Đấu tranh trong Đảng còn hạn chế Cập nhật lúc : Thứ Năm, 08/07/2010 - 9:06 AM

Đấu tranh trong Đảng còn hạn chế
Cập nhật lúc :9:06 AM, 08/07/2010
Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam chia sẻ những suy nghĩ trên, khi trò chuyện với Đất Việt xung quanh việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) vừa công bố kết luận hơn 45 vụ việc, trong đó có đề nghị xử lý kỷ luật, cách chức một số cán bộ, đảng viên có chức vụ cao.
- Ngoài việc xử lý kỷ luật Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinashin, đề nghị cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, UBKTTƯ còn cho biết, đã giải quyết tố cáo đối với 12 cá nhân có chức vụ cao và kết luận cá nhân nào cũng có khuyết điểm. Đón nhận những thông tin này, ông có suy nghĩ gì?
- Tôi không có gì ngạc nhiên, mà chỉ hoan nghênh Đảng đã mạnh dạn công khai cho nhân dân biết để giám sát, làm gương cho các nơi khác rút kinh nghiệm thực hiện. Trước kia cũng có nhiều đồng chí cán bộ cấp rất cao bị kỷ luật, nhưng không bao giờ công bố, kể cả hồi tôi làm Thường trực Bộ Chính trị. Còn bây giờ công bố hết, rõ ràng rành mạch. Trước đây có chuyện đó là vì nhiều lẽ, mà cái chính là do nhận thức. Còn bây giờ, không khí dân chủ hơn và mọi thông tin đều được đòi hỏi ở mức độ cao.
Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị.

- Có ý kiến cho rằng, khi quyết tâm đi vào xem xét tình hình một cách thực chất, sẽ thấy ở các tổ chức đảng, chất lượng đảng viên ở bất kỳ cấp nào cũng có những vấn đề đáng phải lưu tâm. Ông có đồng tình với ý kiến đó? 
- Điều này là rất đúng. Lâu nay nhắc đến việc kiểm tra, giám sát đảng viên, chúng ta vẫn quen nói là “đã ngăn chặn từng bước”, “có kết quả bước đầu”… Nói thế rất chung chung. Qua những lần UBKTTƯ công bố kết luận, chẳng hạn như kết luận 45 vụ việc vừa rồi thì có thể thấy rằng: hiện tượng tiêu cực trong nội bộ đảng có xu thế phát triển. 

Thật sự thì chúng ta chưa ngăn chặn được, chưa chặn đứng được. Trong thực tế, cuộc sống diễn ra có những mặt trái chiều và thực chất chúng ta đã buông lơi đấu tranh nội bộ, phê bình tự phê bình, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không đến nơi đến chốn. Vì thế, tình hình đã phát triển theo hướng rất không có lợi.
Việc công bố kết luận vừa rồi đã thấu đáo được với mọi tổ chức đảng, với mọi cán bộ có chức có quyền hay chưa? Tôi chắc chắn là chưa làm được cái việc ấy. Mà cái hiện tượng này nó ngấm ngầm, nếu hỏi những anh em ở cơ sở, những người chân thực thì họ rất băn khoăn lo lắng. Nhiều nơi có biểu hiện vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm đạo đức lối sống chứ không chỉ có ở Hà Giang với Vinashin.
- Theo ông thì vì sao chỉ khi UBKTTƯ vào cuộc, mọi việc mới được kết luận rõ ràng, trong khi việc đó nằm trong tầm tay của cấp ủy và UBKT các cấp?
- Tôi rất băn khoăn rằng, phải chăng đấu tranh trong đảng của chúng ta còn rất hạn chế. Chứ đáng ra việc này phải được thực hiện từ UBKT các cấp, chỉ đạo của các cấp ủy, rồi ở trên là UBKTTƯ chỉ làm tiếp những phần việc mà ở dưới không làm được. Nhưng rõ ràng là phần lớn những vụ việc này, các tổ chức đảng ở nơi đó biết mà vấn né tránh, biết mà vẫn đùn đẩy, cho qua. Sự việc này thì có ai chịu trách nhiệm không hay chỉ có mấy ông cán bộ này? Tôi nghĩ những cơ quan chỉ đạo điều hành đối với những cá nhân, những cấp có khuyết điểm cũng phải chịu trách nhiệm.
Tôi cũng thấy rất mừng việc này được làm đúng vào dịp chuẩn bị Đại hội Đảng. Khi góp ý kiến với Bộ chính trị và Ban Bí thư, tôi cũng mong muốn có vấn đề gì thì phải làm cho rành mạch. Để những người tốt không phải chịu những tai tiếng không đúng, còn những người không xứng đáng thì lại được lực lượng tiêu cực o bế, tiếp tục đưa vào cơ quan lãnh đạo.
- Theo ông, bài học lớn nhất rút ra sau những sự việc đã được nêu trong thông báo của UBKTTƯ là gì? 
- Chắc chắn sau sự việc này, có nhiều bài học rất đáng rút ra, để cho các cấp ủy nói chung, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và UBKTTƯ nói riêng cần cố gắng để làm đến nơi đến chốn. Đừng nên tả khuynh, đừng nên cực đoan, ai cũng nghi ngờ. Nhưng khi có những nơi yếu kém, không chịu tự phê bình thì phải chỉ đạo kiểm tra giám sát chặt chẽ. Như thế mới bảo vệ được cán bộ tốt, ngăn ngừa và loại bỏ được những cán bộ thoái hóa biến chất khỏi hàng ngũ của Đảng và bộ máy lãnh đạo.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!  
“Có lẽ đã đến lúc nên đặt vấn đề: để những người lãnh đạo chính quyền đứng đầu cơ quan chống tham nhũng thì có lợi hay không? Các vụ việc đến mức như thế, chẳng hạn như Chủ tịch tỉnh Hà Giang, thì làm sao mà chỉ đạo được phong trào chống tham nhũng trong tỉnh? Mà đây chỉ là phát hiện một, nhưng ở nhiều nơi khác đừng tưởng không xảy ra. Tôi nghĩ, người chủ trì chống tham nhũng phải là đại diện cơ quan dân cử thì mới khách quan, do không dính vào tiền bạc, quyền hành một cách trực tiếp”. (Nguyên Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt)
Trần Ngọc Trung (thực hiện
Hôm nay ngày 08/7/10 thứ năm HĐND thị xã họp phiên thường kỳ, mình ba lần xuất tướng đi lấy trợ cấp cho các sếp mới được. Chu Trường & Sinh vào chơi in NĐ 35 PCCC
Lại một ngày nắng & nóng khoảng 40 độ, tuy vậy hôm nay còn khá hơn là có chút gió, mình vào 17 PDC cho MIC về, cho TO ra khỏi nhà và cho chúng ăn phở dư...
Công KT tiếp tục câu chuyện ngàn lẻ một đêm cùng Ban CN HTX La Thành CĐ...nghẫm cũng vui.
Bỏ ROLE của Phích 10$, gặp chị Thảo nói câu chuyện ngày xưa...Khám bệnh cho cây Bàng Đài Loan, nhiều khả năng nó vẫn sống, chỉ chột một chút vì dạo này nắng to...
08/07/2010
Về việc UBKTTƯĐ đề nghị cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang:
Ông Nguyễn Trường Tô nói gì?
TP - Hôm qua, gần 20 PV từ nhiều cơ quan báo chí đã có mặt tại TX Hà Giang, làm cho phố núi bé nhỏ này như nóng bức hơn. Tỉnh ủy, UBND, Công an tỉnh và Công an TX Hà Giang được các nhà báo rốt ráo săn tin.
 
Ông Nguyễn Trường Tô  Ảnh: TT

Ông Nguyễn Trường Tô: “Tôi thấy không thỏa đáng”!
Không giấu nổi vẻ suy tư, buồn bã, khi trao đổi với PV Tiền Phong trưa 7-7, ông Nguyễn Trường Tô khẳng định ông vẫn đang điều hành công việc bình thường tại UBND tỉnh với cương vị Chủ tịch. Sáng và chiều cùng ngày, ông vẫn chủ trì một số cuộc họp…
Ông Tô cho biết ông chưa rõ quan điểm của Thường vụ Tỉnh ủy, cũng chưa rõ Ủy ban KTTƯĐ căn cứ vào vụ việc cụ thể nào để cho rằng ông “sống buông thả”, “quan hệ thiếu lành mạnh”, Tuy nhiên, ông Tô cũng cho biết, tổ công tác của Ủy ban KTTƯĐ đã làm việc với tỉnh, phía Công an tỉnh đã có báo cáo, còn bản thân ông cũng đã có giải trình.
Về thông tin cô gái mại dâm tên D. chụp ảnh ông Tô đang khỏa thân, ông Tô lưu ý cô D. này khai có “quan hệ” với ông từ cuối năm 2005, khi đó ông đang là Giám đốc một sở. Tuy nhiên, ông Tô khẳng định “vụ cô D. chả có căn cứ gì”. Công an thị xã Hà Giang khi đó thực hiện chức năng của họ, rồi báo cáo lên Giám đốc Công an tỉnh, còn với ông thì họ không trao đổi.
Về thông tin ông bị nêu tên trong “danh sách đen” phát lộ giai đoạn phúc thẩm vụ án Sầm Đức Xương, ông Tô không thể hiện quan điểm.
Về những đóng góp trên cương vị Chủ tịch UBND tỉnh, ông Tô khẳng định có góp sức rõ rệt về các mặt kinh tế, xã hội, tăng trưởng, phát triển, xoá đói giảm nghèo… Đặc biệt, thu hút đầu tư đang từ 900 tỷ đồng năm 2005, đi lên 1400 tỷ đồng, rồi nay đã tăng gấp đôi. Thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2010, mục tiêu đề ra 500 tỷ đồng, đã thực hiện đến 600 tỷ.
PV hỏi: “Ủy ban KTTƯĐ đề nghị cách chức ông, dư luận đang ồn ào, quan điểm của ông thế nào?”. Ông Tô đáp buồn bã: “Phải chờ phán quyết của cơ quan chức năng, của Đảng và Nhà nước. Tôi không có ý kiến gì, cũng thực sự không muốn bình luận gì thêm”.
Ông Hoàng Trung Luyến: “Phẩm chất cán bộ thế là không được”
Trao đổi với các PV có mặt tại Hà Giang, ông Hoàng Trung Luyến - Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang - cho biết: Tại cuộc họp Ban Thường vụ mới rồi, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất khẳng định ông đã báo cáo lên Ủy ban KTTƯĐ, rằng ông từng được Giám đốc Công an tỉnh báo cáo có ảnh khỏa thân của ông Tô trong máy điện thoại của chị D., việc này bị phát hiện khi chị D. bán dâm trong nhà nghỉ.
Ông Tô cũng thừa nhận Bí thư Tỉnh ủy có nhắc nhở, nhưng không nhớ nhắc nhở cụ thể việc gì, chỉ nhớ là nhắc chung chung về lối sống.
Ông Luyến được biết Ủy ban KTTƯĐ đã yêu cầu ông Tô giải trình, nhưng trước sau ông Tô một mực nói chưa từng thấy các bức ảnh đó, nên không biết đó có phải là ông hay không, và không biết người ta chụp ảnh ở đâu, khi nào. Ông Tô làm bản giải trình chứ không phải bản kiểm điểm, và không thừa nhận người trong các bức ảnh đó là ông Tô.
Theo cơ quan giám định hình sự thì đó là ảnh thật, không phải ảnh ghép, còn nó được chụp lúc nào, trong hoàn cảnh nào thì chưa rõ.
Nhận xét về vụ việc này, ông Luyến cho rằng ngày ấy lãnh đạo Tỉnh ủy Hà Giang yêu cầu ông Tô rút kinh nghiệm là hợp lý, trong hoàn cảnh sự việc chưa được kết luận rõ ràng. Tuy nhiên, ông Luyến nhấn mạnh đến phẩm chất của đảng viên, của cán bộ, để xảy ra những dị nghị của nhân dân là “không hoàn thành nhiệm vụ”.
“Phẩm chất cán bộ thế là không được”
Ông biết sự việc mấy bức ảnh của ông Tô vào thời điểm nào?
Thời điểm Ban thường vụ họp tháng trước, khi tổ công tác đưa ra Ban thường vụ thì chúng tôi mới biết. Nhưng tôi chưa được xem trực tiếp.
Về vụ việc này, ông thấy thế nào?
Tôi đã phát biểu trước Thường vụ, trước tổ công tác của Ủy ban KTTƯĐ, có cả anh Mai Thế Dương tôi cũng nói: Ai đó có vi phạm, đã gây ra một dư luận khiến đảng viên, nhân dân dị nghị, thì phẩm chất cán bộ như thế là không được. Chính anh không hoàn thành nhiệm vụ của đảng viên, chưa nói là lãnh đạo.
Khi phát hiện mấy tấm ảnh, cách xử lý đối với ông Tô ngày ấy có vẻ dễ dãi, xuê xoa?
Tôi nghĩ việc mang tính chất giáo dục người ta là được. Không đưa ra kiểm điểm, nhưng mời anh đến, nói cho anh biết sự việc như thế để anh rút kinh nghiệm, anh phải sửa chữa. Mục đích là sửa chữa, giúp cho đồng chí mình. Vì không có căn cứ nói bức ảnh này như thế nào, nên tôi cho rằng xử lý trong tình huống ấy, thời khắc ấy, như thế là được.
Dư luận cho rằng cán bộ thường hay bao che cho nhau?
Tôi không nghĩ cái này là bao che. Bao che thì trước hết phải đưa ra tập thể bàn bạc, người ta nhận định việc có thật, mà anh không xử lý, mới là bao che. Đây chỉ nghe nói như thế, không nhìn thấy ảnh, không biết ảnh nó chụp thế nào, thì lúc đó nhắc nhở yêu cầu rút kinh nghiệm có lẽ là hợp lý.
Vụ hai bị can Thúy và Hằng, hiện có phản ánh rằng do sức ép này nọ nên các cháu không mời luật sư?
Cái này các PV phải gặp bên tố tụng, chứ chúng tôi không nắm được. Theo tôi, việc này phải theo quy định tố tụng. 
Trao đổi giữa các PV và ông Hoàng Trung Luyến
Tùng Duy
08/07/2010 - 12:41 AM

Vinashin sụp đổ: “Dục tốc bất đạt”!

Quy mô kinh doanh của Vinashin quá to lại tăng cực nhanh cho nên tình trạng quản lý kém và hiệu quả kinh doanh thấp là điều đương nhiên.
Đáng lẽ hằng năm Chính phủ phải buộc Vinashin thuê kiểm toán độc lập.
Chuyện nợ nần, kinh doanh thua lỗ của Vinashin đã được cảnh báo từ lâu, rõ nhất là trong đợt Quốc hội giám sát về các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hồi cuối năm 2009. Nhưng tại sao Vinashin vẫn được vay số tiền khổng lồ để đến giờ số nợ gấp gần chục lần số vốn của chủ sở hữu? Trách nhiệm có dừng lại ở ông chủ tịch HĐQT của tập đoàn này?
Ngày 7-7, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, PGS-TS Vũ Trọng Khải (nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn 2) cho rằng vấn đề là ở chỗ Chính phủ xác định chiến lược phát triển công nghiệp đóng tàu của Việt Nam chưa hợp lý và đặc biệt chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp đóng tàu quá nóng, vượt quá khả năng quản lý của con người.
Chưa tuân thủ kiểm toán định kỳ
Thưa ông, các món nợ làm ăn thua lỗ của Vinashin được cảnh báo từ lâu nhưng mãi đến nay mới chính thức bung ra. Vì sao vậy?
+ Đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thì ở nước nào cũng thế, chính phủ đều đóng ba vai trò cùng một lúc. Đó là chính phủ phải quản lý DN nói chung, DNNN nói riêng theo pháp luật; chính phủ là chủ sở hữu vốn và có thể chính phủ là chủ nợ. Trong trường hợp của Vinashin, Chính phủ đã quá lạm dụng vai trò của mình trong việc đầu tư phát triển ngành công nghiệp đóng tàu quá nóng và tạo lập một tập đoàn quy mô vượt khả năng quản lý. Trong khi đó, Chính phủ lại không sử dụng công cụ kiểm toán để giám sát Vinashin. Ở đây cho thấy vai trò kiểm toán độc lập chưa được đề cao đúng mức.
Nghĩa là kiểm toán chưa chặt?
+ Với vai trò của mình, kiểm toán nhà nước muốn kiểm toán ai, lúc nào là chuyện của họ chứ cơ quan hành pháp không can thiệp được. Trừ trường hợp đơn vị đó đang xử lý vấn đề rất bức xúc, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại của nhà nước thì Chính phủ mới có quyền có ý kiến và xét thấy đúng thì kiểm toán không vào.
Vinashin đã không được kiểm toán định kỳ đến khi phát sinh ra vấn đề nhưng kiểm toán nhà nước vẫn chưa được vào cuộc. Đáng lẽ ra hằng năm Chính phủ phải buộc Vinashin thuê kiểm toán độc lập và báo cáo Chính phủ. Thế nên lâu ngày tích tụ lại nợ vỡ bùng lên đến gần trăm ngàn tỉ đồng. Người thì nói 80.000 tỉ đồng, người nói hơn 95.000 tỉ đồng. Ngay cả việc con số không thống nhất như thế cho thấy Vinashin không được kiểm toán.
Trách nhiệm không chỉ lãnh đạo Vinashin
DN thông thường vay ngân hàng rất khó, vậy tại sao Vinashin chỉ có một đồng vốn nhưng lại có thể vay tới 10 đồng, lại còn được Chính phủ rót 750 triệu USD trái phiếu trong khi những cảnh báo nợ nần, mất khả năng chi trả có từ lâu?
+ Đương nhiên, Chính phủ một lúc đóng ba vai với DNNN. Vấn đề là Chính phủ không được cấp thêm vốn hoặc bảo lãnh cho vay khi chưa biết chắc chắn DN ấy có khả năng sử dụng vốn có hiệu quả không, chưa kể việc sử dụng ngân sách nhà nước còn phải tuân thủ Luật Ngân sách. Phải xác định trong trường hợp nào Chính phủ quyết định đầu tư, Chính phủ bảo lãnh cho vay, trong trường hợp nào Chính phủ phát hành trái phiếu. Về mặt khoa học, Chính phủ không nên phát hành trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu trên thị trường thế giới để cho DN vay.
Nói như vậy thì trách nhiệm cho Vinashin vay quá nhiều vượt quá khả năng chi trả là của ai?
+ Đương nhiên về nguyên tắc, trách nhiệm đó thuộc về Chính phủ! Vì Chính phủ cho vay trong khi Vinashin làm ăn không hiệu quả. Suy cho cùng, vấn đề là ở chỗ việc xác định chiến lược đóng tàu Việt Nam, tạo lập ra Tập đoàn Vinashin với mức đầu tư quá lớn, quy mô tăng quá nhanh vượt quá khả năng quản lý của lãnh đạo Vinashin cũng như khả năng kiểm tra, giám sát của Chính phủ. Ngành đóng tàu là một liên ngành, phải có ngành cơ khí chế tạo động cơ, ngành luyện thép chế tạo thép, ngành điện tử để chế tạo bộ phận điều khiển... Thế mà ta đùng một cái, bằng một quyết định hành chính tạo lập một tập đoàn gồm hàng trăm DN khác nhau trải dài từ Bắc vào Nam. Điều đó đương nhiên là quá khả năng quản lý.
Cần lắng nghe ý kiến phản biện
Nhưng việc xác định ngành đóng tàu là mũi nhọn phát triển để tập trung đầu tư cũng có lý do của nó, thưa ông?
+ Nói đi phải nói lại, trong việc xác định chiến lược thì người quyết định có thể sai chứ chẳng thể lúc nào cũng đúng. Nhưng vấn đề là có lắng nghe ý kiến phản biện của các nhà khoa học hay không. Ví dụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Chính phủ có quyền trình nhưng Quốc hội lắng nghe các nhà khoa học chưa đồng ý cho làm... Nếu giới khoa học và Chính phủ đồng tình tìm ra một chiến lược mà sau này sai thì không thể đổ lỗi cho mỗi Chính phủ và ngược lại.
Theo ông, trước những sai phạm của Vinashin như vậy, các cơ quan chức năng phải xử lý như thế nào để xác định rõ trách nhiệm cá nhân?
+ Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho thấy họ chỉ làm ở mức độ đảng. Cơ quan này không có chức năng cũng như chuyên môn tài chính nên không thể kiểm tra toàn diện. Nhưng đấy là một cơ sở tốt để xử lý.
Điều quan trọng nhất về pháp lý là kiểm toán nhà nước, thanh tra Chính phủ phải vào cuộc. Họ có chuyên môn thì mới xác định được sai phạm cụ thể thế nào. Chứ không phải như tuyên bố của ông tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Vinashin khi trả lời báo chí là: “Chúng tôi nợ thế nhưng tài sản rất nhiều!”. Chứng tỏ ông ta chẳng hiểu gì về kế toán, không có kiến thức tối thiểu về quản lý để ngồi ở cương vị tổng giám đốc. Như thế đã đủ để cách chức hay ít nhất là miễn nhiệm ông ta rồi.
Xin cảm ơn ông.
THU HẰNG thực hiện
Thứ Năm, 08/07/2010 - 4:42 PM

Nghệ An: 14 hộ dân khởi kiện UBND huyện ra tòa

(Dân trí) - TAND huyện Thanh Chương đã thụ lý vụ án hành chính do 14 hộ dân ở xã Hạnh Lâm (huyện Thanh Chương, Nghệ An) khởi kiện UBND huyện ra toà án vì không đồng tình với quyết định của UBND huyện về mức giá đền bù đất lâm nghiệp bị thu hồi .
14 hộ dân xã Hạnh Lâm quyết định kiện UBND huyện này ra tòa
 
Từ năm 1999 đến năm 2002, UBND huyện Thanh Chương giao đất rừng cho dân theo Nghị định 163 của Chính Phủ. Diện tích đất rừng này sau đó bị thu hồi để bố trí tái định cư cho dự án xây dựng thủy điện Bản Vẽ.
Năm 2007, UBND huyện Thanh Chương ra quyết định đền bù cho diện tích đất rừng đã giao cho dân theo công văn hướng dẫn của UBND tỉnh Nghệ An ngày 2/3/2007 (công văn 1117/UBND) với mức giá 4.000đ/m2. Tuy nhiên, sau đó, Ban quản lý Dự án thuỷ điện 2 đã đề nghị UBND tỉnh xem xét lại mức bồi thường này theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
UBND huyện Thanh Chương sau đó viện dẫn một số công văn hướng dẫn khác của UBND tỉnh Nghệ An và Bộ Tài nguyên - Môi trường, ra quyết định không đền bù cho diện tích đất “giao tạm thời”  cho dân, chỉ hỗ trợ bằng 25% giá đất giao lâu dài, tương đương 1.000đ/m2. Thấy những quyết định trái ngược, phi lý 24 hộ dân không đồng tình với mức hỗ trợ này và làm đơn khiếu nại.
Ngày 10/1/2010, Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương ra quyết định về việc giải quyết khiếu nại của người dân và cho rằng việc Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Thanh Chương đã lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho 24 hộ dân ở Hạnh Lâm là “đúng chính sách, đúng qui định hiện hành của nhà nước và các văn bản hướng dẫn xử lý của Bộ Tài nguyên - Môi trường và của UBND tỉnh”.
Tuy nhiên, có 14 hộ dân vẫn cho rằng họ không được đền bù thỏa đáng. Lý do: từ năm 2002 về trước, huyện Thanh Chương giao đất rừng cho dân theo Nghị định 163CP, tức giao đất rừng lâu dài (50 năm). Căn cứ vào hồ sơ giao đất ban đầu và qui định của Luật Đất đai 1993 và Luật Đất đai năm 2003 thì không có hình thức giao đất tạm thời. Do vậy, việc UBND huyện Thanh Chương tách loại đất “giao tạm thời” để ra quyết định áp giá đền bù đất lâm nghiệp đã cấp cho họ với giá “quá bèo” 1.000đồng/m2 là không đúng với qui định.
Ngày 25/6/2010, TAND huyện quyết định mở phiên tòa xét xử vụ án hành chính này, tuy nhiên phiên tòa đã bị hoãn vì đại diện phía bị đơn (UBND huyện Thanh Chương) thông báo… bận họp và đi công tác đột xuất nên không thể dự phiên tòa.
Khánh Thành - Nguyễn Duy
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy