'Trung tâm hành chính không nên đặt nơi sơn cùng thủy tận'

Hôm 6:00 Am ngày thứ ba 15/6/2010 đã mất điện 35 Kv; 9:00 mất nốt 110 Kv, do vậy mình không lên mạng được; 16:00 PM thì có điện trở lại, về cơ quan 11 PDC họ đang tân trang cửa ngoài bằng dầu bóng... đánh thức bầm dậy tiếp tục ngồi quạt như thường ngày...Ai đó bên 51 NTH sang đưa giúp tờ HNM mình thấy có dấu hiệu ý thức cao hơn của họ...
Hồ Ba Bể

Ngày xưa, ở vùng Bắc Cạn, mỗi năm dân làng Năm Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Giá. Dân chúng khắp miền mạn ngược tề tựu lại rất đông. Một hôm, có một bà lão bệnh cùi đến làng dự lễ. Quần áo bà rách rưới, tả tơi. Người bà bốc mùi hôi hám, rất khó chịu, khiến mọi người phải lánh xa. Bà lão hủi này đến nhà nào xin ăn, đều bị xua đuổi, mắng nhiếc. Người ta sợ lây bệnh cùi hủi.
Tuy nhiên, có người biết động lòng thương hại. Đó là một người đàn bà goá, ở với con trai. Bà không kinh tởm, gọi bà lão hủi vào nhà cho ăn uống no đủ. Sau đó, bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ một đêm, ở góc vựa lúa, trong lều. Đến nửa đêm, hai mẹ con bỗng giật mình thức giấc, nghe có tiếng động ầm ầm dữ dội từ phiá vựa thóc. Mở cửa vựa thóc ra, không thấy bà lão cùi đâu, mà là một con rắn lớn uốn mình ầm ầm như tiếng sấm. Hai mẹ con kinh hãi trở ra, thao thức, lo sợ, không ngủ được nữa. Đến sáng, thấy bà lão đi ra từ vựa thóc, nói:
- Tôi thật sự không phải là người, chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Năm Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi tôi, ngoại trừ 2 mẹ con nhà này. Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho tôi thi hành. Hai mẹ con bà biết thương kẻ khốn cùng, cho nên tôi xin báo trước là sắp có tai họa lớn xảy ra. Hễ khi nào thấy có nước nguồn bắt đầu đổ về đây, thì hai mẹ con hãy mau mau chạy lên đỉnh núi mà tránh.
Nói xong, bà lão biến mất. Qua ngày hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dự lễ Phật giữa làng, bỗng nhiên, nước ở đâu cuồn cuộn đổ tới tứ phía, tràn vào thung lũng. Người ta trèo lên mái nhà, trèo lên cây. Nhưng nước cứ dâng tràn đầy lên mãi, ngập cả những nóc nhà và cây cao. Tất cả mọi người đều bị chết ngộp, trừ 2 mẹ con bà goá kia đã chạy vội thoát lên được trên đỉnh núi cao.
Trên núi, hai mẹ con dựng lên một gian nhà nhỏ sinh sống. Nơi này, về sau trở thành một ngôi làng đông đúc, và ngày nay vẫn có tên là làng Năm Mẫu. Cả thung lũng bị nước tràn ngập thì hoá thành 3 cái hồ rộng lớn, mênh mông như bể, nên người ta gọi là Hồ Ba Bể. Nước ở ba hồ lưu thông nhau, nhưng ghe thuyền không thể đi được từ hồ này sang hồ kia, vì có các đập đá lớn ngăn trở. Hồ Ba Bể rộng bát ngát, nước trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt.
'Trung tâm hành chính không nên đặt nơi sơn cùng thủy tận'
"Lập luận rằng, chuyển cơ quan hành chính lên Ba Vì cũng vẫn trong ranh giới thủ đô là không ổn. Không ai đưa Chính phủ lên chỗ sơn cùng thủy tận, trừ trường hợp chiến tranh", đại biểu Nguyễn Minh Thuyết phát biểu tại Quốc hội sáng 15/6.
>'Trục Thăng Long sẽ tạo điểm nhấn cho kiến trúc thủ đô'
Trước khi Quốc hội thảo luận về đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã dành 30 phút để làm rõ một số vấn đề, trong đó có việc xây dựng trung tâm hành chính quốc gia ở Ba Vì.
Dẫn nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và Pháp lệnh thủ đô khẳng định Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia..., Bộ trưởng Quân cho rằng phải hiểu toàn bộ thủ đô Hà Nội (theo ranh giới hành chính) là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia của cả nước. Do vậy không có khái niệm trung tâm hành chính quốc gia cho một địa điểm hoặc một khu vực nào đó trong thủ đô và càng không thể có chuyện "dời đô" như một số băn khoăn.
Bộ trưởng khẳng định chắc chắn và mãi mãi Ba Đình sẽ là trung tâm chính trị của đất nước. Tuy nhiên, tại khu vực Ba Đình không có điều kiện để tập trung tất cả trụ sở cơ quan đầu não của bộ máy hành chính quốc gia mà phải bố trí phân tán ở nhiều khu vực trong Hà Nội. Một số bộ ngành đang xây trụ sở tại Mễ Trì - Mỹ Đình. Chính phủ chỉ đạo tiếp tục quy hoạch chọn địa điểm để đưa một số bộ, ngành nữa ra ngoài khu vực nội đô.
Ông Quân cho biết, liên danh tư vấn đã đề xuất nhiều vị trí, xem xét ở nhiều góc độ, tiêu chí như: phù hợp về quy hoạch không gian, hạ tầng, môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên, đất đai... thì Ba Vì hoàn toàn đáp ứng để quy hoạch là nơi làm việc của các cơ quan hành chính trong tương lai. Ba Vì trong ý tưởng quy hoạch lần này chỉ là nơi dự trữ xây dựng một số cơ quan của Chính phủ theo tầm nhìn đến năm 2050. Trụ sở các bộ ngành ở Mỹ Đình không nhất thiết sau này cũng phải chuyển đi nếu không có nhu cầu.
"Việc dành quỹ đất dự trữ là cần thiết, tương tự như việc quy hoạch dành đất cho các công trình công cộng, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ... phải được nêu trong quy hoạch dài hạn. Đây là đề xuất về tầm nhìn, cần phải có trong một đồ án quy hoạch chung", Bộ trưởng kết luận.
Đại biểu rất quan tâm đến đồ án quy hoạch thủ đô Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Thắng.
Hoan nghênh giải trình của Chính phủ, tuy nhiên đại biểu Vũ Hồng Anh vẫn cho rằng chọn Ba Vì để xây trung tâm hành chính quốc gia là không thuyết phục và thiếu cơ sở khoa học. Trong các văn bản pháp luật không có sự phân biệt trung tâm chính trị và hành chính. Từ thời Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long đến nay cũng đều chỉ có một trung tâm đầu não.
"Việc dời trung tâm hành chính lên Ba Vì, cách xa trung tâm chính trị sẽ làm tăng chi phí trong quản lý điều hành. Mặt khác, Chính phủ đang xây dựng trụ sở bộ ngành ở Mỹ Đình, việc di dời có gây lãng phí? Đề xuất này có tính đến mong muốn của con cháu ta?", ông Hồng Anh đặt vấn đề.
Tiếp cận ở một góc độ khác, nữ đại biểu Rcom Sa Duyên đánh giá Ba Vì có hệ sinh thái phong phú và đa dạng sinh học, được mệnh danh là lá phổi xanh của thủ đô, góp phần đưa nước ta đứng thứ 16 trên thế giới về hệ đa dạng sinh học. "Việc đặt trung tâm hành chính ở Ba Vì sẽ gây tác động xấu, làm thay đổi hệ sinh thái đa dạng sinh học, về lâu dài phá vỡ cấu trúc tự nhiên này. Trong khi Việt Nam đang đứng thứ tư thế giới về suy giảm sinh học", bà Duyên nói.
Rất thẳng thắn, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết lên tiếng: "Bộ trưởng nói chuyển lên Ba Vì cũng là trong phạm vi Hà Nội. Lập luận thế là không được, vì ngay trong nhà mình, dời bàn thờ đi một mét đã là chuyện đại sự. Bảo rằng chuyển cơ quan hành chính lên đấy vẫn trong ranh giới thủ đô thì tôi cho rằng không ổn. Về mặt phong thủy, không ai đưa Chính phủ nên chỗ sơn cùng thuỷ tận như vậy, trừ trong trường hợp chiến tranh thôi và dựa lưng vào núi như thế thì không có hậu". Ông Thuyết nói vậy bởi Ba Vì nằm kẹp giữa hai dãy núi Tam Đảo và Tản Viên, bị bao vây bởi sông Hồng và hai dãy núi nên vùng đất này khá biệt lập.
Đại biểu Lê Quốc Dung phân tích: "Hành chính phải gần và gắn liền với dân. Nếu trung tâm hành chính dựa vào núi bền vững thì ông cha ta đã làm lâu rồi. Bền vững nhất là phải dựa vào dân. Xưa kia dân phải phát triển mạnh thì Lý Công Uẩn mới chuyển về Thăng Long". Ông Dung cũng có chung lo ngại với bà Sa Duyên rằng xây dựng trung tâm hành chính ở Ba Vì sẽ phá hủy rất nhanh vùng sinh thái này.
Cho rằng việc các bộ ngành nằm rải rác ở nhiều nơi như hiện nay chỉ là giải pháp tình thế, song cũng không đồng ý xây dựng tập trung một nơi ở Ba Vì, đại biểu Nguyễn Đăng Vang đề xuất xây trung tâm hành chính quốc gia ở tây hồ Tây, được giới hạn bởi đường Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt và hồ Tây.
"Nơi này gần sân bay, đất còn rộng, nhà cửa ít và lụp xụp, nếu có giải tỏa sẽ không tốn kém tiền bồi thường, rất thích hợp để xây tượng đài, trung tâm hành chính", ông Vang nói.
Trục Thăng Long nối đường Hoàng Quốc Việt với chân núi Ba Vì cũng gây nhiều tranh cãi. Đại biểu Hoàng Văn Toàn và Nguyễn Văn Hợp đánh giá trục này rất cần thiết và đó là ý tưởng táo bạo. Chính phủ đã có kế hoạch đưa các cơ sở chữa bệnh, trường ĐH, cơ sở kinh tế ra đô thị vệ tinh. Khi đó trục Thăng Long sẽ có nhiệm vụ kết nối khu trung tâm với khu đô thị mới hiện đại. "Đây vừa là trục giao thông, vừa là công trình văn hoá, tạo điểm nhấn cho thủ đô Hà Nội", ông Toàn nhấn mạnh.
Tuy nhiên, đại biểu Vũ Hồng Anh lại cho rằng chẳng có lý do gì xây dựng một tuyến đường đắt đỏ trong khi đã có quốc lộ 6, 32 và Láng – Hoà Lạc. "Trục Thăng Long sẽ lấy rất nhiều đất nông nghiệp trong khi quan điểm của ta là hạn chế lấy đất nông nghiệp. Nói trục Thăng Long sẽ kết nối văn hoá, kinh tế với xứ Đoài thì không đúng, vì một trục đường không thể làm nổi việc đó", ông Hồng Anh nói.
Gọi trục Thăng Long là trục lãng phí, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết phản bác hầu hết lý do Chính phủ nêu ra: "Nói để phát triển giao thông, nhưng khi trình dự án đường sắt cao tốc, Chính phủ nói sự phát triển quá tập trung về đường bộ làm gia tăng tình trạng ùn tắc và tai nạn. Tôi không hiểu tại sao lại có sự thiếu thống nhất như vậy". Ông Thuyết cho rằng nếu nói trục này nối hai vùng văn hoá cũng không hợp lý vì kết nối bằng nhiều cách, nhất là đã có Internet. Trục Thăng Long chọc thẳng về Ba Đình, về mặt phong thủy kiêng vì không có con đường nào chọc thẳng vào cửa nhà. Hơn nữa con đường này cụt, chẳng nối với đâu.
Cho rằng cái mâu thuẫn, khó hiểu nhất của đồ án chính là trục Thăng Long, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Lê Quốc Dung nói: "Quá lãng phí khi xây dựng con đường này. Ta đã nghèo mà còn chơi sang. Tính sơ sơ trục Thăng Long tốn 10 km2 đất, trong khi đó đất đang chật, người lại đông. Nếu làm trục này thì sẽ phá vỡ cảnh quan vùng sinh thái Ba Vì. Nói trục Thăng Long là hướng giao lưu thì ai lên đó làm gì vì là đường cụt".
Đại biểu Phạm Thị Loan băn khoăn hiện thủ đô đã có 7 trục hướng tâm, nhưng tại sao không chọn một trong số đó, lại xây dựng mới trục Thăng Long để tạo đặc trưng và điểm nhấn về không gian kiến trúc mới cho thủ đô Hà Nội. "Việc đưa ra trục này chỉ khiến các nhà đầu tư lợi dụng, đẩy giá đất lên cao. Đề nghị bỏ trục này đi, coi đó như một con đường bình thường", bà Loan đề xuất.
Nhiều đại biểu đề nghị, nếu cần có một trục hướng tâm tạo điểm nhấn thì đó phải là trục Bắc - Nam, nối với quốc lộ 1.
Đề nghị xem xét lại liên doanh tư vấn
Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Nguyễn Đăng Vang cho biết công ty POSCO (Hàn Quốc) là một trong hai tư vấn quốc tế (cùng với Pakins Esman, Mỹ) mới hình thành vào 1994, thuộc Tập đoàn thép của Hàn Quốc Posco. "Công ty này chưa xây dựng một thị trấn, một thành phố nào cả, nhưng bây giờ đến đây xây dựng cho một thủ đô, tôi e rằng kinh nghiệm chưa đủ. Tôi đề nghị là nên nghiên cứu lại và mời thêm các tư vấn khác nữa", ông nói.
Hồng Khánh
Theo dòng sự kiện:
'Không có lý do gì để làm trục Thăng Long' (15/06)
'Trung tâm hành chính chỉ nên cách nội đô 10 km' (14/06)
Quá nhiều lo ngại quanh đồ án quy hoạch Hà Nội (03/06)
Cận cảnh đồ án ý tưởng quy hoạch Hà Nội năm 2030 (02/06)
Cần làm rõ tại sao chọn Ba Vì là trung tâm hành chính (02/06)
Xem tiếp
 
© , All right reserved Contact us - Thông tin Tòa soạn
® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.
Cận cảnh tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản
Trong tiếng Nhật, Shinkansen có nghĩa "đường tàu mới", ngoài ra còn được gọi là "bullet train" (tàu viên đạn) do hình dạng thuôn gọn của đầu tàu, cùng tốc độ chẳng kém gì viên đạn bay ra khỏi nòng súng.
Nhật tăng cường tiếp thị Shinkansen
Con tàu cao tốc đầu tiên của Nhật Bản và cũng là của thế giới ra đời năm 1964 với vận tốc 210 km/h. Hiện nay, Nhật Bản có 2.459 km đường sắt cao tốc, nối liền hầu hết các thành phố lớn nhất tại hai hòn đảo Honshū và Kyūshū, với vận tốc lên đến 300 km/h. Trong lần chạy thử nghiệm năm 1996, tàu Shinkansen đạt tới tốc độ 443 km/h và lập kỷ lục thế giới 581 km/h trong lần thử nghiệm năm 2003. Toàn bộ hệ thống tàu cao tốc Nhật Bản, hay Shinkansen, được điều hành bởi công ty đường sắt Nhật bản Japan Railways.
Theo tạp chí du lịch Lonely Planet, vận tốc siêu nhanh của tàu Shinkansen đi kèm với độ an toàn gần như tuyệt đối. Trong hơn 30 năm tàu cao tốc vận hành tại Nhật Bản, hầu như chưa hề có một rủi ro đáng kể nào xảy ra.
Shinkansen
Mạng lưới tàu cao tốc ở Nhật Bản, với nhiều đoạn tàu Shinkansen. Ví dụ, tàu Tokaido Shinkansen chạy từ Tokyo đến Osaka có màu xanh nước biển. Tàu Sanyo Shinkansen chạy từ Osaka đến Fukuoka có màu xanh da trời. Ảnh: railway-technology.com
Khi đi tàu Shinkansen tại đất nước mặt trời mọc, hành khách có thể cảm nhận được tính chuyên nghiệp của dịch vụ ngay từ khi chưa bước chân lên tàu. Trên vé, tất cả các chi tiết về số toa, số ghế đều được ghi rõ ràng, bao gồm cả thông tin khách hàng nên đứng ở vị trí nào trên sân ga. Hành khách hầu như không bao giờ phải chờ đợi vì lịch trình đúng từng phút và cửa toa sẽ mở ở đúng ô mà người chờ đang đứng.
Ảnh các loại tàu cao tốc ở Nhật Bản
Trên hầu hết các tuyến đường tàu cao tốc, sẽ có hai đến ba loại tàu chạy nhanh chậm khác nhau. Loại tàu nhanh chỉ dừng ở một số ga nhất định và loại tàu kém nhanh hơn dừng ở tất cả các ga. Giá vé của các loại tàu này không thay đổi, ngoại trừ loại tàu siêu nhanh Nozomi, chạy trên đoạn Tōkaidō và San-yō Shinkansen. Trên mỗi con tàu lại có một số toa hạng nhất, được gọi là Green Car có giá đắt hơn nữa.
Ví dụ, trên đoạn đường từ Tokyo đến thành phố Fukuoka có 3 loại tàu. Tàu chậm nhất là Kodama, dừng ở tất cả các ga. Tàu Hikari, dừng ở ít ga hơn tàu Kodama và thường mất khoảng 3 tiếng đồng hồ để đi 520 km từ Tokyo đến Osaka. Loại tàu nhanh nhất là Nozomi, dừng ở những ga quan trọng nhất, và mất chỉ 2 tiếng rưỡi để đi cùng quãng đường trên.
Giá vé tàu Hikari và Kodama đi từ Tokyo đến Osaka là 13.750 yen, tương đương 150 USD cho một người lớn. Tùy thuộc vào mùa lễ hội, thời gian cao điểm hay thấp điểm mà giá vé trên có thể dao động tăng giảm khoảng 200 yen. Để đi toa hạng nhất, khách hàng phải nộp thêm từ 1.000 đến hơn 7.000 yen, tùy thuộc vào quãng đường dài hay ngắn.
Shinkansen
Tuy giá vé khá đắt đỏ nhưng tàu Shinkansen được nhiều người dân Nhật Bản chọn làm phương tiện di chuyển hàng ngày vì tốc độ cao và tính an toàn tuyệt đối. Ảnh: hu.emb-japan.go.jp
Đoạn Tōkaidō Shinkansen, nối Tokyo đến Osaka, hiện là tuyến đường sắt cao tốc bận rộn nhất thế giới, chuyên chở tới 151 triệu hành khách mỗi năm. Giữa hai thành phố lớn nhất Nhật Bản này, mỗi tiếng đồng hồ có tới 10 chuyến tàu chạy trên mỗi chiều, với lịch trình ít nhất 3 phút một chuyến. Với mạng lưới rộng khắp, tàu Shinkansen trở thành phương tiện thường xuyên đối với những người sống ở các thành phố nhỏ và đi làm hàng ngày tại thành phố lớn.
Tàu cao tốc ở Nhật Bản được xây làm nhiều giai đoạn. Đoạn Tokaido Shinkansen, nối liền Tokyo với Nagoya, Kyoto và Osaka là tuyến đường cổ nhất, ra đời năm 1964. Đoạn đường kế tiếp là tuyến Sanyo Shinkansen nối liền thành phố Osaka với Fukuoka, hoàn thành năm 1975.
Các đoạn đường tàu cao tốc khác như Tohoku Shinkansen, Joetsu Shinkansen đường khánh thành vào năm 1982. Đường tàu Kyushu Shinkansen ở hòn đảo phía nam Nhật Bản hoàn thành năm 2004. Một phần đoạn đường này sẽ được hoàn thành trong năm nay. Ngoài ra, các đoạn đường tàu cau tốc khác đang được Chính phủ Nhật Bản nghiên cứu để mở rộng trong tương lai.
Tàu Shinkansen của Nhật chạy trên hai khổ đường sắt khác nhau là khổ 1.067 mm và 1.435 mm. Loại đường tàu khổ 1.067 mm đang được loại bỏ dần để thay thế bằng loại khổ lớn hơn.
Thanh Bình
Theo dòng sự kiện:
Dự án tàu tốc hành 56 tỷ USD (08/06)
'Thiết tha mong Quốc hội chưa thông qua dự án tàu cao tốc' (08/06)
Chính phủ giải trình vì sao lựa chọn đường sắt cao tốc (07/06)
‘Chúng tôi không chịu sức ép khi đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc' (06/06)
'10 năm nữa hãy bàn tới đường sắt cao tốc' (04/06)
Tầm nhìn của Mỹ đối với tàu cao tốc (04/06)
 
© , All right reserved Contact us - Thông tin Tòa soạn
® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.
Nhiều người vẫn tin rằng, dùng nước giếng Vó Vong ở Chiềng, Cẩm Quý, Cẩm Thủy (Thanh Hóa) sẽ mang lại may mắn, khoẻ mạnh.
 Hè mát, đông ấm
Ông Cao Viết Bảo, thôn Chiềng quả quyết: "Sáng ra, người dân trong làng ra giếng lấy nước về dùng. Buổi trưa, buổi chiều cả nam nữ đến tắm đông như hội. Có một điều khá đặc biệt, trời nắng mọi người chỉ cần ngồi quanh thành giếng là thấy mát lạnh. Mùa đông lạnh bao nhiêu, nước càng ấm bấy nhiêu, nước như có ai đã làm ấm lên. Mùa nào, bà con trong vùng cũng ra đây tắm mà không lo bị ốm".
Thực hư giếng 'bồng lai' ở Thanh Hóa, Tin tức trong ngày, giếng làng,mát trong,người làng,Thanh Hóa,thực hư
Nước giếng trong như ngọc.
Giếng nước này nằm gần sông Bưởi. Dường như có mối liên hệ nào  đó nên hễ sông đục thì giếng sẽ đục nhưng không lâu sau đó sẽ trong trở lại. Có một điều đặc biệt, giếng nước không bao giờ cạn. Có lần người dân trong làng huy động hàng trăm thanh niên ra tát giếng để bắt cá, thau giếng, nhưng nước không vơi đi bao nhiêu...
Người ta còn kể lại, năm 1990, người dân trong làng có tát nước xây lại thành giếng. Do sơ ý, vôi bị rơi xuống, nước giếng "nổ đùng đùng, bắn tung toé cao hàng mét". “Dân làng thấy hoảng, lập bàn thờ cúng tế, giếng nước mới hết cơn giận dữ. Nguyên nhân giếng nước nổ như vậy có liên quan tới sự tích về sự ra đời của giếng. Cũng xin nói thêm, con gái trong làng vì tắm nước giếng mà càng ngày càng xinh ra đấy...", ông Thông, một người dân địa phương nói với vẻ huyền bí.
Sự tích về Xú
Chuyện xưa ghi lại, có già  làng họ Cao tên Thuật, tuổi ngoài 70 đi đánh cá  thì bắt được quả trứng. Sau nhiều lần vứt bỏ không thành, cụ nhẫn nại đem trứng về cho gà ấp. Khoảng tuần trăng thì trứng nở ra con Xú con (thuồng luồng), màu đỏ óng ánh, dáng uy nghi. Sớm tối đi về ông bắt cua, nhái đem về Xú ăn. Xú lớn nhanh như thổi, dân làng rất sợ bắt cụ giết Xú. Già Cao Thuật tìm cách giết, xua đuổi Xú nhưng không thành...
Năm ấy, nắng hạn vô cùng. Cả làng khô rang vì không có nước sinh hoạt. Chính Xú đã giúp dân làng bằng cách bò lên đồi "khoét" cho dân làng đôi giếng nước không bao giờ cạn.
Thực hư giếng 'bồng lai' ở Thanh Hóa, Tin tức trong ngày, giếng làng,mát trong,người làng,Thanh Hóa,thực hư
Sáng ra, người dân trong làng ra giếng lấy nước về dùng.
Anh Cao Viết Hội dẫn lại tích xưa: "Ông Cao Viết Thuật qua đời, trời sáng, sáng cả mặt trăng, bỗng dưng sấm chớp ầm ầm rồi mưa rất to. Từ đâu tôm, cá, trạch, lươn... kéo  đến đầy nhà, dân làng bắt làm ma cho ông. Xú cũng về nằm trên gác, lệ rơi hai hàng, người trong làng phải mang thau hứng nước mắt Xú". Ông Thuật qua đời, Xú ngang ngược vẫy vùng trên sông Bưởi làm nhiều tàu thuyền đi qua thường xuyên bị đánh sập.
Ông Bùi Minh Thông, Chủ tịch UBND xã Cẩm Quý cho hay: "Hồi ấy, dân nơi khác đi qua khúc sông mà Xú ở thì thường hay bị Xú đánh đắm tàu, thuyền... Thế nhưng, nếu người dân địa phương đi qua và bảo là dân Chiềng Vong là không gặp trở ngại nào.
Sau đó, người địa phương khác bàn nhau chặt củi, nung vôi bỏ xuống sông làm cho Xú chết. Người dân khu vực báo cho làng Chiềng lên chôn cất Xú. Người làng Chiềng phải mang 120 cái chiếu lên để đắp làm ma cho Xú. Lúc bấy giờ Xú được phong là "Phong Vương hạ đẳng thần" vào ngày 8/11 năm thứ 3 đời Vua Duy Tân Thuận Trị.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy