BÃO... CHAN THU

22/07/2010
Bão số 2 đang tiến sát Quảng Ninh
TPO – Tâm bão số 2 chỉ cách Quảng Ninh chưa đầy 400km. Biển Đông sẽ động dữ dội. Gió ở vùng gần tâm bão giật cấp 11, cấp 12. Đêm nay, Bắc Bộ sẽ có mưa, mưa vừa, riêng vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc có mưa to đến rất to - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết.
Đường đi của cơn bão số 2 (Chanthu)đang tiến sát Quảng Ninh
Đường đi của cơn bão số 2 (Chanthu)đang tiến sát Quảng Ninh. Ảnh: TTDBKTTVTW
Biển Đông đang dậy sóng
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lúc 7 giờ sáng nay, 22 - 7, vị trí tâm bão ở khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 400 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Bắc và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ.
Đến 7 giờ ngày 23 - 7, vị trí tâm bão ở khoảng 22,0 độ Vĩ Bắc; 108,5 độ Kinh Đông, cách Móng Cái khoảng 80 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km, dọc theo vùng biên giới Việt – Trung, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh thuộc khu Đông Bắc, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc biển Đông (gồm cả vùng biển ngoài khơi phía Tây tỉnh Quảng Đông) có gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội.
Vùng biển vịnh Bắc Bộ, gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, phía Bắc sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Từ đêm nay (22 - 7), ở các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9.
Ở Bắc Bộ có mưa, mưa vừa, riêng vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc có mưa to đến rất to.
Sáng nay, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cho biết, đêm qua, các đơn vị Biên phòng đã tổ chức bắn tín hiệu báo bão tại 27 điểm trên bờ và 14 điểm cơ động.
Hôm qua, hai tàu bị mất liên lạc. Hôm nay, mới liên lạc với một tàu ở Hoàng Sa, còn một tàu của Quảng Ngãi vẫn chưa liên lạc được.
Sau bão số một, nhiều địa phương hiện nay vẫn chưa hết ngập úng. Tối qua, tỉnh Nam Định vẫn còn 85 héc ta ruộng ngập trắng, tỉnh Hà Nam còn 660 héc ta bị ngập úng. Nhiều nơi, bà con nông dân phải cấy dặm (riêng tại Hà Nam lên tới 3000 héc ta, chiếm 30 – 50 %).
Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương chỉ đạo các tỉnh miền núi phía Bắc phải sẵn sàng các phương án di dân, chống lũ quét, sạt lở đất.
Hoàng Tuân
 BÃO... CHAN THU


Vừa rồi Côn Sơn đi qua
Nhiều nơi thiệt hại, nhưng mà SƠN TÂY
Như Côn Sơn chưa qua đây
Vì bão đã giúp mưa dày, hạn qua
BÃO tên vậy THÂN THIỆN mà
CHAN THU có lại cũng là DẠO CHƠI...

Viết hồi 9:17 AM ngày 22/7/2010 TẠI 11 Phó Đức Chính; tg Vũ Tản Hồng

 10:44 | 22/07/2010
Bão số 2 đang tiến sát Quảng Ninh
TPO – Tâm bão số 2 chỉ cách Quảng Ninh chưa đầy 400km. Biển Đông sẽ động dữ dội. Gió ở vùng gần tâm bão giật cấp 11, cấp 12. Đêm nay, Bắc Bộ sẽ có mưa, mưa vừa, riêng vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc có mưa to đến rất to - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết.
Đường đi của cơn bão số 2 (Chanthu)đang tiến sát Quảng Ninh
Đường đi của cơn bão số 2 (Chanthu)đang tiến sát Quảng Ninh. Ảnh: TTDBKTTVTW
Biển Đông đang dậy sóng
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lúc 7 giờ sáng nay, 22 - 7, vị trí tâm bão ở khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 400 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Bắc và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ.
Đến 7 giờ ngày 23 - 7, vị trí tâm bão ở khoảng 22,0 độ Vĩ Bắc; 108,5 độ Kinh Đông, cách Móng Cái khoảng 80 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km, dọc theo vùng biên giới Việt – Trung, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh thuộc khu Đông Bắc, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc biển Đông (gồm cả vùng biển ngoài khơi phía Tây tỉnh Quảng Đông) có gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội.
Vùng biển vịnh Bắc Bộ, gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, phía Bắc sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Từ đêm nay (22 - 7), ở các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9.
Ở Bắc Bộ có mưa, mưa vừa, riêng vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc có mưa to đến rất to.
Sáng nay, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cho biết, đêm qua, các đơn vị Biên phòng đã tổ chức bắn tín hiệu báo bão tại 27 điểm trên bờ và 14 điểm cơ động.
Hôm qua, hai tàu bị mất liên lạc. Hôm nay, mới liên lạc với một tàu ở Hoàng Sa, còn một tàu của Quảng Ngãi vẫn chưa liên lạc được.
Sau bão số một, nhiều địa phương hiện nay vẫn chưa hết ngập úng. Tối qua, tỉnh Nam Định vẫn còn 85 héc ta ruộng ngập trắng, tỉnh Hà Nam còn 660 héc ta bị ngập úng. Nhiều nơi, bà con nông dân phải cấy dặm (riêng tại Hà Nam lên tới 3000 héc ta, chiếm 30 – 50 %).
Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương chỉ đạo các tỉnh miền núi phía Bắc phải sẵn sàng các phương án di dân, chống lũ quét, sạt lở đất.
Hoàng TuânXÃ HỘI
Bão Chanthu đang tiến sát Móng Cái
,
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương: Hồi 10 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 350 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.
TIN LIÊN QUAN

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ. Đến 10 giờ ngày 23/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,3 độ Vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, cách Móng Cái khoảng 60 km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km, đi dọc theo vùng biên giới Việt – Trung và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh thuộc khu Đông Bắc, sau đó suy yếu dần thành áp thấp.
d
Biển đông đang dậy sóng vì bão số 2
Đến 10 giờ ngày 24/7, vị trí tâm áp thấp ở vào khoảng 23,0 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, trên vùng biên giới tỉnh Cao Bằng. Sức gió mạnh nhất vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6, (tức là dưới 39 km một giờ).
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển ngoài khơi phía Tây tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) có gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội. Vùng biển vịnh Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, riêng phía Bắc sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh.
Từ đêm nay (22/7), các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Ở Bắc Bộ có mưa, mưa vừa, riêng vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc có mưa to đến rất to. Do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 2, đợt mưa này có khả năng kéo dài 2-3 ngày tới. Cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập úng ở vùng trũng.
(Theo TTXVN)
,

Thác Horsetail nằm ở Bắc Mỹ : Rực sáng giữa buổi hoàng hôn

14.19pm 22-07-2010

Thác Horsetail là một trong những thác nước đẹp nhất trên lục địa Bắc Mỹ. Nhưng nó chỉ thực sự trở nên đặc biệt trong vòng 2 tuần mỗi năm.
Horsetail được biết tới với tên gọi thác "lửa". Tuy nhiên, dòng thác lửa đầu tiên trong công viên Yosemite là do nhân tạo.

Xưa kia, vào mỗi buổi chiều tối, người ta thường đẩy những đống than rực đỏ xuống vách đá granite để tạo thành cảnh tượng thác lửa tuyệt đẹp. Đến những năm 60, do những lo ngại về hỏa hoạn nên việc bắn pháo hoa đã bị ngừng.
Nhưng điều đó không có nghĩa là Horsetail không còn thác lửa. Mọi người đã khám phá ra một điều tuyệt vời hơn nhiều là thác "lửa" tự nhiên đã xảy ra tại đây. Khi điều kiện thiên nhiên vừa đủ, khách du lịch có thể tận hưởng một kì quan độc nhất vô nhị - dòng nước chảy thành thác "lửa".

Thác "lửa" tự nhiên thường xảy ra vào nửa cuối tháng 2. Khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời chiếu rọi vào dòng nước đổ xuống vách đá tạo, khiến dòng nước như biến thành màu đỏ. 

Nhìn từ xa, thác Horsetail giống như đang đổ lửa xuống dưới chân núi. Nhưng thực chất đây chỉ là hiện tượng khúc xạ ánh sáng mặt trời lên dòng nước mà thôi.

22/07/2010 - 12:34 AM

Dự án Luật Tố tụng hành chính: Dân có được quyền kiện thủ tướng?

Đa số tán thành quy định người dân được kiện thẳng ra tòa mà không phải qua khâu giải quyết khiếu nại lần đầu.
Tòa có thụ lý khởi kiện quyết định hành chính của Thủ tướng, cơ quan nào có trách nhiệm thi hành án hành chính… là những vấn đề nóng khi thảo luận về dự án Luật Tố tụng hành chính tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 21-7.
Tòa tỉnh khó xử thủ tướng!
Về thẩm quyền của tòa hành chính, dự luật quy định phương án loại trừ một số trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Theo đó, những hành vi, quyết định hành chính trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao có liên quan đến bí mật nhà nước, hành vi mang tính nội bộ của cơ quan hành chính (trừ quyết định buộc thôi việc đối với cấp vụ trưởng trở xuống)… Quy định như vậy thì có thể hiểu là ngoài các nội dung nêu trên người dân có thể khởi kiện cả quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng, việc dân kiện người đứng đầu Chính phủ là tình huống đã và sẽ xảy ra trên thực tế. Tuy nhiên, ông cho rằng việc giải quyết sẽ rơi vào bế tắc vì “tòa án không có vị thế tương xứng”.
Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đề xuất: Trong thẩm quyền của tòa cấp tỉnh nên loại trừ đối với quyết định, hành vi hành chính của Thủ tướng. “Phải minh bạch, rõ ràng không thì rất rắc rối” - ông nói.
Trách nhiệm thi hành bản án hành chính nên giao cho ai vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Trong ảnh: Một phiên tòa xử vụ án hành chính tại TP.HCM. Ảnh minh họa: HTD
Tuy nhiên, theo đại diện cơ quan thẩm tra - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba, lý lẽ để loại trừ như đề xuất của ông Thuận là rất khó. “Các nước tư bản không loại trừ. Ở ta, tôi cảm nhận vì Thủ tướng là ủy viên Bộ Chính trị, tòa án không xét được. Nhưng giải trình như thế trước Quốc hội thì không thuyết phục, bất hợp lý” - bà thẳng thắn bày tỏ.
Vẫn tranh cãi chuyện thi hành án
Một vấn đề khác gây tranh cãi là trách nhiệm thi hành bản án hành chính nên giao cho ai. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba ủng hộ đề xuất giao cho cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp đảm nhiệm vì đến nay chưa có cơ quan nào giúp Chính phủ quản lý lĩnh vực này, không có ai đôn đốc, thống kê, báo cáo… Hơn nữa, do chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm và chế tài xử lý đối với các trường hợp không chấp hành bản án hành chính nên không thể xử lý được sai phạm.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu không đồng tình với đề xuất này. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận, cơ quan thi hành án dân sự lâu nay chỉ xử lý “tiền, tài sản”, rất khó yêu cầu thực hiện trách nhiệm công vụ như hủy, thay thế, tạm dừng quyết định hành chính. Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng thì lo ngại giao cho cơ quan thi hành án dân sự sẽ dẫn tới bế tắc vì “không dám yêu sách” đối với người ra quyết định hành chính là bộ trưởng, chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện… “Con, cháu mà bắt bề trên thi hành là điều không bình thường” - ông nói thẳng.
Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cũng nêu tình huống: Nếu bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định sai, tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án là cấp dưới có dám cưỡng chế cấp trên thi hành án?
Trước nhiều ý kiến chưa ngã ngũ, chủ trì thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu yêu cầu các cơ quan soạn thảo, thẩm tra tiếp tục lấy thêm các ý kiến, đặc biệt của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tư pháp để hoàn thiện dự luật (dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp cuối năm nay).
Thảo luận về dự án Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm nhân dân (sửa đổi) sáng 21-7, một số ý kiến đánh giá vị thế tòa án hiện nay chưa tương xứng, TAND Tối cao tương đương như một bộ, tòa cấp tỉnh như một sở… trong khi tòa án là trọng tâm của cải cách tư pháp.
Dự án Pháp lệnh sửa đổi quy định bốn ngạch thẩm phán kèm theo chế độ tiền lương, phụ cấp riêng biệt: thẩm phán TAND Tối cao, thẩm phán cao cấp, thẩm phán trung cấp, thẩm phán sơ cấp. Theo Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình, mô hình phân ngạch thẩm phán này là để phù hợp với cải cách tư pháp theo phương án tổ chức bốn cấp tòa: Tòa tối cao, tòa thượng thẩm, tòa cấp tỉnh và tòa cấp huyện.
ĐỨC BÌNH
22/07/2010 - 12:45 AM

Tòa bị kiện nhưng không chịu thụ lý

Tòa không nhận đơn kiện vì đất không phải của đương sự trong khi ở quyết định kê biên thì tòa đã khẳng định đất này là của đương sự.
Tòa huyện chỉ đương sự chạy lên tòa thị xã, còn tòa thị xã bảo đã chuyển về tòa huyện.
Giữa năm 2009, do có tranh chấp về tài sản, ông A. đã kiện vợ chồng ông M. ra TAND huyện Tân Châu (tỉnh Tây Ninh). Sau đó ông A. lại tiếp tục yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên toàn bộ tài sản của ông M.
TAND huyện đã ra quyết định khẩn cấp tạm thời, phong tỏa hơn 20 ha đất mà tòa cho rằng đây là tài sản của vợ chồng bị đơn. Nhận thấy tòa kê biên sai và lố, ông M. đã khiếu nại. Ông cho rằng trong khối tài sản này có phần đất của con trai ông. Phần này không hề liên quan đến vụ án nhưng lại bị kê biên gộp vào đất ông là vô lý. Hơn nữa sau khi tìm hiểu, ông biết được tòa huyện cũng không buộc ông A. đóng tiền đảm bảo khi yêu cầu tòa áp dụng biện pháp kê biên. Điều này là trái với quy định.
Kiện tòa vì bị kê biên lố
Ông M. đã khởi kiện TAND huyện Tân Châu vì đã ra quyết định kê biên gây thiệt hại cho ông. Cụ thể là đất của cha con ông đang làm thủ tục thế chấp ngân hàng để lấy tiền làm ăn và trả nợ nhưng khi bị kê biên thì không thể thế chấp được…
Tháng 8-2009, TAND huyện Tân Châu đã trả lại đơn kiện của ông M. Tòa cho rằng ông M. không nói rõ số tiền bồi thường là bao nhiêu và không có tài liệu chứng minh tài sản này là của chính ông…
Nhận lại đơn, ông M. chưng hửng: “Không hiểu sao tòa này lại trả lời trớt hướt như vậy. Bởi lẽ trong quyết định kê biên đất, tòa đã ghi rõ tên tôi và xác định tôi là chủ sở hữu”. Do vậy, ông M. lại làm đơn khiếu nại.
Tháng 9-2009, TAND huyện lại có công văn gửi ông M. cho hay đơn kiện của ông đã được chuyển đến TAND thị xã Tây Ninh vì người mà ông kiện hiện đang ở thị xã Tây Ninh.
Ông M. lại một lần nữa tròn mắt ngạc nhiên vì ông khởi kiện chính TAND huyện Tân Châu chứ không kiện ai ở thị xã cả. Dù vậy, ông vẫn đến TAND thị xã Tây Ninh tìm hiểu, yêu cầu làm rõ...
Tháng 3-2010, TAND thị xã Tây Ninh báo cho ông biết đơn của ông được chuyển về TAND huyện Tân Châu. Ông lại đến TAND Tân Châu hỏi nhưng tòa vẫn chưa chịu thụ lý.
Thấy tòa huyện nhùng nhằng, ông M. lại làm đơn khiếu nại đến TAND tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên, đến nay ông không nhận được trả lời và vụ việc của ông đã gần một năm nay vẫn chưa nhúch nhích, động đậy gì.
Tòa huyện phải thụ lý
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết: “Theo quy định, nếu TAND huyện Tân Châu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, gây thiệt hại, ông M. có quyền khởi kiện tòa tại chính tòa án huyện này. TAND huyện Tân Châu phải thụ lý đơn của đương sự chứ không thể từ chối”.
“Mặt khác, tòa án chỉ có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Đồng thời, người yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản thì phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do tòa án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện.
Điều này để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu. Do đó, nếu TAND huyện Tân Châu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không yêu cầu nguyên đơn có biện pháp bảo đảm là không đúng quy định của pháp luật” - luật sư Hậu khẳng định.
VĂN ĐOÀN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy