02/7/10 BẦM TÔI
Hôm nay 02/7/10 thứ sáu, trời nắng, tối hôm qua các cháu đã sang thăm bà Khâm, thấy nói yếu nhiều. Giang gọi vào 878 mời đi ăn sáng K65, mình đưa bầm mấy cái bánh ngọt ăn trước chờ con dâu...Chiều hôm qua sang chơi cầu có ba cặp hạng C không đủ, mặt sân Hải yến bắt đầu rách thảm sau nhiều năm sử dụng...Gửi giúp bác Mỹ cho bác Xuyên câu chuyện thơ của hai người...bằng Hotmai...
Chiều hôm qua Hải về nghỉ cuối tuần, hôm nay xem lại bô hỏng ra sao để đi sửa...Cùng với ban mình phòng KT cũng lấy phiếu TN cho Dực sẽ BN PP..Bà Chủ vào giao việc lấy nước mát lần hai...
Tiếp bạn Dương Đình Hồng câu chuyện nhà đất sáng nay & cũng vậy với Công 14:30 PM, hàn bô 20$ lại như xưa...Nguyệt nói 057 chậm báo vài ngày do quên...
BẦM TÔI
Đón tuổi chín sáu, bầm tôi
Tuy rằng răng hết, tóc còn muối tiêu
Da bầm tuy đã nhăn nheo
Song nghe tiếng nói, đoán liều sáu mươi
Quát to, nói tròn vành lời
Tâm sự, với những con người CỔ NHÂN
Chuyện ngày xưa, lại chuyện gần
Không ai chê cụ lẫn lầm nơi nao
Một giờ sáng, chuyện cụ gào...
Người lạ thì tưởng khách nào tới thăm
Ngày ngủ, đêm thức trông trăng
Ăn được, nói được trong lòng thảnh thơi
Đi lại, tự vệ sinh rồi
Trở vào nằm nghỉ hoặc ngồi chơi riêng
Bảo vệ có chú MIC siêng
Chào Mào ca nhạc để cho riêng Bầm...
tg Vũ Tản Hồng
Viết hồi 15:48 PM ngày 02/7/2010 tại 11 Phó Đức Chính;tg Vũ Tản Hồng
02/07/2010 13:21
(VTC News) – Hôm 1/7, TP.HCM đã bắt đầu tiến hành gắn thiết bị định vị toàn cầu (GPS) cho các loại xe chở chất thải nguy hại. Trước hết là 150 xe vận chuyển bùn hầm cầu.
Phó GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM – ông Nguyễn Văn Phước cho biết, trung bình mỗi ngày, trên khắp địa bàn TP phải tiếp nhận từ 250-300m3 bùn hầm cầu với khoảng 150 xe. Thời gian vừa qua, lực lượng cảnh sát môi trường đã phát hiện rất nhiều các loại xe chở chất thải nguy hại, trong đó phần lớn là xe chở bùn hầm cầu dừng đỗ không đúng nơi quy định.
Nhằm có thể theo dõi, giám sát đường đi của các loại phương tiện này, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài vừa đồng ý cho phép Sở Tài nguyên và Môi trường TP bắt đầu tiến hành công việc gắn hệ thống thiết bị GPS cho toàn bộ các loại xe chở các loại chất thải nguy hại, nhất là các loại xe chở bùn hầm cầu.
Thông qua hệ thống bản đồ GIS, Google, các ngành chức năng sẽ có thể kiểm soát được các thông tin chi tiết của xe như: chủ xe, đường đi đang di chuyển, vị trí đổ chất thải, kiểm soát lượng chất thải đổ trong quá trình vận chuyển… Nếu phương tiện dừng đỗ không đúng nơi quy định, thiết bị GPS sẽ tự động đưa thông tin cảnh báo tới cho các cơ quan quản lý.
Tổng kinh phí cho việc thực hiện dự án nói trên vào khoảng 3 tỷ đồng, được thực hiện bắt đầu từ ngày 1/7.
V.Dũng
Các bài đã đăng
Hơn 2 giờ giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin (02/07/2010 12:05)
Mục kích chú gà trống có giá 10 triệu đồng (02/07/2010 12:55)
Công bố 2 đường dây nóng chống ùn tắc kỳ thi ĐH-CĐ (02/07/2010 07:55)
Phụ nữ Việt Nam với phong trào thi đua yêu nước (02/07/2010 07:59)
Hơn 30 người chết mỗi ngày vì TNGT (02/07/2010 06:20)
"Không có chuyện sân bay Tân Sơn Nhất ngập nước mưa" (02/07/2010 06:08)
Nghi vợ ngoại tình, chồng ôm 2 con nhảy cầu tự tử (01/07/2010 16:35)
EVN chỉ đạo dừng cắt điện trên toàn quốc từ 1/7 (01/07/2010 17:16)
Việt Nam sẽ biến bùn thành điện (01/07/2010 16:00)
TP.HCM: Người dân "mất vía" khi qua đường sạt lở 10m (01/07/2010 18:02)
NỘI DUNG NỔI BẬT
Clip cận cảnh sống động cụ Rùa hồ Gươm nổi vãn cảnh(VTC News) - Khi "Đồng hồ đếm ngược thời gian" ven hồ Gươm hiện dòng chữ “Còn 305 ngày”, một độc giả của VTC News đã ghi được clip này...
ĐỌC NHIỀU NHẤT
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
Rơi lệ chuyện bé 9 tuổi mất hai tay và bộ phận sinh dục(VTC News) - Cậu bé 9 tuổi Đặng Quốc Trường đã phải cắt bỏ cả hai cánh tay và cả bộ phận sinh dục sau tai họa bị điện cao thế giật khi chơi trên trần...
>>Hãy viết ý kiến của bạn
>>Hãy viết ý kiến của bạn
TIÊU ĐIỂM
TPO - Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hàng năm là một áp lực về kinh tế với những thí sinh nghèo từ nông thôn lên thành thị. Việc tích cực tham gia các chương trình tiếp sức mùa thi của các tổ chức xã hội và của chính các trường tổ chức thi đã giúp nhiều thí sinh giải toả được áp lực này.
Nhóm sinh viên tình nguyện Hải Hà giúp thí sinh tìm địa điểm thi Ảnh: Q.H
Một mình lặn lội về kinh ứng thí
Đợt 1 kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay, em Trần Thị Huyền (huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) dự thi vào trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Huyền là con cả, bố mẹ bận rộn mưu sinh và cũng là những người ít tiếp xúc, giao lưu với xã hội bên ngoài nên em phải một thân một mình về Hà Nội đi thi.
Sáng ngày 1-7, Huyền khởi hành từ nhà. Lần đầu xuống Hà Nội nhưng Huyền khá tự tin. Từ bến xe Mỹ Đình, Huyền định đi xe buýt nhưng nghe nói phải đổi chuyến, nếu không phải đi bộ một quãng khá xa mới đến trường ĐH Kinh tế Quốc dân nên em quyết định đi xe ôm. Đắt một chút nhưng yên tâm không phải loay hoay hỏi đường.
Sáng ngày 1-7, Huyền khởi hành từ nhà. Lần đầu xuống Hà Nội nhưng Huyền khá tự tin. Từ bến xe Mỹ Đình, Huyền định đi xe buýt nhưng nghe nói phải đổi chuyến, nếu không phải đi bộ một quãng khá xa mới đến trường ĐH Kinh tế Quốc dân nên em quyết định đi xe ôm. Đắt một chút nhưng yên tâm không phải loay hoay hỏi đường.
Nhờ sự hướng dẫn tận tình của các anh chị sinh viên tình nguyện, Huyền nhanh chóng tìm được chỗ trọ trong ký túc xá trường ĐH Kinh tế Quốc dân, vừa rẻ vừa gần điểm thi (Huyền thi ngay tại trường). Vào ký túc xá, Huyền được bố trí ở một phòng tầng 2 của nhà số 11. “Tiền thuê phòng là 12.000 đồng/ người/ ngày, bao gồm cả điện nước.
Thí sinh được mượn màn, chiếu miễn phí (nhưng phải đặt cược một khoản tiền nhỏ). Mỗi phòng có 4 giường 2 tầng, ở được 8 người, có công trình phụ khép kín”, Huyền cho biết. Bữa cơm đầu tiên trên đất Thủ đô, Huyền được một bác phụ huynh (trọ cùng phòng với Huyền) dẫn xuống căng tin nhà trường. Huyền chọn suất 12.000 đồng/ bữa. Ngay cả ở nhà, dịp bình thường Huyền khó mà có được một bữa ăn ngon hơn thế. Huyền vui mừng cho hay, cứ đà này em có thể gói gọn khoản chi tiêu tronng khoảng dưới 500.000 đồng với đợt thi này.
Thí sinh được mượn màn, chiếu miễn phí (nhưng phải đặt cược một khoản tiền nhỏ). Mỗi phòng có 4 giường 2 tầng, ở được 8 người, có công trình phụ khép kín”, Huyền cho biết. Bữa cơm đầu tiên trên đất Thủ đô, Huyền được một bác phụ huynh (trọ cùng phòng với Huyền) dẫn xuống căng tin nhà trường. Huyền chọn suất 12.000 đồng/ bữa. Ngay cả ở nhà, dịp bình thường Huyền khó mà có được một bữa ăn ngon hơn thế. Huyền vui mừng cho hay, cứ đà này em có thể gói gọn khoản chi tiêu tronng khoảng dưới 500.000 đồng với đợt thi này.
Theo ông Tạ Hoàng Tinh Băng, Phó Ban Quản lý Ký túc xá trường ĐH Kinh tế Quốc dân, trong số gần 200 người đến làm thủ tục ở trọ tại đây có khoảng vài chục thí sinh đi một mình, còn lại chủ yếu một thí sinh có một người nhà đi kèm. Nhưng ngược lại, cũng khá nhiều trường hợp một thí sinh có 2 -3 người nhà đi kèm theo.
Trường này dự kiến để ra khoảng 500 chỗ ở cho thí sinh và người nhà thuê ở trong kỳ thi tuyển sinh năm nay. “Nếu thí sinh đến đông hơn chúng tôi vẫn đáp ứng được vì công suất sử dụng tối đa của KTX là 3.000 chỗ mà hiện nay sinh viên về nghỉ hè hết. Nhưng theo kinh nghiệm hàng năm thì mỗi đợt thi chỉ khoảng 500 – 600 chỗ ở được cho thí sinh và người nhà thuê”, ông Băng cho biết.
Trường này dự kiến để ra khoảng 500 chỗ ở cho thí sinh và người nhà thuê ở trong kỳ thi tuyển sinh năm nay. “Nếu thí sinh đến đông hơn chúng tôi vẫn đáp ứng được vì công suất sử dụng tối đa của KTX là 3.000 chỗ mà hiện nay sinh viên về nghỉ hè hết. Nhưng theo kinh nghiệm hàng năm thì mỗi đợt thi chỉ khoảng 500 – 600 chỗ ở được cho thí sinh và người nhà thuê”, ông Băng cho biết.
Một mình nhưng không cô độc
Sáng 1-7, Phùng Thị Ngợi (thôn 11, xã Cao Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng) cũng lên đường đi thi mà không có bố mẹ hay người thân đi kèm. Nhưng Ngợi cũng không đi một mình bởi đồng hành với em còn có hai bạn đồng hương Phạm Văn Phố và Bùi Văn Nam.
Thí sinh được đón tiếp tại các nhà trọ miễn phí Ảnh: Q.H
Cả ba em được một anh tên Hải (nhóm sinh viên công giáo Hải Hà) đi cùng. Đến bến xe Gia Lâm, Ngợi say xe nên được một anh sinh viên khác (cũng trong nhóm đã nói) đón về điểm tập kết ban đầu (số 5, ngõ 84 phố Tây Trà, quận Hoàng Mai) bằng xe máy. Anh Hải cùng Phố, Nam đi xe buýt về sau.
Ngợi hồ hởi kể: “Em đang lo vì cả bố mẹ em đều không thể đưa em đi thi được. Ban đầu bố mẹ em định nhờ một chị con bác học ở Hưng Yên đưa em đi nhưng chị lơ ngơ với Hà Nội chẳng khác gì em. Gần đến ngày thi em nghe cha xứ nói có nhóm sinh viên tình nguyện giúp chúng em về chỗ ở miễn phí. Tiền đi xe từ Hải Phòng lên Hà Nội, Hà Nội về Hải Phòng chúng em phải chịu. Ngoài ra mỗi người chỉ phải đóng 300.000 đồng tiền ăn và tiền xăng xe đi lại (các anh chị sinh viên đưa đón từng buổi thi)” cho một đợt”.
Theo bạn Vũ Thị Thanh Mai (sinh viên năm thứ 4, ĐH Văn Hoá), một thành viên của nhóm Hải Hà cho biết, danh sách sinh viên cần sự giúp đỡ của nhóm hiện nay có khoảng 50 em. Theo kế hoạch từ sáng 2-7 tại các bến xe Giáp Bát, Gia Lâm sẽ có các thành viên của nhóm đón đợi thí sinh, dẫn thí sinh về điểm tập kết ban đầu là nhà thờ Làng Tám (Giáp Bát).
Sau đó tuỳ vào địa điểm thi của thí sinh, các em sẽ được các anh chị sinh viên dẫn về các địa điểm ở trọ phù hợp. Ngợi và các bạn đến sớm so với kế hoạch nhưng vẫn được các anh chị nhóm Hải Hà đón tiếp chu đáo. Không chỉ sinh viên công giáo mới được giúp đỡ. Chiều 1-7, Mai cũng là người được phân công về Kẻ Sặt (Bình Giang, Hải Dương) để đón 13 thí sinh từ Quảng Ninh và Hải Dương lên Hà Nội đi thi, trong đó có 3 em không phải theo đạo Thiên Chúa.
Sau đó tuỳ vào địa điểm thi của thí sinh, các em sẽ được các anh chị sinh viên dẫn về các địa điểm ở trọ phù hợp. Ngợi và các bạn đến sớm so với kế hoạch nhưng vẫn được các anh chị nhóm Hải Hà đón tiếp chu đáo. Không chỉ sinh viên công giáo mới được giúp đỡ. Chiều 1-7, Mai cũng là người được phân công về Kẻ Sặt (Bình Giang, Hải Dương) để đón 13 thí sinh từ Quảng Ninh và Hải Dương lên Hà Nội đi thi, trong đó có 3 em không phải theo đạo Thiên Chúa.
Bạn Mai cho biết, hoạt động tiếp sức mùa thi của các sinh viên công giáo được bắt đầu từ năm 2001. Đến nay khu vực Hà Nội có khoảng 21 nhóm sinh viên công giáo, mỗi nhóm phụ trách việc giúp đỡ thí sinh đến từ địa phận của mình. Nhóm Hải Hà phụ trách địa phận Hải Phòng (gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương) và một phần Hà Tây.
Trong những ngày thi, các sinh viên sẽ dùng chính nơi ở trọ của mình và nhà của một số ân nhân cho các thí sinh ở. Mỗi thí sinh sẽ được một anh, chị sinh viên phụ trách việc đưa đi đón về trong các buổi thi. Ngoài ra, tại nhà trọ một số sinh viên được giao việc hậu cần (đi chợ, nấu ăn).
Trong những ngày thi, các sinh viên sẽ dùng chính nơi ở trọ của mình và nhà của một số ân nhân cho các thí sinh ở. Mỗi thí sinh sẽ được một anh, chị sinh viên phụ trách việc đưa đi đón về trong các buổi thi. Ngoài ra, tại nhà trọ một số sinh viên được giao việc hậu cần (đi chợ, nấu ăn).
Quý Hiên
“Nữ quái” Bờ Hồ tái xuất
(Dân trí) - Những tưởng hình ảnh ấn quang gánh vào vai bắt chụp ảnh, bắt mua đồ với giá cắt cổ… không còn nữa, thì mới đây nhóm “nữ quái” trên khu vực phố cổ lại “tái xuất”. Những hình ảnh dưới đây một lần nữa lại gây bức xúc đối với người dân Thủ đô.
>> Sạch bóng “nữ quái”, du khách thảnh thơi thăm phố cổ
>> Theo chân nhóm “nữ quái” chuyên bắt chẹt du khách ở Bờ Hồ
>> Sạch bóng “nữ quái”, du khách thảnh thơi thăm phố cổ
>> Theo chân nhóm “nữ quái” chuyên bắt chẹt du khách ở Bờ Hồ
Sau khi báo Dân trí đưa bài phóng sự lật mặt nhóm “nữ quái” giả danh, thì ngay lập tức, một làn sóng phản ứng dữ dội của toàn xã hội đã lên án thủ đoạn lừa đảo khách du lịch nước ngoài này vì hậu quả khôn lường của nó, ảnh hưởng nặng nề đến lòng hiếu khách, niềm tự hào của người dân Thủ đô. Dư luận lên tiếng về trách nhiệm của chính quyền thành phố. Danh dự, lòng tự hào truyền thống văn hóa dân tộc của người Hà Nội bị tổn thương. Những điều tốt đẹp vốn có và thành quả mà người dân nỗ lực tạo dựng vì Thủ đô văn minh, thân thiện đã và đang bị nhóm nữ quái làm hoen ố, thậm chí đã mất đi trong lòng du khách quốc tế.
Cơ quan chức năng quận Hoàn Kiếm đã vào cuộc, những tưởng, sự việc nhức nhối trên được ngăn chặn triệt để. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn im hơi lặng tiếng nhóm “nữ quái” này lại lộng hành trở lại.
Chiều ngày 1/7, phóng viên Dân trí lại một lần nữa theo chân nhóm “nữ quái” chứng kiến cảnh tượng ép khách nước ngoài của nhóm nữ giả danh người bán hàng rong tại một số tuyến phố cổ. Khác với thời gian trước, nhóm này chuyên hoạt động ở Bờ Hồ, hiện để dễ bề hoạt động, nhóm chuyến hướng đến các tuyến phố Nguyễn Hữu Huân, Hàng Mã, Hàng Chiếu, Hàng Đường. Vẫn với những thủ đoạn đợi du khách nước ngoài ở địa điểm trên phố, các "nữ quái" lao đến bủa vây ấn quang gánh vào vai, bắt ép du khách mua đồ với giá cắt cổ.
Xin giới thiệu với độc giả chùm ảnh Dân trí ghi lại được trên 1 số tuyến phố cổ Hà Nội chiều 1/7:
Hữu Nghị
Nhận xét
Đăng nhận xét