Người đưa con thuyền Việt Nam tiến ra biển lớn

Hôm nay ngày thi cuối khối A 05/7/10 Thứ hai, ngày nắng nóng tiếp theo của đợt đầu tháng 7, mình tiếp tục công việc làm mát bằng nước, thay đất mới cho mấy cây hoa, cảnh như lời Công KT dạy bằng đất pha cát của 1000 năm Vườn hoa đón rồng, hôm nay còn 97 ngày thì phải....
Bầm ăn sáng như mọi ngày, mình tiếp tục chờ 169, họ gan, mình lì ắt phải đạt được như ý

           TRẢNG


Hôm nay nhiệt độ ngoài trời
Chắc là đo được phải ngoài bốn mươi
Trong nhà nóng thế thì thôi
Như chưa có nóng từ hồi Trời sinh 
Vậy mà Sơn Tây quê mình
Được Thánh phù hộ, thần linh tôn thờ
Tuy rằng nắng nóng, thiếu mưa
Nhưng điện không mất, cây xòe tán che
Kẻ nói, vẫn có người nghe
Không sinh cáu bẳn, người chê xấu người
Thị xã nhỏ, xinh xinh ơi
Cám ơn mi đã một thời cưu mang...


                                        tg: Vũ Tản Hồng
   


Viết ngày 04/7/2010 hồi 14: 25 PM tại 11 Phó Đức Chính; tg Vũ Tản Hồng
   05/07/2010
Chút lăn tăn về hoa sen
TP - “Tôi hoan nghênh các ý kiến tranh luận. Phải tranh luận mới tìm được quốc hoa xứng đáng”- GS Vũ Khiêu tiếp tục đóng góp về tiêu chí lựa chọn quốc hoa, và nêu đề cử mới của ông sau đề cử hoa mào gà (Tiền Phong số 177).
Hoa phượng
Hoa phượng.
GS nghĩ sao khi đề cử hoa mào gà làm quốc hoa của ông không nhận được nhiều sự đồng thuận?
Bạn chọn hoa nào làm quốc hoa?
  •   Hoa Sen
  •   Hoa Đào
  •   Hoa Mai
  •   Loài hoa khác
  •   Không cần quốc hoa
    
Tôi thấy không sao. Chúng ta nên đưa ra những gợi ý để cùng lựa chọn. Chọn quốc hoa phải dựa trên ý kiến của đa số.
Nếu ít người thích hoa mào gà thì ta có thể chọn hoa khác. Tôi hoan nghênh sự tranh luận chứ không ngoan cố giữ lựa chọn của mình. Điều quan trọng là chọn được quốc hoa xứng đáng.
Nếu xét thấy hoa mào gà không phù hợp, tôi có thể giới thiệu hoa khác. Thí dụ hoa phượng, hoa súng.
Hoa phượng cũng rất đẹp, nở đỏ chói. Thành Thăng Long năm xưa còn có tên Phượng thành (thành hoa phượng). Như vậy, hoa phượng vừa đẹp, vừa có giá trị lịch sử. Liệu có thể chọn được không?
Hoa súng lại là một loại hoa quen thuộc của dân gian. Nó nở rộ trên đồng ruộng Việt Nam với màu sắc rực rỡ, ai cũng có thể mang về nhà chơi. Hoa súng còn có thể gợi những liên tưởng có ý nghĩa - như khi giặc đến nhà thì hoa cũng có thể biến thành súng, đuổi giặc đi rồi hoa trở về là hoa. Nó gần gũi với khí tiết anh hùng của chúng ta lắm chứ. Vậy có thể lấy hoa súng không?
Hoa súng
Hoa súng.
Có vẻ hoa mào gà, hoa phượng, hoa súng là những lựa chọn dựa trên cảm xúc và phân tích phù hợp với sở thích của riêng GS. GS thử căn cứ vào tiêu chí mà ban soạn thảo Bộ VHTT&DL đưa ra?
Tôi đã đọc 13 tiêu chí. Thấy có nhiều thứ phải bàn lại. Như có nhất thiết phải có nguồn gốc lâu đời ở VN không? Nếu loại hoa nào đó chỉ xuất hiện ở VN vài trăm năm nhưng được người dân yêu thích và xứng đáng với cốt cách dân tộc thì cũng được chứ?
Cũng không nhất thiết nở quanh năm hoặc kéo dài trong năm. Nhiều loài hoa chỉ nở một lúc thôi, nhưng vẻ đẹp và cốt cách của nó rất đáng quý, hoa quỳnh chẳng hạn. Rồi “có khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai” cũng không cần thiết. Loài hoa nào được yêu thích sẽ dễ dàng phát triển. “Có giá trị hội họa, thẩm mỹ” và “có giá trị văn học nghệ thuật” cũng trùng lặp.
Theo GS thì yêu cầu nào quan trọng hơn cả? Phía soạn thảo nói sẽ rút gọn tiêu chí. Giả sử tiêu chí “Có giá trị văn học nghệ thuật” được giữ nguyên thì loài hoa nào nổi bật về phương diện này?
Điều quan trọng đầu tiên, đó là thể hiện được bản sắc văn hóa, ý chí, cốt cách và tinh thần của dân tộc Việt Nam. Rồi bền, đẹp về màu sắc, hương thơm. Được đại đa số người dân yêu thích, chấp nhận và tôn vinh. Có giá trị văn học nghệ thuật.
Hoa sen đáp ứng đòi hỏi “có giá trị văn học nghệ thuật”. Nó có rất nhiều trong ca dao, thơ ca.
Thực ra sen là lựa chọn tốt, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”- rất tiêu biểu cho cốt cách, tinh thần dân tộc. Hoa sen còn được ví với hình ảnh cụ Hồ. Tuy nhiên, sen là biểu tượng của Phật giáo. Điều làm tôi băn khoăn là một đất nước đa tôn giáo như nước ta có nên chọn loài hoa tiêu biểu cho một tôn giáo làm quốc hoa hay không?
Đỗ Huyền
 05/07/2010
Kỷ niệm 95 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh:
Người đưa con thuyền Việt Nam tiến ra biển lớn
TP - Những năm đầu đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh lãnh đạo tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao nhằm mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao vị thế của nước Việt Nam trên trường quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh gặp mặt thân mật các đại biểu tham dự hội nghị cán bộ phụ trách Đội thiếu niên giỏi toàn quốc, ngày 13 - 11 - 1988, tại Phủ Chủ tịch
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh gặp mặt thân mật các đại biểu tham dự hội nghị cán bộ phụ trách Đội thiếu niên giỏi toàn quốc, ngày 13 - 11 - 1988, tại Phủ Chủ tịch . Ảnh: TTXVN
Năm 1988, Bộ chính trị, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh quyết định điều chỉnh chính sách đối ngoại, phá thế bất lợi, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới.
Quan điểm này được Hội nghị Bộ Chính trị (20-5-1988) bàn thảo và thống nhất trong Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về điều chỉnh đường lối đối ngoại, tập trung giữ vững môi trường quốc tế hòa bình và phát triển kinh tế.
Tổng Bí thư và Bộ Chính trị thống nhất xác định ba ưu tiên hàng đầu trong đối ngoại lúc này là rút quân khỏi Campuchia, bình thường hóa quan hệ Việt-Trung và cải thiện đi tới bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Tại buổi lễ kỷ niệm lần thứ 10 Quốc khánh Campuchia, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam tuyên bố Việt Nam sẽ rút hết quân khỏi Campuchia vào tháng 9-1989.
Sự kiện Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia đã vô hiệu hóa con bài của các thế lực phản động, đồng thời nó cũng mở đường cho việc xóa bỏ cấm vận của Mỹ, tiến tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Các nước phương Tây và ASEAN đã vượt qua lệnh cấm vận của Mỹ, bắt đầu làm ăn với Việt Nam.
Năm 1989, việc bình thường hóa quan hệ Việt-Trung đã đáp ứng lợi ích của hai nước, đồng thời góp phần làm thay đổi tích cực tình hình Đông Nam Á; từ đây các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều nước thuộc châu Á và cả Hoa Kỳ đã lần lượt bình thường hóa quan hệ và làm ăn với Việt Nam.
“Việt Nam luôn luôn muốn có quan hệ tốt đối với nhân dân Mỹ, chính phủ Mỹ. Chiến tranh đã kết thúc 15 năm mà chưa có quan hệ bình thường là chậm. Việt Nam sẵn sàng giải quyết mọi trở ngại trên con đường bình thường hóa; trở ngại còn lại là ở phía Mỹ,” Tổng Bí thư tuyên bố với các nhà báo quốc tế.
Những năm đầu trong công cuộc đổi mới, với những hoạt động đối ngoại liên tục, tích cực, chủ động và nhạy bén, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã góp phần từng bước phá vỡ thế bao vây, cô lập của kẻ thù đối với Việt Nam, giảm áp lực chính trị-ngoại giao đối với Việt Nam khi chủ nghĩa xã hội trên thế giới khủng hoảng, mở ra bước chuyển mới trên thực tế thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.
Theo PGS. TS Hoàng Trang
HV CTHCQG Hồ Chí Minh
Quảng Ngãi:

Lòng nhân ái của một ngư dân

(Dân trí) - Thuyền trưởng Phạm Trí Thức được nhiều ngư dân Quảng Ngãi biết đến về tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc gặp hoạn nạn bất ngờ trên biển, khi sự sống và cái chết chỉ cách nhau bằng ranh giới mong manh...
“Đã từng là một người làm thuê kiếm sống qua ngày nên khi trở thành chủ một đội tàu đánh cá xa bờ tôi vẫn luôn hòa đồng, đùm bọc người lao động như anh em một nhà, dân chủ trong chuyện làm ăn, do đó anh em đều gắn bó với tôi. Nhiều anh em đã có cuộc sống khá giả, nhà cửa khang trang, nuôi dạy con cái ăn học đàng hoàng”. Đó là tâm sự của anh Phạm Trí Thức, ngư dân xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, người được nhiều ngư dân các địa phương trong tỉnh biết đến bởi tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ những ngư dân khác khi ở trên biển...

Bập bềnh trên chiếc tàu đánh cá có công suất trên 100 CV đang neo đậu ở cảng cá Sa Kỳ để chuẩn bị vật tư, nhiên liệu cho chuyến ra khơi sắp tới, anh Thức trải lòng: “Bản thân tôi sinh ra trong gia đình nông dân nghèo. Nhà nghèo nên chuyện học hành dang dở giữa đường khi chưa học xong PTTH”...

Năm 1974 anh Thức vào bộ đội và phải gần 10 năm sau anh mới phục viên trở về địa phương. Về với cuộc sống đời thường, vốn liếng không có, anh Thức tham gia vào đội “đi bạn” (làm công) cho các chủ tàu trong vùng, trong lòng không nguôi khát vọng vươn lên làm giàu.

Đất nước đổi mới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, nhất là ngành thủy sản. Anh Thức đã mạnh dạn vay vốn, đóng mới chiếc tàu có công suất 100 CV, gia nhập đội quân đánh bắt xa bờ, bám biển dài ngày. Cứ thế, hết vay rồi trả, trả rồi lại vay ưu đãi của Chương trình đánh bắt xa bờ với cả gốc lẫn lãi là 1,1 tỷ đồng để mở rộng quy mô sản xuất, đến nay anh Thức đã sở hữu đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ gồm 3 chiếc với tổng công suất 350 CV được trang bị đầy đủ ngư lưới cụ và các thiết bị đi biển hiện đại.

Nhờ bám biển dài ngày, từ nhiều năm nay, mỗi năm đoàn thuyền đánh cá của gia đình anh Thức khai thác được từ 150-170 tấn hải sản các loại, trong đó có 60% sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Phần còn lại được chế biến, tiêu thụ trong thị trường nội địa. Trừ tổng chi phí đầu tư cho sản xuất, mỗi năm gia đình thu nhập xấp xỉ 300 triệu đồng. Hai mươi anh em lao động trên đoàn thuyền đánh cá của anh Thức cũng có thu nhập ổn định 3 triệu đồng/người/tháng.

Đoàn kết và dân chủ, minh bạch trong phân chia lợi nhuận chính là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình khai thác hải sản xa bờ lâu ngày trên biển. Biển cả mênh mông, con tàu đánh cá dù lớn đến đâu cũng trở nên quá mong manh, nhất là mỗi khi biển động. Do vậy thời gian gần đây nhiều hộ gia đình ngư dân đã liên kết lại thành các tổ đội để hỗ trợ nhau trong quá trình đi biển, là mô hình rất đáng được nhân ra diện rộng.

Nhìn về phía biển bao la, anh Phạm Trí Thức hồ hởi: Đối với nghề khai thác hải sản xa bờ, muốn có hiệu quả kinh tế cao thì đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau. Trước hết tàu phải có công suất tương đối lớn, trang bị đầy đủ các phương tiện đi biển hiện đại. Điều kiện tiếp theo là phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật.

Bên cạnh việc sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong khai thác hải sản, thuyền trưởng Phạm Trí Thức còn được nhiều ngư dân biết đến về tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc gặp hoạn nạn bất ngờ trên biển, khi sự sống và cái chết chỉ cách nhau bằng ranh giới mong manh.

Năm 2004 trong lúc chỉ huy đoàn tàu cá chạy về đất liền tránh bão, khi qua vùng biển ngoài khơi tỉnh Quảng Nam, đoàn tàu của anh lần lượt phát hiện 5 chiếc tàu câu mực của ngư dân huyện đảo Lý Sơn và ngư dân Quảng Nam bị hỏng máy khi trên biển có áp thấp cấp 6-7. Không ngại nguy hiểm, anh bình tĩnh chỉ huy tàu của mình đồng thời phát tín hiệu cấp cứu để các tàu đang chạy tránh bão quay lại giúp đỡ 5 tàu gặp nạn. Cả 5 chiếc tàu nói trên đã về được nơi neo đậu an toàn giữa lúc sóng biển đã bắt đầu dữ dội.

Mới đây nhất là trong cơn bão số 9 hồi cuối năm 2009, đoàn tàu của anh Thức đã cứu giúp 2 tàu của ông Võ Văn Tình và tàu của ông Phan Thanh Xuân cùng hàng chục lao động thoát ra khỏi vùng nguy hiểm và bảo vệ nguyên vẹn tài sản.

Ngay sau hành động quả cảm này, cựu chiến binh, thuyền trưởng Phạm Trí Thức được Hội Cựu chiến binh Quảng Ngãi tặng Bằng khen và sự quý trọng của cư dân làng chài.

Đoàn Hữu Trung
TTXVN 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy