22/07/2010 - 12:45 AM

Tòa bị kiện nhưng không chịu thụ lý

Tòa không nhận đơn kiện vì đất không phải của đương sự trong khi ở quyết định kê biên thì tòa đã khẳng định đất này là của đương sự.
Tòa huyện chỉ đương sự chạy lên tòa thị xã, còn tòa thị xã bảo đã chuyển về tòa huyện.
Giữa năm 2009, do có tranh chấp về tài sản, ông A. đã kiện vợ chồng ông M. ra TAND huyện Tân Châu (tỉnh Tây Ninh). Sau đó ông A. lại tiếp tục yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên toàn bộ tài sản của ông M.
TAND huyện đã ra quyết định khẩn cấp tạm thời, phong tỏa hơn 20 ha đất mà tòa cho rằng đây là tài sản của vợ chồng bị đơn. Nhận thấy tòa kê biên sai và lố, ông M. đã khiếu nại. Ông cho rằng trong khối tài sản này có phần đất của con trai ông. Phần này không hề liên quan đến vụ án nhưng lại bị kê biên gộp vào đất ông là vô lý. Hơn nữa sau khi tìm hiểu, ông biết được tòa huyện cũng không buộc ông A. đóng tiền đảm bảo khi yêu cầu tòa áp dụng biện pháp kê biên. Điều này là trái với quy định.
Kiện tòa vì bị kê biên lố
Ông M. đã khởi kiện TAND huyện Tân Châu vì đã ra quyết định kê biên gây thiệt hại cho ông. Cụ thể là đất của cha con ông đang làm thủ tục thế chấp ngân hàng để lấy tiền làm ăn và trả nợ nhưng khi bị kê biên thì không thể thế chấp được…
Tháng 8-2009, TAND huyện Tân Châu đã trả lại đơn kiện của ông M. Tòa cho rằng ông M. không nói rõ số tiền bồi thường là bao nhiêu và không có tài liệu chứng minh tài sản này là của chính ông…
Nhận lại đơn, ông M. chưng hửng: “Không hiểu sao tòa này lại trả lời trớt hướt như vậy. Bởi lẽ trong quyết định kê biên đất, tòa đã ghi rõ tên tôi và xác định tôi là chủ sở hữu”. Do vậy, ông M. lại làm đơn khiếu nại.
Tháng 9-2009, TAND huyện lại có công văn gửi ông M. cho hay đơn kiện của ông đã được chuyển đến TAND thị xã Tây Ninh vì người mà ông kiện hiện đang ở thị xã Tây Ninh.
Ông M. lại một lần nữa tròn mắt ngạc nhiên vì ông khởi kiện chính TAND huyện Tân Châu chứ không kiện ai ở thị xã cả. Dù vậy, ông vẫn đến TAND thị xã Tây Ninh tìm hiểu, yêu cầu làm rõ...
Tháng 3-2010, TAND thị xã Tây Ninh báo cho ông biết đơn của ông được chuyển về TAND huyện Tân Châu. Ông lại đến TAND Tân Châu hỏi nhưng tòa vẫn chưa chịu thụ lý.
Thấy tòa huyện nhùng nhằng, ông M. lại làm đơn khiếu nại đến TAND tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên, đến nay ông không nhận được trả lời và vụ việc của ông đã gần một năm nay vẫn chưa nhúch nhích, động đậy gì.
Tòa huyện phải thụ lý
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết: “Theo quy định, nếu TAND huyện Tân Châu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, gây thiệt hại, ông M. có quyền khởi kiện tòa tại chính tòa án huyện này. TAND huyện Tân Châu phải thụ lý đơn của đương sự chứ không thể từ chối”.
“Mặt khác, tòa án chỉ có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Đồng thời, người yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản thì phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do tòa án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện.
Điều này để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu. Do đó, nếu TAND huyện Tân Châu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không yêu cầu nguyên đơn có biện pháp bảo đảm là không đúng quy định của pháp luật” - luật sư Hậu khẳng định.
VĂN ĐOÀN
         22/07/2010 - 12:08 AM

PHÍA SAU “CÔNG TY CỜ BẠC” CỦA CHỊ GÁI DUNG HÀ - BÀI 2:

Những đàn em dưới trướng

Đó là những tay sát thủ, tổ chức đánh bạc trung thành với chị em Dung Hà, Oanh Hà từ hàng chục năm trước.
·                                 Con đường trở thành “nữ quái”
Khoảng năm 1994, Dung Hà bắt đầu mở sòng bạc tại nhiều điểm khác nhau. Sòng bạc mở tại nhà ở ngõ 23 Trạng Trình quy tụ được rất nhiều những kẻ lắm tiền nhiều của cùng những tay anh chị. Nhờ uy tín và thế lực của Dung Hà trong giới giang hồ, các anh chị em của Dung Hà đều được ăn theo, đóng tẩy vào làm sòng bạc, lời lãi chia nhau, trong đó Oanh Hà là trợ thủ đắc lực.
“Sự nghiệp” cờ bạc
Tại Hải Phòng thời bấy giờ, sòng bạc ông Úy ở phường Ngọc Sơn, quận Kiến An được đánh giá là uy tín và quy mô nhất. Sòng xóc đĩa này lúc nào cũng có 70-80 con bạc tụ về. Thời điểm đầu những năm 1990, thùng tẩy của sòng này đã tới cả trăm triệu đồng. Trong “công ty” này, Cu Nên, một gã côn đồ khét tiếng đóng tẩy 20 triệu đồng. Đầu năm 1995, Cu Nên bị bắt do dính vào quá nhiều vụ giết người, cố ý gây thương tích và sau đó lãnh án tử hình.
Cu Nên không còn, lập tức Dung Hà sang thay thế đóng tẩy vào đây. Đám anh chị Dung Hà gồm Oanh Hà, Trung chột, Hằng béo cũng ăn theo em. Theo chân chị em Oanh Hà, Dung Hà là đám đàn em: Minh trắng (ngụ phố Trạng Trình, gần nhà Dung Hà) chuyên đảm nhiệm xóc cái; Nghĩa xế, Hiến mõ (cùng ngụ Niệm Nghĩa, Lê Chân) và Dũng béo… làm trật tự, thu đầu xâu.
Minh sứt, Luân con, Lưu phở, Oanh Hà. Ảnh: TL
Được một thời gian ngắn sau đó, sòng bạc này bị soi nên Dung Hà và Oanh Hà dẫn đàn em sang Thủy Nguyên mở sòng mới. Năm 1995, sòng bạc tại Thủy Nguyên bị phá, Dung Hà bị bắt và lãnh án tù.
Dung Hà ra tù một thời gian thì dạt vào TP.HCM theo Minh sứt. Oanh Hà cũng thường xuyên vào Sài Gòn tham gia các phi vụ làm ăn. Năm 1997, vợ chồng Oanh Hà thuê lại một căn nhà ở đường Điện Biên Phủ (Hải Phòng) và mở siêu thị mini Hoàng Đại. Sau đó siêu thị này biến thành quán cà phê. Đến khoảng đầu năm 2000, siêu thị này được sang cho người khác. Sau khi Dung Hà bị bắn, Oanh Hà đã chuyển hẳn vào sống tại TP.HCM.
Đàn em dưới trướng
Thời ấy, hầu hết các tay giang hồ anh chị ở đất Hải Phòng đều quy tập dưới trướng chị em Dung Hà, Oanh Hà. 
Nghĩa xế hơn 50 tuổi có biệt tài nhận mặt công an rất giỏi. Bất kỳ cán bộ, chiến sĩ công an từ cấp phường, quận đến TP, Nghĩa đều dễ dàng nhận ra. Mỗi lần sòng bài có sự tham gia của Nghĩa bị triệt phá, Nghĩa đều nhanh chân “té” được.
Hiến mõ trước đây cũng là tay giang hồ số má. Sở dĩ có biệt danh mõ vì mồm gã ba tếch ba toách suốt ngày như cái mõ làng. Tuy nhiên, Hiến mõ sau một lần bị giang hồ đàn em uy hiếp bắt quỳ mọp dưới đất thì gã đã quy hàng. Một thời Hiến mõ đi theo Hằng béo nhưng gần đây không còn được trọng dụng.
Nhà ông Úy (phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, Hải Phòng), nơi một thời Dung Hà mở sòng bạc quy mô. Ảnh: KIM LINH
Ngoài ra còn hàng loạt những gã giang hồ cộm cán khác như Sĩ con, Tiến sen, Dũng béo, Ngọc quản giáo. Dũng béo năm nay 39 tuổi, ngụ quận Lê Chân là tay giang hồ cộm cán, chém người như chém rạ, còn Ngọc quản giáo vốn là quản giáo trại tạm giam Công an TP Hải Phòng (trại Trần Phú) nhưng do tham gia một vụ đòi nợ thuê và tranh giành lãnh địa nên bị thải hồi. Trong vụ đòi nợ thuê, Ngọc từng bị chém phải khâu 52 mũi trên đầu.
Đàn em máu lạnh nhất của chị em Dung Hà, Oanh Hà phải kể đến Vũ Văn Luân (Luân con). Năm 18 tuổi, Luân đã theo Dung Hà. Thời gian Dung Hà lấn sân tranh giành thế lực với Năm Cam tại Sài Gòn, Luân vẫn là trợ thủ đắc lực. Sau ngày đàn chị bị bắn chết, Luân tạm thời nằm yên một thời gian rồi trở lại cho vay lãi và mở sòng bạc. Tuy nhiên, cao vọng tội ác không dừng ở đó. Được một thời gian, Luân con gây ra nhiều vụ bắt cóc đòi tiền chuộc, cướp sòng bạc... Cụ thể, đêm 31-5-2009, vợ chồng Luân dẫn theo gần chục đàn em xông vào một sòng xóc đĩa tại quận Thủ Đức khống chế, đánh đập các con bạc để cướp tiền và bắt cóc chủ sòng đưa đến một khách sạn tại quận Tân Phú, buộc người này gọi vợ mang tiền đến chuộc về và phải viết giấy nhận nợ 260 triệu đồng nếu không sẽ giết chết.
Ngày 15-10-2009, Luân đã thực hiện hợp đồng giết người theo “đơn đặt hàng” của Ngô Quang Trưởng, Giám đốc Công ty Hoàng Hải, Hóc Môn. Người bị chúng sát hại là ông Đặng Xuân Sĩ, Phó Giám đốc Công ty Hoàng Hải.
Khu vực nhà Chiến xệ ở thôn Trang Quan (xã An Đồng, huyện An Dương, Hải Phòng), nơi Oanh Hà mở sòng năm 2000. Ảnh: KIM LINH
Kế thừa và xộ khám
Năm 1995, khi Dung Hà bị bắt về tội tổ chức đánh bạc, Oanh Hà thâu tóm toàn bộ đường dây cờ bạc và đám đàn em của Dung Hà. Cùng với các sòng bạc có từ trước, năm 2000, Oanh Hà mở sòng bạc mới tại nhà Chiến xệ ở thôn Trang Quan, xã An Đồng, huyện An Dương. Mọi việc ở sòng này Oanh Hà giao cho đàn em thân tín gần nhà là Minh trắng. Minh trắng trực tiếp cầm cái xóc, đám đàn em đông đảo của hắn làm nhiệm vụ hồ lỳ, trật tự, tín dụng đen, cầm đồ… Minh trắng năm nay 41 tuổi, được giới giang hồ đánh giá là một nhân vật quái kiệt, đứng sau nhiều vụ án nghiêm trọng nhưng gã luôn biết cách thoát tội. Khi Oanh Hà bị bắt về tội buôn ma túy cùng với đàn anh Minh sứt, đám đàn em mạnh ai nấy sống, Minh trắng cũng tạo dựng được cơ nghiệp riêng cho bản thân với đám ong ve đông đảo.
Sau khi ra tù vài tháng nằm im thở khẽ, Oanh Hà bắt đầu triệu tập đám đàn em cũ gồm toàn những tay giang hồ cộm cán một thời từ Hải Phòng dạt vào Sài Gòn để mở sòng làm ăn. Nghĩa xế cũng khăn gói theo đàn chị Nam tiến. Nhưng cũng như nhiều lần sòng bạc bị “đập”, lần này Nghĩa xế cũng nhanh chân cao bay xa chạy.
Chị em Dung Hà là điển hình của giang hồ Hải Phòng: Hoạt động có tổ chức, nuôi nhiều sát thủ dưới trướng và sử dụng đàn em thân tín là những tay đồng hương. Dung Hà không chỉ là đầu tàu cho những hoạt động tội phạm trong gia đình mình mà còn là kẻ khởi xướng, mở rộng địa bàn hoạt động vào phía Nam. Sau Dung Hà, những băng nhóm giang hồ Hải Phòng đã liên tục gây án tại các tỉnh, thành như TP.HCM, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu với những hoạt động tổ chức cờ bạc, cho vay, bảo kê, đâm chém.
Vì thế, việc làm rõ sự liên quan giữa các băng nhóm giang hồ, ngăn chặn sự kế thừa của hoạt động tội phạm sau mỗi lần tên cầm đầu sa lưới pháp luật là điều cần quyết liệt thực hiện.
KIM LINH - NHẬT HÒA
22/07/2010 - 12:45 AM
Tòa bị kiện nhưng không chịu thụ lý
Tòa không nhận đơn kiện vì đất không phải của đương sự trong khi ở quyết định kê biên thì tòa đã khẳng định đất này là của đương sự.
Tòa huyện chỉ đương sự chạy lên tòa thị xã, còn tòa thị xã bảo đã chuyển về tòa huyện.
Giữa năm 2009, do có tranh chấp về tài sản, ông A. đã kiện vợ chồng ông M. ra TAND huyện Tân Châu (tỉnh Tây Ninh). Sau đó ông A. lại tiếp tục yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên toàn bộ tài sản của ông M.
TAND huyện đã ra quyết định khẩn cấp tạm thời, phong tỏa hơn 20 ha đất mà tòa cho rằng đây là tài sản của vợ chồng bị đơn. Nhận thấy tòa kê biên sai và lố, ông M. đã khiếu nại. Ông cho rằng trong khối tài sản này có phần đất của con trai ông. Phần này không hề liên quan đến vụ án nhưng lại bị kê biên gộp vào đất ông là vô lý. Hơn nữa sau khi tìm hiểu, ông biết được tòa huyện cũng không buộc ông A. đóng tiền đảm bảo khi yêu cầu tòa áp dụng biện pháp kê biên. Điều này là trái với quy định.
Kiện tòa vì bị kê biên lố
Ông M. đã khởi kiện TAND huyện Tân Châu vì đã ra quyết định kê biên gây thiệt hại cho ông. Cụ thể là đất của cha con ông đang làm thủ tục thế chấp ngân hàng để lấy tiền làm ăn và trả nợ nhưng khi bị kê biên thì không thể thế chấp được…
Tháng 8-2009, TAND huyện Tân Châu đã trả lại đơn kiện của ông M. Tòa cho rằng ông M. không nói rõ số tiền bồi thường là bao nhiêu và không có tài liệu chứng minh tài sản này là của chính ông…
Nhận lại đơn, ông M. chưng hửng: “Không hiểu sao tòa này lại trả lời trớt hướt như vậy. Bởi lẽ trong quyết định kê biên đất, tòa đã ghi rõ tên tôi và xác định tôi là chủ sở hữu”. Do vậy, ông M. lại làm đơn khiếu nại.
Tháng 9-2009, TAND huyện lại có công văn gửi ông M. cho hay đơn kiện của ông đã được chuyển đến TAND thị xã Tây Ninh vì người mà ông kiện hiện đang ở thị xã Tây Ninh.
Ông M. lại một lần nữa tròn mắt ngạc nhiên vì ông khởi kiện chính TAND huyện Tân Châu chứ không kiện ai ở thị xã cả. Dù vậy, ông vẫn đến TAND thị xã Tây Ninh tìm hiểu, yêu cầu làm rõ...
Tháng 3-2010, TAND thị xã Tây Ninh báo cho ông biết đơn của ông được chuyển về TAND huyện Tân Châu. Ông lại đến TAND Tân Châu hỏi nhưng tòa vẫn chưa chịu thụ lý.
Thấy tòa huyện nhùng nhằng, ông M. lại làm đơn khiếu nại đến TAND tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên, đến nay ông không nhận được trả lời và vụ việc của ông đã gần một năm nay vẫn chưa nhúch nhích, động đậy gì.
Tòa huyện phải thụ lý
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết: “Theo quy định, nếu TAND huyện Tân Châu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, gây thiệt hại, ông M. có quyền khởi kiện tòa tại chính tòa án huyện này. TAND huyện Tân Châu phải thụ lý đơn của đương sự chứ không thể từ chối”.
“Mặt khác, tòa án chỉ có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Đồng thời, người yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản thì phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do tòa án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện.
Điều này để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu. Do đó, nếu TAND huyện Tân Châu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không yêu cầu nguyên đơn có biện pháp bảo đảm là không đúng quy định của pháp luật” - luật sư Hậu khẳng định.
VĂN ĐOÀN
BÃO... CHAN THU


Vừa rồi Côn Sơn đi qua
Nhiều nơi thiệt hại, nhưng mà SƠN TÂY
Như Côn Sơn chưa qua đây
Vì bão đã giúp mưa dày, hạn qua
BÃO tên vậy THÂN THIỆN mà
CHAN THU có lại cũng là DẠO CHƠI...

Viết hồi 9:17 AM ngày 22/7/2010 TẠI 11 Phó Đức Chính; tg Vũ Tản Hồng
Thứ Năm, 22/07/2010 - 3:18 AM
Bão Chanthu chuyển hướng, gây mưa tại miền Bắc
(Dân trí) - Bão Chanthu (bão số 2) giật cấp 13 đã điều chỉnh hướng đi. Theo diễn biến mới nhất, bão sẽ tiến sát đến biên giới Việt - Trung, gây mưa vừa đến mưa to ở miền Bắc nước ta, đặc biệt là khu vực vùng núi.
Theo thông báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hồi 16 giờ ngày 21/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 112,7 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam khoảng 230 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão giật cấp 12, cấp 13.

Dự báo đến 16 giờ ngày 22/7, tâm bão sẽ nằm ở khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Móng Cái khoảng 240 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.

Bão Chanthu đang điều chỉnh hướng đi, tiến sát về biên giới Việt - Trung. (Ảnh: NCHMF)

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão Chanthu bắt đầu đi lêch xuống theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, đi dọc theo vùng biên giới Việt - Trung và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Trong vòng 48 đến 72 giờ tiếp theo vùng áp thấp nhiệt đới này vẫn đi sâu vào đất liền, rồi mới suy yếu và tan dần.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội.

Từ đêm 21/7, vùng biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Từ đêm 22/7, ở Bắc Bộ có mưa, mưa vừa, riêng vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc có mưa to đến rất to. Cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập úng ở vùng trũng.

Phạm Thanh
Giấy phép hoạt động báo điện tử Dân trí trên Internet số 1050/GP - BTTTT Hà Nội, ngày 15-07-2008.
Tòa soạn: Nhà 5, số 2 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04-736-6491.Fax: 04-736-6490
Email: info@dantri.com.vn. Website: http://www.dantri.com.vn 

22/07/2010
Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Công nghiệp ôtô nghỉ hưu:
Có hai quyết định, ngày sinh khác nhau (!?)
TP - Bộ trưởng GTVT ký 2 quyết định nghỉ hưu cho ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Công nghiệp ôtô Việt Nam với ngày sinh và nơi ở khác nhau.
Vì sao một quyết định do Bộ trưởng Bộ GTVT ký nhưng có hai nội dung khác nhau?
Vì sao một quyết định do Bộ trưởng Bộ GTVT ký nhưng có hai nội dung khác nhau?.
Báo Tiền Phong nhận được đơn thư của một số cán bộ, công nhân viên Tổng Cty Công nghiệp ô tô Việt Nam phản ánh về bất thường tại quyết định nghỉ hưu của ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Công nghiệp ô tô Việt Nam.
Theo đó, ngày 9 - 6 - 2010, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng ký Quyết định số 1594/QĐ-BGTVT về việc nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Theo quyết định này, người nghỉ hưu là ông Nguyễn Văn Khoa, sinh ngày: 13-7-1950; Nơi sinh: Phú Thọ; Cấp bậc: Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Công nghiệp ô tô Việt Nam; Nơi cư trú sau khi nghỉ làm việc: Số 62, tổ 28, Khu Văn công, phường Quan Hoa, Cầu Giấy.
Tuy nhiên, bên cạnh quyết định nghỉ hưu này, chúng tôi được cung cấp một bản quyết định nghỉ hưu thứ hai cũng có số quyết định là: 1594 và thời điểm ký quyết định cũng là ngày 9- 6-2010, người ký vẫn là Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng. Trong quyết định này, ông Khoa lại sinh ngày 13-7-1945 và nơi ở sau khi nghỉ làm việc là: C4 làng Quốc tế Thăng Long, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tại hai quyết định đều ghi căn cứ theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ.
Nhóm PV TS
 22/07/2010 - 12:45 AM

Tòa bị kiện nhưng không chịu thụ lý

Tòa không nhận đơn kiện vì đất không phải của đương sự trong khi ở quyết định kê biên thì tòa đã khẳng định đất này là của đương sự.
Tòa huyện chỉ đương sự chạy lên tòa thị xã, còn tòa thị xã bảo đã chuyển về tòa huyện.
Giữa năm 2009, do có tranh chấp về tài sản, ông A. đã kiện vợ chồng ông M. ra TAND huyện Tân Châu (tỉnh Tây Ninh). Sau đó ông A. lại tiếp tục yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên toàn bộ tài sản của ông M.
TAND huyện đã ra quyết định khẩn cấp tạm thời, phong tỏa hơn 20 ha đất mà tòa cho rằng đây là tài sản của vợ chồng bị đơn. Nhận thấy tòa kê biên sai và lố, ông M. đã khiếu nại. Ông cho rằng trong khối tài sản này có phần đất của con trai ông. Phần này không hề liên quan đến vụ án nhưng lại bị kê biên gộp vào đất ông là vô lý. Hơn nữa sau khi tìm hiểu, ông biết được tòa huyện cũng không buộc ông A. đóng tiền đảm bảo khi yêu cầu tòa áp dụng biện pháp kê biên. Điều này là trái với quy định.
Kiện tòa vì bị kê biên lố
Ông M. đã khởi kiện TAND huyện Tân Châu vì đã ra quyết định kê biên gây thiệt hại cho ông. Cụ thể là đất của cha con ông đang làm thủ tục thế chấp ngân hàng để lấy tiền làm ăn và trả nợ nhưng khi bị kê biên thì không thể thế chấp được…
Tháng 8-2009, TAND huyện Tân Châu đã trả lại đơn kiện của ông M. Tòa cho rằng ông M. không nói rõ số tiền bồi thường là bao nhiêu và không có tài liệu chứng minh tài sản này là của chính ông…
Nhận lại đơn, ông M. chưng hửng: “Không hiểu sao tòa này lại trả lời trớt hướt như vậy. Bởi lẽ trong quyết định kê biên đất, tòa đã ghi rõ tên tôi và xác định tôi là chủ sở hữu”. Do vậy, ông M. lại làm đơn khiếu nại.
Tháng 9-2009, TAND huyện lại có công văn gửi ông M. cho hay đơn kiện của ông đã được chuyển đến TAND thị xã Tây Ninh vì người mà ông kiện hiện đang ở thị xã Tây Ninh.
Ông M. lại một lần nữa tròn mắt ngạc nhiên vì ông khởi kiện chính TAND huyện Tân Châu chứ không kiện ai ở thị xã cả. Dù vậy, ông vẫn đến TAND thị xã Tây Ninh tìm hiểu, yêu cầu làm rõ...
Tháng 3-2010, TAND thị xã Tây Ninh báo cho ông biết đơn của ông được chuyển về TAND huyện Tân Châu. Ông lại đến TAND Tân Châu hỏi nhưng tòa vẫn chưa chịu thụ lý.
Thấy tòa huyện nhùng nhằng, ông M. lại làm đơn khiếu nại đến TAND tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên, đến nay ông không nhận được trả lời và vụ việc của ông đã gần một năm nay vẫn chưa nhúch nhích, động đậy gì.
Tòa huyện phải thụ lý
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết: “Theo quy định, nếu TAND huyện Tân Châu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, gây thiệt hại, ông M. có quyền khởi kiện tòa tại chính tòa án huyện này. TAND huyện Tân Châu phải thụ lý đơn của đương sự chứ không thể từ chối”.
“Mặt khác, tòa án chỉ có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Đồng thời, người yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản thì phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do tòa án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện.
Điều này để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu. Do đó, nếu TAND huyện Tân Châu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không yêu cầu nguyên đơn có biện pháp bảo đảm là không đúng quy định của pháp luật” - luật sư Hậu khẳng định.
VĂN ĐOÀN
21/07/2010 - 12:00 AM

QUẬN BÌNH THẠNH (TP.HCM):

Nhiều án tuyên không rõ, khó thi hành

(PL)- Sáng 20-7, trong buổi giám sát về công tác thi hành án của Đoàn giám sát Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THA) quận Bình Thạnh Nguyễn Thị Khoa cho biết hiện quận này còn bảy bản án tuyên không rõ, gây khó cho công tác THA.
Cũng theo bà Khoa, trong ba tháng đầu năm 2010, tổng số việc mà Chi cục THA quận Bình Thạnh thụ lý là 3.930 việc (trong đó số việc chưa có điều kiện thi hành chiếm tới 60%).
Vụ trưởng Vụ Kiểm sát THA VKSND Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét có những bản án tuyên không rõ từ năm 2004, tới nay đã sáu năm trôi qua mà tòa vẫn chưa có văn bản giải thích là quá chậm. Ông Hùng thắc mắc: “Vì sao lượng việc chưa có điều kiện thi hành còn chiếm quá nhiều? Hoạt động hỗ trợ của VKS quận trong công tác THA ở đâu?”.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục THA Nguyễn Văn Luyện, nơi này nhận được rất nhiều đơn của người dân chỉ rõ những vụ có điều kiện thi hành nhưng cơ quan THA lại cứ bảo chưa. Chưa kể, cơ quan THA còn làm khó người dân khi bắt họ phải tự đi xác minh tài sản của người phải THA. Ông Luyện đề nghị: “TP.HCM hiện đã có năm văn phòng thừa phát lại sẵn sàng đi xác minh khi được THA nhờ, sao không chia bớt việc ra. Tôi đồng tình là VKS quận Bình Thạnh phải tham gia kiểm sát công tác THA chặt chẽ để làm tốt hơn”…
TRỌNG MẠNH
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy