Lý Tống có thể bị xử năm năm tù

Sáng nay cùng C Trường bàn luận xung quanh việc BQL sau đó Công vào tạm dừng và nháy vào máy của C Trường lúc 9:30 AM ngày 22/7/10; trời quê mát ảnh hưởng HOÀN LƯU CƠN BÃO SỐ HAI CÓ TÊN Chan Thu 
Thế giới Việt
Lý Tống có thể bị xử năm năm tù

Ngày 21-7 theo giờ địa phương, tên khủng bố Lý Tống đã ra hầu tòa tại TP San Jose thuộc quận Santa Clara, bang California (Mỹ) vì đã giả gái xịt hơi cay vào ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong lúc anh đang biểu diễn tại Trung tâm Hội nghị Santa Clara tối 18-7.

Phiên tòa diễn ra chóng vánh chỉ trong vài phút. Tòa chính thức truy tố Lý Tống bốn trọng tội gồm đột nhập trái phép, sử dụng trái phép hơi cay, thay đổi số seri trên bình xịt, cố ý sử dụng hơi cay nơi công cộng và một tội nhẹ là kháng cự khi bị cảnh sát bắt. Nếu bị buộc tất cả năm tội, Lý Tống sẽ bị phạt tù giam đến năm năm hoặc chịu án tù treo kèm tiền phạt. Tại tòa, Lý Tống đã phủ nhận tất cả tội danh. 

Sau khi bị bắt, Lý Tống đã được tại ngoại sau khi đóng tiền bảo lãnh 52.000 USD. Tuy nhiên tại phiên tòa ngày 21-7, tòa tuyên tăng tiền bảo lãnh tại ngoại lên 100.000 USD. Hiện Lý Tống đang bị giam tại nhà tù quận Santa Clara chờ tiếp tục hầu tòa vào ngày 23-7 để tòa xem xét có giảm khoản bảo lãnh tại ngoại hay không. 



Lý Tống giả gái để xịt hơi cay. (Ảnh từ trang web của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng)

Trong ngày 21-7, ông Tam Nguyen là luật sư của Lý Tống cho biết nếu được tại ngoại, có thể Lý Tống lại tiếp tục có hành động phản đối buổi biểu diễn tiếp theo của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng dự kiến vào ngày 24-7 ở TP Anaheim thuộc quận Cam, bang California. Một luật sư khác của Lý Tống là Michael Luu nói Lý Tống đã tự mình lên kế hoạch tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.

Cảnh sát và báo chí Mỹ đều nhận định vụ tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng của Lý Tống mang màu sắc chính trị. Ông Brian Do, lãnh đạo một cộng đồng người Việt ở TP San Jose, cho biết không thể chấp nhận và tha thứ cho hành động xịt hơi cay của Lý Tống dù với lý do hằn thù chính trị. 

THIÊN ÂN (Theo San Jose Mercury News, ABC)

Tạp chí pháp luật
Điều động, biệt phái kiểm sát viên: “Lách luật” vì tình thế?

Với việc phân ngạch kiểm sát viên và đơn giản hóa quy trình điều động, VKSND Tối cao cho rằng sẽ khắc phục được tình trạng chia cắt trong hoạt động tố tụng.

Sửa ngạch kiểm sát viên, điều động, biệt phái kiểm sát viên… là những vấn đề gây tranh cãi tại phiên thảo luận sáng 22-7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND...

Theo Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể, việc sửa ngạch kiểm sát viên theo tinh thần cải cách tư pháp nhằm thay thế phân loại kiểm sát viên theo cấp hành chính, gắn với cấp kiểm sát. Hơn nữa, mỗi cấp kiểm sát có nhiều loại kiểm sát viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều động, biệt phái kiểm sát viên…

Chỉ có ba ngạch?

Trong tờ trình, VKSND Tối cao đưa ra hai phương án. Phương án thứ nhất: Kiểm sát viên gồm bốn ngạch VKSND Tối cao (ngạch đặc biệt), cao cấp, trung cấp, sơ cấp. Phương án thứ hai bỏ đi ngạch kiểm sát viên cao cấp, còn lại ba ngạch. 

Một số đại biểu cho rằng quy định bốn ngạch kiểm sát viên không phù hợp với Luật Tổ chức VKSND (VKS có ba cấp). Mặt khác, quy định các ngạch kiểm sát viên cũng phải tương thích với các ngạch thẩm phán (ba cấp TAND: tối cao, trung cấp, sơ cấp) như dự thảo Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân (sửa đổi). 

Tiếp thu các ý kiến này, Viện trưởng VKSND Tối cao Trần Quốc Vượng đề nghị chọn phương án thứ hai, bỏ ngạch kiểm sát viên cao cấp.



Kiểm sát viên đang tranh luận tại một phiên tòa. Ảnh minh họa: HTD

Đơn giản quy trình điều động, biệt phái?

Nhằm đơn giản hóa quy trình điều động, biệt phái kiểm sát viên, VKSND Tối cao đề nghị sửa theo hướng giao cho viện trưởng VKSND Tối cao có quyền điều động kiểm sát viên giữa các tỉnh, TP, từ VKSND Tối cao xuống địa phương và ngược lại. Viện trưởng VKSND cấp tỉnh sẽ được quyền điều động trong phạm vi nội hạt mình quản lý.

Với việc phân ngạch kiểm sát viên và đơn giản hóa quy trình điều động, VKSND Tối cao cho rằng sẽ khắc phục được tình trạng chia cắt trong hoạt động tố tụng như hiện nay.

Cụ thể, do luật định, hiện nay kiểm sát viên VKSND Tối cao thực hiện quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án do cơ quan điều tra Bộ Công an điều tra không được tham dự phiên tòa, phải ủy quyền cho kiểm sát viên cấp tỉnh hoặc cấp huyện. VKSND Tối cao nhìn nhận việc này làm chất lượng giải quyết án bị hạn chế, thời gian giải quyết kéo dài, gây bức xúc dư luận. Do vậy, nếu đơn giản hóa quy trình, viện trưởng VKSND Tối cao có thể điều động, biệt phái kiểm sát viên về các VKS cấp dưới, từ đó có đủ điều kiện cho kiểm sát viên đó tham gia phiên tòa xử vụ án mà VKSND Tối cao ra cáo trạng. 

Theo dự tính, phần lớn trong khoảng 170 kiểm sát viên tại VKSND Tối cao hiện nay sẽ chuyển sang ngạch cao cấp, số ít còn lại sẽ là kiểm sát viên VKSND Tối cao (ngạch đặc biệt). Ngoài ra còn có kiểm sát viên trung cấp, sơ cấp được điều động từ địa phương lên.

Với VKSND cấp tỉnh, chủ yếu sẽ là kiểm sát viên trung cấp (có thể có cả cao cấp, sơ cấp); cấp huyện chủ yếu là sơ cấp, có thể có cả kiểm sát viên trung cấp.

Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói thẳng: “Làm thế là lách luật”. Tuy nhiên, ông Ksor Phước bày tỏ sự cảm thông với VKSND Tối cao vì “đòi hỏi của thực tế cần phải đưa ra giải pháp tình thế như vậy”.


Ngược lại, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng không đồng tình: “Thực hiện quyền công tố tại tòa, kiểm sát viên được biệt phái đó nhân danh ai, nhân danh VKSND Tối cao hay VKS cùng cấp (với tòa án xét xử - PV)? Trong khi đó, cáo trạng lại đóng dấu đỏ của VKS cùng cấp. Nếu truy tố oan, sai thì trách nhiệm bồi thường ra sao? Viện trưởng VKS cùng cấp sẽ nói tôi không liên quan thì sao?”… 

Trước chất vấn của ông Vượng, viện trưởng VKSND Tối cao đã không có câu trả lời thỏa đáng.

Chủ trì thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã yêu cầu ban soạn thảo, ủy ban thẩm tra lấy thêm ý kiến, hoàn thiện dự án sửa đổi pháp lệnh để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp tới đây.
Chỉ là giải pháp tình thế

Việc sửa ngạch kiểm sát viên không gắn với cấp hành chính là không trái với Hiến pháp, Luật Tổ chức VKSND. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế…

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội LÊ THỊ THU BA

Cần giải pháp căn cơ 

Tôi ủng hộ tư tưởng đổi mới trong dự án sửa đổi, bổ sung pháp lệnh nhưng thật ra việc sửa ngạch kiểm sát viên là “chức danh đi trước thể chế”. Do đó cần giải pháp căn cơ, lâu dài hơn như sửa đổi Hiến pháp, Luật Tổ chức VKSND… để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội NGUYỄN VĂN THUẬN 

Đổi mới “như cũ”?

Việc sửa ngạch kiểm sát viên theo đề xuất của VKSND Tối cao dễ bị coi là “đổi mới như cũ”. Bởi lẽ từ năm 1960 đến năm 1993 đã có sự chia ngạch kiểm sát viên thành ba loại (sơ cấp, trung cấp, cao cấp) không theo cấp hành chính, mỗi cấp đều có nhiều loại kiểm sát viên.

Một thẩm phán TAND Tối cao


VĂN TIẾN
http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/07/3BA1E5FC/?q=1
[In trang]
Bão số 2 tên Chanthu có hướng di chuyển phức tạp
Cập nhật lúc 22:42, Thứ Hai, 19/07/2010 (GMT+7)
 - Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, chiều tối nay (19/7), áp thấp nhiệt đới đã chính thức mạnh lên thành bão – cơn bão số 2 - và có tên quốc tế là CHANTHU.
TIN LIÊN QUAN
Pha thoát chết khó tin giữa bão tố 
Xuất hiện cơn bão số 2 



Theo dự báo, hồi 19 giờ ngày 19/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 116,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 490km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 sẽ di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 114,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.

Theo các chuyên gia khí tượng thuỷ văn, cơn bão số 2 đang có diễn biến rất phức tạp - Ảnh: KTTV


Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 21/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 120km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 80 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Đông quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh.

Theo nhận định của các chuyên gia khí tượng thuỷ văn, ngay từ khi mới xuất hiện là một vùng áp thấp rồi hình thành bão, cơn bão số 2 đã có những diễn biến rất phức tạp về hướng di chuyển. Vì vậy các địa phương, đặc biệt là các tỉnh thành phố ven biển cần nhanh chóng khắc phục hậu quả của cơn bão số 1. Đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 2, nhanh chóng rà soát, kiểm đếm số tàu thuyền và bằng mọi biện pháp thông báo kịp thời cho các chủ phương tiện đang hoạt động trên biển. 

Vũ Lụa 
,[In trang]
Bài báo trên VietNamNet: http://vietnamnet.vn/xahoi/201007/Bao-so-2-ten-Chanthu-co-huong-di-chuyen-phuc-tap-923386/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy