triệu đồng, riêng bà Cúc được hưởng gần 130 triệu, bao gồm cả 50 triệu đồng là tài sản được chia từ tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Đặc biệt, trong việc chia tài sản thừa kế này, HĐXX lại xác định, ông Phụng vẫn phải cấp dưỡng cho cháu Quỳnh đến năm 18 tuổi với tổng số tiền hơn 35 triệu đồng (!?).
Theo Luật sư Nguyễn Thanh Sơn (Trưởng Văn phòng luật sư Thành Sơn và Đồng sự) cho rằng: Trên cơ sở các chứng cứ về tài sản thừa kế, có thể khẳng định, ông Phụng chỉ để lại tài sản thừa kế trong khối tài sản chung của vợ chồng với bà Mai Thị Cúc, trong đó phần lớn bao gồm tiền chế độ nghỉ một lần, tiền bảo hiểm xã hội, giá trị quyền sử dụng đất và số tiền mặt, xe máy của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp. Như vậy, sau khi trừ đi một nửa giá trị tài sản chung, phần còn lại mới xác định là di sản thừa kế mà ông Phụng để lại. Nếu tính kỷ phần chia theo pháp luật thì mỗi người được hưởng hơn 53 triệu đồng.
Nói về cách giải quyết vụ án, quan điểm của một số nhà làm luật cho rằng, việc Tòa án chia cho cháu Ngọc Quỳnh hơn 35 triệu tiền cấp dưỡng cho đến khi trưởng thành là trái với qui định tại khoản 5, Điều 61 - Luật Hôn nhân Gia đình. Bởi vì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi “người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết”. Quyết định nêu trên của HĐXX đã không căn cứ vào quy định của pháp luật.
Quang Trường

Copyright © 2007 Báo An ninh Thủ đô

Hôm nay 28/6/10 uống rượu với Quang-Trường –Thành Quỳnh cùng ca trực...về tiếp Cương rồi Thiết...Công...Tiệm cho vui, bầm đi vệ sinh chờ mình; Thao gọi về mất cái mở 3230, mình lên Phú Thịnh thấy mới nhiều nhìn thấy anh Hồi cùng 316 anh Quảng...
qua 05 lấy chìa khóa xe, bà chủ vừa về bây giờ chắc cơm chưa xong, mình tranh thủ vệ sinh nhà 15-11 PĐC cho thỏa chí...
Chiều nay tiếp tục công việc làm mát nhà 15 PDC, gặp Toàn trên 878, giải quyết xong của nợ 33, vào trang THỊ XÃ SƠN TÂY vẫn chẳng có gì hơn so với cũ, toàn cóp nhặt linh tinh...
Thứ Hai, 28/06/2010 - 3:42 PM

Nhiều cơ quan có tư tưởng ăn lương để... ngồi chơi

(Dân trí) - Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, mấu chốt của sự cạnh tranh là năng suất lao động. Tuy nhiên, chúng ta dường như chưa “thấm” vấn đề này. Ở nhiều cơ quan, có tư tưởng ăn lương là để… ngồi chơi, làm thêm cái gì là phải tính tiền
Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng... 12,4% của Singapore (Ảnh: ILO)
 
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phân tích, những năm qua chúng ta vẫn tăng khối lượng xuất khẩu nhưng do giá bị giảm mạnh nên dẫn đến giá trị xuất khẩu tụt. Ngoài việc giá xuất khẩu giảm, Phó Thủ tướng lưu ý đến vấn đề rất quan trọng là năng suất, hiệu quả làm việc để nâng giá trị gia tăng và sự cạnh tranh của sản phẩm.
“Ý này rất cần phải tính, vì nó phụ thuộc vào con người, vào năng suất lao động. Nói thực là năng suất lao động ở ta hiện nay còn rất thấp, đây là bài toán lớn”, Phó Thủ tướng nhận định.
Dẫn chứng về chuyện năng suất lao động còn rất thấp, Phó thủ tướng cung cấp thông tin: 47% lực lượng lao động làm nông nghiệp cũng chỉ làm ra 19% GDP. “Vẫn còn nhiều người “đu” trên một thửa ruộng, một Kwh điện hay một tấn xi măng như vậy thì chưa thể làm giàu trên mảnh đất của mình được”, Phó Thủ tướng phân tích.
Tỏ thái độ băn khoăn về câu chuyện “năng suất lao động”, Phó thủ tướng chia sẻ quan điểm: Theo tôi, xã hội chưa “thấm” lắm về năng suất lao động, không thấy rằng, cuối cùng của sự cạnh tranh là năng suất lao động. Từng người, từng vị trí phải quan tâm đến điều này.  
 
Báo cáo mới đây do Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Tổ chức lao động quốc tế đưa ra cho thấy, so với các nước khác trong khu vực, tăng năng suất lao động của Việt Nam từ năm 2000 đến 2008 chưa bằng một nửa mức tăng năng suất lao động của Trung Quốc. Mức tăng năng suất lao động tuyệt đối của Việt Nam cũng rất thấp.
Đo lường bằng đồng đô la Mỹ giá năm 1990, sản lượng trung bình của Việt Nam trên mỗi lao động là 5.702 đô la Mỹ trong năm 2008, tương đương với chỉ 61,4% của mức trung bình của ASEAN, 22% năng suất lao động của Malaysia và 12,4% của Singapore.
“Vì vậy, năng suất thấp là vấn đề đáng lo ngại đối với khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong bối cảnh tăng cường hội nhập”, báo cáo cho hay.
 
 
Nguyên Đức

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy