NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY

Hôm nay 9:56 AM ngày 19/7/10 trời mát, nắng nhẹ chắc chuẩn bị có áp thấp nhiệt đới. Cũng là ngày hết hạn QĐ số 100 ngày 20/4/2010 với đ/c Vũ Tản Hồng – Bí thư chi bộ BQL chợ Nghệ, thời gian 90 ngày kể từ ngày 21/4/2010 -> 19/7/2010. Tiếp Cương với câu chuyện phiếm của ngày thứ hai đầu tuần chờ TP giao ban về...CŨNG VẬY TIẾP Công cùng phòng...sưu tầm NĐ số 66 ngày 12/6/2003 sửa đổi bổ sung quy chế đấu thầu NĐ số 88 ngày 01/9/1989 và NĐ 14 ngày 5/5/200 của Chính Phủ.
Chiều nay 14:00 Viện tặc châm thủng xăm, tiếp tục sử dụng bơm MÔN Nga để dưỡng lão mấy năm nay vẫn dùng tốt; lâu rồi đến 6 tháng lại mua nhựa vá châm kim cho đến 16:12 trở lại 11 PDC tiếp tục công việc thường ngày vì mất điện, bên kia ai đó đưa giúp hai tờ HNM


NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY


Hôm nay thương nhân lại kéo lên*
Chật cứng Ủy ban, chẳng còn êm
Vào mùa đại hội, ba tháng tám*
Dân chưa vào chợ, chẳng được yên

Ngày nay chợ Nghệ chẳng còn phiên
Họ lên thị xã cũng thường xuyên
Nếu không được Tòa đưa ra xử
Chắc cả thành phố cũng cảm phiền

Xếp sắp phương án có ưu tiên
Đưa ra dân chọn, sẽ được yên
Phát huy dân chủ, dân phấn khởi
Xây Ban quản lý tốt, vững bền...


                                            tg Vũ Tản Hồng.

* Đã vài ngày liền từ 13/7/10 đến nay dân kéo lên UBND thị xã đòi hỏi đổi mới phương án xếp sắp các ngành hàng; * Sáng ngày 3/8/10 kỷ niệm 56 năm GPST, chiều ĐH 19 trù bị...Viết hồi 16:26 PM ngày 19/7/10 tại 11 PDC; tg Vũ Tản Hồng.
  

TÒA ÁN

ĐÁNH TRÁO... NẠN NHÂN?

Các bị cáo khăng khăng nạn nhân trong hồ sơ là… ảo, nạn nhân thật là một người khác vì “ăn vụng” nên phải cho tiền họ để lấy lòng.
Đầu tháng 7-2010, gia đình sáu bị cáo bị TAND huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) xét xử về tội cướp tài sản đã đồng loạt làm đơn tố cáo cơ quan điều tra, VKS cố tình làm sai lệch hồ sơ, đánh tráo… người bị hại, dẫn đến việc tòa kết án không đúng cho họ.
Cướp trong nghĩa địa
Theo hồ sơ, tối 21-2, sáu thanh niên tuổi từ 16 đến 24, cùng ngụ ấp 1, xã Xuân Hòa (Xuân Lộc) rủ nhau đi chơi. Phát hiện trong nghĩa địa có một đôi nam nữ đang tâm sự, cả nhóm rủ nhau đến hù dọa để lấy tiền tiêu xài.
Đôi nam nữ này theo hồ sơ là ông H., một người cùng ấp đã có vợ con, còn phụ nữ kia là cô Hằng không rõ lai lịch, địa chỉ mà anh H. mới quen. Thấy nhóm thanh niên có người cầm hung khí đến gần, cô Hằng sợ quá, hỏi họ muốn gì và vét trong túi ra còn 230.000 đồng đưa cho họ. Trước khi đi, một thanh niên trong nhóm này còn lục túi ông H. lấy một điện thoại di động trị giá khoảng 1,2 triệu đồng.
Sau khi cướp xong, cả nhóm thanh niên chỉ mua được một gói thuốc lá với giá 18.000 đồng thì đã lần lượt bị bắt giữ. Theo cáo trạng, trong thời gian điều tra, cơ quan điều tra đã thông báo truy tìm người bị hại (cô Hằng) để trả lại số tiền 230.000 đồng nhưng không có người đến nhận nên đề nghị tịch thu sung công.
“Ăn vụng” phải cho tiền?
Ngày 22-6, TAND huyện Xuân Lộc đã đưa vụ án ra xử lưu động. Điều đặc biệt tại phiên xử này là sáu bị cáo đều khẳng định phụ nữ tên Hằng trong hồ sơ là ảo. Sự thật thì người này là bà M., một phụ nữ đã có chồng con, gia đình nổi tiếng giàu có ở địa phương, nhà ở đối diện với nhà ông H.
Theo các bị cáo, ông H. và bà M. vốn có tình ý, nhiều lần lén lút đi “tâm sự”. Vì ở cùng ấp, hai người này đều biết rất rõ mặt mũi, tên tuổi, nhà cửa, nhân thân của cả sáu bị cáo. Đó cũng là lý do trong tối 21-2, sáu bị cáo không hề định cướp mà chỉ muốn lợi dụng “hoàn cảnh éo le” của đôi tình nhân để “xin” ít tiền. Thực tế vừa gặp họ, bà M. đã vội móc hết tiền trong túi ra đưa cho họ nhằm lấy lòng để tránh chuyện “ăn vụng” bị đổ bể...
Lời khai của sáu bị cáo đã làm rất nhiều người dự phiên xử bán tín bán nghi. Một điều rất lạ là dù khẳng định nạn nhân là một cô Hằng nào đó không rõ lai lịch nhưng trong hồ sơ vụ án lại không hề có một lời khai, lời trình bày nào của cô này.
Sáu bị cáo và luật sư đã yêu cầu tòa triệu tập ông H. và bà M. đến để đối chất nhưng yêu cầu này không được tòa xem xét. Tòa vẫn dựa vào hồ sơ tuyên phạt các bị cáo từ 18 tháng tù treo đến ba năm tù về tội cướp tài sản.
Ngay sau đó, sáu bị cáo đã kháng cáo. Theo tố cáo của gia đình họ thì hiện nay ông H. và bà M. tuyên bố sẽ đánh bất kỳ ai nhắc đến sự việc này. Mới đây, bà M. cũng đã hành hung cha mẹ của một bị cáo với lý do dám nêu tên bà trong vụ án.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin khi vụ án khá lạ này có diễn biến mới.
Tuyên án quá vội vàng
Những điều các bị cáo khai tại phiên tòa sơ thẩm là một tình tiết hoàn toàn mới, rất quan trọng vì có liên quan đến nạn nhân - một yếu tố không thể thiếu trong cấu thành tội cướp tài sản. Lẽ ra HĐXX phải lưu tâm làm rõ, nếu không có điều kiện làm rõ ngay tại phiên tòa thì phải trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Việc tòa bỏ qua tất cả lời trình bày của các bị cáo, vẫn tuyên án theo hồ sơ với một nạn nhân quá mù mờ nào đó, không có lấy nổi một lời khai, một bản tường trình là quá vội vàng. Hy vọng trong phiên xử phúc thẩm, tòa sẽ làm rõ được ai mới là nạn nhân thật trong vụ án để việc giải quyết án đúng đắn hơn.
Luật sư ĐẶNG TRƯỜNG THANH, Đoàn Luật sư TP.HCM
PHƯƠNG NAM
 

XÃ HỘI

BÃO SỐ 1 VỪA QUA, ÁP THẤP MỚI ĐÃ ĐẾN

Đã cứu sống được năm người mất tích tại Quảng Ninh. Tạm cấm xe qua cầu Bính, Hải Phòng. 27 ngư dân Quảng Ngãi bặt tin. EVN đã khắc phục các sự cố do bão gây ra.
Chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương sáng sớm 18-7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đánh giá cao sự phản ứng mau lẹ, quyết liệt của các tỉnh trong việc kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn, sơ tán dân ở vùng nguy hiểm.
27 ngư dân Quảng Ngãi bặt tin
Bộ trưởng bày tỏ sự đáng tiếc đối với những trường hợp gặp nạn. Theo Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, bão số 1 làm 11 người ở Quảng Ngãi, Quảng Ninh và Thanh Hóa mất tích. Ông đã chỉ đạo Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn tích cực tìm kiếm các công dân mất tích trong bão…
Tại Quảng Ngãi, đến chiều 18-7, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm nhưng sáu ngư dân ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) mất tích tại quần đảo Hoàng Sa do tàu chìm hôm 16-7 vẫn bặt tin. Qua máy Icom, tàu Hải quân vùng 3 thông báo đang tiếp tế nhiên liệu cho tàu cá ngư dân tham gia cứu nạn để tiếp tục việc tìm kiếm. Hai tàu cứu hộ khác của Hải quân vùng 3 cũng chia làm hai mũi phối hợp với các tàu cá tìm kiếm tung tích các ngư dân.
Dọn dẹp cây gãy trên đường Trường Chinh, quận Kiến An, Hải Phòng. Ảnh: KIM LINH
Đến 19 giờ tối 18-7, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho biết có 27 ngư dân mất tích tại Hoàng Sa trong cơn bão số 1 chứ không phải sáu ngư dân của thôn Châu Thuận, xã Bình Châu như số liệu ban đầu. Trong đó có thêm 10 ngư dân trên tàu cá QNg 95904 của ông Nguyễn Văn Trung, thôn Châu Thuận, xã Bình Châu mất tích (ba người xã Bình Châu và bảy người của tỉnh Khánh Hòa) và 11 ngư dân trên tàu QNg 96354 của ông Dương Thành, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi). Phía Đại sứ quán Trung Quốc cũng thông báo hải quân của họ đã cứu được 16 lao động đi trên tàu của ông Phạm Thơ, số hiệu QNg 90028, thôn Định Tân, xã Bình Châu. Họ cũng đang cấp cứu cho hai ngư dân của Việt Nam trong tình trạng hôn mê, nguy kịch. Đến cuối giờ tối, thông tin về 27 ngư dân này vẫn biệt vô âm tín.
Theo Quảng Ninh online, bốn thuyền viên trên tàu vận tải bị chìm ở khu vực hòn Gà Chọi lúc 16 giờ chiều 17-7 được xác định mất tích đã được cứu sống vào 8 giờ sáng 18-7. Riêng ông Lương Văn Quang đi trên tàu bị sóng đánh trôi ở khu vực đảo Cống Đỏ cũng đã được tìm thấy.
Hải Phòng: Khẩn trương giải cứu cầu Bính
Ngay sau khi bão tan, từ sáng 18-7, những cây xanh gãy, cột điện đổ trên các tuyến đường ở Hải Phóng đã được dọn dẹp, chuyển đi.
Bão số 1 đã gây thiệt hại nặng nề nhất tại huyện đảo Bạch Long Vĩ. Trung tá Phạm Khắc Lương, Phó Trưởng đồn biên phòng 58, cho biết thiệt hại do bão số 1 gây ra đến 15 giờ ngày 18-7, tại huyện đảo Bạch Long Vĩ có hai tàu cung cấp xăng dầu loại nhỏ bị đắm, hai trục cẩu tại âu cảng bị bẻ gãy, hàng chục trụ sở cơ quan bị tốc mái. Một cột phát sóng BTS, nhiều thiết bị thông tin cùng 19 cột điện, nhiều cây xanh bị gió bão quật gãy. Ngoài ra, hơn 20 m kè đường giao thông cũng bị sóng đánh sạt. Con số này chưa phải là con số cuối cùng.
Tàu container Vinashin Orient vẫn mắc kẹt tại gầm cầu Bính. Ảnh: KIM LINH
Ngay sau khi bão tan, huyện đảo Bạch Long Vĩ đã triển khai lực lượng dọn dẹp, sửa chữa những thiết bị công trình bị thiệt hại. Đặc biệt, hai tàu bán xăng dầu bị đắm đã được đồn biên phòng 58 kéo vào bờ. Mọi hoạt động trên đảo đã trở lại bình thường.
Hầu hết các tuyến phố tại TP Hải Phòng, quận Đồ Sơn đều có cây xanh gãy, đổ chắn ngang đường nhưng đã được dọn dẹp, trả lại lòng đường.
Ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Cát Hải, cho biết trong ngày 18-7, các thuyền viên của ba tàu du lịch (Bái Tử Long, Ánh Dương, Hoàn Cầu) bị đắm tại bến Gia Luận đã tìm lại các tài sản trong tàu. Tuy nhiên, việc trục vớt các tàu này sớm nhất cũng phải năm ngày nữa mới có thể làm được.
Sáng 18-7, UBND TP Hải Phòng đã họp tìm cách giải cứu cầu Bính vì chiếc tàu container Vinashin Orient vẫn đang “đội” cây cầu này. UBND TP yêu cầu Tổng Công ty CNTT Bạch Đằng phải cho cắt ngay cabin tàu Vinashin Orient để kéo tàu ra, đảm bảo an toàn cho cầu Bính. Việc kéo tàu này ra khỏi gầm cầu Bính sẽ hoàn thành trong một, hai ngày tới.
Đêm 17-7, gió bão đã giật đứt dây neo, kéo ba chiếc tàu biển đang neo đậu tại cầu tàu của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng (Vinashin) đâm sầm vào cầu Bính. Cú va mạnh liên tiếp của ba con tàu đã làm cho cầu Bính bị hư hỏng nặng.
Năm tàu lai dắt đã được đưa tới hiện trường giải cứu. Hiện tại hai tàu Shinsung Accord và Vinashin Express 01 đã được kéo về bến của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng. Riêng tàu Vinashin Orient do nóc cabin quá cao kích vào dầm cầu nên vẫn đang kẹt cứng. Biện pháp khắc phục là với thanh dầm cầu, sau khi kéo tàu ra sẽ đổ thêm một thanh trụ đỡ ở vị trí bị tông. Với dây văng, phải chờ nhà thầu tư vấn, thiết kế xem xét lại để quyết định có thay mới hay không. Nếu thay dây văng, nhanh nhất cũng phải mất sáu tháng. Hiện TP Hải Phòng đã tạm thời dừng mọi phương tiện qua cầu. Thời gian tới cũng chỉ cho người đi bộ và xe thô sơ lưu thông qua cầu bằng một làn đường…
Bỏ lệnh cấm qua cầu Bãi Cháy
Từ 0 giờ 30 ngày 18-7, lệnh tạm dừng người đi bộ và xe hai bánh qua cầu Bãi Cháy đã được dỡ bỏ. Đến trưa cùng ngày, Quảng Ninh cũng thống kê thiệt hại về tài sản, ước tính thiệt hại trên 4,5 tỉ đồng.
Hiện bão đã không còn đe dọa tỉnh Quảng Ninh và sinh hoạt của người dân đang dần trở lại bình thường. Dự kiến ngày 19-7, cảng tàu khách du lịch Bãi Cháy sẽ cấp lệnh trở lại cho tàu chở khách đi tham quan vịnh Hạ Long. Các công ty môi trường đô thị trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương thu dọn cây cối bị quật ngã trong bão, khơi thông cống rãnh, vệ sinh môi trường. Nhiều người dân đã ra bờ biển để trục vớt tàu thuyền, mảng… bị sóng biển đánh chìm.
Điện lực Quảng Ninh đang khẩn trương khắc phục để sớm cấp điện trở lại cho người dân.
Áp thấp mới có thể mạnh thành bão
Ngày 18-7 đã có một đợt áp thấp nhiệt đới mới có tâm ở trên vùng bờ biển phía đông đảo LuZong, Philippines. Dự báo ngày 19-7, áp thấp nhiệt đới sẽ di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (từ 50 đến 61 km/giờ), giật cấp 8, cấp 9. Vùng biển phía đông biển Đông gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9, biển động mạnh.
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương đã có công điện gửi ban chỉ huy phòng chống lụt bão các địa phương thông báo về đợt áp thấp nhiệt đới mới nói trên và yêu cầu triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa thích hợp...
H.VÂN - T.NHƯ
EVN đã khắc phục các sự cố do bão gây ra
Ngay sau khi bão số 1 tan, các đơn vị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tập trung khắc phục sự cố. Đến cuối giờ chiều 18-7, hầu hết các sự cố đã được khắc phục để cung cấp điện ổn định trở lại cho khách hàng.
Bão số 1 đổ bộ vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ, gây gió và mưa lớn ở các địa phương từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Theo đánh giá của EVN, các hồ chứa thủy điện đều vận hành bình thường, không xả lũ.
Lưới điện 500 kV vận hành bình thường, không bị ảnh hưởng của bão. Tuy nhiên, hồi 17 giờ 45 ngày 17-7, máy biến áp AT2 của Trạm biến áp 220 kV Hoành Bồ (Quảng Ninh) bị sự cố do bão lớn làm đứt một pha dây dẫn vào chống sét, đến 19 giờ 45 cùng ngày sự cố trên đã được khắc phục. Một số đường dây 110 kV trong vùng cũng bị ảnh hưởng do bão.
Ngoài ra, các đơn vị đã khẩn trương khắc phục sự cố đường dây 110 kV Đồng Hòa-Vĩnh Bảo, đường dây 110 kV Đình Vũ-Đồng Hòa; đường dây 110 kV Hoành Bồ-Mông Dương.
Theo thông báo của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, có 172 sự cố trên lưới điện trung áp, trong đó Hải Phòng bị sự cố ở 87 đường dây, Quảng Ninh 35 đường dây, Thái Bình 30 đường dây, Nam Định 12 đường dây, Ninh Bình năm đường dây, Thanh Hóa hai đường dây và Lạng Sơn sự cố ở một đường dây.
TP Hải Phòng là khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất của cơn bão số 1 với 93 đường dây bị sự cố. Tính đến 12 giờ ngày 18-7, Công ty Điện lực Hải Phòng đã xử lý xong hầu hết các sự cố, trong đó đường dây vượt biển cấp điện cho đảo Cát Bà đã được khôi phục cấp điện trở lại.
(Theo TTXVN)
NHÓM PV VÀ CTV-TTXVN
 19/07/2010
Sau kết luận thanh tra Bệnh viện Tây Đô:
'Cuộc chiến' công văn
TP - Ngày 15-7, UBND TP Cần Thơ có công văn "yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty TNHH Bệnh viện Tây Đô và các cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện kết luận thanh tra ngày 1-6-2010". Đây là công văn thứ 6 trong tháng rưỡi qua, bộc lộ sự lúng túng giữa các cơ quan về thanh tra giải quyết tranh chấp kinh tế.
Bệnh viện Tây Đô. Ảnh: Sáu Nghệ
Bệnh viện Tây Đô. Ảnh: Sáu Nghệ.

Như Tiền Phong đưa tin, chiều 4-6, Sở KH&ĐT TP Cần Thơ công bố kết luận thanh tra Cty TNHH Bệnh viện Tây Đô (Bệnh viện Tây Đô), nêu 6 nội dung sai phạm lớn. Sai phạm chính là góp vốn ít hoặc không góp vốn nhưng giành quyền lãnh đạo, chi tiêu không rõ ràng hơn 10 tỷ đồng, có dấu hiệu tham ô, trốn thuế. Trách nhiệm chính thuộc về ông Chủ tịch Hội đồng thành viên Diệp Thanh Bình cùng vợ là bà Trần Thị Thu Vân.
Ngày 18-6, Sở KH&ĐT có công văn yêu cầu Bệnh viện Tây Đô "thực hiện ngay các kiến nghị nêu trong kết luận thanh tra". Ngày 24-6, Văn phòng UBND TP Cần Thơ có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch yêu cầu "thực hiện kết luận thanh tra". Ngày 28-6, khi cơ quan chức năng kiểm tra thì bệnh viện "vẫn chưa tổ chức thực hiện".
Ngày 1-7, Sở KH&ĐT có công văn yêu cầu ông Diệp Thanh Bình thực hiện điều cấp bách nhất, thu hồi quyết định sai trái cách chức Tổng giám đốc đối với Lê Minh Hoàng gần một năm trước và mời ông Hoàng trở lại làm việc. Ngày 2-7, ông Bình có công văn khiếu nại, cho rằng sở đã "can thiệp vô cùng thô bạo và trái pháp luật (xâm phạm đến quyền của doanh nghiệp)".
Trả lời khiếu nại, ngày 13-7, Sở KH&ĐT có công văn giải thích "không phải là sự can thiệp thô bạo và trái pháp luật mà chỉ là yêu cầu thực hiện kết luận thanh tra đã có hiệu lực", đồng thời khẳng định, việc chưa thực hiện kết luận thanh tra đã vi phạm Luật Thanh tra và Nghị định số 41 của Chính phủ. Ngày 15-7, UBND TP Cần Thơ tiếp tục có công văn yêu cầu "thực hiện ngay kết luận thanh tra" và "báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra về UBND thành phố và Sở KH&ĐT trước ngày 23-7-2010".
Theo kết luận thanh tra, từ lúc thành lập bệnh viện năm 2004 đến tháng 6-2008, ông Bình làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc nhưng chưa góp vốn trong số đăng ký 10 tỷ đồng. Đến tháng 9-2009, ông Bình góp được hơn 2,8 tỷ đồng. Thế nhưng, một thành viên góp vốn lớn là bà Cao Thị Hồng Hạnh khẳng định bằng văn bản gửi nhiều cơ quan chức năng, rằng đến nay ông Bình chưa góp đồng vốn nào.
Sáu Nghệ
 
Hãy để bàn chân được tự do
Bạn đi chân trần trên cỏ ướt, cát biển hay lội trên sỏi. Đó không chỉ là cảm giác tuyệt vời, mà còn là một bài tập rất tốt cho đôi chân.
1132735452_chan1
Cho dù là chúng ta chạy, đi bộ hay đi dạo, thì đôi chân vẫn luôn đưa chúng ta đi trong suốt cuộc đời. Trung bình, đôi chân đi hơn 160.000 km và gánh chịu sức nặng khổng lồ trong cuộc đời của một người. Khi chúng ta nhún nhảy lên xuống, đôi chân chịu trọng lượng lớn gấp 3 lần trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, phần lớn thời gian đôi chân bị bó buộc trong giày dép, khiến chuyển động của chân bị hạn chế. Và điều này có thể gây ra một số vấn đề.
1162341719_chan2
Giày cao gót là một mối nguy đối với sức khỏe. Đi lại nhiều bằng giày cao gót khiến đôi chân bị đặt trong vị trí không tự nhiên. Toàn bộ trọng lượng của cơ thể dồn vào phía trước của chân. Chai chân to hơn và gân bị căng. Có tới 80% phụ nữ phải chịu các chứng đau vì đi giày dép không phù hợp. Các chuyên gia khuyên chúng ta nên đi chân trần ngoài trời nếu có thể, nhằm giúp củng cố cơ chân và giúp đưa chân trở lại trạng thái tự nhiên.
Chân con người có 25 xương và 32 khớp xương. Các cơ, gân và dây chằng giúp cho chân chắc khỏe, vững chãi và dẻo dai. Để hấp thu lực va chạm và các tác động khác, đôi chân có cấu trúc uốn vòng cung. Chỉ một phần của lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất.
961709400_chan3
Khi không bị gò bó trong giày dép, đôi chân của chúng ta sẽ theo bản năng đi theo những vị trí có lợi. Gót chân là phần đầu tiên chạm xuống mặt đất, rồi dàn tới các ngón chân. Các cơ ở lòng bàn chân vận động theo từng bước đi, giúp củng cố phần vòm uốn cong ở lòng bàn chân. Điều này giúp ngăn chặn các vấn đề như chứng lòng chân bằng hoặc chân vẹo.
Các chuyên gia khuyên chúng ta nên đi chân trần trên các bề mặt như cỏ, trên cát, gỗ hoặc sỏi. Cách này giúp tập luyện cho sự nhạy cảm của đôi chân và giúp cơ chân khỏe hơn. Ngoài ra, massage chân bằng đi bộ chân trần còn tốt cho các mạch máu, sự lưu thông máu và các mô kết nối như gân và dây chằng.
1542638372_chan4
Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta không nên tập thái quá nếu như có đôi chân yếu hoặc chưa quen với các bề mặt trên. Khởi đầu, mỗi bài tập đi bộ chân trần khoảng 5 đến 10 phút là đủ. Sau đó hãy rửa sạch chân, bôi kem và massage cho đôi chân để giúp chân thư giãn và không bị đau nhức.
Đi bộ chân trần tốt cho sức khỏe, mặc dù vậy những người có vấn đề ở chân nên hỏi ý kiến bác sỹ trước. Nhưng cho dù là đứng hay ngồi, chúng ta hãy luôn cố gắng đề đôi chân ở trạng thái tự do.
Theo VTV

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm