HOÀN LƯU BÃO
Sáng nay thứ bảy ngày 24/7/10 chị Múi điện vào 878 cùng anh Thích-Khang lên thăm bầm vào 14:00 PM hôm nay, sáng nay mua giúp cho Toàn 30 bánh tẻ Phú Nhi loại 4000đ để Toàn xuôi HN...Bầm sinh hoạt như mọi ngày...Opera hoạt động bình thường.
Vòa 12:30 PM 24/7/10 anh Khang-Thích & chị Múi-Thơm lại nhà chơi...sáng nay ông Hoạch xây bịt lại ngõ qua nhà mình để tiện việc thợ làm nhà, nhà làm từ 3/4/10 đến nay hoàn thiện.
HOÀN LƯU BÃO
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy.
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.
Hôm nay đây, Chan Thu hoàn lưu bão
Từ Tuyên Quang chị Múi xuống dưới này
Nối vòng lớn, tay chung tay chung sức
Còn gì hơn ân tình nặng nghĩa dày.
* Viết hồi 14:07 AM ngày 24/7/2010 tại 11 Phó Đức Chính; tg Vũ Tản Hồng
* Bão Chanthu đã tan Thứ Bẩy, 24/07/2010 - 1:29 AM
[In tin]
Cuối tuần 28 triệu đồng/lượng vàng
24/07/2010 14:53:19
Sáng 24/7, vàng chật vật quay về mốc 28 triệu đồng/lượng, trong khi đó USD tự do đầu ngày không có nhiều biến động.
TIN LIÊN QUAN
Thị trường vàng và USD trầm lắng
Giá vàng lại về mốc 28 triệu đồng/lượng
Vàng tăng trở lại, USD bắt đầu giảm giá
Giá vàng trong nước giảm mạnh
Giá vàng giảm nhanh
Lúc 10h45 tại Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu, vàng rồng Thăng Long giao dịch ở mức 27,98 - 28,06 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Cùng thời điểm, giá vàng SJC trên thị trường TP.HCM của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, được mua vào với giá 27,98 triệu đồng/lượng, bán ra với mức 28,04 triệu đồng/lượng.
Giá vàng ngày 24/7 trở về mốc 28 triệu đồng/lượng. Ảnh VNE
Theo Công ty Sacombank-SBJ, vàng vật chất về lại mốc giá 28 triệu đồng/lượng là do giá vàng thế giới giảm mạnh trong phiên giao dịch 23/7 và nhu cầu giao dịch vàng ngoài thị trường khá yếu.
Giá vàng tại thị trường New York ngày 23/7 giảm bởi nhà đầu tư hạn chế hoạt động mang tính rủi ro cao trước thềm kết quả kiểm tra các ngân hàng châu Âu được công bố. Giá vàng giao tháng 8 hạ 7,80USD/ounce xuống 1.187,80USD/ounce.
Nhà đầu tư trên thị trường không có nhiều lý do để mua vàng bởi kết quả kiểm tra các ngân hàng châu Âu cho thấy chỉ 7/91 ngân hàng cần tăng vốn. Kết quả này khiến người ta bớt lo lắng về khả năng vấn đề mới sẽ phát sinh và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế châu Âu.
Trong khi đó, giá USD ngân hàng vẫn ổn định suốt nhiều tuần qua. Cùng lúc, USD tự do khá lặng sóng. Giá mua USD tự do đầu ngày tại TP.HCM và Hà Nội sáng nay giảm nhẹ 10 - 20 đồng so với sáng qua, niêm yết quanh 19.160 - 19.200 đồng/USD.
H.H (Tổng hợp)
,
[In tin]
Bài báo trên bee.net.vn
Xuất bản lúc:24/07/2010 14:53:19
Thứ Bảy, 24/07/2010 4:24 (GMT+7)
[In tin]
TQ xây NMĐHN sát biên giới: VN nên ứng xử thế nào?
24/07/2010 14:01:15
- Xác suất xảy ra sự cố hạt nhân dù rất thấp nhưng không phải tuyệt đối không xảy ra. Khi có nhà máy điện hạt nhân nước láng giềng xây dựng sát biên giới nước mình thì nước nào cũng đều có những quan ngại.
TIN LIÊN QUAN |
---|
TS Lê Văn Hồng, Viện phó Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và PGS.TS Lưu Đức Hải, Trưởng khoa môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội nói về vấn đề Trung Quốc xây dựng nhà máy điện hạt nhân sát biên giới Việt Nam.
PGS.TS Lưu Đức Hải, Trưởng khoa môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội: Đề nghị có sự giám sát quốc tế việc xây dựng nhà máy ĐHN Trung Quốc
Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân là chuyện diễn ra bình thường. Hầu hết các nhà máy được kiểm soát tốt, xác suất xảy ra sự cố rất nhỏ.
Các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam đến nay vẫn khẳng định: Các nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới rất an toàn, nhưng dù an toàn đến mấy, công nghệ cao đến đâu thì vẫn không đảm bảo được an toàn tuyệt đối.
Việt Nam nên trao đổi trực tiếp với Trung Quốc để giải đáp những quan ngại về NMĐHN sắp được xây dựng ở Phòng Thành. Ảnh minh họa |
Một điểm cũng cần lưu ý là nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành sử dụng công nghệ nước ngoài, do người Trung Quốc xây bằng vật liệu của Trung Quốc.
Đặt giả thiết nếu nhà máy xảy ra sự cố, các chất thải hạt nhân sẽ bay vào không khí. Nếu sự cố xảy ra vào mùa đông, gió mùa đông bắc sẽ đưa dòng ô nhiễm sang Việt Nam.
Nhà máy điện hạt nhân đó dự kiến xây dựng ở thành phố ven biển Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây; chỉ cách Móng Cái (Quảng Ninh - Việt Nam) 60km. Và từ Móng cái về Hà Nội chỉ khoảng 200km. Vì thế Thủ đô của nước ta và toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ nằm trong vùng có nguy cơ ô nhiễm.
Ngoài ra, nếu xây dựng ở vị trí đó các loại nước thải và nước làm mát có thể chứa chất phóng xạ, nhiệt độ cao nếu bị rò rỉ, chảy ra biển Đông (Vịnh Bắc Bộ) sẽ tác động xấu tới môi trường biển thuộc lãnh hãi của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam. Chất ô nhiễm không có biên giới nên cũng không có chuyện chất ô nhiễm đến biên giới Việt Nam rồi sẽ quay lại.
Chúng ta cũng cần phải xem xét đánh giá những tác hại của việc xây dựng nhà máy đó đến môi trường nước ta cả trên lục địa và cả trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ; cũng như đưa ra các phương án hạn chế tối đa các thiệt hại, nếu xảy ra sự cố.
Đặt giả thiết nếu nhà máy xảy ra sự cố, các chất thải hạt nhân sẽ bay vào không khí. Nếu sự cố xảy ra vào mùa đông, gió mùa đông bắc sẽ đưa dòng ô nhiễm sang Việt Nam.
Nhà máy điện hạt nhân đó dự kiến xây dựng ở thành phố ven biển Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây; chỉ cách Móng Cái (Quảng Ninh - Việt Nam) 60km. Và từ Móng cái về Hà Nội chỉ khoảng 200km. Vì thế Thủ đô của nước ta và toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ nằm trong vùng có nguy cơ ô nhiễm.
Ngoài ra, nếu xây dựng ở vị trí đó các loại nước thải và nước làm mát có thể chứa chất phóng xạ, nhiệt độ cao nếu bị rò rỉ, chảy ra biển Đông (Vịnh Bắc Bộ) sẽ tác động xấu tới môi trường biển thuộc lãnh hãi của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam. Chất ô nhiễm không có biên giới nên cũng không có chuyện chất ô nhiễm đến biên giới Việt Nam rồi sẽ quay lại.
Chúng ta cũng cần phải xem xét đánh giá những tác hại của việc xây dựng nhà máy đó đến môi trường nước ta cả trên lục địa và cả trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ; cũng như đưa ra các phương án hạn chế tối đa các thiệt hại, nếu xảy ra sự cố.
Đồng thời cũng có thể đề nghị sự giám sát quốc tế đối với việc xây dựng và vận hành các nhà máy điện hạt nhân trên đất Trung Quốc gần với Việt Nam.
TS Lê Văn Hồng, Viện phó Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam: Nên trao đổi trực tiếp với phía Trung Quốc
Để giải đáp cho những quan ngại của Việt Nam khi Trung Quốc chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân chỉ cách biên giới 60 km chúng ta có 2 phương án:
Phương án thứ nhất là thông qua con đường trao đổi trực tiếp. Chúng ta phải có những cuộc gặp trực tiếp giữa 2 bên để trao đổi, tọa đàm thẳng thắn với nhau trong đó có những cơ sở về chuyên môn. Ví dụ như Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và tập đoàn điện hạt nhân Quảng Đông, Trung Quốc vừa ký bản ghi nhớ. Thông qua đó họ sẽ nêu lên những thông tin và mình có những trao đổi, thảo luận. Nếu cần thì chúng ta có thể đến trực tiếp và họ cũng mời chúng ta đến tham quan.
Từ đó, phía Việt Nam có thể yêu cầu họ cung cấp thông tin liên quan đến công nghệ của nhà máy họ chuẩn bị xây dựng, thông tin về đánh giá an toàn như thế nào…Từ đó chúng ta có thể có những tính toán nhất định như trong khi vận hành nó sẽ phát tán phóng xạ ra môi trường xung quanh như thế nào, khi có sự cố xảy ra thì nó phát tán ra sao, phương án phòng chống như thế nào…Nếu chúng ta thấy có vấn đề gì chúng ta có thể yêu cầu họ hỗ trợ những phương án phòng chống, đề phòng sự cố…
Phương án thứ 2 là dựa vào Công ước quốc tế về an toàn nhà máy điện hạt nhân của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế. Theo công ước này thì các nước cùng tham gia nếu xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến nhà máy cho các nước thành viên.
Hiện Trung Quốc đã tham gia công ước này và Việt Nam cũng mới tham gia. Vì vậy trên khuôn khổ hoạt động của Công ước, Việt Nam hoàn toàn có thể yêu cầu Trung Quốc cung cấp đầy đủ những thông tin về nhà máy điện hạt nhân sắp được xây dựng cạnh biên giới nước mình.
Tuy nhiên, đây nằm trong khuôn khổ nghĩa vụ của một nước thành viên khi tham gia Công ước quốc tế. Cách hay hơn cả vẫn là thông qua con đường trao đổi trực tiếp, cách này mềm mỏng hơn, nhưng chúng ta sẽ có thông tin cụ thể hơn và nhiều khi cũng rất hữu hiệu.
Thu Hiền – Lê Hường
TS Lê Văn Hồng, Viện phó Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam: Nên trao đổi trực tiếp với phía Trung Quốc
Để giải đáp cho những quan ngại của Việt Nam khi Trung Quốc chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân chỉ cách biên giới 60 km chúng ta có 2 phương án:
Phương án thứ nhất là thông qua con đường trao đổi trực tiếp. Chúng ta phải có những cuộc gặp trực tiếp giữa 2 bên để trao đổi, tọa đàm thẳng thắn với nhau trong đó có những cơ sở về chuyên môn. Ví dụ như Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và tập đoàn điện hạt nhân Quảng Đông, Trung Quốc vừa ký bản ghi nhớ. Thông qua đó họ sẽ nêu lên những thông tin và mình có những trao đổi, thảo luận. Nếu cần thì chúng ta có thể đến trực tiếp và họ cũng mời chúng ta đến tham quan.
Từ đó, phía Việt Nam có thể yêu cầu họ cung cấp thông tin liên quan đến công nghệ của nhà máy họ chuẩn bị xây dựng, thông tin về đánh giá an toàn như thế nào…Từ đó chúng ta có thể có những tính toán nhất định như trong khi vận hành nó sẽ phát tán phóng xạ ra môi trường xung quanh như thế nào, khi có sự cố xảy ra thì nó phát tán ra sao, phương án phòng chống như thế nào…Nếu chúng ta thấy có vấn đề gì chúng ta có thể yêu cầu họ hỗ trợ những phương án phòng chống, đề phòng sự cố…
Phương án thứ 2 là dựa vào Công ước quốc tế về an toàn nhà máy điện hạt nhân của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế. Theo công ước này thì các nước cùng tham gia nếu xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến nhà máy cho các nước thành viên.
Hiện Trung Quốc đã tham gia công ước này và Việt Nam cũng mới tham gia. Vì vậy trên khuôn khổ hoạt động của Công ước, Việt Nam hoàn toàn có thể yêu cầu Trung Quốc cung cấp đầy đủ những thông tin về nhà máy điện hạt nhân sắp được xây dựng cạnh biên giới nước mình.
Tuy nhiên, đây nằm trong khuôn khổ nghĩa vụ của một nước thành viên khi tham gia Công ước quốc tế. Cách hay hơn cả vẫn là thông qua con đường trao đổi trực tiếp, cách này mềm mỏng hơn, nhưng chúng ta sẽ có thông tin cụ thể hơn và nhiều khi cũng rất hữu hiệu.
Thu Hiền – Lê Hường
,
Nhận xét
Đăng nhận xét