NƠI ANH NẤP ngày 17/7/10
Cống thoát nước 900 tuổi cứu một thành phố khỏi ngập lụt
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://vietnamnet.vn/tinnhanh/201007/Cong-thoat-nuoc-900-tuoi-cuu-mot-thanh-pho-khoi-ngap-lut-922970/
Bán Nokia N85 Hàng Công Ty mới 98%,Full Box,BH 10 Tháng giá 3tr8 - 3.800.000 VNĐ
Nước Hoa Ô Tô cao cấp , hàng nhập khẩu từ Nhật - 395.000 VNĐ
Mưa và lũ quét đã gây ra thiệt hại nặng nề ở Trung Quốc. Gần 40 người đã thiệt mạng trong tuần này do các vụ lở đất. Nhưng 100.000 cư dân của thành phố cổ Cám Châu, tỉnh Giang Tây lại được sống trong an toàn và khô ráo nhờ vào hai cống thoát nước được xây dựng từ triều Tống (960-1279).
Hai cống thoát nước này cho đến nay đã chứng minh được hiệu quả hoạt động hơn hệ thống thoát nước hiện đại trước những cơn mưa xối xả.
Hai đường hầm dài, xây dựng từ gach nung, nằm dọc theo thành phố, có chức năng như các hồ chứa. Nhà thiét kế của hệ thống-Liu Yi-đặt tên là cống “Phát” (nghĩa là phát đạt) và “Thọ” (nghĩa là trường sinh).
“Các cư dân cổ xưa của Cám Châu đã có công nghệ trị thuỷ rất tiên tiến”, ông Wang Ronghong, người đứng đầu Ban quản lý dự án và bảo trì của thành phố cho biết.
“Họ xây dựng 12 cửa ở miệng các cống, giúp tăng khối lượng nước lưu thông trong mùa mưa. Khi mức nước ở dòng chảy thấp hơn ở cửa sông, nước từ hệ thống thoát sẽ chảy ra, nhưng nếu mức nước ở cửa sông cao hơn, họ sẽ đóng các cửa cống để ngăn nước đến”, ông giải thích.
Hệ thống thoát nước cũng sử dụng hình dáng cong tự nhiên của thành phố để nhanh chóng thoát nước ra các kênh. Hàng trăm ao hồ được sử dụng như các hồ chứa.
Tuy nhiên, hiện nay ở thành phố chỉ còn một số ao hồ chứa nước. Nhưng từng ấy là đủ để Cám Châu nằm trong số 18 huyện thị ở Giang Tây thoát khỏi ngập lụt trong những ngày vừa qua.
Hai cống thoát nước này cho đến nay đã chứng minh được hiệu quả hoạt động hơn hệ thống thoát nước hiện đại trước những cơn mưa xối xả.
Nguồn ảnh: Telegraph |
Hai đường hầm dài, xây dựng từ gach nung, nằm dọc theo thành phố, có chức năng như các hồ chứa. Nhà thiét kế của hệ thống-Liu Yi-đặt tên là cống “Phát” (nghĩa là phát đạt) và “Thọ” (nghĩa là trường sinh).
“Các cư dân cổ xưa của Cám Châu đã có công nghệ trị thuỷ rất tiên tiến”, ông Wang Ronghong, người đứng đầu Ban quản lý dự án và bảo trì của thành phố cho biết.
“Họ xây dựng 12 cửa ở miệng các cống, giúp tăng khối lượng nước lưu thông trong mùa mưa. Khi mức nước ở dòng chảy thấp hơn ở cửa sông, nước từ hệ thống thoát sẽ chảy ra, nhưng nếu mức nước ở cửa sông cao hơn, họ sẽ đóng các cửa cống để ngăn nước đến”, ông giải thích.
Hệ thống thoát nước cũng sử dụng hình dáng cong tự nhiên của thành phố để nhanh chóng thoát nước ra các kênh. Hàng trăm ao hồ được sử dụng như các hồ chứa.
Tuy nhiên, hiện nay ở thành phố chỉ còn một số ao hồ chứa nước. Nhưng từng ấy là đủ để Cám Châu nằm trong số 18 huyện thị ở Giang Tây thoát khỏi ngập lụt trong những ngày vừa qua.
- Phương Linh (theo Telegraph)
- NƠI ANH NẤP
Cây che đèn đỏ đã đànhAnh Công an nọ chộp nhanh đầu trầnNgười đi xe máy phân vânỞ đâu ra vậy, xuất quân ào àoThì ra anh nấp nơi nao?Thấy người có lỗi anh nhào giữ xeGiáo dục chẳng thấy; những đePhạt nặng nhiều lỗi, anh nhè tiền caoNếu ai không đứng, còi gàoPhóng phân khối lớn ép vào ba toaKhông ít người ngã vì làSợ Công an bắt, tăng ga té nhàoNhắn người Cảnh sát hôm nào...Giáo dục mục đích ấy cao hơn TIỀN...
tg: Vũ Tản Hồng
· Viết hồi 14:31 PM ngày 17/7/2010 tại 11 Phó Đức Chính; tg: Vũ Tản Hồng.
Chiều nay 14:35PM Bích hỏi mượn Ô...chạy mưa nho nhỏ vào trong phòng uống trà...anh Xuyên muốn sửa thơ...và anh Mỹ chưa nhất trí...của bài Linh Sơn qua điện thoại bàn.
Để máy lạnh không làm hại da!
15.20pm 17-07-2010
Ngày nay, hầu hết mọi người làm công việc văn phòng đều cảm thấy thoải mái hơn khi hàng ngày được bao bọc trong không khí mát lạnh của các máy điều hoà nhiệt độ. Phòng kín cửa, bớt ồn ào. Trong không gian mát mẻ và êm đềm đó, chúng ta không hề nghĩ mỗi ngày sức khoẻ đang chịu những tác động xấu. Môi trường kín khiến không khí luân chuyển chậm, nếu phòng đông người nguy cơ nhiễm các bệnh cơ hội từ môi trường càng cao. Bên cạnh đó, máy điều hoà khiến da mất nước nghiêm trọng, da khô và dễ bị lão hoá. Những ngày nắng nóng, nhân viên văn phòng ngại bước ra ngoài, mọi việc giải quyết chỉ xoay vòng quanh khu vực bàn làm việc, khiến cơ thể ít vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến các loại bệnh văn phòng như trĩ, khô mắt, dư cân…Ngồi điều hòa trong thời gian dài cũng rất gây hại cho cơ thể.Tuy nhiên, để giữ cho mình một sức khoẻ tốt, một vóc dáng cân đối cũng không quá khó, bạn chỉ cần xem lại và thực hiện một vài bước đơn giản:- Không mở máy điều hoà ngay buổi sáng mà hãy mở hết mọi cánh cửa trong căn phòng để không khí sau một đêm bị tù hãm được luân chuyển, đón luồng không khí mới trong vài phút sẽ giúp bạn có một tinh thần thoải mái và thư thái hơn.- Nếu văn phòng chật, dùng một bình nhỏ xịt nước làm ẩm không khí trước khi bật máy điều hoà, vừa có tác dụng làm tăng độ ẩm, vừa khiến các hạt bụi nhỏ rơi xuống, giảm bớt độ ô nhiễm. Nếu có thể, nên đặt một vật trang trí nhỏ có nước như hồ cá gần máy lạnh, có tác dụng như một vật làm ẩm không khí suốt cả ngày.- Hãy tìm mọi cách để vận động, đừng thụ động giải quyết mọi công việc tại chỗ như qua bàn khác giao giấy tờ. Nếu có cầu thang hãy tận dụng như một hình thức vận động.Hồ cá có tác dụng như một vật làm ẩm không khí suốt cả ngày.- Dùng kem chống nắng, dù ngồi trong văn phòng da bạn vẫn bị tấn công bởi các tia tử ngoại. Bảo vệ da không bao giờ là thừa.- Da bạn cần đủ độ ẩm để duy trì trạng thái cân bằng, vì thế nếu không muốn dùng kem dưỡng ẩm, thỉnh thoảng hãy làm ẩm da với một khăn sạch hay dùng nước vỗ nhẹ lên da.- Uống nước để mọi hoạt động cơ thể được quân bình. Nhiều bạn rất lười uống nước vì ngại sử dụng nhà vệ sinh nhưng như vậy chỉ khiến tình hình của bạn thêm tồi tệ mà thôi. Tuy nhiên, nên phân biệt giữa việc uống nước giải độc tố với việc cung cấp nước làm ẩm da. Trong ngày làm việc ít nhất hai lần bạn nên uống một ly đầy nước. Các lần còn lại, bạn có thể uống từng ngụm nhỏ để duy trì lượng nước cần thiết.- Điều cuối cùng, hãy dành từ 15 đến 30’ mỗi ngày tại phòng tập hay khiêu vũ, tinh thần bạn luôn thoải mái trong một cơ thể năng động.Theo Phụ nữ ngày nayNhững bí mật của "siêu trộm" hơn 2.000 lượng vàng
13.24pm 17-07-2010
Khi Nhã bị bắt giam, nhiều phụ nữ tìm đến Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh An Giang để hỏi thăm “anh” Nhã. Không ít phụ nữ ngạc nhiên khi nghe điều tra viên thông báo Nhã bị bắt về tội trộm cắp tài sản.
Tin liên quan:
Tên siêu trộm đang thực hiện dự án xây dựng khách sạn hoành tráng ở quê nhà. Sau phi vụ đột nhập tiệm vàng Quốc Thắng lấy trộm hơn 600 lượng vàng, y định giải nghệ nhưng bị bắt giữ.
Nguyễn Văn Nhã cùng tang vật
Bỏ tiền chiếm người đẹp
Khi Nhã bị bắt giam, nhiều phụ nữ tìm đến Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh An Giang để hỏi thăm “anh” Nhã. Không ít phụ nữ ngạc nhiên khi nghe điều tra viên thông báo Nhã bị bắt về tội trộm cắp tài sản.
Chị Đặng Thị Hồng T. (SN 1988), người đẹp huyện Cái Bè, Tiền Giang cho biết, đầu năm 2010, T. tình cờ gặp Nhã ở quán ăn tại ngã ba Trung Lương. Trước vẻ hào phóng, sang trọng của Nhã, T. như bị hút hồn. Sau đó, Nhã thường xuyên cho tài xế lái xe ôtô về thăm nhà T. Những cuộc hẹn hò, những món quà bất ngờ, T. thuộc về Nhã. Cứ một tháng, Nhã ghé hai lần. Có lần, T. kêu Nhã tổ chức đám cưới, Nhã viện lý do “bận làm ăn”.
Chị Phạm Thị Th. (SN 1975, ngụ huyện Bình Tân, Vĩnh Long) cũng không biết Nhã là tên “siêu trộm”. Thấy Nhã đi ôtô có tài xế riêng, phó giám đốc của hai công ty tại TPHCM, chị Th. chờ ngày Nhã tổ chức đám cưới. Nhã nại lý do “bận công tác” liên tục, chị Th. không nghi ngờ, vẫn tạo điều kiện cho “chồng tương lai” làm ăn.
Bốn phụ nữ Nhã chung sống như vợ chồng đều được y lo chu đáo về kinh tế. Trường hợp Nguyễn Thị Cẩm T. (SN 1974) được Nhã sắm ôtô riêng cho thuê, cho vốn mở tiệm cầm đồ có tiếng ở thị xã Hà Tiên, Kiên Giang. Những lần về thăm T., nghe T. than con đường ở quê còn lầy lội, Nhã bỏ ra 300 triệu đồng ủng hộ địa phương làm đường. Đối với Phạm Thị D. (SN 1980, ngụ quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) được Nhã chu cấp tiền hàng tháng.
Sở hữu tài sản kếch xù
Trong một đêm Nhã đột nhập hai tiệm vàng
Những lần trộm vàng thành công, với tay nghề thợ bạc, Nhã nấu ra thành vàng cục để phi tang chứng cứ. Lúc y đem tiêu thụ tại TP.HCM, khi đem về quê bán. Ông Đặng Kim Quang - chủ tiệm vàng Hồng Trác tại huyện Lai Vung, Đồng Tháp - nhiều lần mua vàng cục của Nhã. Khoảng tháng 3/2009, Nhã điện thoại cho ông Quang đến nhà y lấy cục vàng trọng lượng 5 lượng với giá 100 triệu đồng. Đến tháng 7/2009, Nhã bán cho Quang vàng cục với trọng lượng 20 lượng trị giá 500 triệu đồng.
Có tiền, Nhã bắt đầu tham gia thị trường bất động sản. Tuy nhiên, sau vài hợp đồng làm ăn ở Đồng Tháp bị lỗ, y quyết định đến Bình Dương mua đất. Năm 2010, Nhã đặt cọc mua hai nền tại tỉnh Bình Dương với số tiền 2,5 tỷ đồng. Hai công ty thành lập tại TPHCM được Nhã chu cấp tiền đóng thuế, chi phí hoạt động hàng tháng để núp bóng tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có. Cứ cuối tuần, Nhã cho tài xế lái xe ôtô chở y sang Campuchia đánh bạc. Có nhiều trận Nhã thua hơn 300 ngàn USD.
Những cuộc tẩu thoát ngoạn mục
Đến Bình Dương tìm mua đất nhưng Nhã vẫn “ngựa quen đường cũ”. Trong một lần gây án tại Bình Dương, Nhã bị bắt, Thanh nhanh chân chạy thoát. Không bao lâu, Nhã lại nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Theo các trinh sát, ngoài vẻ sang trọng, quý phái, Nhã còn có tính côn đồ. Ngày 6/6/2009, trong lúc mâu thuẫn, Nhã dùng dao Thái Lan đâm anh Lê Quốc Khanh (SN 1970, ngụ xã Tân Thạnh An, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) trọng thương. Để chạy tội, Nhã bồi thường cho bị hại hơn 100 triệu đồng. Mới đây, trong lúc Công an huyện Lai Vung, Đồng Tháp làm nhiệm vụ, Nhã đánh trọng thương một trinh sát. Hành vi trên, Nhã bị công an tạm giữ. Tuy nhiên, không bao lâu Nhã lại ung dung ngoài vòng pháp luật khiến nhiều người dân ngạc nhiên.
Lúc bị trinh sát của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an tỉnh An Giang bắt, Nhã vẫn không khai, chờ ngày được tại ngoại. Nhưng lần này, hắn đành cúi đầu nhận tội. Theo trung tá Bùi Bé Năm, liên quan đến Nguyễn Văn Nhã, cơ quan điều tra tiếp tục mở rộng chuyên án. Tính đến nay, hành vi trộm vàng của Nhã đã được làm rõ, đã bị cơ quan điều tra khởi tố, Nhã còn nhiều hành vi khác đang được xem xét.
Bão có thể đổ bộ lúc triều cường11h sáng nay, tại huyện ven biển Tiền Hải (Thái Bình), Hải Hậu (Nam Định) mưa bắt đầu nặng hạt, gió rít từng hồi. Bãi biển Đồ Sơn (Hải Phòng) không một bóng người, những cột sóng cao ào ạt xô bờ. Chiều tối nay, bão Conson sẽ đổ bộ.
> Ảnh người dân ven biển cấp tập phòng chống bão/ Hàng nghìn người sơ tán khẩn cấp/ Hơn 10 ngư dân kêu cứu trên chiếc tàu chìm trong bão* Tiếp tục cập nhật11h sáng nay, tại huyện ven biển Tiền Hải (Thái Bình), theo ghi nhận củaVnExpress.net, gió bão đã mạnh lên cấp 5-6 và liên tục đảo chiều, mưa bắt đầu nặng hạt. Ở khu vực cống Trà Lĩnh, vài trăm người dân đang dồn sức bảo vệ cống cũng như tuyến đê biển của huyện này. Trong khi phụ nữ trẻ em hối hả xúc đất, cát vào bao tải, thì nam giới nhanh chóng chuyển cát, căng bạt phủ lên mặt cống, mặt đê.Theo dự báo, khoảng 19h tối nay, thủy triều sẽ dâng cao 1,9 m. Nếu bão đổ bộ vào Thái Bình đúng lúc thủy triều dâng cao sẽ rất nguy hiểm. Lãnh đạo huyện Tiền Hải cho biết, lo nhất hiện nay là tuyến đê số 6. "Đó là tuyến đê suy yếu nhất của huyện cũng như tỉnh. Tuyến này đã có đoạn bị tràn khi nước lên. Nếu có mưa 200-300 mm thì đê số 6 rất dễ bị tràn", ông giải thích.*Ảnh người dân gia cố đê kè chống bão Xác định Thái Bình là tỉnh trọng điểm, có khả năng bão đổ bộ, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã quyết định lập ban chỉ huy tiền phương ở đây để trực tiếp chỉ đạo phòng chống bão. Tại cuộc họp khẩn sáng nay, ông Phát đã yêu cầu toàn tỉnh phải nêu cao tinh thần cảnh giác, bởi 5-6 năm nay, Thái Bình chưa hứng bão, người dân có thể chủ quan."Ngành điện phải đảm bảo an toàn khi có mưa bão, quân đội ứng trực ở những nơi xung yếu, sẵn sàng hỗ trợ dân khi có yêu cầu. Tuyệt đối hông cho người dân trở lại những chòi canh tôm, vạng ngoài biển", ông Phát chỉ đạo.Tại xã Hải Châu (Hải Hậu, Nam Định), từ 9h sáng, gió bắt đầu mạnh dần, trời mưa nhỏ. Ở công trình cầu Châu Thịnh đang thi công trên quốc lộ 21, 3 máy xúc và khoảng 30 công nhân đang hối hả chuyển 250 rọ đá, mỗi rọ 2 khối đá, bảo vệ đê quai được đắp bên ngoài nhằm bảo vệ cầu."Cầu nằm sát cửa sông, tiếp giáp với biển, nên chắc chắn sẽ bị sóng đánh mạnh. Nếu đê quai vỡ, thiệt hại sẽ khôn lường. Những trụ móng mới đổ của cây cầu có tổng đầu tư 24 tỷ đồng sẽ bị phá hủy. Nước tràn sâu vào nội đồng gây ngập úng cả khu vực rộng lớn", ông Phạm Văn Hùng, kiểm soát viên đê điều của huyện Hải Hậu cho biết.Đưa thêm đá hộc để gia cố mặt ngoài đê Thịnh Long, tuyến đê từng bị vỡ năm 2005. Ảnh; Nguyễn Hưng. Tại tuyến đê biển Thịnh Long, sau sự cố vỡ đê năm 2005, dù đã kiên cố, nhưng để đảm bảo an toàn, nhất là khi được dự báo bão sẽ đánh vào Nam Định, trưa nay các máy xúc vẫn miệt mài chuyển và ốp đá vào chân đê phía ngoài biển. Công việc này sẽ được hoàn tất trước 16h chiều nay.Tại cảng cá Ninh Cơ bình thường vốn nhộn nhịp tàu ra vào và người mua bán cá, nhưng hôm nay vắng hoe, chỉ có ngư dân đưa tàu vào trú tránh bão. Hiện cảng có khoảng 100 tàu thuyền vào trú bão. Theo chỉ đạo, ngư dân phải lên hết bờ, nhưng đến 11h30 trưa nay, họ vẫn bám trụ trên tàu, nấu cơm sinh hoạt bình thường. Một số cho biết sẽ chỉ lên bờ khi bão vào, còn giờ vẫn ở lại để bảo vệ tàu và ngư cụ.Tại Đồ Sơn (Hải Phòng), từ 11h, trời bắt đầu mưa nhỏ, biển động mạnh. Gió càng lúc càng thổi mạnh khiến hàng thông bên bờ biển kêu rin rít. Bãi biển không một bóng người. Các hàng quán tại khu du lịch đã đóng cửa. Người dân sau hồi hối hả chằng chống mái, chặt cây, đã trở vào nhà, ngắm bão qua cửa sổ và cập nhật tin bão qua radio.Neo đậu tàu thuyền tại Đồ Sơn (Hải Phòng) sáng 17/7. Ảnh: Hoàng Hà. Theo bản tin lúc 11h30 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, tâm bão Conson đang cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng - Thanh Hóa khoảng 180 km, cường độ cấp 10-11. Trong 12 giờ tới, bão đi theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, tốc độ 15-20 km mỗi giờ, ảnh hưởng trực tiếp đến vịnh Bắc Bộ, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An.Như vậy khoảng chiều nay, vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh từ Hải Phòng đến Thanh Hóa. Đến 22h đêm nay, tâm bão trên đất liền các tỉnh nam đồng bằng Bắc Bộ, cường độ cấp 8, giật 9-10. Vùng gió mạnh nguy hiểm tính từ tâm bão bán kính khoảng 200 km. Ngày mai sau khi đi sâu vào đất liền, bão suy yếu thành một vùng áp thấp, cường độ giảm dưới cấp 6.Từ chiều nay, vùng biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11. Biển động dữ dội. Sóng biển cao 5-7 m. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có gió mạnh dần từ cấp 6 đến cấp 11, giật cấp 12-13. Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có gió mạnh dần từ cấp 6 lên cấp 9. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3-5 m.Bão sẽ gây mưa vừa đến mưa rất to (trên 100 mm) ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Người dân cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập úng ở vùng trũng.Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão. Ảnh: NCHMF. Trong quá trình tiến vào đất liền, bão đã gây thiệt hại cho tàu thuyền và ngư dân trên biển. Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, có 6 tàu với 70 người dân của các tỉnh Quảng Ngãi, Hà Tĩnh bị hư hỏng, chìm, nhưng đã được cứu vớt an toàn. Hiện còn 167 tàu của Nghệ An, Quảng Ngãi vẫn đang trong quá trình di chuyển vào bờ.Mối lo ngại nhất hiện nay là 5 tàu với 67 ngư dân của Quảng Ngãi bị nạn trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. Các tàu bạn mới cứu được 29 người trên 2 tàu, còn 38 người trên 3 tàu vẫn phải bám trụ tại các ghềnh đá, đang được ngư dân các tàu xung quanh cố gắng tiếp cận, cứu vớt.Theo thông báo của cơ quan khí tượng, chiều tối nay bão đổ bộ vào đất liền nên công tác di dời dân đang được gấp rút triển khai. Đến 6h sáng nay, đã có hơn 3.300 dân ở các đảo, vùng ven biển có nguy cơ xâm thực, sóng biển đánh cao đã di dời, trong đó Hải Phòng là 1.200, Thái Bình hơn 400, Nam Định 1.600 và Ninh Bình 100 người.Hiện còn 148.000 dân, trong đó Hải Phòng hơn 3.500, Thái Bình hơn 5.500, Thanh Hóa 137.000, Ninh Bình và Nam Định mỗi tỉnh khoảng 1.000 người sẽ được di dời trong sáng nay.Các tuyến đê biển đang được quan tâm đặc biệt, nhất là những tuyến đê kè trực diện với biển và đang trong quá trình thi công. Tỉnh Nam Định đã khẩn cấp gia cố cho tuyến đê biển Thịnh Long, huyện Hải Hậu tại vị trí cống Phú Lễ, đến 18h chiều qua đã hoàn thành, đảm bảo chống tràn và tiêu úng với lượng mưa khoảng 250 mm.Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương có công điện đề nghị tỉnh Thanh Hóa triển khai ngay lực lượng, phương tiện, đảm bảo an toàn cho hệ thống đê biển, nhất là những khu vực đang thi công như đoạn đê, kè biển khu vực Hải Châu - Hải Ninh và Ninh Phú.Nhóm phóng viên*Độc giả chia sẻ hình ảnh phòng chống bão tại đây.© , All right reserved Contact us - Thông tin Tòa soạn® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.Trực tiếp: Cách đất liền 100km nhưng bão đã hoành hànhCập nhật lúc 10:29, Thứ Bảy, 17/07/2010 (GMT+7)- Cơn bão số 1 đang tiến vào đất liền với cường độ mạnh, lúc này các địa phương đang nỗ lực tối đa phòng, chống bão và di dân đến nơi an tòan. VietNamNet đang cập nhật trực tiếp thông tin về cơn bão số 1.
* Liên tục cập nhật...
15h: Dù cách đất liền 100km nhưng với tầm bán kính rộng, bão Côn Sơn bắt đầu hoành hành tại các tỉnh từ Hải Phòng đến Nam Định, Thanh Hóa.
Theo ghi nhận của PV, CTV VietNamNet tại các địa phương này, từ 15h ngày 17/7, các vùng ven biển đã có mưa to gió giật mạnh cấp 7, cấp 8.
Tại trạm đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh 30 m/s (cấp 11); giật 40m/s (cấp 13); Cô Tô có gió mạnh 21 m/s (cấp 9); giật 33 m/s (cấp 12). Vùng ảnh hưởng là các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa, đến mưa to, một số nơi có mưa rất to như Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 128mm; Mai Hóa (Quảng Bình) 122mm; Ba Đồn (Quảng Bình) 181mm….
Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km. Chính vì thế, sức mạnh của cơn bão là không thể lường hết được.14h: Bão số 1 cách đất liền 100km về phía Đông Nam, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11; giật cấp 12, cấp 13.
Như vậy, cơn bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp từ Quảng Ninh đến Nghệ An; tâm bão sẽ đi vào các tỉnh từ Hải Phòng - Nam Định.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Như vậy khoảng chiều tối nay (17/7), vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh từ Hải Phòng – Nam Định.
Đến 1 giờ ngày 18/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh nam đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km.
Mưa đã bắt đầu ở các xã ven biển huyện Thái Thụy (Thái Bình) từ trưa 17-7 - Ảnh: Tuổi Trẻ
Tại Nam Định, nhiều nơi đã mất điện. Thông tin liên lạc đang khó khăn. Mưa bắt đầu to trên diện rộng.
Tại Thái Bình, trời cũng đã bắt đầu mưa, gió giật cấo 6, cấp 7. Các công việc phòng chống bão đã được chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các tình huống xấu có thể xảy ra. Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đang có mặt tại đây để chỉ đạo phòng chống báo tại Ban chỉ huy tiền phương.
Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế đã có mưa vừa, mưa to, thậm chí có nơi mưa to như Kỳ Anh (Hà Tĩnh).13h: PV và CTV VietNamNet tại các tỉnh, thành được dự doán trong vùng tâm bão như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An cho biết, tại các địa phương này đã có mưa to, gió giật mạnh từ 10h sáng.
Tại Hà Nội, xuất hiện gió mạnh từ sáng và đến 13h30 đã bắt đầu có mưa. Dù không nằm trong tầm càn quét của cơn bão số 1, tuy nhiên Hà Nội lại đang được dư luận quan tâm bởi nguy cơ ngập úng khi mưa to đổ xuống. Nhiều phương án chống ngập đã được các cơ quan chức năng Thủ đô đưa ra từ chiều hôm qua (16/7).
Người dân Hà Nội cũng đã tích trữ lương thực vì ám ảnh về đường ngập, không đi chợ mua thực phẩm được và ngập kéo dài.
Chi nhánh điện Tiên Yên phát cây phòng chống bão Côn Sơn đổ bộ ảnh hưởng đến đường điện - Ảnh: báo QN
Tại Quảng Ninh, báo Quảng Ninh đưa tin, hiện khu vực phố Long Thành, thị trấn Tiên Yên có nguy có sạt lở cao, lãnh đạo UBND huyện, Ban chỉ huy PCLB huyện đã huy động lực lượng quân đội, đoàn thanh niên tổ chức di dời 6 hộ gia đình đang sống tại khu vực trên đến nới tránh, trú an toàn.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh (BĐBP tỉnh) đã quán triệt duy trì nghiêm túc chế độ trực, tăng cường trực canh thông tin tìm kiếm cứu nạn, nắm chắc tình hình người, phương tiện họat động trên biển, đặc biệt là các tàu đánh bắt cá xa bờ đang họat động ở khu vực nguy hiểm; phối hợp với gia đình chủ tàu, thuyền trưởng, kêu gọi, hướng dẫn cho tàu, thuyền vào nơi tránh, trú bão; kiên quyết không cho tàu, thuyền ra khơi cho đến khi có lệnh mới; các đồn Biên phòng số 24, 16, 4 tổ chức bắn pháo hiệu tại các địa điểm theo quy định; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để kịp thời cơ động triển khai phương án phối hợp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
Tại huyện đảo Cô Tô, tin từ UBND huyện Cô Tô cho biết, tính đến 12 giờ 30 phút hôm nay, trên địa bàn huyện đảo gió đã bắt đầu to dần từ cấp 8 đến cấp 9 kèm theo mưa lớn, hiện chưa có thiệt hại gì về người và tài sản. Địa phương đã chủ động di dời dân và tàu thuyền đến nơi trú, tránh bão.
11h: Thái Bình đã có mưa to, gió giật
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, từ 11g trưa 17-7, tại các xã ven biển của hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải (Thái Bình) đã có mưa lớn, gió giật tới cấp 5-6.Bộ trưởng Cao Đức Phát kiểm tra cống Trà Linh, Thái Thụy, Thái Bình. Ảnh: TP
Thái Bình được dự đoán là trọng điểm của cơn bão. Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã chỉ đạo lập Ban chỉ đạo tiền phương tại đây để trực tiếp chỉ huy phòng chống bão. Ông Phát yêu cầu Thái Bình phải cảnh giác cao độ trong công tác phòng chống bão số Côn Sơn, vì 5-6 năm nay, Thái Bình chưa có cơn bão nào tràn qua, người dân có thể chủ quan.
Hàng trăm nhân khẩu cùng các lực lượng đã được huy động để gia cố đê biển nơi cửa biển xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy (Thái Bình) - Ảnh: Tuổi Trẻ
Theo thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thái Bình, đến 11g trưa tại huyện Tiền Hải mới có hơn di chuyển được hơn 300 dân. Còn thực tế ghi nhận tại huyện Thái Thụy cho thấy, số đông các hộ dân nằm trong vùng phải di chuyển theo chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh vẫn "án binh" tại chỗ, đặc biệt là tại khu ngoài đê thị trấn Diêm Điền vẫn còn tới 5.000 dân chưa di chuyển.Toàn tỉnh có 1411 tàu đã vào bờ trú ẩn tránh bão 100%.Lúc 10h sáng 17/7: Bão số 1 cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng - Thanh Hóa khoảng 180 km về phía Đông Nam
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 10 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng - Thanh Hóa khoảng 180 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển vịnh Bắc Bộ, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Như vậy khoảng chiều nay (17/7), vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh từ Hải Phòng - Thanh Hóa.
Đến 22 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 105,4 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh nam đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 10 giờ ngày 18/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 103,8 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh phía Tây Bắc bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh ngày hôm nay (17/7) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, cấp 11, giật cấp 12. Biển động dữ dội. Sóng biển cao từ 5 - 7 mét. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13.
6 giờ sáng 17/7: Tâm bão rộng!
Vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 19,0 độ vĩ bắc; 107,9 độ kinh đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh – Nam Định khoảng 190 km về hướng đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (89 - 117 km/giờ), giật cấp 12, cấp 13.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển vịnh Bắc Bộ.
Đến 19 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ngay trên vùng bờ biển các tỉnh Quảng Ninh – Nam Định với sức gió cấp 9 (75 - 88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km.
Phải dự báo chính xác hơn nữa!Liên quan đến công tác dự báo bão, báo Tiền Phong đưa tin, sáng 17/7, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ông Vũ Văn Tám nhắc nhở TT Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương phải tập trung dự báo thời tiết chính xác.
Trong đó, phải nói rõ chi tiết cho nhân dân biết: thời gian bão vào; cụ thể hướng, nơi sẽ vào; dự tính chính xác lượng mưa…Theo ông Tám, cách nói tâm bão có thể làm người dân chủ quan, vì khi tâm bão vào Việt Nam thì thực chất, vùng ảnh hưởng của bão đã đổ bộ vào nước ta trước đó rồi.5 tàu bị nạn tại khu vực quần đảo Hoàng Sa
Thông báo sáng 17/7 của Ban chỉ huy PCLB&TKCN Trung ương cho hay, tổng số tàu thuyền đang di chuyển vào bờ và trong vùng nguy hiểm: 172 tàu/ 1.320 người (Nghệ An 142 tàu/924 người đang di chuyển vào bờ; Quảng Ngãi 30 tàu/396 người ở Hoàng Sa). Trong đó: tàu thuyền bị hư hỏng, chìm: 06 tàu/70 người (Quảng Ngãi: 5 tàu/68 người; Hà Tĩnh 01 tàu /03 người đã được cứu vớt an toàn).
Người dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) neo đậu tàu thuyền tránh bão (ảnh chụp chiều 16-7) - Ảnh: Dân Việt
Hiện nay, quan tâm nhất là 05 tàu/67 người của Quảng Ngãi bị nạn trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. Đã cứu được 29 người trên 02 tàu, còn 38 người/ trên 03 tàu hiện đang được ngư dân các tàu xung quanh tìm cách tiếp cận, cứu vớt.
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã có 03 Công hàm gửi Đại sứ quán nước công hoà nhân dân Trung Hoa đề nghị giúp cứu hộ, cứu nạn những tàu và ngư dân Việt Nam bị mắc nạn trên biển khu vực quần đảo Hoàng Sa.Cấm biển, sẵn sàng di dân tiếp
Tính đến 6 giờ ngày 17/7/2010, tình hình sơ tán dân tại các tỉnh, thành phố ven biển như sau:
Tàu, thuyền của ngư dân thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã vào bờ tránh cơn bão Côn Sơn tại âu Lạch Hới (Sầm Sơn) - Ảnh: Tuổi Trẻ
Số dân chưa di dời: 148.061 người (trong đó: Hải Phòng 3.556 người; Nam Định 865 người; Thái Bình 5.585 người; Ninh Bình 1.000; Thanh Hoá 137.055 người).
Các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh đã có lệnh cấm biển trong ngày 16/7/2010.
Hà Nội phải sẵn sàng ứng phó ngập lụtBáo Tiền Phong đưa tin, trong phiên họp sáng 17/7, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã nhắc nhở Tổng cục Thủy lợi phải phối hợp chặt chẽ với TP Hà Nội để có các biện pháp ứng cứu khi xảy ra úng ngập.“Cái này khả năng là nhãn tiền rồi” – Thứ trưởng Tám nói về nguy cơ ngâpk lụt của Thủ đô, qua đó, thúc giục các cơ quan chức năng phải nhanh chóng có các phương án đối phó với mưa, bão.
“Chỉ lượng mưa khoảng 150mml như ngày 13-7 vừa qua mà ngập khắp nơi là không ổn. Khi bão vào, lượng mưa lên đến hàng trăm ml Hà Nội xoay trở ra sao. Còn giải thích do quá trình đô thị hóa, đang xây dựng nhiều công trình…dẫn đến bị tắc, tiêu nước chậm thì nói vào thời điểm nào cũng đúng! Hà Nội chưa đánh giá đúng nguyên ngân gây ngập” - Phó Thủ tướng nói.Cũng liên quan đến công tác chống lụt tại Thủ đô, sáng 17/7, 2 hồ điều hòa trong nội đô đầu tiên được cải tạo theo hình thức xã hội hóa đã được Cônng ty Vincom hoàn tất và bàn giao cho Hà Nội, và là hồ thứ 3 (sau hồ Thị xã Sơn Tây) trong kế hoạch 46 hồ thành phố kêu gọi doanh nghiệp tham gia cải tạo.
Tổng diện tích 2 hồ Thạch Bàn 1 và 2 là 4,7ha trên địa bàn quận Long Biên, được nạo vét từ tháng 4/2010.
Quảng Ninh: Không được chủ quan!
Sáng 17/7, báo Quảng Ninh đưa tin, trong buổi sáng cùng ngày, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Quảng Ninh đã họp khẩn cấp để tiếp tục triển khai các công tác phòng chống cơn bão số 1. Ông Nguyễn Văn Đọc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh đã chỉ đạo, mặc dù hướng đi của bão có sự thay đổi so với dự báo ban đầu, song trong mọi tình huống, công tác phòng chống phải được đảm bảo thường trực với tinh thần chủ động cao nhất.
Đến chiều tối ngày 16/7, hầu hết tàu, thuyền tại Quảng Ninh đã về điểm tránh bão an toàn - Ảnh: báo Quảng Ninh
Theo báo cáo của Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Quảng Ninh, đến nay, 14/14 địa phương đều đã sẵn sàng đối phó với mọi diễn biến của bão số 1.
Từ chiều qua, 16/7, 11.500 tàu đánh cá tuyến lộng, trong đó có 159 tàu đánh bắt xa bờ đều đã về nơi trú ẩn an toàn. 473 tàu du lịch đã được di dời đến các điểm tránh trú bão theo quy định. Tính đến 7 giờ sáng 17/7, hầu hết các địa phương chưa có diễn biến bất thường về thời tiết. Tuy nhiên, hiện tại, ở huyện đảo Cô Tô đã có gió mạnh cấp 6, 7. Theo dự báo, phạm vi ảnh hưởng của cơ bão số 1 rất rộng; có mưa vừa, mưa to và rất to. Do đó, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các địa phương như Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ sẵn sàng phương án di dân ở những vùng có nguy cơ sạt lở.Hải Phòng: Đảo Bạch Long Vĩ mất điện
Ảnh hưởng trực tiếp của bão kèm theo gió giật cấp 10 lúc đêm qua đã khiến điện trên đảo bị mất vào rạng sáng nay.
Ngư dân Cát Bà di chuyển bè nuôi cá từ vịnh Cát Bà về nơi trú ẩn an toàn - Ảnh: Báo HP
Cũng phản ánh thông tin bão tại Hải Phòng, TTXVN đưa tin, trước tình hình mưa bão khẩn cấp, ông Phạm Xuân Hòe, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Cát Hải cho biết, đến sáng 17/7, lực lượng công an, biên phòng, quân đội của huyện đã hoàn tất việc di chuyển gần 1.000 hộ dân ở các xã ven biển về nơi trú bão an toàn tại xã Nghĩa Lộ.
Tất cả các bè nuôi thủy sản được đưa về neo đậu tránh bão. Huyện cũng yêu cầu những người già, trẻ nhỏ sống ở các bè nuôi lên bờ trú ở các hộ dân an toàn. Khu vực Cát Bà hiện nay tiếp nhận khoảng hơn 500 tàu, thuyền của các tỉnh khác về đây trú bão.
Huyện Kiến Thụy cũng sẵn sàng phương án di chuyển 1.100 hộ dân ở 2 xã ven biển Đại Hợp và Đoàn Xá nếu tình hình bão có chiều hướng xấu đi
Nam Định: Gia cố xong xong đê Thịnh Long
Ngày 16/7, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương có công điện yêu cầu Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Nam Định khẩn trương triển khai ngay lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị để đảm bảo an toàn cho hệ thống đê biển, đặc biệt là những tuyến đê trực diện biển và những khu vực đang thi công như đoạn đê biển huyện Hải Hậu từ K5+400 đến K7+800; tổ chức di dời dân, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.
Người dân ở xã Hải Châu, Hải Thịnh, Nam Định gấp rút gia cố đập Phú Lễ để phòng chống bão số 1 (ảnh chụp chiều 16-7) - Ảnh: Tuổi Trẻ
Hà Tĩnh: Bộ đội Biên phòng sẵn sàng cứu nạn
Cũng trong chùm tin bão, TTXVN đưa tin, đến sáng 17/7, 150 tàu đánh cá công suất 50 CV trở lên của Hà Tĩnh hoạt động trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ninh đã vào nơi tránh trú an toàn. Các khu tránh trú bão tại Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên ), Thạch Kim (Lộc Hà ) chuẩn bị tiếp nhận các tàu đánh cá của các tỉnh lân cận vào tránh trú. Các khu này có đủ chỗ cho trên 500 tàu vào tránh trú.
Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh cũng chuẩn bị sẵn sàng 2 tàu cứu hộ cứu nạn trên biển khi cần. Hà Tĩnh nằm trong vùng ảnh hưởng của cơn bão số 1, theo dự báo sẽ có mưa to trong hai ngày 17 và 18. Sáng 17/7, các công ty thuỷ nông và các xã ven biển bố trí lực lượng sẵn sàng ứng cứu bảo vệ các hồ đập, các tuyến đê biển. Hồ Bốc Nguyên có sức chứa 24 triệu m3 khối nước, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 17km, bị thẩm thấu mạnh dưới thân đập, hiện đang được xử lý để đảm bảo tuyệt đối an toàn khi có mưa to...
Hà Nội: Tháo cầu phao Đuống khi bão vào
Lữ đoàn 249 Bộ Tư lệnh Công binh cho biết, khi xảy ra trường hợp gió bão lớn hoặc nước sông dâng cao, lực lượng công binh sẽ tiến hành tháo dỡ cầu phao Đuống nhằm đảm bảo khí tài quân sự và an toàn giao thông.
Do cầu Đuống đang sửa chữa nên trong trường hợp phải tháo dỡ cầu phao các phương tiện sẽ thực hiện lưu thông theo hướng đường đê ra cầu Phù Đổng và qua khu đô thị Việt Hưng.
* Tiếp tục cập nhật...
- H.Lê và CTV tại các tỉnh phía Bắc
Mời bạn đọc chia sẻ thông tin, hình ảnh, clip về cơn bão số 1 tại địa chỉ banxahoi@vietnamnet.vn hoặc hòm thư:hotnews@vietnamnet.vn
,
Nhận xét
Đăng nhận xét