Hà Nội kiến nghị Thủ tướng dừng xây cổng chào 15/7/10
Hôm nay tiếp Cương KT , biết CT Mạnh BT-Q Sơn CT-K Sơn-Minh PBT, lại một ngày nắng hôm nay 15/7/10 VNPT mất NET về nhà 05 Hậu Ninh viết sau khi đưa cơm cho bầm. Hôm 13/7/10 dân CN lại lên thăm UBND chuẩn bị CN vào nhà mới...
15/07/2010 - 12:14 AM
Bão Côn Sơn gây thiệt hại tại Philippines
Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc cảnh báo bão Côn Sơn có thể đổ bộ vào miền Nam Trung Quốc ngày 17-7.4 giờ sáng hôm nay (14-7), bão Côn Sơn đã đổ bộ vào phía tây thủ đô Manila của Phillipines. Bão di chuyển theo hướng tây-tây bắc với vận tốc 22 km/giờ, sức gió lên đến 120 km/giờ.
Tại thủ đô Manila và các tỉnh lân cận, mưa lớn đã làm đường phố ngập lụt. Cột điện ngã đổ gây mất điện trên diện rộng, đặc biệt tại Luzon ở miền Bắc. Trường học và một số cơ quan nhà nước phải đóng cửa.
Tại sân bay quốc tế Manila, 63 chuyến bay phải bị hủy chuyến, trong đó có bốn chuyến bay quốc tế; chín chuyến bay phải chuyển hướng.
Hội đồng Phối hợp giải quyết thiên tai quốc gia thông báo có 3.135 người bị mắc kẹt tại các cảng ở Bicol (tỉnh Bicol), Lucena (Iloilo), San Jose (tỉnh Batangas), Puerto Real (TP Quezon), Manila (thủ đô Manila) do sóng lớn và gió mạnh.
Chính phủ cảnh báo dân cư ở vùng trũng và vùng sườn núi nên có biện pháp phòng ngừa lũ quét và sạt lở đất có thể xảy ra.
Theo Công ty Điện lực Manila, có khoảng 4,7 triệu hộ gia đình ở Manila và sáu tỉnh lân cận cần sử dụng điện nhưng công ty chỉ mới khôi phục được 8%. Dự kiến phải mất một, hai ngày để cung cấp điện trở lại, tuy nhiên để khôi phục hoàn toàn hệ thống điện thì phải mất từ ba đến bốn ngày.
Trong cuộc họp với Hội đồng Phối hợp giải quyết thiên tai quốc gia ngày 14-7, Tổng thống Benigno Aquino III đã khiển trách Cục Dự báo thời tiết không dự báo được cơn bão Côn Sơn.
Trong khi đó tại Trung Quốc, Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc cảnh báo bão Côn Sơn có thể đổ bộ vào miền Nam Trung Quốc ngày 17-7.
Trong bối cảnh đón bão Côn Sơn, Trung Quốc cũng đang gánh chịu hậu quả sạt lở đất do mưa lớn kéo dài từ ngày 8-7. Bốn vụ lở đất ở các tỉnh vùng Tây Nam như Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Nam đã làm 37 người chết, 43 người bị thương, 40 người mất tích.
Bộ Dân chính cho biết 70% trong tổng số 282 hồ chứa nước ở TP Trì Châu (tỉnh An Huy) đã vượt mức báo động. Bộ ước tính thiệt hại trong thiên tai lần này lên đến 19,8 tỉ nhân dân tệ.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và còn có khả năng mạnh thêm.
Đến 19 giờ ngày 15/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 80 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.
Sáng 14/7, bão Conson đã đổ bộ vào Philippines, làm 9 người thiệt mạng và 10 người khác mất tích sau khi nhấn chìm các con phố ở thủ đô trong biển nước và quật ngã các đường dây điện.
Cơ quan khí tượng cảnh bảo, sau khi vượt qua Philippines, tiến vào biển Đông, cơn bão mạnh này còn có thể thay đổi khó lường.
Theo báo cáo của Bộ Tham mưu Bộ Tư lệnh Biên phòng, tính đến 6 giờ 30 ngày 14/7 cơ quan chức năng đã kêu gọi được 42.147 tàu và thông báo về hướng đi của cơn bão. Vẫn còn 151 tàu chưa liên lạc được, là các tầu của ngư dân các tỉnh: Quảng Trị, Đà Nẵng và Quảng Nam. Hiện, Bộ đội biên phòng đang kết hợp với địa phương, gia đình chủ tàu tìm mọi cách liên lạc với số tàu này.
Tại thủ đô Manila và các tỉnh lân cận, mưa lớn đã làm đường phố ngập lụt. Cột điện ngã đổ gây mất điện trên diện rộng, đặc biệt tại Luzon ở miền Bắc. Trường học và một số cơ quan nhà nước phải đóng cửa.
Tại sân bay quốc tế Manila, 63 chuyến bay phải bị hủy chuyến, trong đó có bốn chuyến bay quốc tế; chín chuyến bay phải chuyển hướng.
Hội đồng Phối hợp giải quyết thiên tai quốc gia thông báo có 3.135 người bị mắc kẹt tại các cảng ở Bicol (tỉnh Bicol), Lucena (Iloilo), San Jose (tỉnh Batangas), Puerto Real (TP Quezon), Manila (thủ đô Manila) do sóng lớn và gió mạnh.
Công nhân xây dựng sửa chữa cần trục bị sập tại đường cao tốc ở TP Sucat (Philippines). Ảnh: REUTERS
Lực lượng cứu hộ bờ biển đang phối hợp với các đội quản lý cảng vụ địa phương giúp bảo đảm an toàn cho hành khách và các chuyến tàu, phà bị mắc kẹt. Chính phủ cảnh báo dân cư ở vùng trũng và vùng sườn núi nên có biện pháp phòng ngừa lũ quét và sạt lở đất có thể xảy ra.
Theo Công ty Điện lực Manila, có khoảng 4,7 triệu hộ gia đình ở Manila và sáu tỉnh lân cận cần sử dụng điện nhưng công ty chỉ mới khôi phục được 8%. Dự kiến phải mất một, hai ngày để cung cấp điện trở lại, tuy nhiên để khôi phục hoàn toàn hệ thống điện thì phải mất từ ba đến bốn ngày.
Trong cuộc họp với Hội đồng Phối hợp giải quyết thiên tai quốc gia ngày 14-7, Tổng thống Benigno Aquino III đã khiển trách Cục Dự báo thời tiết không dự báo được cơn bão Côn Sơn.
Trong khi đó tại Trung Quốc, Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc cảnh báo bão Côn Sơn có thể đổ bộ vào miền Nam Trung Quốc ngày 17-7.
Trong bối cảnh đón bão Côn Sơn, Trung Quốc cũng đang gánh chịu hậu quả sạt lở đất do mưa lớn kéo dài từ ngày 8-7. Bốn vụ lở đất ở các tỉnh vùng Tây Nam như Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Nam đã làm 37 người chết, 43 người bị thương, 40 người mất tích.
Bộ Dân chính cho biết 70% trong tổng số 282 hồ chứa nước ở TP Trì Châu (tỉnh An Huy) đã vượt mức báo động. Bộ ước tính thiệt hại trong thiên tai lần này lên đến 19,8 tỉ nhân dân tệ.
Ngày 13-7, Vụ Thời tiết quốc gia Mỹ đã cảnh báo do mưa lớn kéo dài, lũ quét có thể tràn qua miền Bắc bang Virginia, miền Trung và Đông bang Massachussetts vào ngày 14-7. Lượng mưa có thể đạt đến 101,6 mm. Vụ Thời tiết quốc gia cảnh báo người dân không nên lái xe qua các con đường bị ngập hoặc đường hầm; nếu thấy mực nước dâng lên thì phải nhanh chóng di chuyển lên vùng đất cao hơn. |
THANH ANH (Theo Xinhua, Straits Times, AP, GMA News)
15/07/2010 - 12:15 AM
Xử lại “kỳ án Vườn mít”: VKS đuối lý khi tranh luận
Lời khai nào của nhân chứng mâu thuẫn với thực tế thì VKS nói nhầm lẫn, điểm nào phù hợp thì VKS dùng buộc tội bị cáo.Cuối buổi sáng 14-7, một trong hai vị đại diện VKS đã công bố bản luận tội và đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Lê Bá Mai. Nhưng đến chiều, khi hai luật sư Phan Long Ẩn (Đoàn Luật sư tỉnh Long An và Trịnh Thanh (Văn phòng luật sư Người Nghèo) tranh luận, VKS đã đuối lý, rút lại hầu hết những vật chứng quan trọng - căn cứ để buộc tội bị cáo. Nhưng với những chứng cứ lỏng lẻo còn lại, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm buộc tội.
Tự mâu thuẫn
Vụ án không có nhân chứng trực tiếp nhìn thấy chuyện hiếp, giết cháu Út. Chỉ có nhân chứng duy nhất “thấy” Mai chở Út đi, đó là cháu Hằng (chín tuổi, người cùng mót củ đậu (sắn) với Út). Những lời khai của các nhân chứng khác như cha, cô của cháu Hằng, cha của cháu Út đều xuất phát từ lời kể lại của cháu Hằng. Vì vậy, lời khai của cháu Hằng là căn cứ khá quan trọng để lần ra manh mối vụ án.
Ban đầu, cháu Hằng khai thấy một thanh niên giống Mai mang bình xịt thuốc màu xanh sau lưng, phía trước treo bình đựng nước đá màu đỏ, đi xe Cub 86 màu xanh đen chở Út đi. Sau đó, Hằng lại khẳng định người đó là Mai. Tuy nhiên, vật chứng thu được tại nơi Mai ở lại là bình xịt inox màu trắng và chiếc can nhựa màu vàng đục, chiếc xe mà chủ trang trại giao cho Mai hay sử dụng lại có màu xanh vỏ dưa.
Bị cáo Lê Bá Mai đang nghe VKS luận tội. Ảnh: TB
Về sự khác biệt này, VKS cho rằng do cháu Hằng lúc ấy mới chín tuổi nên có thể có sự nhầm lẫn về màu sắc. “Ở chung với nhau hằng ngày nhưng cháu Hằng còn nhầm lẫn khi mô tả màu áo, quần của nạn nhân Út, nói gì những vật dụng trên người của bị cáo” - VKS nói. Từ đó, VKS chấp nhận sự nhầm lẫn này và bảo những tình tiết ấy không quan trọng, không phải là chứng cứ duy nhất để kết tội.
Sự nhầm lẫn đó (nếu có, theo VKS), đương nhiên cũng có thể thông cảm, chấp nhận. Có điều nếu một cháu bé chín tuổi đã nhầm lẫn trong chuyện mô tả màu sắc của các vật chứng thì không có gì lấy làm chắc chắn việc nhận dạng người thanh niên chở Út đi là Mai hay chỉ là người giống Mai như lời khai đầu tiên của cháu. Nếu đã không chắc chắn thì VKS lấy đó làm căn cứ để buộc tội theo hướng bất lợi cho bị cáo là chưa ổn trong khi nguyên tắc suy đoán vô tội luôn được đặt lên hàng đầu đối với một nền tố tụng văn minh, tiến bộ.
Đuối lý
Cùng với hai vật chứng là bình xịt thuốc và thùng đựng đá nói trên, VKS còn rút lại một số vật chứng quan trọng, có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án.
Đối với chiếc xà bấc (loại cuốc nhỏ của người địa phương) mà Út mang theo như lời khai của cháu Hằng và lời nhận tội sau đó của Mai, luật sư cho rằng cơ quan tố tụng không thu giữ tại hiện trường là điều không thể chấp nhận. VKS nói không thu giữ được tại hiện trường không có nghĩa là Út không mang theo, cũng không hẳn là tại hiện trường không có.
Với củ đậu (củ sắn) cũng vậy, Hằng nói khi Mai chở Út đi, Út có cầm theo củ đậu. Tại hiện trường án mạng, cơ quan điều tra cũng thu được một củ đậu đang ăn dở dang. Khám nghiệm tử thi cho thấy dạ dày của nạn nhân có ít thức ăn chưa tiêu hóa nhưng không khẳng định đó là loại thức ăn gì.
Trong lá đơn đầu tiên gửi công an, nhân chứng Điểu Ky (cha cháu Hằng) chỉ ghi “một thanh niên chở Út đi”. Trong ảnh: Tòa cho ông Điểu Ky xem, xác nhận lại lá đơn đầu tiên do ông viết. Ảnh: TB
Luật sư cho rằng lẽ ra phải xác định xem thức ăn trong dạ dày nạn nhân có phải là củ đậu không. Hơn nữa, bản ảnh ghi nhận củ đậu ăn dở tại hiện trường quá mới so với thời gian năm ngày (từ lúc Út mất tích đến khi phát hiện ra xác) trong khi bản ảnh của luật sư tự “thực nghiệm” cho thấy củ đậu ăn dở sau năm ngày thì đen sì, lên mốc.
Về điểm này, VKS nói không loại trừ nạn nhân đã ăn hết củ đậu trên đường, không cần thiết phải xác định củ đậu ăn dở tại hiện trường có phải là củ đậu nạn nhân mang theo không. Hơn nữa, đây không phải là tình tiết quan trọng…
Tương tự, vấn đề luật sư đặt ra là nếu thủ phạm dùng tay chặt vào gáy nạn nhân (từ phía sau) thì nạn nhân phải té sấp (trong khi hồ sơ vụ án xác định nạn nhân té ngửa), giải phẫu tử thi không thấy vết tụ máu bầm ở gáy…, VKS bí. Theo VKS, kết quả ghi nhận không xác định được vết tụ máu bầm không có nghĩa là không có…
Ngoài ra, những mâu thuẫn giữa các lời khai nhân chứng (chủ yếu là cháu Hằng, cha cháu và công an viên Trần Văn Sinh - người ghi lời khai đầu tiên của cháu Hằng) do luật sư đưa ra, VKS cũng không thể giải đáp được. Chủ tọa phiên tòa đã yêu cầu VKS phải tranh luận lại vấn đề này cho ra ngô ra khoai nhưng khi đại diện VKS đang lúng túng trình bày thì đã hết giờ làm việc.
Hôm nay, phiên xử sẽ tiếp tục phần tranh luận.
THÁI BÌNH
Thứ Năm, 15/07/2010 - 00:10
Bão Conson tăng cấp, diễn biến phức tạp
(Dân trí) - Sau khi càn quét Philippines, bão Conson tiếp tục hướng về biển Đông và có khả năng mạnh thêm. Cơ quan khí tượng lo ngại về sự biến đổi phức tạp của cơn bão này.
Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hồi 19 giờ ngày 14/7, vị trí tâm bão số 1 (tên quốc tế là Conson) ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 117,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 580 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và còn có khả năng mạnh thêm.
Đến 19 giờ ngày 15/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 80 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.
Vượt qua Philippines, bão Conson tiếp tục tăng cấp tiến vào biển Đông. (Ảnh:NCHMF)
Dự báo đến 19 giờ ngày 16/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biến phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 80 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10 - 11, giật cấp 12, cấp 13. Sóng biển cao 5 – 7 mét. Biển động dữ dội.Sáng 14/7, bão Conson đã đổ bộ vào Philippines, làm 9 người thiệt mạng và 10 người khác mất tích sau khi nhấn chìm các con phố ở thủ đô trong biển nước và quật ngã các đường dây điện.
Cơ quan khí tượng cảnh bảo, sau khi vượt qua Philippines, tiến vào biển Đông, cơn bão mạnh này còn có thể thay đổi khó lường.
Theo báo cáo của Bộ Tham mưu Bộ Tư lệnh Biên phòng, tính đến 6 giờ 30 ngày 14/7 cơ quan chức năng đã kêu gọi được 42.147 tàu và thông báo về hướng đi của cơn bão. Vẫn còn 151 tàu chưa liên lạc được, là các tầu của ngư dân các tỉnh: Quảng Trị, Đà Nẵng và Quảng Nam. Hiện, Bộ đội biên phòng đang kết hợp với địa phương, gia đình chủ tàu tìm mọi cách liên lạc với số tàu này.
Phạm Thanh
| |||
Đường đi của bão Côn Sơn. (Nguồn: nchmf.gov.vn). | Bão CONSON tiến vào Việt Nam (24h) - Cơn bão CONSON đang đi với tốc độ nhanh vào Việt Nam. Và nó đang tác động trực tiếp tới vịnh Bắc Bộ. | ||
● Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hồi 4 giờ ngày 15/7, vị trí tâm bão số 1 (Côn Sơn) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 400km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75-102km/giờ), giật cấp 11, cấp 12. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 4 giờ ngày 16/7, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (từ 89-102km/giờ), giật cấp 11, cấp 12. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250km. Đến 4 giờ ngày 18/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 23,0 độ Vĩ Bắc, 108,0 độ Kinh Đông, cách biên giới Việt Trung khoảng 170km về phía Đông Bắc. Từ chiều 16/7, vùng biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Nam Trung Bộ nối với cơn bão số 1 (Côn Sơn) đang hoạt động trên vùng biển phía Đông biển Đông, có xu hướng nâng trục dần lên phía Bắc và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến thời tiết Bắc Bộ từ ngày 17 đến ngày 20/7, gây ra mưa vừa, mưa to ở vùng núi và khu vực Đông Bắc. Các tỉnh miền Nam nằm ở rìa phía Nam dải hội tụ nhiệt đới trên với hoạt động của đới gió tây nam có cường độ mạnh trong hai, ba ngày đầu sẽ gây mưa vào chiều tối và đêm của các tỉnh nói nơi đây. Ngày 15/7, phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 22-25 độ; cao nhất từ 32-35 độ C. Phía Đông Bắc Bộ ngày nắng, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ 26-29 độ; cao nhất từ 32-35 độ C. Hà Nội ngày nắng, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ 27-30 độ; cao nhất từ 32-35 độ C. Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế mây thay đổi, ngày nắng, đêm không mưa, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 25-28 độ; cao nhất từ 33-36 độ C. Đà Nẵng đến Bình Thuận ngày có mưa rào vài nơi, chiều tối và đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió tây nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ; cao nhất từ 32-35 độ C. Tây Nguyên nhiều mây, có mưa rào và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 21-24 độ; cao nhất từ 28-31 độ C. Nam Bộ nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, đêm có mưa rào và dông rải rác. Gió tây nam cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ; cao nhất từ 30-33 độ C. |
Nhận xét
Đăng nhận xét