“Thi hành luật không nghiêm sẽ đẻ ra luật rừng”

Hôm nay ngày thứ bảy ngày 10 tháng 7 năm 2010, trời có dụi chút ít vì 21:00 PM đêm qua có trận mưa rào 1 tiếng, bù lại cho việc mất điện 2h buổi tối, sáng nay trả xe cho Giang cùng Dũng cho biết do sơ xuất hôm qua trạm biến áp ở 88 Lê Lợi thay trạm mới tăng công xuất, lỗi thi công để phóng điện 380KV cháy nhiều thiết bị quan trọng của dân trong khu vực...Hôm 8/7/10 trạm biến áp khu Hậu Ninh cũng được nâng công xuất chuyển máy 250KVA từ Sơn Lộc về nên điện có khỏe hơn mọi khi...
Ngày thứ hai thi ĐH đợt hai vẫn nắng & móng nhiều. Hôm qua 16:08-17:30 hành trình Sơn Tây _ Hà Nội viếng bà Khoát 1919 sau đó 18-19:15 về 11 PDC tắm giặt ăn cơm vào bầm ngủ thì mất điện...
Chiều nay bầm ngủ, trời vẫn nắng lớn, dưới quê đưa bà Khoát về đài hóa thân hoàn vũ, mình xa xôi nên đã xin phép trước...

VỀ THĂNG LONG





Đã lâu tôi mới về quê
Sơn Tây-Hà Nội, đường thì ba hai
Quốc lộ nhà nước chẳng sai
Đường đi những gập gềnh cho hai chiều
Cầu Phùng đẹp mắt đáng yêu
Hợp Long đã vẹn, chờ chiều thông xe
Vùng đất lổn NHỔN mọi khi
Hôm nay trông lại, toàn BI với HÀI
Nhà phá, đường chưa kịp xây
Dây thông tin vứt, tưởng đây chiến trường
Thi đại học nên tắc đường
Cảnh sát mũ cát, giống phường Tây xưa
Nắng trảng, cũng được cơn mưa
Một giờ mưa lớn, đất chưa thấm mình
Chín mươi ngày nữa Hà Thành
Ngàn năm văn vật, quê mình THĂNG LONG
Bao năm những đợi với mong
Công trường Hà Nội, Rồng không muốn về
Vẫn căn bệnh SĨ mọi khi
Để sau kỷ niệm, buồn vì...âu lo
Lo công trình hỏng, quê mùa
Còng lưng trả nợ, vẫn chưa hoàn hồn
Công trình kia...thì vẫn còn
Mà không tác dụng, chắc còn đau lâu...


        
   * Viết ngày 10/7/2010 hồi 14: 33 AM tại 11 Phó Đức Chính; tg Vũ Tản Hồng

10/07/2010 - 12:53 AM

KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH LUẬT SƯ NGUYỄN HỮU THỌ (10-7-1910 - 10-7-2010):

“Thi hành luật không nghiêm sẽ đẻ ra luật rừng”

“Tự do, dân chủ chỉ có được thực sự khi hệ thống pháp luật đúng, đủ và được thực hiện nghiêm minh. Người dân phải được bảo vệ các quyền cơ bản của mình”. Người nói câu ấy là luật sư Nguyễn Hữu Thọ, vị chủ tịch thứ năm của Quốc hội Việt Nam.
Ngày 26-4-1981, tại cuộc bầu cử Quốc hội (QH) khóa VII của nước CHXHCN Việt Nam, luật sư Nguyễn Hữu Thọ trúng cử với số phiếu rất cao; tiếp sau đó, ông được bầu làm chủ tịch QH kiêm phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Trên cương vị ấy, điều làm ông suy nghĩ nhiều nhất là làm thế nào để QH thực sự là cơ quan lập pháp, đồng thời là cơ quan giám sát tối cao đối với việc quản lý, điều hành các mặt hoạt động đời sống xã hội.
Quản lý bằng pháp luật
Ông cho rằng việc quản lý, điều hành các lĩnh vực đời sống xã hội bằng các đạo luật là phương thức bảo đảm dân chủ cao nhất: “Tự do, dân chủ chỉ có được thực sự khi hệ thống pháp luật đúng, đủ và được thực hiện nghiêm minh. Người dân phải được bảo vệ các quyền cơ bản của mình”.
Ông rất quan tâm đến việc soạn thảo và ban hành Bộ luật Dân sự vì theo ông, đây là bộ luật lớn, quan trọng nhất sau Hiến pháp. Ông cho rằng với Bộ luật Dân sự, những quy định dân chủ về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân sẽ được thể chế hóa theo cơ chế dân chủ XHCN.
Ông bất bình trước một số vụ việc vi phạm kỷ cương phép nước nhưng chỉ được giải quyết bằng “xử lý nội bộ”. Theo ông, việc xử lý nội bộ không thể bảo đảm được uy tín của Đảng bởi “uy tín cần được bảo đảm hàng đầu là công lý cần được thực hiện và đó cũng là uy tín của Đảng”. Ông từng nhiều lần nói: “Luật mà thi hành không nghiêm thì sẽ đẻ ra luật rừng, luật rừng đẻ ra xã hội rừng”.
Ông rất chú trọng tới việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân qua QH và hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. Ông cho rằng đại biểu QH và HĐND phải là người “đủ kiến thức và năng lực” đảm đương nhiệm vụ, phải “phản ánh trong cơ cấu tính chất đại đoàn kết dân tộc”, “càng nhiều đại biểu gắn chặt với cơ sở, với sản xuất càng tốt nhưng quan trọng hơn cả “phải là đại biểu thực sự cho quần chúng, được quần chúng tín nhiệm”. Chính ông nêu lên bảy vấn đề có tính chỉ đạo để xây dựng, tổ chức HĐND các cấp thực sự là cơ quan quyền lực của nhân dân, chẳng hạn khẳng định rằng: “Mối quan hệ giữa HĐND và UBND là mối quan hệ thiết lập bằng cơ chế - không dính dáng đến cương vị về mặt Đảng của cá nhân những người ở hai cơ quan đó”. Điều này có nghĩa luật sư Nguyễn Hữu Thọ hết sức đề cao vai trò của ý thức pháp luật, sự rạch ròi cũng như tính nghiêm minh của pháp luật.

Không được phát triển kinh tế theo chỉ tiêu nhất thời
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ còn đưa ra những nguyên tắc phải bảo đảm trong xây dựng pháp luật kinh tế: Hệ thống luật kinh tế phải thể hiện sự bình đẳng giữa các thành phần, khu vực kinh tế; pháp luật kinh tế phải bảo đảm tính đồng bộ, ổn định. Nhưng điều mà ông nhấn mạnh là: “Kế hoạch phải phù hợp với khả năng thực tế của nền kinh tế nước ta, nhằm phát triển lâu dài, vững chắc, hợp lý, chứ không nhằm kích thích vượt chỉ tiêu nhất thời, để rồi nền kinh tế kiệt sức.”
Ông còn cho rằng khi pháp luật chưa đầy đủ các điều khoản phản ánh những mặt phức tạp của hoạt động kinh tế thì những quy định về kỷ luật chính là sự bổ sung cho pháp luật. Từ quan niệm này, ông khẳng định: “Kỷ luật nhất thiết phải có hiệu lực với mọi cấp, mọi ngành, không có ngoại lệ”, ngay cả khi pháp luật đã đầy đủ thì kỷ luật vẫn là động lực bảo đảm việc thực thi pháp luật.
Từ những năm đầu của thập niên 1980, điều mà luật sư Nguyễn Hữu Thọ mong đợi là nước ta sớm có tòa án kinh tế để xét xử các vụ vi phạm hợp đồng kinh tế, nhằm ngăn chặn và giảm thiểu những tổn thất kinh tế, bảo đảm chặt chẽ kỷ cương và góp phần ổn định các hoạt động của nền kinh tế đất nước.
Nhiều ý kiến đề nghị của ông rất mới mẻ, mạnh bạo. Trong một số trường hợp, ông sẵn sàng chấp nhận sự gai góc. Với cương vị chủ tịch QH, ông đề nghị: Đoàn chủ tịch các kỳ họp không nên và không được yêu cầu các đại biểu QH phải gửi văn bản tham luận cho đoàn chủ tịch trước khi phát biểu: “Chúng ta không sợ nghe những vấn đề gai góc, chỉ ngại nghe những vấn đề không có nội dung”.
Cho đến cuối đời, ông dành tình cảm, tâm huyết cho việc thực hiện dân chủ, xây dựng luật pháp và vẫn đặt kỳ vọng QH sẽ thực sự giữ vai trò cơ quan quyền lực tối cao.
 Dân chủ không phải là sự ban ơn
Đừng có ảo tưởng rằng những người quan liêu, bảo thủ sẽ tự giác trao cho nhân dân quyền dân chủ, tự giác cụ thể hóa để thực hiện sự nghiệp đổi mới. Vấn đề tùy thuộc rất nhiều vào sự đấu tranh của các tổ chức đại diện cho nhân dân là QH, HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể…
Chúng ta phải đau lòng mà nhận thấy rằng vừa qua sự đấu tranh của những công cụ ấy của nhân dân vẫn còn rất yếu. Không phải là chúng ta không có điều kiện để đấu tranh mà là các tổ chức nói trên vẫn còn chưa dám đấu tranh và đã tỏ ra yếu ớt.
Vì sao, theo quy định, Mặt trận Tổ quốc là tổ chức có quyền giới thiệu người ra ứng cử vào cơ quan nhà nước lại không đứng ra thật sự lựa chọn người có tài, đức để giới thiệu mà thường ngoan ngoãn làm theo danh sách được đưa xuống từ cấp trên?
QH là cơ quan quyền lực cao nhất nhưng cũng đấu tranh yếu ớt. Những gì đạt được ở những phiên họp QH gần đây vẫn chưa phải là những điều cơ bản. Bãi miễn các chức vụ nhà nước là quyền của QH và HĐND nhưng quyền ấy chưa bao giờ được sử dụng.
QH đã thế, HĐND còn yếu hơn. Chúng ta tốn tiền của, thì giờ để tổ chức bầu cử ra các cơ quan dân cử, để các cơ quan đó hội họp mỗi năm mấy lần nhưng đã giải quyết được những gì phục vụ nhân dân?
Người ta chỉ thấy cơ quan thừa hành là UBND là tổ chức chịu sự kiểm soát của HĐND nhưng chủ tịch của UBND lại cũng là chủ tịch của HĐND. HĐND quyền lực như thế mà không có bộ máy đầy đủ, không có ngân sách, thậm chí còn không có cả trụ sở. Những điều khôi hài như thế vẫn chưa được đấu tranh để thay đổi.
Nhân dân ai cũng thích cái bánh thật chứ chẳng ai thích cái bánh vẽ. Chỉ có những kẻ bất tài, có quyền lợi cá nhân gắn với những cơ chế tổ chức hình thức mới thích những thứ hoạt động hình thức đó.
Điều đau lòng là trong nhiều năm liền trôi qua, chúng ta vẫn còn duy trì những thứ hình thức hữu danh vô thực đó. Khuyết điểm lớn của chúng ta là chưa có dân chủ thật sự. Nhiều nguyện vọng chính đáng của người dân chưa được đấu tranh thực hiện, người dân chưa thật sự chọn lựa được những người lãnh đạo theo sự tín nhiệm của họ.
Tất cả vấn đề là phải đấu tranh để thực hiện. Cuộc đấu tranh này không giống cuộc đấu tranh đối kháng với địch trước đây nhưng cũng phải diễn ra quyết liệt.
Chức năng, nhiệm vụ của Đảng, nhà nước, các cơ quan dân cử, các tổ chức quần chúng phải được phân định rõ ràng, không thể để tình trạng giẫm chân, bao biện làm thay tiếp tục xảy ra mãi được.
Tòa án phải có tính độc lập, không thể xử án theo những lệnh lạc đã được ra sẵn. Tôi cho rằng Mặt trận Tổ quốc cũng cần có một quy chế rõ ràng về mối quan hệ của mình với các cơ quan nhà nước.
(Trích phát biểu của luật sư Nguyễn Hữu Thọ tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM năm 1988). Hồng Vĩnh
 0/07/2010
Thiên tai nắng nóng
TP - Nắng nóng gay gắt kéo dài triền miên gây biết bao phiền toái về sức khỏe của hàng chục triệu người, làm suy giảm năng suất lao động trên hầu hết các lĩnh vực sản xuất nhưng việc phòng chống nắng nóng dường như không có nhạc trưởng.
Nắng nóng là hiện tượng cực đoan của tự nhiên, được quyết định bởi chế độ khí hậu toàn cầu hơn là địa phương. Tuy nhiên, đường sá, nhà, rừng, sông, biển ở Việt Nam có thể làm cho nắng nóng hoặc giảm nhẹ hoặc trở nên gay gắt hơn trên chính lãnh thổ nước ta. Thật không may, các yếu tố đó ở nước ta đều đang gây tác động ngược, làm cho nắng nóng trở nên khốc liệt hơn, gây hậu quả ghê gớm hơn.
Chưa bao giờ người ta thấy cái giá phải trả do nạn phá rừng tự nhiên như bây giờ. Phá rừng tự nhiên gần như đồng nghĩa với phá các tấm đệm hút nước tự nhiên vào mùa mưa để nhả dần vào mùa khô.
Hàng triệu héc ta rừng được trồng ở đầu nguồn các con sông từ Bắc chí Nam hơn chục năm qua nhưng không thể cứu vãn được tình cảnh các hồ thủy lợi, thủy điện và thượng nguồn các sông cạn kiệt như hiện nay.
Các cánh rừng trồng, chủ yếu là thuần một hoặc vài loài, lại có khả năng hấp thụ nhiệt và hấp thụ khí nhà kính - vốn làm cho khí quyển nóng lên - ít hơn so với rừng tự nhiên, khiến cho trời nóng không được làm dịu bớt bởi máy điều hòa không khí tự nhiên.
Thế là sau lũ lụt, khô hạn, bão tố, giờ đây, chúng ta bắt đầu cảm nhận được một loại thiên tai mới có sức tàn phá không kém - nắng nóng. Nhận biết được mối de dọa này, không ít nước có phản ứng mau lẹ để bảo vệ sức khỏe người dân.
Tại Vương quốc Anh, nơi nhiệt độ lên đến 32 độ C đã được xem là nắng nóng, chính quyền ban hành hẳn hệ thống báo động nắng nóng với bốn cấp (cấp một màu xanh lá cây với thông điệp “sẵn sàng cho mùa hè và lên kế hoạch dài hạn”, cấp hai có màu hổ phách kèm thông điệp “cảnh báo và sẵn sàng”, cấp ba màu đỏ kèm thông tin “hành động chống nắng nóng”, và cấp bốn là “khẩn cấp”).
Tại Mỹ, chính quyền một số thành phố có nắng nóng hoành hành cho dựng lều tạm trú và hệ thống cấp nước uống miễn phí cho người qua đường. Có nơi, chính quyền còn ra lệnh hạn chế xe cộ vào thành phố, cấm làm đường, đổ nhựa mới với bề mặt đen bóng để giảm mức độ hấp thụ nhiệt, v.v.
Ở ta dường như chưa thấy chuyện đó. Việc phòng chống nắng nóng hầu như chỉ được Bộ Y tế nhắc nhở các đơn vị trong ngành, quan tâm đến việc dựng thêm lều bạt, kê thêm giường nằm tại các bệnh viện công lập. Nhưng nắng nóng, vốn chưa được xem là một loại hình thiên tai ở nước ta, đâu chỉ gây hậu quả ở các cơ sở khám chữa bệnh?
Để có thể phòng chống nắng nóng bên ngoài bệnh viện như cách mà các nước đã và đang làm, các cơ quan, bộ, ngành khác, các chính quyền địa phương đâu cả rồi?
Chi Giao
10/07/2010
Cán bộ làm sai, dân bị cưỡng chế
TP - Ở nhiều địa phương, cán bộ hành chính thiếu quan điểm an dân, hành xử trái luật, khiến cuộc sống của người dân bất ổn kéo dài.
Ông Sơn Đẹp ở sân nhà vừa bị cưỡng chế đập phá
Ông Sơn Đẹp ở sân nhà vừa bị cưỡng chế đập phá . Ảnh: T.A
Ông Sơn Đẹp có cơ sở chế biến gỗ, tạo việc làm cho 30 lao động, trên đất của ông tại đường Trần Hưng Đạo, phường 3 (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng). Ngày 27-5-2010, UBND TP Sóc Trăng tổ chức lực lượng đến cưỡng chế, phá sân của ông, khiến việc kinh doanh đình đốn.
Trước khi cưỡng chế, chính quyền địa phương không có biên bản và quyết định phạt vi phạm hành chính, không có cả quyết định và thông báo cưỡng chế. Ngay cả ông Sơn Đẹp cũng không biết ông vi phạm điều gì?!
Mảnh sân của ông Sơn Đẹp thuộc thửa đất đã được cấp sổ đỏ năm 2001, diện tích 630,9m2, không tranh chấp với ai, hằng năm ông Sơn Đẹp đóng thuế đầy đủ.
Năm 2009, dự án mở rộng đường Trần Hưng Đạo lấy của ông 77m2 nhưng UBND TP Sóc Trăng ra quyết định thu hồi và đền bù chỉ 44,9m2. Ông Sơn Đẹp khiếu nại, UBND TP Sóc Trăng cho rằng: “Phần đất 32,1m2 còn lại, sát mép đường, không bồi thường vì đất nhà nước quản lý”.
Phó chủ tịch UBND TP Sóc Trăng Lê Minh Thượng giải thích: “Sở TN-MT tỉnh Sóc Trăng tham mưu để UBND tỉnh Sóc Trăng cấp sổ đỏ cho ông Đẹp đến sát mép đường là sai”. Ông Sơn Đẹp hỏi: “Nếu cán bộ làm sai thì phải chịu trách nhiệm chứ sao bắt dân chịu?”. Ông Phạm Văn Đang, PGĐ Sở TN-MT tỉnh Sóc Trăng, lại nói, việc đo vẽ không riêng cán bộ của Sở TN-MT, và những cán bộ đo vẽ nay không làm việc ở Sóc Trăng nữa, nên không thể xử lý trách nhiệm.
Quá bức xúc, ông Sơn Đẹp phát biểu: “Tôi đang khiếu nại đúng luật, đề nghị chính quyền giải quyết, tại sao rầm rộ cưỡng chế gây thiệt hại cho việc kinh doanh của tôi?”.
Theo những người am hiểu pháp luật, nếu diện tích đất trong sổ đỏ có sai thì điều chỉnh lại để giải quyết là hợp tình hợp lý. Vội vàng cưỡng chế, vừa sai luật, vừa không cần thiết. Được biết, ông Sơn Đẹp đang khởi kiện Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng ra tòa hành chính.
Tuấn Anh
Ngày 09/07/2010, 06:37:36 (GMT+7)
Vụ “cảnh cáo chủ tịch UBND thị xã Bạc Liêu”: Chờ phân công nhiệm vụ khác
Ông Trần Thanh Bửu
TT - Sau khi Ủy ban Kiểm tra (UBKT) trung ương công bố thông tin thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Trần Minh Huấn - phó bí thư Thị ủy, chủ tịch UBND thị xã Bạc Liêu, PV Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Trần Thanh Bửu - ủy viên UBKT Tỉnh ủy Bạc Liêu - về những sai phạm của ông Huấn.
Ông Bửu nói: ông Huấn đã có sai phạm trong quản lý và sử dụng tài chính lúc còn làm bí thư Tỉnh đoàn. Và ở cương vị phó bí thư Thị ủy, chủ tịch UBND thị xã ông đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của UBND thị xã trong một số vụ việc cụ thể.
* Trên cương vị bí thư Tỉnh đoàn, ông Huấn đã sai phạm như thế nào, thưa ông?
- Khi ông Huấn bàn giao nhiệm vụ bí thư Tỉnh đoàn để về nhận nhiệm vụ ở thị xã Bạc Liêu, cơ quan chức năng phát hiện một số sai phạm, mất cân đối tài chính. Thanh tra nhà nước phát hiện ông Huấn cho lập quỹ khen thưởng trái phép, lập chứng từ khống để rút tiền ngân sách, chi tiền không đúng nguyên tắc tài chính, duyệt chi những khoản tiền vượt quá quy định, thâm lạm vào quỹ lương khiến nhiều lúc không có tiền để phát lương cho cán bộ, công nhân viên...
Ông Huấn đã sửa một số văn bản nhân chuyến đi Hà Nội dự đại hội của Trung ương Đoàn để xin rút tiền ngân sách, mặc dù kinh phí cho chuyến đi này đã được Trung ương Đoàn đài thọ.
* Số tiền lập quỹ trái phép có nhiều không?
- Số tiền sai phạm trong vụ việc này khoảng 1,1 tỉ đồng. Ông Huấn có trách nhiệm trả lại số tiền này vào ngân sách nhà nước. Trước đó, số tiền sai phạm do thanh tra làm có nhiều hơn, nhưng trong quá trình UBKT Tỉnh ủy làm việc, các đương sự liên quan trình ra được những chứng từ chi hợp lý nên đã trừ bớt số tiền cho là sai phạm trước đó.
* Kết luận của UBKT trung ương cũng đã chỉ ra một số sai phạm trong quá trình ông Huấn về làm phó bí thư, chủ tịch UBND thị xã Bạc Liêu. Đó là những khuyết điểm gì?
- Những khuyết điểm của ông Huấn lúc làm chủ tịch xoay quanh vấn đề vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc của UBND thị xã.
Ông Huấn dùng ngân sách cấp thẳng 300 triệu đồng cho một công ty tư nhân xây dựng hồ bơi theo mô hình xã hội hóa, thay vì phải đối ứng theo chủ trương trước đó mà không thông qua tập thể là sai. Ngoài ra, ông Huấn còn tự ý xuất cho công ty trên mượn 100 áo phao được dùng trong phòng chống lụt bão mà không thông qua tập thể, trong khi số áo phao này không thể sử dụng cho mục đích khác.
Việc giải tỏa, bồi hoàn ở phường 2, thị xã Bạc Liêu đã không được ông Huấn giám sát, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra dẫn đến cấp dưới làm tùy tiện, thiệt hại cho ngân sách. Trong chi ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng, ông Huấn đã chi vượt với nghị quyết hằng năm của HĐND thị xã, việc chi vượt này không thông báo với HĐND khiến việc quyết toán không thể thực hiện được vì không nằm trong kế hoạch.
* Việc xử lý kỷ luật đối với ông Huấn hiện nay ra sao, thưa ông?
- Ban thường vụ Tỉnh ủy đã rút ông Huấn về Ban tổ chức Tỉnh ủy chờ phân công nhiệm vụ khác, không còn giữ chức vụ phó bí thư, chủ tịch UBND thị xã Bạc Liêu nữa.
PHƯƠNG NGUYÊN thực hiện
Kiểm điểm bí thư Tỉnh ủy và UBND tỉnh Tiền Giang
Ủy ban Kiểm tra trung ương vừa có kết luận nội dung tố cáo Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Trần Thị Kim Cúc. Nội dung kết luận cũng đã được thông báo trong Ban chấp hành Tỉnh ủy Tiền Giang. Theo đó, bốn vấn đề bà Cúc bị tố cáo gồm: ưu đãi đầu tư cho KCN Tân Hương, cổ phần hóa Công ty Du lịch Tiền Giang, thu hút đầu tư KCN Long Giang và can thiệp cho người cháu gái sống chung nhà tên Diệu Hồng (công tác tại Ngân hàng Công thương Tiền Giang) được kết luận là có cơ sở.
Tuy nhiên, Ủy ban Kiểm tra trung ương cho rằng sai sót của những vụ việc nói trên (ngoại trừ vụ bà Diệu Hồng) trách nhiệm chính thuộc về UBND tỉnh Tiền Giang. Ủy ban Kiểm tra trung ương đã “kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc” đối với bà Trần Thị Kim Cúc và đề nghị kiểm điểm Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Tiền Giang cùng một số lãnh đạo sở, ngành có liên quan.
UBND tỉnh Tiền Giang xác nhận sẽ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân có liên quan những vụ việc này ngay trong tháng 7-2010. Theo đề nghị của Ban thường vụ Tỉnh ủy, ngoài những cán bộ lãnh đạo đương chức, hai cán bộ đã chuyển công tác và nghỉ hưu cũng sẽ được mời về để kiểm điểm. Đó là nguyên chủ tịch Nguyễn Hữu Chí (hiện là thứ trưởng Bộ Tài chính) và nguyên phó chủ tịch thường trực Trần Thanh Trung (mới nghỉ hưu). Hiện nay ông Chí đang đi học ở nước ngoài nên nhiều khả năng tỉnh sẽ tiến hành kiểm điểm sau hoặc đề nghị trung ương kiểm điểm.
VÂN TRƯỜNG
Thứ Bẩy, 10/07/2010 - 1:01 PM

Ngắm bộ bàn ghế có một không hai ở đất Thành Sen

(Dân trí) - Từ môt gốc cây gỗ gõ đỏ được chuyển về từ Campuchia, một ông chủ buôn gỗ tại Hà Tĩnh đã cho chế tác thành bộ bàn ghế độc nhất vô nhị, đẹp và đắt giá.
“Không có bộ ghế nào đỉnh hơn bộ ghế này đâu”, “Nó là đệ nhất thiên hạ rồi”, “Tạo ra được bộ ghế tuyệt tác như thế chắc phải tốn đến hằng trăm triệu”… là những lời bàn tán xôn xao về bộ bàn ghế độc nhất vô nhị được tạo từ rễ cây gỗ quý đặt ở phòng khách của một đại gia đất Thành Sen (TP Hà Tĩnh).
Chúng tôi tìm đến nhà ông Phùng Thương, chủ nhân của bộ bàn ghế, ở khu phố 3, phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, và quả thật thấy choáng ngợp trước “đệ nhất ghế” được chủ nhân đặt ngay giữa phòng khách.
“Nó là hàng độc đấy. Các chú cứ tự nhiên ngồi và ngắm nghía thoái mãi. Tôi không lấy tiền ngồi đâu mà e sợ”, ông chủ nhà hào sảng giới thiệu.
 
Bộ bàn ghế được bày trong phòng khách, với dáng dấp khá lạ.
 
Đúng như lời đồn đại, “đệ nhất ghế” không có hoạ tiết hoa văn cầu kỳ, tinh xảo mà hoàn toàn được tạo theo thế tự nhiên của bộ rễ cây; ngoại trừ chiếc kệ ti vi được khắc hoạ thêm hình đại bàng và hổ vờn nhau.
 
Ông chủ Thương say sưa giới thiệu: “Tôi không thích cầu kỳ, tạo theo thế tự nhiên của nó mới hay. Hay ở chỗ là để cho khách tự chiêm ngưỡng và tưởng tượng về nó. Nhìn chiếc ghế dài mà xem, toàn bộ phần khi ngồi tựa lưng vào có người trong giống như thân rồng và tay vịn là đầu rồng, có người bảo giống ngũ xà cuộn vào nhau.
 
 
Còn những chiếc ghế đơn thì tha hồ tưởng tượng, người phát hiện ra hình con báo, con voi, con khỉ, con chim; người phát hiện ra rắn hổ mang, hòn núi vọng phu, tranh tứ bình. Đế của chiếc bàn có người nhìn ra bàn chân Việt với ngón cái quắp lại, đôi bồ câu đang tung cánh... Chiếc giá để ti vi có người nhận xét phía dưới giống như một con thuồng luồng hoặc con bạch tuộc miệng đang mở to; người cho rằng nó là miệng hang động bí hiểm… Trí tưởng tượng của con người tha hồ bay bổng khi chiêm ngưỡng bộ bàn ghế này. Nó độc là độc ở chỗ đó”.
 
Mặt bàn được làm từ gốc cây như ông Thương giới thiệu cỡ 7 người ôm không xuể
 
“Ngồi ở bộ bàn ghế này mà pha trà nhấm nháp, ghe âm thanh du dương của bản nhạc vọng từ tầng lửng xuống, tiếng líu lo của con khửu rừng, ngắm giàn hoa thiên lý trước hiên, có cảm gác như đuợc tự do trong thiên nhiên” - ông chủ ngẫu hứng nói thêm.
 
Đầu hổ trên kệ ti vi
 
Hỏi về gốc tích của bộ bàn ghế, ông chủ cho biết, một người từng gắn bó với rừng như ông đã ấp ủ làm cho riêng mình một bộ ghế thật ưng ý. Đầu năm 1999, ông thuê hơn chục người sang đất Campuchia đào gốc một cây gỗ gõ đỏ vốn đã được ông phát hiện nằm bên một bờ suối trước đó 3 năm. Hơn chục con người đào bới liên tục hơn nửa tháng mới bốc được bộ rễ rời khỏi mặt đất rồi thuê xe vận chuyển về tỉnh Bình Phước. 4 thợ có tay nghề bậc cao tại TP Hồ Chí Minh được huy động, chế tác, khắc đẽo, chạm trổ suốt 6 tháng trời mới ra được bộ bàn ghế quý này. Tồng chi phí toàn bộ hết hơn 220 triệu đồng.
 
“Đưa bộ ghế về được mấy ngày, bà con khu phố, bạn bè thi nhau tìm đến chiêm ngưỡng. Đặc biệt là có nhiều đại gia ở Hà Tĩnh, Vinh, Thanh Hoá, Hà Nội, Lào Cai ghé thăm và ngã giá mua. Có người ra giá 400 triệu đồng, người 650 triệu đồng và cao nhất là ông bạn ở ngoài Hà Nội trả tới 1,2 tỷ đồng, nhưng tôi kiên quyết không bán dù họ trả giá cao bao nhiêu đi chăng nữa. Vì nó là con đẻ tinh thần được tôi nung nấu từ lâu” - ông chủ nói.  
 Bá Hải - Văn Dũng
Email: info@dantri.com.vn. Website: http://www.dantri.com.vn Bản quyền © 2003 - 2010 Tuổi Trẻ


          

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm