Để lâu phân trâu hóa bùn
Sáng nay thứ bảy ngày 24/7/10 chị Múi điện vào 878 cùng anh Thích-Khang lên thăm bầm vào 14:00 PM hôm nay, sáng nay mua giúp cho Toàn 30 bánh tẻ Phú Nhi loại 4000đ để Toàn xuôi HN...Bầm sinh hoạt như mọi ngày...Opera hoạt động bình thường. Dành cho Quảng cáo
Điện thoại: 090.432.5397 (HN) / 090.810.7277 (HCM)
Thứ năm, 22/7/2010, 09:11 GMT+7
Công bằng và không công bằng
Tôi từng xem một bộ phim có vài chi tiết nói về sự công bằng. Đã quá lâu nên nội dung phim tôi không nhớ nổi, nhưng có một câu nói làm tôi ngẫm nghĩ mãi. Càng nghĩ càng thấy đúng, đó là: 'Cuộc sống này không có gì công bằng ngoài việc mỗi người đều có 24 giờ mỗi ngày'.
Ngọc Hân
Khi còn là một học sinh tiểu học, ngày ngày chỉ biết ăn học, xong lại đi chơi chẳng phải lo nghĩ gì nhiều, đôi lúc tôi cảm thấy ghen tị sao mẹ thương thằng em trai út hơn. Cái gì nó đòi cũng được còn mình thì không. Nhưng hồi nhỏ làm sao biết được đó là công bằng hay không công bằng.
Lên THCS rồi PTTH, tôi bắt đầu có những hiểu biết và cảm nhận về cuộc sống xung quanh. Ở nhà tôi biết phụ giúp gia đình những chuyện nhỏ, còn đi học thì bạn bè có phần cạnh tranh nhau nên nếu để thua đứa này đứa kia thì quê lắm. Tôi - một học sinh khá không thua ai cũng không nổi trội hơn ai nhưng nhìn vào các bạn cá biệt trong lớp, tôi cũng thấy được là thầy cô ưu ái mình hơn.
Những đứa chăm chỉ, không quậy phá như tôi ví như khi trả bài hoặc làm bài kiểm tra có chút vấp váp, sai lệch, đó cũng là lỗi nhỏ, nhưng đối với các bạn cá biệt đó là lỗi lớn. Thật không công bằng phải không? Biết sao được vì mấy bạn cá biệt ấy có những cái lỗi quậy phá, cái lười học hành... dính chặt vào các bạn. Nhưng trong khoảng thời gian đó tôi cũng không quan tâm lắm về sự công bằng, chỉ biết rằng mình cần cố học lấy được điểm càng cao càng tốt.
Sau một thời gian, em trai tôi thế nào lại trở thành học sinh cá biệt mới chết chứ. Lúc học tiểu học, cậu nhóc rất là ngoan, lên trung học thì thôi rồi. Em ham chơi chẳng lo học hành gì cả. Vậy là nó bị thầy cô để ý ngay và trở thành một học sinh cá biệt.
Tôi bắt đầu tiến hành tìm hiểu em mình. Đúng là em trai tôi đã sai hoàn toàn vì không chịu học, nhưng điều đáng buồn là thầy cô cũng không ai động viên nó học, mà lại để ý từng hành động cử chỉ của nó để chờ dịp trách phạt. Tôi - một người chị không dám gọi là nhìn xa trông rộng nhưng luôn sai đúng rõ ràng. Trong lớp, mọi hành động của em tôi nhiều lúc chỉ là vô tình quay tới quay lui trả lời những câu hỏi bạn bè không hiểu khi thầy cô giảng bài nhưng nếu bị bắt gặp, thầy cô sẽ chiếu tia nhìn không mấy tốt đẹp về nó và cho rằng nó nói chuyện trong giờ học. Đúng là em tôi sai nhưng thầy cô có thể góp ý nhẹ nhàng, tìm hiểu một chút, nhưng thầy cô lại quy ngay nó có lỗi. Một thằng con trai tính tình ngang bướng lại cho rằng mình không sai thế là dẫn đến hậu quả nó không chịu đi học nữa vì tự ái khi bị đuổi ra khỏi lớp.
Phải chi em tôi biết cách kiên nhẫn phân trần, phải chi thầy cô ai cũng có bao la lòng vị tha và bao dung, cho học sinh cá biệt những cơ hội, có lẽ thằng em tôi vẫn còn đi học, càng nghĩ tôi càng buồn.
Tới lúc đi làm tôi càng thấm thía hơn sự công bằng và không công bằng. Giữa một nhân viên chỉ có năng lực và một nhân viên năng lực tầm tầm hoặc không hề có năng lực đều có những điểm khác. Tôi luôn cố gắng phấn đấu là người chỉ dựa vào năng lực của mình, luôn sai đúng rõ ràng, không dựa vào ai ngay từ ngày phỏng vấn đi làm. Đi làm đã gần 4 năm, hiểu được phần nào giữa công bằng và không công bằng, nhưng nhiều lúc tôi không khỏi buồn vì xung quanh mình chẳng thấy... sự công bằng.
Tuy vậy, tôi vẫn nhìn ra một điều đáng quý là từ một nông dân, công nhân bình thường cho tới những viên chức cấp cao, tất cả chúng ta ai cũng đều có 24 giờ để làm việc vui chơi và nghỉ ngơi trong một ngày. Và đó là sự công bằng rất quan trọng.
Vì thế hãy:
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy.
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.
Vài nét về blogger:
Sống là để làm nên giá trị của cuộc đời - Ngọc Hân.
Thứ Bảy, 24/07/2010 9:13 (GMT+7)
[In tin]
Để lâu phân trâu hóa bùn
24/07/2010 07:03:03
- Trước hết, có hai đối tượng tham gia vào sự tình "chuyển hoá" ở thành ngữ này. Thực thể nói đến đầu tiên là phân trâu. Thực thể thứ hai là bùn.
Một thứ chất thải động vật (phân trâu) dĩ nhiên không thể là "đồng loại" với đất nhão (là bùn) kia được... "Để lâu phân trâu hoá bùn" có vẻ như là một sự biến đổi bình thường của tự nhiên. Song dân gian đã tận dụng hiện tượng này để chuyển tải một thông điệp ngữ nghĩa khác.
Thành ngữ trên dùng chỉ những việc cần phải giải quyết, thậm chí cần làm gấp, nhưng không được những người có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời... Thời gian quả là lợi hại.
PGS.TS Phạm Văn Tình
,
[In tin]
Bài báo trên bee.net.vn
Xuất bản lúc:24/07/2010 07:03:03
Để lâu phân trâu hóa bùn
Chợ Nghệ xây xong đã lâu lâu
Chưa vào họp chợ cũng đau đầu
Phân thế nào đây cho hợp lẽ
Thiếu chỗ không sợ, sợ tranh nhau
Bên kia Tư pháp lo xử mau
Vụ này đã nhuyễn quá phân trâu
Để lâu môi trường sinh uế tạp
Thượng tầng kiến trúc sẽ nhức đầu...
* Viết hồi 9:27 AM ngày 24/7/2010 tại 11 Phó Đức Chính; tg Vũ Tản Hồng
[In tin]
Mức lương gây choáng của người giàu nhất thế giới
24/07/2010 07:02:06
- Dù đứng đầu thế giới về số tài sản song mức lương của tỷ phú Carlos Slim lại gây bất ngờ cho không ít người.
Với tổng số tài sản ước tính 53,5 tỷ USD, tỷ phú Carlos Slim đã vượt qua Bill Gates để trở thành tỷ phú giàu thất thế giới. Tuy nhiên, mức lương hàng tháng của ông chỉ được giới hạn ở mức 24.000 USD.
Châm ngôn của ông là không bao giờ gắn làm ăn kinh doanh với chính trị |
Khởi nghiệp kinh doanh từ năm lên 10 tuổi khi đi bán kẹo và đồ uống cho gia đình, ông Carlos Slim đã học được tính tiết kiệm từ những mối quan hệ và các va chạm trong xã hội. Sau đó, ông nổi lên với các phi vụ đầu tư lớn trong các cuộc khủng hoảng kinh tế.
Tổng số tài sản của ông đã tăng 18,5 tỷ USD chỉ trong vòng 12 tháng. Giá cổ phiếu của công ty America Movil, nơi ông nắm giữ cổ phần lên tới 23 tỷ USD, đã tăng 35% trong 1 năm.
Dù kiểm soát khoảng 30 đến 40% sở giao dịch chứng khoán Mexico, song ông vẫn ấn định mức chi tiêu 24.000 USD/tháng. Năm 2009, tỷ phú Slim đã chi 250 triệu USD để “cứu” tờ New York Times và trở thành cổ đông lớn thứ hai của tờ báo danh tiếng này. Trong 10 năm qua, ông đã đầu tư hơn 60 tỷ USD vào khu vực Mỹ Latinh.
Châm ngôn của ông là không bao giờ gắn làm ăn kinh doanh với chính trị và luôn có một cuộc sống bình dị, tiết kiệm và khiêm tốn.
Trà My (Tổng hợp)
,
Nhận xét
Đăng nhận xét