Né nhiều vấn đề nhạy cảm - ngày 7/7/10

Lãnh đạo sở, ngành và UBND TPHCM trả lời chất vấn:
Né nhiều vấn đề nhạy cảm
TP - Trọn ngày làm việc thứ hai của kỳ họp (ngày 6-7), HĐND TPHCM đã dành để các đại biểu (ĐB) và cử tri chất vấn giám đốc các sở Quy hoạch - Kiến trúc (QHKT), Giao thông Vận tải (GTVT), Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân.
Giám đốc Sở TT&TT Lê Mạnh Hà trả lời chất vấn. Ảnh: H. Thịnh
Giám đốc Sở TT&TT Lê Mạnh Hà trả lời chất vấn. Ảnh: H. Thịnh.

Áp lực của thư tay?
Được đánh giá là thẳng thắn, trách nhiệm song phần trả lời của lãnh đạo một số sở - ngành vẫn né nhiều câu hỏi khá nhạy cảm của các ĐB. Đăng đàn đầu tiên, Giám đốc Sở QHKT Trần Chí Dũng cho biết, khu trung tâm thành phố có 250 công trình trên 15 tầng đã được duyệt, khoảng 75 công trình đang xây dựng. Chiều cao từ 9 tầng trở lên có 240 tòa nhà.
ĐB Nguyễn Minh Hồng, Giám đốc Sở Tư pháp, chất vấn: Sau khi khánh thành tòa nhà thương mại Vincom, Công viên Chi Lăng (quận 1) trở thành sân của cao ốc này, bởi tấm biển ghi rõ công viên xây từ thời Pháp hiện đã biến mất. "Căn cứ vào đâu để Sở cấp phép xây dựng hôm nay 10 tầng, ngày mai 20 tầng, trong khi cao ốc nằm trong khu vực cần bảo tồn? Có hay không việc duyệt quy hoạch, cấp phép xây dựng cao ốc dưới áp lực của thư tay?" - Bà Hồng hỏi. 

Đồng tình, ĐB Huỳnh Công Hùng bức xúc: Thành phố xác định khu không được xây chung cư nhưng lại cấp phép xây các tòa nhà The Manor 1, 2.
Thừa nhận có thiếu sót khi cho phép sửa chữa Khách sạn Caravell tăng chiều cao phá vỡ cảnh quan khu vực Nhà hát Thành phố, song ông Dũng đổ cho các nhiệm kỳ trước. Còn câu chất vấn: "Duyệt quy hoạch, cấp phép cao ốc có bị áp lực của thư tay hay không", ông Dũng né.
Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo, lưu ý: Nếu lần sau được hỏi, giám đốc Sở phải trả lời rõ ràng. Không bảo tồn, TPHCM sẽ là thành phố mất trí nhớ. Địa danh 18 thôn vườn trầu bây giờ chỉ còn một thôn.
Theo ông Dũng, khu vực lõi trung tâm cần bảo tồn song đến nay chưa có thiết kế đô thị. Duyệt quy hoạch, cấp phép xây dựng căn cứ kết quả biểu quyết của hội đồng kiến trúc thành phố. Ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở GTVT thừa nhận: Nhiều công trình Sở GTVT không đồng ý cấp phép xây dựng song Sở chỉ là thành viên, xây hay không là dựa vào kết quả biểu quyết của hội đồng.
Tiền sửa chữa cầu Văn Thánh 2: Dân chịu?
ĐB Trương Trọng Nghĩa băn khoăn: Cầu Văn Thánh 2 hư hỏng do sai phạm của một số đơn vị, cá nhân. UBND Thành phố tạm ứng 140 tỷ đồng sửa chữa khắc phục và có văn bản nói rõ sẽ xử lý trách nhiệm và buộc các bên liên quan hoàn lại ngân sách nhưng vừa qua thành phố lại đồng ý sửa chữa theo phương án nối dài nhịp, tốn kém gấp nhiều lần. Khoản tiền này lấy từ nguồn nào? Tiền tạm ứng đã thu về cho ngân sách chưa?
Đề cập vốn vay ODA, ông Nghĩa cảnh báo: Tuyến Metro (tàu điện ngầm) số 1 chưa thi công, ban đầu JICA (cơ quan hợp tác Nhật) tính toán chỉ tốn 1 tỷ USD. Sau đó, cũng chính JICA tính lại lần 2 và kết quả là giá đội lên trên 2 tỷ USD. Anh Phượng có dám cam kết vốn làm tuyến metro số 1 không đội giá thêm?
Ông Trần Quang Phượng giải trình: Công trình đường Nguyễn Hữu Cảnh, hầm chui, cầu Văn Thánh 2 bị thất thoát vật tư, một số chi tiết sai với thiết kế. Giải pháp khắc phục hư hỏng ban đầu (tốn 140 tỷ đồng) phải bù lún nhưng tuyến đường hiện đã trở thành khu trung tâm, bù lún gây nhếch nhác, không phù hợp nên UBND thành phố đồng ý xây thêm nhịp cầu, bắc qua túi bùn.
Thực hiện phương án này, theo Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Thái Văn Rê, Thành phố chỉ bỏ kinh phí chi thêm. Tuy nhiên, việc hiện đã thu hồi được 140 tỷ đồng chưa cả ông Phượng và ông Rê đều "quên" trả lời. "VN chưa, có kinh nghiệm làm metro. Chúng ta trả giá cho tuyến số 1 để rút kinh nghiệm làm 5 tuyến còn lại (số 2, 3, 4, 5, 6" - ông Phượng nói.
Cấp phép game online không dựa trên tiêu chí nào
Giám đốc Sở TT&TT Lê Mạnh Hà cho biết: Từ 2 game online (GO) được cấp phép năm 2005, đến nay đã có 65 GO được cấp phép. Sở khảo sát, nhận thấy có đến 43 GO (66%) có tính bạo lực, 3 GO mang tính cờ bạc và nhiều GO còn lại có nội dung vi phạm thuần phong mỹ tục. Từ năm 2006 đến nay, Sở đã kiểm tra, xử phạt 10 DN cung cấp GO.
"Từ năm 2005, Sở đã nhận thấy có nhiều nguy cơ nên đã rất nhiều kiến nghị cấp có thẩm quyền tăng cường biện pháp quản lý về nội dung, biện pháp kỹ thuật, nhưng đều không được chấp thuận. Mới đây nhất, Sở đã nghiên cứu, đề ra 6 tiêu chí thẩm định nội dung làm cơ sở cấp phép GO, nhưng kiến nghị không được chấp thuận. Hiện nay, việc thẩm định nội dung cấp phép GO không dựa trên tiêu chí nào và chỉ do một số người đảm nhận.
ĐB Nguyễn Văn Bạch bức xúc: Không chỉ bạo lực, một vài GO còn nguy hại đến an ninh chính trị, như lấy cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 ra khai thác… Một số ĐB bức xúc đặt vấn đề: "Có hay không việc cấp phép GO chỉ phục vụ lợi ích của một nhóm người". Giám đốc Lê Mạnh Hà nhìn nhận: Sở tham gia xây dựng dự thảo, có đưa biện pháp quản lý GO vào. Sau nhiều lần góp ý, bản dự thảo mới nhất không còn thấy nữa. Bỏ biện pháp này đúng là đã làm lợi cho một số người.
Huy Thịnh
07/07/2010
Trở lại vụ án Sầm Đức Xương ở Hà Giang:
Chủ tịch tỉnh sống buông thả như thế nào?
TP - Ngày 5-7-2010, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (KTTƯĐ) đã ra Thông báo số 32, đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng thi hành kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô (Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang) bằng các hình thức: cách hết các chức vụ trong Đảng; đề nghị cấp có thẩm quyền cách chức Chủ tịch UBND tỉnh.
Hai nữ bị cáo đã khai ra bản danh sách “khách ruột”. Ảnh: PV
Hai nữ bị cáo đã khai ra bản danh sách “khách ruột”. Ảnh: PV.

Có thể thấy hình thức kỷ luật sẽ đến với ông Tô rất nặng. Vậy ông Tô đã có sai phạm gì? Vẫn theo Thông báo của Ủy ban KTTƯĐ, ông Tô đã có hành vi “sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội”.
Từ đó khiến nhiều người phán đoán: Phải chăng ông Tô liên quan đến vụ án nguyên Hiệu trưởng Sầm Đức Xương có hành vi tổ chức đường dây mại dâm vị thành niên?
Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Sầm Đức Xương diễn ra từ ngày 27 đến 31-1-2010, hai nữ nạn nhân kiêm đồng phạm với “thầy” Xương là Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng đã khai ra hai bản danh sách một số cán bộ TX Hà Giang và tỉnh Hà Giang từng mua dâm Thúy và Hằng. Thông tin rò rỉ từ ngày đó, trong cả hai bản danh sách của hai nữ bị cáo đều có tên ông Nguyễn Trường Tô, đương kim Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.
Vậy việc kiến nghị kỷ luật ông Tô lần này, phải chăng do ông Tô liên quan đến lời tố cáo của hai bị cáo Thúy và Hằng?
Sai phạm xảy ra trước vụ Sầm Đức Xương
Qua tìm hiểu, được biết: Sau khi Tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm đối với Sầm Đức Xương và hai nữ bị cáo để điều tra và xét xử lại, Ủy ban KTTƯĐ đã cử một tổ công tác về Hà Giang. Làm việc với Công an TX Hà Giang, Công an tỉnh Hà Giang, và trực tiếp với đ/c Bí thư Tỉnh ủy, tổ công tác xác định ông Tô từng có một “tiền sự” quan hệ với gái mại dâm. Theo những tài liệu đáng tin cậy, sự việc như sau:
Ngày 22-11-2006, Công an TX Hà Giang tổ chức bắt quả tang đối tượng Nguyễn Thị D. (SN 1984, trú tại thị trấn Việt Lâm, Hà Giang) đang bán dâm tại nhà nghỉ Thủy Tiên thuộc phường Minh Khai, TX Hà Giang. Khách mua dâm là ông Nguyễn Văn B. (SN 1960, trú tại TX Hà Giang). Cả chị D. và ông B. đều khai nhận hành vi vi phạm pháp luật; sau đó họ đã bị xử phạt hành chính.
Chuyện sẽ không đáng nói, nếu các trinh sát công an không kịp thời kiểm tra, thu giữ chiếc điện thoại di động của chị D. Ngoài một số tin nhắn “lãng mạn” gửi đến từ một số máy “VIP”, chiếc điện thoại di động này còn lưu giữ 04 tấm ảnh một người đàn ông trần như nhộng ở các tư thế khác nhau. Chưa cần gửi đi giám định, các trinh sát cũng nhận ngay ra người đàn ông trong ảnh chính là... đương kim Chủ tịch tỉnh nhà.
Chị D. thành thật khai nhận, cái bác trần như nhộng trong ảnh chính là bác Tô. Chị D. chụp mấy tấm ảnh này để ghi nhớ lần được du ngoạn thủ đô cùng bác Tô khoảng tháng 11-2005, được ở chung phòng với bác tại một khách sạn sang trọng...
Kịp thời phê bình, nhưng không kịp thời kỷ luật
Vụ việc được Công an TX Hà Giang cấp báo lên Công an tỉnh. Giám đốc Công an tỉnh Nguyễn Bình Vận trực tiếp báo cáo Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất. Xét thấy khi xảy ra việc du hý, chụp hình (tháng 11-2005), ông Tô chưa là Chủ tịch tỉnh, Bí thư Hoàng Minh Nhất chỉ đạo Giám đốc Nguyễn Bình Vận trực tiếp đến thông báo cho Chủ tịch Tô, yêu cầu ông Tô nghiêm khắc rút kinh nghiệm.
Theo chỉ đạo đó, ông Nguyễn Bình Vận đã đến gặp ông Nguyễn Trường Tô tại phòng làm việc, nêu ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy.
Được biết, khi tổ công tác của Ủy ban KTTƯĐ về làm việc tại Hà Giang, toàn bộ câu chuyện trên đã được các cán bộ TX và tỉnh Hà Giang báo cáo đầy đủ. Tổ công tác đã gửi các bức ảnh Công an TX vẫn lưu giữ đi giám định tại Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, kết quả không có dấu hiệu cắt ghép, người trong ảnh được xác định là ông Tô.
Đây là lý do ông Tô bị đề xuất kỷ luật như đã trình bày ở phần đầu bài viết. Ủy ban KTTƯĐ cũng yêu cầu các ông Trần Bình Vận và Hoàng Minh Nhất nghiêm khắc kiểm điểm về việc đã không kịp thời báo cáo sự việc này với Ủy ban KTTƯĐ ngay từ ngày đó, cũng như không có hình thức kỷ luật thích hợp đối với ông Nguyễn Trường Tô.
Trở lại vụ án Sầm Đức Xương
Vụ án hiện vẫn đang trong giai đoạn điều tra lại, do Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Giang tiến hành. Các bị can Sầm Đức Xương, Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng tiếp tục bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra.
Được biết, các điều tra viên của Tổng cục cảnh sát điều tra về tội phạm - Bộ Công an đã phối hợp điều tra, lập biên bản hỏi cung các bị can Thúy và Hằng. Hai bị can này tiếp tục khai báo về việc một số cán bộ từng có quan hệ với họ, trong đó có ông Nguyễn Trường Tô. Vụ án đang được điều tra mở rộng.
Theo một nguồn tin, mới đây, gia đình hai bị can Thúy và Hằng đã được CQĐT mời đến để thông báo cho biết, hai bị can này đã có văn bản từ chối luật sư bào chữa cho họ.
Câu hỏi ông Nguyễn Trường Tô có vô can trước lời tố cáo của hai bi can Thúy và Hằng, cũng như vụ án này còn có thêm những can phạm nào nữa, sẽ chỉ có thể được trả lời khi CQĐT có kết luận, chắc chắn hơn, khi vụ án được đưa ra xét xử công khai một ngày gần đây.
Tổ PV
 Hôm nay 07/7/2010, thứ ba trời tiếp tục nắng to. Sáng nay mọi hoạt động bình thường, lại tiếp các bạn Trang-Công-Bích-Tuấn cám, hôm nay UBND chia táy Huấn chi cục trưởng nghỉ hưu...
Trong nhà vẫn bài cũ cho bầm nghỉ dưỡng, nghỉ mát, mình đặt giờ để hôm nay xem tiếp TBN-Đức 1:30 AM, lát nữa vào dự báo...
Thứ Tư, 07/07/2010 - 6:33 AM

Ngành điện: “Đã đến lúc phải xem lại giá điện”

(Dân trí) - Liên quan đến việc thiếu điện hiện nay, tại Hội nghị triển khai 6 tháng nhiệm vụ cuối năm của Bộ Công Thương sáng 6/7, các doanh nghiệp làm điện đều cho rằng đã đến lúc phải xem xét lại giá điện, nếu không chẳng doanh nghiệp nào dám đầu tư vào ngành điện.
Thiếu điện có phải do giá điện? (ảnh minh họa)
 
Thiệt hại về thiếu điện không chỉ tính bằng tiền
 
Tình hình cung cấp điện tiếp tục được dự báo là khó khăn do hệ thống điện vừa phải huy động tối đa các nguồn điện phục vụ cho cung ứng ở mức cao nhất, vừa sớm khắc phục các sự cố để các nhà máy nhiệt điện hoạt động ổn định.
 
Bởi vậy, để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010, tại hội nghị, hầu hết các ý kiến của doanh nghiệp đều tập trung vào việc ngành điện phải bảo đảm điện cho sản xuất và xuất khẩu, có như vậy các đơn vị mới có thể hoàn thành được kế hoạch cả năm.
 
Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) Trần Xuân Hoà còn đề xuất được đầu tư hệ thống điện riêng trong các mỏ than hầm lò để đảm bảo an toàn cho sản xuất than trong điều kiện điện lưới quốc gia gặp sự cố và tình trạng cắt điện thường xuyên xảy ra.
 
Theo ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), thống kê kinh nghiệm trên thế giới, cứ mất một đồng doanh thu của điện thì tương đương với 2,5 - 3 đồng thiệt hại cho xã hội.
 
Ở Việt Nam, mức độ ảnh hưởng về xã hội còn lớn hơn nhiều, thậm chí có những thứ không thể tính bằng tiền được, nhất là khi cắt điện vào mùa nóng. Lý giải cho việc thiếu điện này, lãnh đạo ngành điện cho rằng có liên quan đến giá điện bình quân trong nước quá thấp, không hấp dẫn các nhà đầu tư suốt một thời gian dài vừa qua.
 
Hiện giá điện chỉ gần 5,3 cent/kwh (tương đương là 1.059 đồng/kwh) thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, trong khi để có lãi cho các nhà đầu tư thì phải với mức giá bình quân trên 8 cent/kwh.
 
“Nếu cứ nói làm theo thị trường thì với giá bán quá thấp như hiện nay sẽ không thu hút được đầu tư vào ngành điện” - ông Hưng khẳng định.
 
Đồng tình với ý kiến trên, các doanh nghiệp làm điện đều cho rằng đã đến lúc phải xem xét lại giá điện chứ không doanh nghiệp nào dám đầu tư vào ngành điện.
 
“Có thể là chỉ trợ cấp vài chục số đầu cho người nghèo, còn lại sau đó phải điều chỉnh nếu không quy hoạch điện tới đây khó thực hiện được”, Tổng Giám đốc TKV Trần Xuân Hoà nói.
 
Ngành điện không độc quyền!
 
Bên lề hội nghị, ông Hưng chia sẻ , với nhu cầu ngày càng tăng và tình hình hạn hán nghiêm trọng, EVN đã huy động toàn bộ công suất để phát điện kể cả mua ngoài giá cao, trong 6 tháng qua, EVN đã chịu lỗ khoảng 4.700 tỷ đồng, việc thiếu điện không phải do EVN độc quyền.
 
Bởi tính đến thời điểm này, EVN đã cổ phần hóa 9 nhà máy điện như Cát Bà, Phả Lại, Vĩnh Sơn - Sông Hinh, Vũng Áng… Hiện EVN còn lại 18 nhà máy, tổng công suất của 18 nhà máy này trên tổng công suất hơn 40 nhà máy toàn quốc của cả PVN, TKV chỉ chiếm 47%. Nhìn xa hơn, tính đến 2015 thì EVN chỉ chiếm 37,5 % tổng công suất ngành điện.
 
Cũng theo vị lãnh đạo này, nên thành lập một công ty mua bán điện riêng trực thuộc một cơ quan Nhà nước nào đấy mà không phải trực thuộc EVN. Như vậy khâu phát điện không phải EVN độc quyền, khâu mua bán điện không còn độc quyền để dư luận nhìn nhận khách quan hơn.
 
Trước tình trạng có nhiều thủy điện của tư nhân xây dựng nhưng khó bán cho EVN, lãnh đạo EVN giải thích rằng: Không phải EVN không mua điện của những nhà máy tư nhân nhưng cái chính là họ bán với giá nào mà thôi. Nếu mình mua cao thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu.
 
Một vấn đề nữa cũng rất được chú ý là theo kế hoạch từ năm 2013, Việt Nam phải nhập khẩu than. “Vậy bài toán ở đây là ngành điện có đủ tiền mua than giá cao hay không, do đó phải cân nhắc xem nhập than ở mức giá nào và sẽ bán lại với giá điện nào” - ông Hưng đưa ra ý kiến.
 
Lan Hương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy