Domino Day
Cập nhật lúc : 3:51 PM, 21/07/2010
Chiều 22/7, bão Chanthu sẽ vào bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc)(VOV) - Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, hồi 13 giờ ngày 21/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 112,9 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam khoảng 250 km về phía Đông Đông Nam.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (tức là từ 103 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Đến 13 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, trên khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Móng Cái khoảng 270 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 80 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km, đi dọc theo vùng biên giới Việt – Trung và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 13 giờ ngày 23/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,5 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, cách biên giới Cao Bằng – Lạng Sơn khoảng 100km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.
Đến 13 giờ ngày 24/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 23,6 độ Vĩ Bắc; 105,0 độ Kinh Đông, trên vùng biên giới Việt – Trung. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội.
Từ đêm ngày 21/7, vùng biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh.
Từ đêm ngày 22/7, ở Bắc Bộ có mưa, mưa vừa, riêng vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc có mưa to đến rất to. Cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập úng ở vùng trũng./.
PVHôm nay ngày 21/7/10 thứ ba, trời nắng bình thường của mùa hè, tuy vậy đêm hôm qua tới nay vẫn oi bức vì ảnh hưởng cơn bão số hai/2010 của Biển đông có tên CHANTHU; tối hôm qua nghe qua 878 Phương cho biết chị Hải VN được chị S-Đ dự kiến CT nhà 17 PĐC 5-10 niên, mình dự kiến sáng nay hỏi lại cháu trưởng, song Phương nêu ý kiến trưa nay BCT họ Vũ họp không có BT Đào gồm Tuyết-Phương-Mai để xem xét nội dung này, ý các cháu NÓI KHÔNG...mình cũng gần như vậy...Khi quay ra 11 PDC gặp Đào đến ăn sáng...cậu Trưởng dương buồm...đúng giờ chuẩn G
Mất điện trong phút chốc vì lý do nội bộ, chắc là ATTOMAT nhảy...làm mình mất hứng phải vào lại từ đầu.
Bác Mỹ gọi ra viết giúp bài thơ: PHỐ CHIỀU.... mình đăng bài 17 PDC Có một “China Beach ” lạ lùng trên bãi biển Nha Trang! 21/07/2010 06:47:28
11:00 AM cùng các cháu nói không với Hải tại phòng lạnh nhà Phương...15:00 Giang mang giúp tờ HNM, ngồi tiếp Công & Chung ĐC nói anh gọi cho Xuất KS , Nguyệt mang 24/QĐ ngày 20/7/10 tiếp tục ĐCSHĐ 90 ngày từ ngày 21/7/10- 18/10/2010 CN Chu Ngọc Lân, rút ATM 16:00 PM
Một quân cờ tạo lực công
Mấy vạn quân khác đổ cùng phút giây
Để làm cho được việc này
Phải chọn đúng lúc, ra tay kịp thời
Đặt quân cờ đúng điểm rơi
Tạo ra thế lực lật bài xếp quân
Cơ hội ngàn năm một lần
Ở thế xuất thần, chinh phục nhân gian
Domino Day giúp bình an
Chợ Nghệ - thị xã trên bàn Domino...
tg Vũ Tản Hồng
* Một bộ quân cờ sáu điểm được dùng để chơi Đô-mi-nô. Mục tiêu của trò chơi là loại bỏ tất cả các quân cờ càng nhanh càng tốt bằng cách ghép đôi ...Hà Lan đã tổ chức một triển lãm lật đổ domino hàng năm được gọi là Domino Day kể từ năm 1986.Các sự kiện tổ chức vào ngày 18 tháng 11 2005 lật đổ 4.000.000 trò đánh bài cẩu bởi một nhóm từWeijers Domino Productions. Ngày Domino Day 2008 (14 Tháng 11 năm 2008), các Weijers Domino Productions đội đã cố gắng để thiết lập 10 hồ sơ:[9][10]
* Viết tại 11 Phó Đức Chính hồi 16:07 PM ngày 21/7/2010 tg Vũ Tản Hồng
Thiệt hại gần 4 tỷ đồng của nhà nước
Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, ngày 10/6 cơ quan CSĐT Bộ công an đã chính thức có kết luận điều tra về đường dây rút ruột BHYT xảy ra tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Bộ Công an đề nghị Viện KSND tối cao truy tố 12 bị can liên quan đến vụ án.
Cơ quan CSĐT tống đạt quyết định khởi tố bị can, khám xét nơi ở của Huỳnh Quốc Thái (nhân viên khoa Dược, bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM) tại một địa chỉ thuộc Q. Bình Thạnh, TP.HCM. Ảnh: Đàm Đệ |
Theo đó 12 bị can bị đề nghị truy tố về tội danh “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, hầu hết là bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên… của Bệnh viện Chợ Rẫy, các bệnh viện tuyến dưới và một số bệnh viện các tỉnh phụ cận khác.
Kết luận điều tra xác đĩnh, đường dây rút ruột BHYT do bị can Lưu Tố Lan (SN 1968, bác sĩ chuyên khoa 1, Bệnh viện Chợ Rẫy) cầm đầu, đã làm 1.168 đơn thuốc “ảo”, gây thiệt hại tổng cộng cho nhà nước khoảng 3,96 tỷ đồng. Với vai trò chủ mưu, Lưu Tố Lan đã bỏ túi khoảng 1,1 tỷ đồng.
Ngoài ra một số bị can giữ vai trò trợ giúp đắc lực cho Lưu Tố Lan như: Lưu Thị Liễu (SN 1983, trình dược viên Công ty Cổ phần Dược phẩm Nhật Tiến, trụ sở tại Cư xá Lữ Gia, P. 15, Q.11), Nguyễn Thị Thu Ba (SN 1956, nhân viên khoa răng hàm mặt, bệnh viện Q. Tân Bình)…những người này được hưởng 300 nghìn – 1,4 triệu đồng/đơn thuốc “ảo”, trong đó Liễu cũng thu lợi bất chính khoảng 560 triệu đồng.
Kết luận điều tra còn nói rõ, Ban lãnh đạo của Bệnh viện Chợ Rẫy, một số bệnh viện khác và các cá nhân có liên quan cũng có trách nhiệm khi vụ án xảy ra. Tuy nhiên, những cá nhân, đơn vị này chưa nhất thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự, nên Bộ Công an kiến nghị đơn vị chủ quản phải có biện pháp xử lý thích đáng về mặt hành chính.
Chiếm đoạt thuốc bán rẻ 60-70 giá gốc
Kết luận điều tra có nói rõ, đường dây rút ruột BHYT do Lưu Tố Lan cầm đầu được tổ chức khá chặt chẽ và bài bản. Cụ thể mỗi người tham gia đường dây này đều có một nhiệm vụ cụ thể và hành vi phạm tội diễn ra trong thới gian dài.
Theo đó lưu Tố Lan đã thông qua một số người như: Lưu Thị Liễu, Nguyễn Thị Thu Ba, Phạm Thị Duyên (SN 1981, ngụ huyện Nhà Bè), Vùi Xuân Chiến (SN 1981, kỹ thuật viên gây mê hồi sức, bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức)… để tổ chức thu gom thẻ BHYT số lượng lớn bằng chiêu “mượn” của những người lao động, công nhân có thẻ nhưng không đi khám.
Sau khi có được thẻ BHYT, Lưu Tố Lan tiếp tục tổ chức “tay chân” ở các bệnh viện tuyến dưới làm giấy chuyển viện “ảo” để chuyển bệnh nhân “ảo” đền Bệnh viện Chợ Rẫy khám chữa bệnh. Tại đây, Lan điều động cho Huỳnh Quốc Thái (SN 1960) và Nguyễn Thị Mai (SN 1961, đều là nhan viên khoa Dược - Bệnh viện Chợ Rẫy).
Cụ thể, Thái chỉ được bệnh viên phân nhiệm vụ chia phân loại đơn thuốc. Tuy nhiên, tranh thủ giờ nghỉ trưa, Thái lén lút làm “thay” công việc nhập liệu các hồ sơ ảo do Lưu Tố Lan chuyển đến vào máy tính của khoa. Sau đó Mai sẽ cấp phát thuốc “bừa” cho các bệnh nhân “ảo” nói trên.
Được biết, đối với số thuốc được lấy ra từ Bệnh viện Chợ Rẫy bằng cách thức trên, Lưu Tố Lan lại chỉ đạo cho “tay chân” đem ra thị trường bán cho các nhà thuốc tại TP.HCM, chỉ với giá bằng 60-70% giá gốc.
- Đàm Đệ
- 21/07/2010 - 12:00 AM
QUẬN BÌNH THẠNH (TP.HCM):
Nhiều án tuyên không rõ, khó thi hành
(PL)- Sáng 20-7, trong buổi giám sát về công tác thi hành án của Đoàn giám sát Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THA) quận Bình Thạnh Nguyễn Thị Khoa cho biết hiện quận này còn bảy bản án tuyên không rõ, gây khó cho công tác THA.Cũng theo bà Khoa, trong ba tháng đầu năm 2010, tổng số việc mà Chi cục THA quận Bình Thạnh thụ lý là 3.930 việc (trong đó số việc chưa có điều kiện thi hành chiếm tới 60%).Vụ trưởng Vụ Kiểm sát THA VKSND Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét có những bản án tuyên không rõ từ năm 2004, tới nay đã sáu năm trôi qua mà tòa vẫn chưa có văn bản giải thích là quá chậm. Ông Hùng thắc mắc: “Vì sao lượng việc chưa có điều kiện thi hành còn chiếm quá nhiều? Hoạt động hỗ trợ của VKS quận trong công tác THA ở đâu?”.Theo Tổng cục trưởng Tổng cục THA Nguyễn Văn Luyện, nơi này nhận được rất nhiều đơn của người dân chỉ rõ những vụ có điều kiện thi hành nhưng cơ quan THA lại cứ bảo chưa. Chưa kể, cơ quan THA còn làm khó người dân khi bắt họ phải tự đi xác minh tài sản của người phải THA. Ông Luyện đề nghị: “TP.HCM hiện đã có năm văn phòng thừa phát lại sẵn sàng đi xác minh khi được THA nhờ, sao không chia bớt việc ra. Tôi đồng tình là VKS quận Bình Thạnh phải tham gia kiểm sát công tác THA chặt chẽ để làm tốt hơn”…Cần làm đường hầm chứa nước để chống ngập cho Hà Nội"Hà Nội cần có ý tưởng lớn, như việc xây dựng đường hầm dưới lòng đất. Khi mưa lớn chúng ta có thể rút người và xe ra sau đó trút nước xuống như ở thành phố Kuala Lumpur - Malaysia.", Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo bộc lộ.
> Hà Nội ngập nặng trong cơn mưa lớn nhất từ đầu nămNgày 20/7, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Cao Đức Phát dẫn đầu đã đi thị sát toàn bộ hệ thống thoát nước của Hà Nội. Với nhiều chuyên gia về thủy lợi đi cùng, đoàn đã chỉ ra những nhược điểm cũng như hướng khắc phục đối với hệ thống tiêu thoát cho thủ đô.Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Xuân Diệu, Hà Nội chịu cảnh úng lụt nặng trong thời gian qua là do hệ thống tiêu thoát ở nội đô quá kém. Nguyên nhân là nhiều miệng hút các công trình tiêu thoát nước cục bộ bị bít lại, khiến cho nước không lưu thông tới các dòng sông."Trên nhiều tuyến phố tôi thấy tình trạng đất cát, sỏi đá của các công trình chỉnh trang đô thị đổ bừa bãi trên mặt đường. Nếu mưa xuống đám vật liệu này sẽ bị cuốn trôi vào cửa cống", ông Diệu dẫn chứng. Theo ông, ngoài việc xây hệ thống tiêu thoát nước đầu mối thì việc thường xuyên khai thông dòng chảy ở nội đô cần được thành phố chú ý hơn.Hình ảnh Hà Nội ngập nặng trong cơn mưa sáng 13/7 vừa qua. Ảnh: Hoàng Hà. Theo Viện trưởng Quy hoạch Thủy Lợi Bùi Nam Sách, không cần đến những cơn mưa lớn trên 100 mm, mà chỉ mưa nhỏ, nhiều khu vực nội thành cũng biến thành ao. Tuy nhiên, nghịch lý là việc hiện nay thành phố quá chú trọng việc cải tạo hệ thống bơm nước đầu mối mà quên mất việc khai thông hệ thống truyền dẫn nước."Nhiều thời điểm mưa to nhưng trạm bơm Yên Sở lại không có nước mà bơm. Nếu muốn trạm bơm tiêu được và vận hành hết công suất, các đường dẫn phải thông thoáng. Còn không, chúng ta có xây dựng trạm bơm này to mấy cũng chịu", ông Sách nói.Nhìn nhận vấn đề sâu xa hơn, ông Phạm Đình Giám, Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi VN cho rằng, cần rà soát lại năng lực thoát nước của toàn hệ thống. Theo ông, tình trạng sử dụng chung hệ thống tiêu thoát nước thải lẫn nước mưa là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngập úng ở Hà Nội hiện nay."Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy có nhiều rác. Nếu mưa lớn sẽ gây ra ùn ứ rác thải tại cửa cống làm cho nước không tiêu thoát được", ông Giám nói. Để giải quyết dứt điểm tình trạng trên Hà Nội cần xây dựng hệ thống thoát nước thải, thoát nước mưa riêng rẽ.Trước những ý kiến của các chuyên gia, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, thoát nước đang trở thành vấn đề bức xúc của cộng đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an sinh xã hội của thành phố. Để chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và việc ứng phó mùa mưa bão năm 2010, thành phố đã cho cải tạo, nâng cấp thể tích nhiều hồ chứa nước trên địa bàn.Ông Thảo thừa nhận năng lực tiêu thoát nước của Hà Nội hiện vẫn thấp. Dự án thoát nước của thành phố trị giá 1,2 tỷ đôla đã căn bản hoàn thành giai đoạn 1 (trị giá 200 triệu đôla) có năng lực tiêu thoát tương đương lượng mưa 172 mm trong 2 ngày. Công trình lớn nhất hoàn thành trong giai đoạn này là trạm bơm Yên Sở. Nếu giai đoạn 2 hoàn thành, năng lực tiêu thoát nâng lên 310 mm trong 2 ngày.Song, người đứng đầu thành phố cho rằng, đây chỉ là những giải pháp trước mắt vì nếu mưa lớn thành phố vẫn phải chấp nhận tình trạng ngập úng."Về lâu dài, Hà Nội cần có ý tưởng lớn, cần có chiến lược xây dựng hệ thống thoát nước thông minh như việc xây dựng đường hầm dưới lòng đất. Khi mưa lớn chúng ta có thể rút người và xe ra sau đó trút nước xuống như ở thành phố Kuala Lumpur - Malaysia. Sau khi hết mưa có thể dùng hệ thống bơm công suất lớn hút nước dưới hầm ra", ông Thảo nêu ý tưởng.Ông Nguyễn Thế Thảo (đứng): "Về lâu dài, Hà Nội cần có ý tưởng lớn, cần có chiến lược xây dựng hệ thống thoát nước thông minh". Ảnh: Nguyễn Hưng. Đồng quan điểm, ông Hoàng Văn Thắng, Cục trưởng Quản lý xây dựng công trình (Bộ Nông nghiệp) cho rằng, một mặt thành phố phải quyết liệt giải quyết dứt điểm những công trình tiêu thoát nước trọng điểm. "Về lâu dài, Hà Nội nên nghiên cứu ý tượng xây dựng "bụng chứa nước trong lòng thành phố" như ở Tokyo, Nhật Bản, hiện phát huy rất hiệu quả mỗi khi có mưa lớn", ông Thắng nói.Sau một ngày thị sát, nghe báo cáo, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá cao công tác phòng chống mưa bão của thành phố trong thời gian qua, đặc biệt là việc tăng công suất thiết kế trạm bơm Yên Sở lên hơn 2 lần hiện nay (đạt mức 100 m3một giây). Ngoài ra, sau khi hoàn thành việc lắp đặt thêm 14 máy ở trạm bơm Yên Nghĩa thì Hà Nội không còn tình trạng ngập úng nặng như trận mưa lớn cuối năm 2008.Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nông nghiệp, mục tiêu giải quyết tình trạng ngập úng trong thời gian qua Hà Nội mới đạt được ở ngoại thành, còn nội đô chưa hiệu quả. "Chúng ta cần có phương án phối hợp liên ngành. Tuy không thoát nước được ngay lập tức nhưng không để những hệ lụy của việc không tiêu thoát nước gây ảnh hưởng cho thành phố", ông Phát nói.Bộ trưởng Cao Đức Phát nhất trí với ý kiến của nhiều chuyên gia cũng như Chủ tịch UBND thành phố là ngoài việc xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước vòng ngoài, vòng trong, Hà Nội cần có hệ thống thoát nước thông minh trong tương lai. Ông còn cho rằng, vấn đề thoát nước với thủ đô không chỉ dừng ở năng lực tiêu thoát cho trận mưa 100-200 mm mà phải thoát được 800-1.000 mm.Theo Giáo sư Hà Văn Khối (ĐH Thủy lợi), để phòng trường hợp dịp đại lễ ngàn năm mưa lớn, Hà Nội cần gấp rút xây dựng kịch bản chống ngập. Để làm được điều này thành phố không nên tuân theo nguyên tắc cung cấp và tiêu thoát nước hàng năm. "Đến đại lễ, thành phố phải chấp nhận hy sinh nước phục vụ cho nông nghiệp. Rút cạn mực nước ở các hồ chứa trong lòng Hà Nội. Hai con sông Nhuệ và Tô Lịch cũng phải bơm cạn đến mức có thể. Ngoài ra, Hà Nội cần đặt những trạm bơm dã chiến ở phía bắc sông Nhuệ để bơm ngược nước ra sông Hồng", giáo sư Khối nói. Nguyễn Hưng© , All right reserved Contact us - Thông tin Tòa soạn® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.TRỌNG MẠNH
Nhận xét
Đăng nhận xét