Đan Mạch thắng ngược Cameroon để nuôi hy vọng đi tiếp

 
 
Chủ Nhật, 20/06/2010 - 3:04 PM
Thành công hòa giải dân tộc sau biểu tình ở Thái Lan
Hiện tại, Thái Lan đã lấy lại được "nụ cười". Cho dù trong mắt bạn bè quốc tế "nụ cười" đó không tươi như xưa bởi trước mắt còn lắm chông gai vất vả, nhưng nó đã phản ánh một phần sự nỗ lực phi thường của các nhà lãnh đạo quốc gia cũng như nguyện vọng của toàn thể dân tộc chung sức gắng lòng xây dựng lại niềm tin về một đất nước hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng sau những ngày "bão dập mưa vùi".
Những ngày tháng nóng bỏng và nhuốm máu kéo dài từ đầu tháng 3 cho đến cuối tháng 5 của năm nay đã minh chứng cho "nỗi buồn" sâu đậm được tích chứa bao lâu trong xã hội, nhưng phải ẩn sau "nụ cười" tươi như hoa, không chóng thì chầy sẽ nổ bùng ra thành cuộc phản kháng về giai cấp, về xã hội, về chính trị và về kinh tế.
Và cuối cùng nó đã nổ ra như dự đoán nhưng với kết quả ít người ngờ tới với việc 90 sinh mạng bị cướp đi vĩnh viễn và khoảng 1.400 người bị thương. Về kinh tế, chỉ riêng ngành công nghiệp không khói của Thái - du lịch - thiệt hại tới 2,2 tỷ USD, còn vết thương lòng về chính trị - xã hội -giai cấp là không thể đo đếm được.
Lộ trình hòa giải dân tộc của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva trong đó bao gồm việc bầu cử lại vào một ngày chưa được xác định (có lẽ chính quyền hiện tại lo ngại nếu cuộc bầu cử được thực hiện sớm hơn thì những người ủng hộ sẽ lại mở cửa cho ông Thaksin và "thân hữu" của ông ta giành quyền lực) và mở cuộc điều tra về số người bị thiệt mạng, bị thương trong cuộc khủng hoảng kéo dài 2 tháng có thể là thần dược khiến nụ cười trên là vĩnh cửu, nhưng cũng có thể là ngược lại vì phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí và tính minh bạch của những người thực thi luật pháp được ban hành bởi nhà nước pháp quyền.
Cuộc xung đột vừa qua được “nuôi dưỡng" và kéo dài đến như vậy chứng tỏ rằng đây không chỉ là cuộc đối đầu gay gắt giữa nông dân và tầng lớp giàu có nắm địa vị lớn trong xã hội mà còn phản ánh sự xung đột quyền lợi giữa các "lớp" xã hội, chính trị, kinh tế… có đặc quyền khác nhau trong lòng nước Thái.
Bằng chứng là cơ quan điều tra đặc biệt Thái Lan (DSI) không chỉ phát hiện ra hàng tỷ baht được rút khỏi tài khoản của cựu gia đình Thủ tướng Thaksin Shinawatra để ủng hộ phong trào áo đỏ mà còn phát hiện danh sách trên 151 người gồm luật sư, doanh nhân, chính trị gia… bị cáo buộc đã cung cấp tài chính cho lực lượng áo đỏ trong cuộc bạo loạn vừa qua.
Trong vòng 80 năm qua, ở một đất nước mà người dân tự hào là những người yêu chuộng hòa bình, còn chính khách hãnh diện không có chiến tranh với nước ngoài từ năm 1833 tới nay lại xảy ra tới 24 cuộc đảo chính quân sự khiến cho các nhà bình luận đã phải thốt lên: Thái Lan- Một xã hội gây chiến với chính mình!
Vậy 24 cuộc đảo chính - gây chiến với "chính mình"- nhằm mục đích gì? Chắc chắn đây không phải là hành động "chống thù trong, diệt giặc ngoài" để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc mà chỉ là lý do "nội bộ" nhằm đảm bảo cho Thái Lan không đi chệch "quỹ đạo". Trong đó, liên minh giữa quân đội và Hoàng gia làm xương sống.
Hiện tại, Thái Lan vẫn chỉ là quốc gia được xếp hạng là có thu nhập trung bình khá, nhưng tiếc thay khoảng cách phát triển và chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị lại quá lớn. Theo thống kê, nhóm người giàu nhất nước chỉ chiếm 2% toàn bộ dân số nhưng kiểm soát tới 80% nền kinh tế. Trong đó, tài sản Hoàng gia hiện nay ước chừng 35 tỷ USD, thuộc loại giàu nhất thế giới (USA Today 27/5/2010).
Cuộc thăm dò dư luận về chính sách mới của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva cho thấy chỉ có 80% dân số tán thành và như vậy chưa thể đảm bảo cho lộ trình hòa giải dân tộc không gặp phải vấn đề như lời Thủ tướng Thái Lan nói trong một bài phát biểu gần đây: "Cho dù có 80% người dân ủng hộ kế hoạch này thì vẫn chưa đủ. Để thành công thì cần phải có tới 95%"
Thanh Bình
Tổng Biên tập: Thiếu tướng Hữu Ước
Phó Tổng Biên tập phụ trách nội dung: Nguyễn Như Phong
©2007. Báo Công an nhân dân điện tử - CAND Online. All rights reserved.
Khi sử dụng lại thông tin từ website này, xin vui lòng ghi rõ nguồn "CAND Online".
Sáng nay 9:21 AM Chủ Nhật ngày 20/6/2010 Hải đưa cậu Ngọc Bích xuống Bún Thượng mời thất tuần mợ Phương, Tháp vào trăm ngày cụ Ba Tý, lát nữa mình vào ăn cơm sau...Trời vẫn nắng nóng, tuy có giảm so với hôm qua, mình tìm được cách lấy văn bản mới của Google, rất đơn giản...
Bầm hôm nay ăn cháo của Mai cho, đường lấy ở nhà Phương-Xim...mình vào cụ Ba 11:00 AM mới cúng xong, có sư thầy giúp, chủ yếu là người HN, chỉ mấy đệ tử là con & con cháu của cụ ở ST mà thôi, 12:35 PM về qua bầm & ra 11 PDC nằm nghỉ 15:00 dạy tiếp tục làm máy...

Từ Đạo Hạnh

Tác giả: Khuyết Danh

Ngày xưa, ở ngôi chùa Thiên Phúc, trên núi Phật Tích (Sài Sơn), gần tỉnh Sơn Tây, có một nhà sư trứ danh tên Lộ, người đời vẫn gọi là sư Đạo Hạnh. Cha Lộ là Từ Vinh làm quan đô sát ở triều nhà Lý, đến chơi làng An Lãng, lấy vợ người họ Tăng rồi sinh ra Đạo Hạnh.
Khi còn nhỏ, Lộ chỉ thích ngao du, tỏ ra chí lớn, thường đi lại với nhà nho Mao Sinh, đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa và nhạc sư Phan Ất. Cha mẹ thấy Lộ suốt ngày chơi bời, đá cầu, lêu lổng cùng bạn bè, nên thường trách mắng luôn, không biết rằng đêm đến, còn lại một mình, Lộ chăm chỉ vùi đầu trong sách vở. Một hôm người cha dòm vào buồng con, thấy đèn le lói, Lộ vùi đầu vào bàn ngủ, tay vẫn còn cầm sách, từ đó mới không lo ngại về con nữa.
Đến kỳ thi tăng đồ thì Lộ trúng cử khoa Bạch Liên. Được ít lâu cha Lộ bị Duyên Thanh Hầu nhờ pháp sư Đại Diệu dùng tà thuật làm hại. Xác quẳng xuống sông Tô Lịch, trôi đến cầu Quyết Kiều, ngay trước nhà hầu rồi đứng thẳng lên không đi nữa. Hầu sợ hãi báo với Đại Diệu đến, đọc chú và bắt quyết thì xác ngã xuống theo giòng nước cuốn đi.
Lộ thề báo thù cho cha, một hôm thấy Đại Diệu liền đuổi đánh, bỗng nghe trên không có tiếng bảo "Đừng", Lộ quăng gậy bỏ chạy.
Lộ tìm đường sang Thiên Trúc (Ấn Độ) để học phép về chống với Đại Diệu, đi đến xứ Mán Răng Vàng bị cản trở phải quay lại. Lộ đến ẩn mình ở núi Phật Tích, ngày đêm chuyên chú tu luyện, đọc đủ mười tám vạn tám lần Đại Bi tâm kinh đà la ni. Một hôm có vị thần hiện ra bảo: "Ta là Trấn Thiên Vương cảm công đức trì tụng của thày nên đến đây ra mắt". Lộ mừng rỡ, biết là công tu luyện của mình đã đạt, có thể báo thù được cho cha, bèn đến bến Quyết Kiều, thử lấy chiếc gậy phép đang cầm ở tay mà ném xuống giòng nước đã cuốn xác cha, thì thấy gậy rẽ giòng nước mà đi ngược lên, đến cầu Tây Dương thì dừng lại.
Lộ tin ở phép thuật của mình, tìm đến nhà Đại Diệu hỏi: "Mày có nhớ đến việc ngày trước không"? Rồi ngước mắt trông lên trên không, chẳng thấy gì liền cầm gậy đánh luôn Đại Diệu một cái. Đại Diệu phát bệnh mà chết.
Thù cha đã trả xong, Lộ muốn thoát vòng tục lụy, đi tìm các nơi thanh vắng ở rừng núi mà tu hành, gặp thiền sư Kiều Trí Huyền ở chùa Thái Bình và pháp sư Phạm Hợi ở chùa Pháp Vân dạy cho nhiều phép thuật cao cường, các loài ác thú đều hàng phục. Trong đêm tối ông đốt ngón tay để làm đèn, phun nước để chữa mọi bệnh rất linh nghiệm.
Vào hồi bấy giờ vua Nhân Tôn nhà Lý không có con trai. Có người ở Thanh Hóa dâng sớ tâu: "Tại miền duyên hải, có một đứa trẻ linh dị mới lên ba tuổi, xưng là Thần Đồng, cho mình là con vua, người ta gọi là Giác Hoàng". Vua cho người đi dò xét, rồi rước về kinh đô cho ở tại chùa Báo Thiên. Thấy đứa trẻ thông minh xuất chúng, vua rất yêu mến, muốn lập làm Thái Tử. Triều đình can gián: "Đứa trẻ này thông minh linh dị phải để nó thác sinh vào cung cấm mới nối ngôi Hoàng Đế được". Vua nghe theo sai lập đàn bảy ngày bảy đêm, để cầu phép thác sinh hoàng tử.
Sư Lộ đoán biết đứa trẻ kia là Đại Diệu thác sinh, mới bảo cùng người chị: "Thằng bé kia là một tên sát nhân thác sinh muốn lên làm vua, ta phải ra tay ngăn trừ để tránh hậu hoạn cho nước nhà". Bèn làm một đạo bùa giao cho chị giả làm người đến xem đám lễ rồi thừa cơ giấu lá bùa vào một chỗ trong đàn tế. Đến ngày thứ ba, các đạo sĩ đang cúng tế thì Giác Hoàng bỗng sinh bịnh nặng, rồi tự miệng thốt ra: "Khắp trong khu vực này toàn lưới sắt bao vây cả, tôi còn lối nào mà thác sinh được"?
Vua cho tra xét, biết sư Lộ đã làm phép ếm, bèn sai bắt giam Lộ vào Hưng Khánh, rồi giao cho các quan hội nghị định tội. Lúc ấy có Sùng Hiền Hầu đi qua, Lộ gọi Hầu nói: "Hầu có lòng cứu cho tôi được khỏi tội thì tôi sẽ thác sinh vào cung để trả ơn Hầu". Hầu không có con, nhận lời ngay. Tới khi hội nghị, các quan đều nói: "Bệ hạ chưa có hoàng tử nên cầu cho Giác Hoàng được thác sinh vào cung mà Từ Lộ lại dám làm phép để ngăn trở thì đáng phải tội chết". Sùng Hiền Hầu mới tâu lên vua: "Nếu Giác Hoàng quả là bậc linh dị thì sao Từ Lộ làm phép lại không có phép gì để giải cứu được, có phải là Giác Hoàng còn kém tài Từ Lộ xa không? Thần trộm nghĩ bệ hạ nên tha tội cho Từ Lộ để bắt Lộ phải thác sinh vào cung thì tốt hơn". Vua ngẫm nghĩ cho là phải, ra lệnh tha cho Lộ. Lộ tạ ơn Hầu cứu sống và dặn rằng: "Nếu phu nhân có thai, khi sắp lâm bồn thì Hầu báo cho tôi biết". Mấy tháng sau, Hầu phu nhân có thai, đến khi lâm bồn, quằn quại mấy ngày chưa sinh được. Hầu sai người đi báo tin cho Lộ biết. Lộ tắm rửa sạch sẽ rồi vào trong ghềnh núi thoát xác lại mà chết. Lộ vừa mất thì Hầu phu nhân sinh ra con trai, đặt tên là Dương Hoán, năm lên ba thì vua Nhân Tông nhận làm con nuôi, lập làm Thái Tử. Đến khi vua Nhân Tôn mất, Thái Tử lên nối ngôi gọi là Thần Tông, tức là hậu thân của Từ Lộ thác sinh.
Nơi Từ Lộ thoát xác ở ghềnh núi Phật Tích, cạnh chùa Thiên Phúc, người ta lập đền thờ ngay tại đó.
Viên chức không nên làm việc theo chế độ hợp đồng
19/06/2010 18:35
(HNMO) – Ngày 19-6, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật viên chức. Nội dung được nhiều đại biểu cho ý kiến là các vấn đề về hợp đồng làm việc, việc kéo dài thời gian làm việc của viên chức tuổi nghỉ hưu.

Viên chức Nhà nước không thể làm việc theo chế độ hợp đồng


Đại biểu Phạm Đức Châu - Quảng Trị cho rằng, viên chức Nhà nước không thể làm việc theo chế độ hợp đồng mà phải theo chế độ tuyển dụng.

“Chúng ta biết trong đơn vị hành chính sự nghiệp, đặc biệt là sự nghiệp công thì quan hệ giữa người lãnh đạo của đơn vị đó và viên chức thực chất là quan hệ hành chính, mà phương pháp điều chỉnh của nó rất khác với quan hệ hợp đồng lao động là quyền lực phục tùng, mệnh lệnh. Còn nếu như ký hợp đồng thì phương pháp điều chỉnh của nó chủ yếu là phương pháp thỏa thuận. Cho nên vấn đề này về mặt lý luận nó không đúng”, đại biểu Châu nói.

Cũng theo đại biểu Châu, bản chất của hợp đồng là thỏa thuận, trong khi đó thực chất, viên chức Nhà nước đang hưởng tất cả các chế độ đó theo quy định của Nhà nước, chứ không phải theo sự thỏa thuận của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Thực tiễn từ năm 2003 sau khi có Nghị định 116 và thông tư hướng dẫn đến nay thì những người lao động đã làm việc trước năm 2003 không phải ký hợp đồng lao động, còn sau đó có đơn vị ký, có đơn vị không. Mà Chính phủ chưa có báo cáo nào để nói về cái được và cái không được của chế độ hợp đồng lao động làm việc của viên chức. Nhưng qua thực tế, rõ ràng viên chức rất không đồng tình với chế độ làm việc theo hợp đồng và họ cảm thấy bị phân biệt đối xử khi cùng trình độ đào tạo, khi cùng chế độ thi tuyển, xét tuyển, khi cùng làm việc nhà nước, phục vụ nhân dân.

Cùng quan điểm, đại biểu Đinh Xuân Thảo - Kiên Giang cho rằng, nếu luật này đưa ra khái niệm hợp đồng thì sẽ phải sửa một loạt văn bản pháp luật khác cho thống nhất, nếu không sẽ khó thực hiện chế độ hợp đồng đối với một số người trước đây là cán bộ, công chức, sẽ nảy sinh về mặt tâm lý như bị hạ cấp, bị mất đi vị thế pháp lý mà họ được hưởng lâu nay...

“Tôi đề nghị trong dự thảo luật cần ghi rõ quan niệm hợp đồng chỉ là quan hệ nội bộ của cơ quan giữa người sử dụng viên chức viên chức còn phải có quy định về quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp của viên chức và coi đó là căn cứ pháp lý về mặt địa vị pháp lý của viên chức trong quan hệ hành chính để thực hiện các chế độ nói chung với cán bộ, công chức của nhà nước. Ví dụ như việc cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ nếu để hợp đồng như quy định hiện nay chắc chắn là không được và nó sẽ liên quan đến việc bổ nhiệm, đề bạt vào các chức danh, chức vụ khác nữa. Đề nghị phải nghiên cứu thêm việc này”, đại biểu Thảo nói.

Đại biểu Trần Việt Hưng - Hoà Bình góp ý về việc ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng lao động. Đại biểu Hưng tán thành với 4 trường hợp, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức như trong dự thảo luật nhưng đề nghị bổ sung thêm một quy định là trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải trao đổi và thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nơi viên chức đó làm việc theo đúng quy định của Bộ luật lao động.

Về quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng phải thông báo trước bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trước đó ít nhất là 45 ngày, theo đại biểu Hưng, như vậy là chưa phù hợp với quy định của Bộ luật lao động, bởi thời hạn 45 ngày như dự thảo luật quy định chỉ áp dụng đối với trường hợp hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
 
Nên có quy định về kéo dài thời gian làm việc sau nghỉ hưu

Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào - TP Hà Nội hoàn toàn ủng hộ việc cần phải bàn đến việc viên chức đến tuổi nghỉ hưu được tiếp tục làm việc.

“Ở đây có một sự hiểu lầm ở một số đại biểu cho rằng kéo dài tuổi nghỉ hưu. Ở đây không phải kéo dài tuổi nghỉ hưu mà kéo dài thời gian làm việc khi đến tuổi nghỉ hưu. Như vậy luật này vẫn tôn trọng Luật lao động là cứ 60 tuổi là nghỉ hưu đối với nam và 55 đối với nữ”, đại biểu Đào nói.

Theo đại biểu Đào, nên khai thác toàn bộ năng lực trí tuệ của những người khi đã đến tuổi nghỉ hưu được tiếp tục làm việc và họ phải làm việc theo hợp đồng lao động 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm, thậm chí 10 năm đối với những nghệ nhân, nghệ sĩ và những lĩnh vực đặc thù và họ ký hợp đồng với đơn vị sử dụng.

“Tôi cho chuyện đó hết sức bình thường, nhằm khai thác toàn bộ năng lực xã hội, do vậy tôi ủng hộ phương án này”, đại biểu Đào nói.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hòa - Bắc Ninh đồng tình với việc cần thiết đưa quy định này vào luật.

“Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật cho là không nên đặt vấn đề kéo dài thời gian làm việc với viên chức và đưa ra một lý lẽ giải thích là viên chức có quyền nghỉ hưu, tôi thấy lý lẽ này chưa thuyết phục. Bởi vì, đã gọi là quyền thì người ta có thể thực hiện và người ta có thể từ chối không nhận quyền đó”, đại biểu Hòa nói.

Tuy nhiên, để việc kéo dài thời gian làm việc của viên chức cũng được quy định một cách chặt chẽ và tránh tùy tiện, cảm tính của người đứng đầu và cũng không gây một tâm lý e ngại, ngại ngùng đối với các viên chức, nhất là đối với các viên chức nữ, đại biểu Hòa cho rằng, dự thảo cần có một quy định cụ thể, chỉ kéo dài thời gian làm việc đối với một số nhóm viên chức nhất định có trình độ chuyên môn cao hoặc có những kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt.

Đại biểu Nguyễn Thị Sáng - Tiền Giang cũng tán thành việc kéo dài thời gian làm việc của những người có học vị và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, thực sự có tài năng, được tổ chức, đơn vị thừa nhận, đặc biệt là đơn vị đó phải thực sự có nhu cầu, viên chức phải có đơn tự nguyện và có đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc.

“Tôi đề nghị luật cũng phải quy định rõ điều kiện nguyên tắc trình tự, thủ tục của việc kéo dài thêm thời gian làm việc của viên chức, chế độ, chính sách của viên chức sau khi thực hiện kéo dài thời gian làm việc, bổ sung một khoản quy định về tuổi nghỉ hưu của một số loại viên chức, chẳng hạn như viên chức trong ngành giáo dục, ngành y tế…”, đại biểu Sáng nói.
V.A

Bản quyền © 2003-2010 Báo Hànộimới - CQCQ: Thành ủy Hà Nội
Đan Mạch thắng ngược Cameroon để nuôi hy vọng đi tiếp
QĐND - Chủ Nhật, 20/06/2010, 13:35 (GMT+7)
QĐND Online - Dù đã vươn lên dẫn trước từ sớm nhờ công Eto’o, nhưng những sai lầm ngớ ngẩn của hàng thủ đã khiến Cameroontrả giá để Đan Mạch lội ngược dòng thắng 2-1, rạng sáng 20-6. Với kết quả này, Cameroon trở thành đội bóng đầu tiên phải nói lời tạm biệt World Cup 2010. Ngoài ra, thắng lợi của Đan Mạch còn giúp Hà Lan sớm giành quyền lọt vào vòng sau.
Nicklas Bendtner  và Dennis Rommedahl lập công mang lại thắng lợi quý giá cho Đan Mạch.
Trận đấu đầu tiên của vòng bảng Cameroon để thua bạc nhược trước Nhật Bản, trong trận đấy gặp Đan MạchCameroon thể hiện bộ mặt khác hẳn. Ngay sau tiếng còi khai cuộc, HLV Le Guen đã chỉ đạo các học trò dồn lên tấn công, khiến đối thủ bất ngờ và lộ nhiều điểm yếu ở hàng thủ.
Chính lối máu lửa của "những chú sư tử bất khuất" mang bàn thắng đầu tiên của trận đấu. Phút 11, Kjaer mắc sai lầm chuyền bóng bất cẩn vào chân Webo. Cầu thủ này căng ngang vào để Eto’o ở tư thế thoải mái dễ dàng hạ gục Sorsensen. Có bàn thắng làm vốn, Cameroon càng đá càng hay. Suýt chút nữa họ có thêm bàn thắng nữa, khi Emana đón từ ngoài vòng cấm cấm rồi tung ra cú dứt điểm sạt cột.
Đan Mạch thi đầu bối rối trong khoảng thời gian 15 phút đầu hiệp, trong các phút tiếp theo Đan Mạch dần xốc lại đội hình và thi đấu gắn kết hơn. Các cầu thủ đến từ bán đảo Scandinavi tỏ ra rất nguy hiểm với các đợt xuyên phá ở hai cánh, với sự có mặt của hai cầu thủ chạy cánh kinh nghiệm là Rommedahl và Gronjkaer.
Liên tiếp trong ít phút từ 17 đến 20, Đan Mạch tạo ra hai cơ hội khá ngon ăn. Tiếc rằng, cả Gronjkaer và Tomason đều bỏ lỡ. Rốt cuộc, điều gì đến cũng phải đến. Phút 33, hậu vẹ Agger đá bóng từ sân nhà vượt tuyến cho Rommedahl thoát xuống biên phải rồi căng ngang dọn cỗ để Bendtner đệm vào lưới trống.
Những phút cuối hiệp một, đôi bên chơi ăn miếng trả miếng tạo nên thế trận cực kỳ hấp dẫn. Tận dụng thoáng sơ hở của hậu vệ Đan Mạch, Eto'o thoải mái kết thúc bằng chân trái đập trúng cột dọc bật ra. Ngay sau đó, Emana đột phá thẳng vào 16m50, tung cú sút trúng thủ thành Sorensen trong pha đối mặt.
Bước sang hiệp hai, đội bóng châu Phi tiếp tục dồn lên như đầu hiệp một. Các cầu thủ Đan Mạch chủ động đá chắc bên phần sân nhà, nhưng các đợt triển khai tấn công của Đan Mạch luôn tiềm ẩn độ nguy hiểm. Phút 61, khi mà hậu vệ cánh Assou-Ekotto lên cao chưa kịp lùi về, Rommedahl đã xử lý kỹ thuật ở cánh phải, vượt qua Makoun trước sút tung lưới thủ thành Hamidou.
Bị Đan Mạch dẫn bài, "những chú sư tử bất khuất" vùng lên tấn công dữ dội. Tuy nhiên, họ vấp phải bức tường phòng thủ vững chắc trước khung thành Sorensen. Cuối trận, không thể phối hợp cự ly ngắn, Cameroon đành chuyển sang bài câu bổng vào vòng cấm. Những Webo, Irdissou đều bỏ lỡ cơ hội thành bàn. Thua ngược cay đắng, “những chú sư tủ bất khuất” trở thành đội đầu tiên nói lời chia tay World Cup 2010 với hai trận đã đấu thua cả hai. Trái lại, cánh cửa giành vé vào vòng 1/16 mở ra cho Đan Mạch.
Đội hình ra sân:
Cameroon:Hamidou, M’bia, N’Koulou, Bassong (Irdrissou 72'), Assou-Ekotto, Alex Song, Njitap, Enoh (Makoun 46'), Emana, Webo (Aboubakar 79'), Eto’o.
Đan Mạch:Sorensen, Jacobsen, Kjaer, Agger, Simon Poulsen, Gronkjaer (Kahlenberg 66'), Christian Poulsen, Jorgensen (Jensen 46'), Rommedahl, Bendtner, Tomasson (Poulsen 86').
Bàn thắng: Eto'o 11' - Bendtner 33', Rommedahl 61' 
Gia Linh

Giấy phép số: 1442/GP - BTTTT 15-10-2009
Tổng biên tập: Thiếu tướng LÊ PHÚC NGUYÊN
Phó tổng biên tập: Đại tá HỒ ANH THẮNG, Đại tá PHẠM VĂN HUẤN, Đại tá HÀ MẠNH TƯỜNG
© 2008 - 2009. Bản quyền thuộc về Báo điện tử Quân đội nhân dân. Bảo lưu mọi quyền.

Các đồng chí đã dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với tinh thần vì người bệnh
QĐND - Chủ Nhật, 20/06/2010, 13:36 (GMT+7)
QĐND Online - Sáng 20-6, tại Bệnh viện 103, Học viện Quân y, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tới chúc mừng Ban giám đốc Học viện Quân y, các thầy thuốc Bệnh viện 103 sau thành công của ca phẫu thuật “lịch sử”- ca ghép tim đầu tiên tại Việt Nam.
Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Bình, Giám đốc Học viện Quân y  thay mặt Ban giám đốc đã báo cáo với Bộ trưởng quá trình thực hiện ca ghép tim: từ khi xây dựng đề tài, những khó khăn trong quá trình thực nghiệm, khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc; quá trình thực hiện tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm các chuyên gia nước ngoài hàng đầu về ghép tim cũng như liên hệ cử cán bộ đi bồi dưỡng, học tập ở nước ngoài để phục vụ cho nhiệm vụ đặc biệt này…
Bộ trưởng đánh giá cao những nỗ lực của các cán bộ, y bác sĩ Bệnh viện 103, Học viện Quân y trong thành công của ca ghép tim này> 
Và như Báo QĐND Điện tử đã đưa tin, sau khi hoàn thành tất cả các công tác chuẩn bị, ca ghép tim cho bệnh nhân Bùi Văn Nam, 48 tuổi (quê ở thôn 4, đội 4, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) bị bệnh cơ tim thể dãn, suy tim độ 4 đã được Ban giám đốc và đội ngũ cán bộ, thầy thuốc, nhân viên Học viện Quân y thực hiện thành công sáng ngày 17-6 vừa qua.
Sau khi nghe báo cáo của Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Bình, Giám đốc Học viện Quân y, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã nhiệt liệt biểu dương tập thể đội ngũ các giáo sư, bác sĩ, các nhà khoa học đã dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với tinh thần vì người bệnh. Bộ trưởng cũng mong muốn tập thể giáo sư, bác sĩ Học viện tiếp tục phát huy truyền thống, khẳng định niềm tin, đào tạo được đội ngũ cán bộ y, bác sĩ có trình độ để tiếp tục cứu sống được nhiều người bệnh hơn nữa, sánh vai với bạn bè trong khu vực và trên thế giới.
Bộ trưởng cũng khẳng định thành công bước đầu của ca ghép tim trên người tại Học viện Quân y không chỉ là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm cao của đội ngũ thầy thuốc Học viện Quân y  mà đó còn là thành công của ngành y tế Việt Nam với sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi của các bộ, ban, ngành liên quan; đặc biệt là sự hợp tác, giúp đỡ tận tình, hiệu quả của các chuyên gia thuộc Bệnh viện Cheng Hsin, Đài Loan (Trung Quốc).
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh ần cần hỏi thăm bệnh nhân Bùi Văn Nam. Ảnh: Kim Sơn.
Thăm bệnh nhân Bùi Văn Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã ân cần hỏi thăm, động viên anh yên tâm bồi dưỡng sức khỏe và hãy luôn coi bệnh viện như là nhà của mình. Tuy sức khỏe chưa thực sự bình phục nhưng trước những tình cảm ân cần của đồng chí  Bộ trưởng, anh Nam đã xúc động nói: “Xin cám ơn các thầy thuốc Bệnh viện 103, Học viện Quân y, những người đã sinh ra tôi lần thứ hai. Xin cảm ơn Đảng, Nhà nước, Quân đội đã đào tạo ra những người chiến sĩ mặc áo blu luôn hết lòng vì nhân dân, vì người bệnh”.
Tin, ảnh: Phúc Thắng
Giấy phép số: 1442/GP - BTTTT 15-10-2009
Tổng biên tập: Thiếu tướng LÊ PHÚC NGUYÊN
Phó tổng biên tập: Đại tá HỒ ANH THẮNG, Đại tá PHẠM VĂN HUẤN, Đại tá HÀ MẠNH TƯỜNG
© 2008 - 2009. Bản quyền thuộc về Báo điện tử Quân đội nhân dân. Bảo lưu mọi quyền.
 
 
Chủ Nhật, 20/06/2010 - 9:28
Nhạc sĩ Hồng Đăng: “Nếu không cố gắng thì tôi chết từ lâu rồi”
Nhạc sĩ Hồng Đăng.
“Trong con người tôi có hai cái chất "nghệ". Nghệ sĩ mang đến cho tôi tính phóng khoáng, bay bổng, thi vị. Tôi lại sinh ra ở đất Nghệ An, đất cằn sỏi đá, sự khắc nghiệt của địa hình và khí hậu của quê hương khiến cho con người ta phải biết vươn lên... Chất nghệ sĩ và chất Nghệ An phối hợp khéo thì tôi an tâm đi trong cuộc đời này” - nhạc sĩ Hồng Đăng tâm sự.
Ông là người hào phóng, quảng giao, điện thoại đổ chuông vào lúc sáng sớm tinh mơ hay nửa đêm khuya khoắt của người lạ hoắc để hỏi một câu gì đó chả liên quan gì đến cuộc đời của người nhạc sĩ tài hoa, thì ông vẫn cứ vui vẻ nhã nhặn trả lời, sau một vài câu chuyện trò phía đầu dây bên kia đặt máy nghe xuống thấy nhẹ nhõm, ấm lòng. Phải vậy mà nhà ông được coi  là "đại bản doanh" của anh em nghệ sĩ. Mấy chục năm trời là nhạc sĩ nổi tiếng và là Phó tổng thư ký 3 nhiệm kỳ, ấy vậy mà từ khi đó cho đến giờ lúc nào cũng rủ rỉ rù rì, lành hiền, dễ mến, dễ gần, cảm mến mọi người bằng sự phóng khoáng, hồn nhiên, thân thiện hiếm có.
Phóng viên (PV)Nhạc và lời trong các bài hát của ông lúc êm đềm dịu ngọt, lúc say sưa nồng nàn, khi lại hồn nhiên trong trẻo, giản dị mà sâu lắng: "Em vẫn từng đợi anh, như hoa từng đợi nắng, như gió tìm rặng phi lao, như trời cao mong mây trắng", hoặc "Ơi biển Việt Nam, ơi sóng Việt Nam, qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng, vùi sâu dưới đáy những gì đau thương, biển lại hát tình ca, biển kể chuyện quê hương"... Thật quá hay, tôi cứ hình dung ông hẳn phải là người có cuộc sống phong phú lắm, tò mò một chút, hiện nay ông sống ra sao?
Nhạc sĩ Hồng Đăng: Mấy năm nay, sau khi thôi giữ chức Phó tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, tôi giờ chỉ quanh quẩn ở nhà với vợ và hàng ngày bạn bè, anh chị em nghệ sĩ đến chơi. Có những người bạn mấy chục năm không gặp giờ gặp lại vẫn nồng ấm như xưa. Tôi nhiều khách lắm, từ sáng cho đến tối, có khi là tới đêm, có những người tôi chả biết họ là ai, từ ở tít đâu xa lắc xa lơ cũng tìm đến nhà tôi để góp vui, giao lưu. Tôi nghiệm ra rằng người đàn ông không có bạn thì sự cô đơn khủng khiếp bủa vây rồi sẽ dẫn đến có những xử lý không chuẩn ngoài cuộc sống. Tình huynh đệ giúp cho người đàn ông vững vàng dựa trên bản ngã của chính mình.
PVKhách khứa cứ ùn ùn kéo đến như thế thì con người với tính cách như thế nào sẽ để lại ấn tượng đặc biệt trong ông?
Nhạc sĩ Hồng Đăng: Tôi chỉ thương, yêu quý người luôn luôn hào phóng, luôn luôn nhẹ nhàng, và quan trọng nhất là biết quên đi đau khổ của cuộc đời cho dù đau khổ ấy lớn thế nào. Cuộc sống vốn đầy hỷ, nộ, ái, ố, nhưng cái chính vẫn là cần tình thương yêu, để cuộc đời bình an. Ngay cả bản thân tôi, tôi nghiệm thấy nếu cá nhân mình không cố gắng thì mình chết từ lúc nào rồi. Trong con người tôi biết bao nhiêu là bệnh, nhiều người ngạc nhiên không hiểu lý do tại sao tôi lại có thể sống vui vẻ, hiền hòa, nhưng tôi biết nếu không có sự phấn đấu nội tâm thật lớn chiến đấu với bệnh tật mà cứ rên rỉ ỉ ôi thì ích gì?
À, trong con người tôi có hai cái chất "nghệ". Nghệ sĩ mang đến cho tôi tính phóng khoáng, bay bổng, thi vị. Tôi lại sinh ra ở đất Nghệ An, đất cằn sỏi đá, sự khắc nghiệt của địa hình và khí hậu của quê hương khiến cho con người ta phải biết vươn lên, đấy là ưu điểm của những ai sinh ra từ vùng đất khó khăn. Chất nghệ sĩ và chất Nghệ An phối hợp khéo thì tôi an tâm đi trong cuộc đời này. 
PVNghĩa là dù có sóng to biển lớn thì ông cũng luôn luôn làm chủ bản thân...?
Nhạc sĩ Hồng Đăng: Nói thế thôi chứ làm chủ gì đâu, nhưng làm thế nào để cho cuộc đời đừng có ảm đạm quá. Tôi cũng chẳng phải là con người gì ghê gớm, có khi chỉ là người ba lăng nhăng nhưng giúp được cho ai thì giúp hết mình. Giúp được người này cái này, người kia cái kia thì tâm hồn mới thanh thản, mà mình sức khỏe chả có, tiền bạc cũng không, đáng lẽ mình phải là đối tượng để người ta giúp chứ. Tôi không nghiện bất cứ thứ gì, rượu chè, trai gái, cờ bạc tôi dửng dưng, thế có người lại cho là chán quá, nhưng không phải đâu. Mỗi người có một thú vui riêng, người nghiện câu cá, người nghiện đánh cờ, người tập thể dục buổi sáng, người chạy bộ, những cái đấy giúp cho người ta đứng vững vượt qua khó khăn một cách rất bất ngờ đấy. Tôi một đời phiêu bạt, hầu như bất cứ nơi đâu trên đất nước này tôi cũng đã từng đặt chân tới. Tôi đi khắp, từ đầu đất Bắc cho đến cuối đất Nam, và vì đi nhiều như vậy nên tôi nhìn cuộc sống say sưa hơn...
PVVà cả đẹp hơn, nồng nàn hơn người nữa chứ?
Nhạc sĩ Hồng Đăng: Người nghệ sĩ nếu không thấy đẹp hơn người thường thì làm sao nói cho người ta hiểu nó là đẹp được. Như cố nhà thơ Phạm Tiến Duật vào rừng, nhìn thấy những cây nấm và reo lên: "Tai rừng, tai rừng". Đấy trong mắt nhà thơ cây nấm đâu chỉ là cây nấm mà là tai của rừng.
PVNghệ sĩ như ông thì thường có tố chất đa sầu đa cảm, nhạy cảm quá thì dễ vui,  dễ buồn...
Nhạc sĩ Hồng Đăng: Đâu chỉ dễ buồn, dễ vui mà còn dễ chết nữa. Người nghệ sĩ ít khi giữ được cân bằng trạng thái một cách bình thường, vì người ta giàu cảm xúc luôn luôn yêu thương, mà yêu thì phải từ tim mà đi ra, làm cho cuộc sống người ta hơi thất thường. Cô cứ để ý nhé, khoảng 5 năm trở lại đây không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, nghệ sĩ chết rất nhiều, có giai đoạn như thế. Và, khi người nghệ sĩ ra đi rồi thì không còn cách nào tái tạo lại được. Nhiều khi tôi rất đau khổ, vật vã khi thấy những cái chết được viết dửng dưng ở trên báo. Chỗ này báo tang, chỗ kia báo tang... Người ta bảo: ông này chết tội ghê, ông kia chết tội thế, chứ không nghĩ rằng để đền bù cho cái "tội" ấy có khi cả dân tộc hàng trăm năm không ra được một người...
PVBuồn vui cùng nghệ thuật đến giờ ông - một nhạc sĩ danh tiếng có nỗi niềm gì ấm ức mà chưa nói ra không?
Nhạc sĩ Hồng Đăng: Cái cô hỏi tôi đang định viết báo, tôi mấy chục năm giảng dạy ở nhạc viện, viết hàng chục cuốn sách về âm nhạc, tôi dị ứng với việc phân chia và gọi âm nhạc bác học. Thật buồn cười, làm gì có nhà văn bác học với nhà văn không phải bác học. Nhà văn viết truyện dài thì mới là nhà văn. Còn nhà văn viết truyện ngắn thì không phải là nhà văn à? Âm nhạc có phải cứ có đề tài to tát là hoành tráng được đâu. Người sáng tác như người thợ đi câu, hôm nay thả cần câu được con cá 3 cân, hôm sau được con cá 6 cân, nhưng cũng có khi lại chả được con nào, về tay không. Người nghệ sĩ sáng tác nhiều nhưng chỉ lèo tèo vài ba tác phẩm là còn đọng lại, gây ấn tượng sâu sắc đó mới là cốt cách của nghệ thuật. Có người viết hàng nghìn hàng vạn tác phẩm nhưng chẳng ai nhìn, chẳng ai ngó ngàng, chả có gì đọng lại, trơn chuồi chuội.
Người ta nghe cả một trường ca nhưng đi với người ta suốt đời chỉ là hai câu thơ đọng lại. Chính hai câu thơ đó làm nên tài năng. Cái đấy mới là giá trị đích thực của văn học nghệ thuật. Cái chân lý ấy không phải ai cũng hiểu được đâu.

Nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Hồng Đăng năm 1984.

PVÔng không chỉ là một nhạc sĩ viết nhạc mà còn đặt lời rất hay. Có lời bài hát nào mà ông thấy gắn bó với số phận của ông, ông tâm đắc và yêu thích nhất?
Nhạc sĩ Hồng Đăng: (thừ người ra một vài phút rồi chậm rãi nói): Để tôi đọc mấy câu thơ này trong bài Lênh đênh: "Hai đứa như  hai vì sao xa/ Nào đâu có lại gần lại gần. Bao tháng năm đã từng trôi qua/ Đời như mãi bâng khuâng, bâng... khuâng". Cuộc đời này rất nhiều người yêu nhau rồi chia tay nhau...
PVÔng đọc mấy câu thơ nghe buồn quá, vừa lưu luyến vừa xót xa, tình yêu vốn dĩ không trọn vẹn. Nhiều lúc tôi hay bắt gặp ông và vợ tay trong tay rất hay đi cùng nhau trên cái xe máy 82 mà. Đó là vợ thứ 3 của ông nhỉ, trẻ hơn ông đến 20 tuổi. Vợ trẻ mà tình yêu vẫn nồng nàn, ông giờ danh tiếng có, tình yêu có hà cớ gì mà phải buồn chi cho thêm mệt đầu, mệt óc.
Nhạc sĩ Hồng Đăng: Nhà tôi chỉ có một cái xe máy thế thôi, nên đi đâu vợ tôi cũng đèo tôi bằng cái xe máy ấy. Cuộc sống của tôi cứ thế thôi. Vợ tôi chịu khó chăm chồng, lo chu đáo gia đình, bạn bè của chồng. Cô Thúy vợ tôi sinh năm 1962, tuổi Nhâm Dần, tuổi Hổ nên tính "dữ" lắm. Tôi hay ngẫm nghĩ sự đời, bản thân tôi chưa bao giờ toại nguyện về những điều mình có. Lúc nhỏ ao ước có một cây đàn, không có được. Lúc lớn lên ao ước có những phương tiện làm việc âm nhạc cho đúng chuẩn của quốc tế từ những máy móc bình thường cho đến hiện đại tối tân cũng không bao giờ có cả. Muốn có chỗ ổn định cho những đơn vị biểu diễn cho bản thân mình và bạn bè, anh em đồng nghiệp cũng không có được.
Năm 2005, tôi tổ chức một đêm diễn ở Nhà hát Lớn về chương trình âm nhạc của riêng mình, nhà tài trợ đến lúc cuối cùng rồi thì xin hoãn, kêu khó khăn, tôi phải bán cả nhà đi mới trả hết được nợ. Mà đấy là bao nhiêu anh em bạn bè nhất quyết không chịu lấy tiền thù lao. Ca sĩ Hồng Nhung còn bay từ Anh về để biểu diễn không chịu lấy tiền thù lao. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, con của bạn tôi - nhà văn Nguyễn Quang Sáng - cũng bay từ TP HCM ra Hà Nội làm đạo diễn chương trình cũng không lấy một đồng thù lao nào. Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn mở đầu bằng ca khúc của tôi cũng không màng đến thù lao. Rất nhiều anh em bạn bè nghệ sĩ khác cũng vậy. Mọi người đến giúp tôi hoàn toàn tự nguyện rất nhiệt tình, tôi nợ tình cảm của mọi người dành cho mình nhiều lắm, có lẽ cho đến hết đời cũng không trả hết nợ.
Chương trình năm đó rất hay nhưng cũng chỉ diễn ra duy nhất có một tối, tôi đâu chỉ muốn có một tối hay một nơi, tôi muốn đi nhiều nơi để giới thiệu những bài hát tâm huyết của mình. Tôi mong ước như thế, nhưng đấy là mong ước viển vông làm sao thực hiện, tiền ở đâu ra mà tổ chức được. Tôi nghĩ buồn lắm, tôi thấy không được công bằng cho lắm, người ca sĩ chỉ đứng lên sân khấu hát một bài thôi là có mấy triệu, thậm chí mấy chục triệu, nhưng chả ai nhắc gì đến nhạc sĩ sáng tác bài hát đó cả. Không có bài hát, làm sao ca sĩ hát được, có bột mới gột được nên hồ chứ, đúng không nào. Thế mà chả ai thèm nhớ. Ví dụ như nhắc đến tôi người ta nói đến “Hoa sữa”, “Lênh đênh”, “Biển hát chiều nay”, “Kỷ niệm thành phố tuổi thơ”, thế là đã may lắm cho tôi. Thế còn có những bài hát của tôi người ta ngạc nhiên bảo: "Ơ, bài này là của anh đấy à?", hoặc người ta hát hàng chục năm trời không biết tên tác giả.
Cái tên tác giả tồn tại hay không, không cần thiết lắm, nhưng tác phẩm  để đưa đến với người nghe, đi theo người ta thì phải tạo điều kiện để cho tác phẩm sống được. Ca khúc cũng như số phận của mỗi con người. Có khi đứa con mình yêu nhất, nghĩ nó sẽ sáng sủa nổi bật thì  nó lại quặt quẹo lúc nào không biết. Có đứa mình nghĩ thằng này ngỗ ngược thì có khi nó lại thành công.
PVÔng cứ đau đáu như thế này thì chẳng mấy vui vẻ gì đâu. Chắc là ông cũng không bao giờ tự bằng lòng với bản thân?
Nhạc sĩ Hồng Đăng: Vâng, tôi chẳng bao giờ bằng lòng cả.
PVTôi thấy con đường tình yêu của những người nhạc sĩ tài hoa không sóng yên biển lặng mà sóng gió lênh đênh dập dềnh trắc trở, cứ nhìn một loạt nhạc sĩ tên tuổi như ông hay Phú Quang, Thanh Tùng, Dương Thụ, Phó Đức Phương thì đều lận đận cả...
Nhạc sĩ Hồng Đăng: Chẳng phải nhạc sĩ mà ngay cả người thường, cuộc sống nó thế, nhiều thay đổi. Thời đại ngày nay hai vợ chồng chung sống với nhau 7 năm đã dài rồi. Mỗi con người đều có số phận nhưng riêng với người nhạc sĩ, tất cả nhân tố của âm nhạc luôn luôn nhắc từ cái đáy, từ tâm hồn, từ trái tim nói về tình yêu. Mà càng nói về tình yêu bao nhiêu thì lại càng bị tình yêu dẫn đi bấy nhiêu. Tình yêu là nhân tố giúp cho người sáng tác có tác phẩm, nhưng tình yêu cũng làm cho cuộc đời nhiều bất trắc hơn, nhiều sóng gió hơn...
5 giờ chiều mà trời vẫn còn nắng lắm, nhạc sĩ lại mở túi xách con con mà ông mang theo bên mình lục ra để lấy quà cho tôi như bao lần ông vẫn hay làm thế với người quen. Mặc dù tôi là nữ, không biết hút thuốc là gì, ông vẫn khăng khăng cho bao thuốc lá lạ, hai cái bật lửa xinh xinh khác kiểu nhau, một cây bút bi. Ông chỉ dẫn cho tôi cái bật lửa này bật đèn sáng có thể dùng phòng khi mất điện. Những ngày này Hà Nội hay mất điện lắm.
Ông vội vàng đến giờ phải về vì có mấy người bạn từ miền Nam kéo ra, vợ ông đang chuẩn bị món ăn để tiếp đãi, ông rủ tôi về nhà ông giao lưu cho vui, biết đâu sau buổi chuyện trò lại chả ngộ ra được điều gì thú vị. Nhưng báo thì phải lên trang, tôi xin phép ông để khi khác còn về để kịp viết bài về ông, một nhạc sĩ mà tôi mến yêu
Trần Mỹ Hiền (thực hiện) - Chuyên đề ANTG 968
Tổng Biên tập: Thiếu tướng Hữu Ước
Phó Tổng Biên tập phụ trách nội dung: Nguyễn Như Phong
©2007. Báo Công an nhân dân điện tử - CAND Online. All rights reserved.
Khi sử dụng lại thông tin từ website này, xin vui lòng ghi rõ nguồn "CAND Online".
 
 
Chủ Nhật, 20/06/2010 - 3:01 PM
Làm quen qua mạng để lừa đảo
Gặp Thảo sau thời gian làm quen qua mạng, Long nhờ Thảo chở đi dạo phố bằng xe máy của cô. Long vờ kêu đau đầu dừng lại trước một tiệm thuốc. Chờ cô bạn đi vào mua, Long tăng ga phóng chiếc xe đi mất cùng cả điện thoại iPhone vừa mượn của Thảo trước đó.
Tại phiên xử sơ thẩm mới đây, TAND TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã xử phạt bị cáo Trần Thanh Long, 24 tuổi, trú ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 3 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo hồ sơ vụ án, mặc dù còn đang chấp hành bản án của TAND TP Biên Hòa xử phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng Long vẫn mưu tính tiếp tục giở chiêu lừa đảo.
Sau nhiều ngày lang thang trên mạng Internet, Long quen biết bạn gái Phạm Thị Thu Thảo ở TP Nha Trang. Theo hẹn, ngày 7/2, Long rời Biên Hòa ra Nha Trang thăm Thảo. Trong lúc điều khiển xe máy Attila chở chị Thảo đi dạo phố, Long giả vờ đau đầu và dừng lại phía trước một hiệu thuốc tây. Trước khi nhờ Thảo vào mua thuốc, Long còn mượn điện thoại iPhone 3G-S1663 của cô bạn gái để gọi cho người thân.
Khi cô Thảo bước vào hiệu thuốc, Long tăng tốc xe máy "chuồn" mất, bên trong cốp còn có 300.000 đồng, 6 USD và giấy tờ xe. Sau đó Long bán chiếc xe máy Attila 9 triệu đồng, điện thoại 8,5 triệu đồng để lấy tiền tiêu xài. Tổng hợp hai bản án, bị cáo Trần Thanh Long phải chấp hành hình phạt 5 năm tù
Hữu Toàn
Tổng Biên tập: Thiếu tướng Hữu Ước
Phó Tổng Biên tập phụ trách nội dung: Nguyễn Như Phong
©2007. Báo Công an nhân dân điện tử - CAND Online. All rights reserved.
Khi sử dụng lại thông tin từ website này, xin vui lòng ghi rõ nguồn "CAND Online".

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy